Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

        


  TẾT SANG CHƯA?
Nếu ai có hi Tết sang chưa,
Hãy ngm nhìn kia! Xuân mi va!
Cúc đón Xuân v e p nhy,
Đào mng Tết đến ta hương đưa.
Lan lê liếc mt khoe môi thm,
Hnh th chào Xuân ưỡng ngc đưa.
Nhy nhót trên cành chim ríu rít,
Hân hoan nga th th: “Giao Tha!”
                                               HỒ NGUYỄN
                  
                 Kính chúc Quý Huynh Tỷ Đệ Muội và các thân hữu một
                                       Năm Mới GIÁP NGỌ (2014)
                                - AN KHANG,
                                                  - THNH VƯỢNG,
                                                  - HNH PHÚC
                                     Hiền Tài HỒ XƯA và gia đình

                                      

Họa Phúc Tương Sinh - Hồ Nguyễn

    
                                                Tâm như hoa sen
                                 HỌA PHÚC TƯƠNG SINH 
         Có mt v quc vương, khi ra ngoài đi săn không may b đt mt ngón tay, mi hi v đi thn thân cn nên làm thế nào?
         Đi thn nói vi ging lc quan, nh nhõm: “Đây là vic tt!”
         Quc vương nghe vy gin lm, trách ông hí hng khi thy người khác gp nn, vì thế ra lnh nht ông vào đi lao. 
         Mt năm sau, quc vương li ra ngoài đi săn, b th dân bt sng, trói vào đàn tế, chun b tế thn. Thy phù thy đt nhiên phát hin quc vương khuyết mt mt ngón tay, cho rng đây là vt tế không hoàn chnh, bèn th quc vương ra, thay vào đó viên đi thn tùy tùng làm vt hiến tế.
       Trong nim vui thoát nn, quc vương nghĩ ti viên đi thn vui v tng nói rng mt ngón tay là vic tt, lin ra lnh th ông, và xin li vì đã vô c bt ông chu nn mt năm trong ngc ti.
        V đi thn này vn lc quan nói: “Cái ha mt năm ngi tù cũng là vic tt, nếu như tôi không ngi tù, thì th nghĩ v đi thn theo người đi săn mà b lên đàn hiến tế kia s là ai?” Bi vy, vic tt chưa chc đã tt hoàn toàn, vic xu cũng chưa chc đã hoàn toàn xu. 
         Đo Pht dy “vô thường”, mi chuyn có th thành tt, mi chuyn có th nên xu. Người bi quan mãi mãi nghĩ đến mình ch còn mt triu đng mà bun lo, người lc quan vn cm thy hnh phúc vì mình vn còn mười ngàn đng. 
       Ha là gc ca Phúc, Phúc là gc ca Ha. Ha – Phúc luân chuyn và tương sinh. S biến đi y không th nhìn thy được, ch thy cái kết qu ca nó. Hai điu ha phúc c xoay vn vi nhau, khó biết được, nên khi được Phúc thì không nên quá vui mng mà quên đ phòng cái Ha s đến; khi gp điu Ha thì cũng không nên quá bun ru đau kh mà tn hi tinh thn.
        Vic đi, hết may ti ri, hết ri ti may, nên cn gi s thn nhiên trước nhng biến đi thăng trm trong cuc sng. Chc chn nhng câu chuyn ha và phúc còn din ra nhiu ln trong cuc đi mi người, bn s có được nhiu điu giá tr trong cuc sng, đôi khi không ch v mt vt cht.
         Nguồn từ: Phạm mỹ Lệ.
         Hồ Xưa trình bày và chuyển tãi.

                Thơ
                                            HỌA PHÚC
1-Ha Phúc luôn đưa đy cuc đi,
Ai nào mun được hi người ơi!
Tâm bình ha đến không lay đng,
Trí vng đng trông phúc.. khó mi. 
Phúc đến do căn duyên đã đnh,
Ha sang cũng bi phn gây thôi.
Bun đau ha đến chi thêm kh,
Thái quá tung hô phúc sm ri.
                                                                *
                                      2-Thái quá tung hô phúc sm ri,
                                       Chi bng thanh thãn sáng chiu mơi.
                                       Thăng trm bin kh tâm an tnh,
                                       Lên xung bun đau trí chng lơi.
                                       Ha đến hôm nay mai chóng hết,
                                       Phúc sang ri mt thoát đi thôi.
                                       Tâm sen t toi lòng không đng,
                                       Ha phúc là xoay tr ca đi.
                                                              (Cali: 30-01-2014)  HỒ NGUYỄN
                                        


                                                Tâm như hoa sen

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Kỳ quan Phật Giáo lớn nhất Thế giới :Borobudur


Chùm ảnh: Borobudur - kỳ quan Phật giáo lớn nhất thế giới
Theo tính toán của các nhà khảo cổ thì ngôi đền tháp Phật giáo vĩ đại này phải mất 100 năm để xây dựng hoàn thành.
Nằm ở miền Trung đảo Java của Indonesia, Borobudur là một ngôi đền tháp Phật giáo khổng lồ nổi lên đột ngột giữa vùng lòng chảo, xung quanh là rừng rậm. Vào năm 2012, Tổ chức Kỷ lục thế Giới Guinness đã công nhận đây là công trình đền tháp Phật giáo lớn nhất thế giới.
Tên gọi Borobudur có gốc từ Vihara Buddha Ur trong tiếng Phạn, có nghĩa là "ngôi Phật tự trên ngọn đồi". Từ chân đồi khách phải leo hơn 15m mới lên tới nền đền tháp.
Ngôi đền tháp này được xây dựng trong khoảng dưới vương triều Sailendra sùng đạo Phật vào khoảng thế kỷ thứ 8 - 9.
Cấu trúc Borobudur gồm 9 tầng chồng lên nhau, tầng trên nhỏ hơn tầng dưới, tổng chiều cao 42m, tương đương chiều cao của một tòa nhà 10 tầng hiện đại.
6 tầng dưới của Borobudur có bình đồ hình đa giác với 20 cạnh, trong khi 3 tầng trên có bình đồ hình tròn - là phần tinh túy nhất của công trình.
Trên vòng tròn thứ nhất có 36 stupa (phù đồ hay tháp bà), vòng tròn thứ hai có 24 stupa. Các stupa ở 2 tầng này được gọi tên là Parinirwana và đều được đục lỗ trống chung quanh hình thoi.
Vòng tròn thứ 3 có 16 stupa, được đục lỗ trống hình vuông và gọi tên là Nirwana, bao quanh một stupa lớn nằm ở trung tâm.
Theo ước tính, nếu trèo lên từng tầng một và đi dọc chu vi của tất cả 9 tầng thì quãng đường tổng cộng sẽ là 5 km.
Các vách tường 6 tầng dưới của Borobudur đều được phủ kín phù điêu, chạm trổ rất công phu, mô tả về cuộc đời của đức Phật, các bồ tát và các anh hùng đã giác ngộ Phật pháp, cũng như các giáo lý của đạo Phật.
Tổng chiều dài các bức điêu khắc là hơn 4km. Để cảm nhận được hết nội dung của tác phẩm đồ sộ này sẽ phải mất đến 2 ngày.
Ngoài các phù điêu, còn có trên 400 tượng Phật được đặt trong các stupa và 4 mặt của Borobudur.
Theo tính toán của các nhà khảo cổ thì công trình vĩ đại này phải mất 100 năm để xây dựng hoàn thành.
Sau khi vương triều Phật giáo Syailendra sụp đổ, Borobudur đã bị bỏ hoang và lãng quên trong suốt 10 thế kỷ.
Công trình đã được một phái đoàn các nhà khoa học châu Âu, do chính quyền thuộc địa Hà Lan ở Indonesia cử đến tái khám phá vào năm 1814.
Khi đó Borobudur đã đổ nát nhiều và nằm dưới một vùng cây cối um tùm.
Người ta tin rằng ngôi đền tháp đã bị chôn vùi sau vụ phun trào lớn của núi lửa Merapi tại vùng này vào thế kỷ thứ 14.
Đây có thể là một điều may mắn, khi tro bụi đã phủ kín Borobudur, giúp hạn chế sự hủy hoại của thời gian và con người.
Sau đó, chính quyền thuộc địa đã cho dân địa phương khai quật Borobudur, và sự kì vĩ của công trình khi hiện lộ đã khiến tất cả những người chứng kiến kinh ngạc.
Vào năm 1970, chính phủ Indonesia phải kêu gọi UNESCO giúp đỡ để phục hồi toàn diện Borobudur. 600 nhà phục chế có tên tuổi trên thế giới đã tiến hành trùng tu lại ngôi đền trong suốt 12 năm trời và tiêu tốn mất 50 triệu đôla Mỹ.
Ngày nay, Borobudur đã trở lại với dáng dấp gần như ban đầu và trở thành một trong những kì quan nổi tiếng của thế giới.
Theo KIẾN THỨC
(st và chuyển:Annie)

Chuyện tức cười...Ngô Minh

Posted on 23.01.2014 by nguyentrongtao






Rate This


NGÔ MINH

Trong cuộc gặp gỡ đầu năm 2014 của Chi Hội Nhà vănViệt Nam tại Huế ngày 17-1-2014 vừa qua, nữ nhà văn Hà Khánh Linh giơ cao một cuốn sách dày, bảo: “Các bạn chú ý, đây là cuốn tiểu thuyết mới của Linh có tựa đề là Những dấu chân của mẹ, NXB Văn học ấn hành năm 2013, là cuốn thứ ba trong bộ tiểu thuyết ba tập của Hà Khánh Linh viết về chủ đề Cố Đô Huế trong chiến tranh cách mạng (Người Kinh đô cũ (2004), Lửa Kinh đô(2010), Những dấu chân của mẹ (2013) ). Nhưng thật buồn và thật đau khổ cho tôi là trong cuốn sách này, tất cả các chữ“vô” trong bản thảo đều bị biên tập viên chữa thành chữ “vào”…”
Chị Hà Khánh Linh cho biết, tôi không thể đếm bao nhiêu lỗi ngờ nghệch do biên tập viên chữa như thế. 100% chữ “vô” đều bị bỏ. Ví dụ :“vô tình” thì thành “vào tình”, vô cùng thành vào cùng, họa vô đơn chí thành họa vào đơn chí, vô phươngthành vào phương; vô học thành vào học, v.v.. Thành ra đọc cuốn sách buồn cười đến khóc được.
Tôi mượn chị Hà Khánh Linh cuốn  tiểu thuyết Những dấu chân của mẹ, lật qua lật về bìa sách, hóa ra đây là loại sách kỷ niệm 65 năm Nhà xuất bản văn học (1948-2013),Tủ sách Tác phẩm mới. Chịu trách nhiệm xuất bản là Nguyễn Anh Vũ, biên tập và sửa bản in là Thạch Toàn, in tại Công ty Cổ phần in Thiên Kim. Mở tiếp vài chục trang đầu tiên, tôi gặp những câu văn ngớ ngẩn do chữ “vô” bị biên tập viên sửa thành “vào” . Ví dụ trong bức thư nhân vật Đoan Thuận  gửi Hoàng thân Bửu Toàn có câu  Tôi vô cùng biết ơn ngài và luôn cầu mong ngài được bình an, mạnh khỏe và hạnh phúc. (tr. 23). Do sữa chữ “vô” thành chữ vào, câu văn bị biến thành : Tôi vào cùng biết ơn ngài…”. Nghĩa câu văn bị thay đổi theo chiều ngược lại. Sang trang 24 có câu : - Nếu mẹ Vĩnh Tuấn thương yêu chăm sóc được thì không gì tốt bằng. Anh vô cùng biết ơn…Do sửa chữ “vô” thành chữ “vào”, câu văn khi in thành sách bị biến thành”… Anh vào cùng biết ơn…”. Khi gặp hai câu văn bị sửa trên, tôi vô cùng ngán ngẫm, không đọc nữa, tôi tin chị Hà Khánh Linh nói đúng. Hôm đó, các nhà văn trong Chi Hội Nhà văn Việt Nam tại Huế có dịp đùa tếu: Vô tình, nghĩa là em không chú ý gì đến anh , theo cách biên tập của NXB Văn học thì nó thành trở “vào tình”, tức là anh đang  vào em…Hay học sinh vô lễ, ông nội mắng học sinh vô học, thì học trò mừng lắm, vì các em hiểu như cách của NXB Văn học là ông bảo vào học
Trong cuộc đời viết văn của mình, tôi chưa bao giờ gặp một  biên tập viên nào mà không biết chữ “vô” như thế này. Ở Huế, ngày xưa, theo tục húy ky, chỉ có tên vua, tên bố mẹ vua, vợ vua… mới được đổi  khi gọi. Còn dân thường, nếu cố nội, ông nội đã chết mà tên là  thì do húy kỵ, khi gọi tên người ta cũng phát âm thành vào, thành vộ,  nhưng chỉ gọi trong gia đình thôi, mà hy hữu lắm.  Chữvô trong giọng nói người Huế cũng có nghĩa là vào như người miền Bắc nói, nhưng người Hưế chỉ nói , ít người nói vào. Nói vôđây, nghe ấm áp hơn vào đây. Chị Hà Khánh Linh tên thật là Nguyễn Khoa Như Ý. Nguyễn Khoa một dòng họ lớn ở Huế mấy năm năm nay, nên chị viết văn theo lối Huế. Biên tập văn chương Cố Đô mà bỏ chữ , sửa thành chữ vào là không hiểu văn hóa Huế.
Thứ hai nữa, chữ  của người Huế cũng như của người Việt Nam nói chung không chỉ có nghĩa là vào , mà còn có hàng trăm, hàng ngàn nghĩa khác, như vô tích sự, vô lễ, vô học, vô ơn, vô định, vô độ, vô chủ, vô duyên, vô khối, vô lý.v.v..Trong Từ điển tiếng Việt, in lần thứ hai có bổ sung, của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 1977, từ trang 859 đến trang 861, chữ “vô” có 99 nghĩa khi đi kèm với chữ khác. Những nghĩa đó nếu  sửa  thành vào là sai nghĩa, hoặc nghĩa ngược lại. Ví dụ như vô hiệu ( nghĩa là không có tác dụng) thành vào hiệu ( nghĩa là có tác dụng, hoặc vào hiệu ảnh),vô tình nghĩa ngược với vào tình, vô đạo nghĩa ngược với vào đạo…
Nhà văn viết tiểu thuyết họ cân nhắc từng câu, từng chữ. Có khi vì một chữ không vừa ý phải thức đến khuya. Biên tập viên sửa chữa vô lối  thế làm hỏng hết văn chương. Vì thế sai sót do bỏ chữ , thay bằng chữ vào trong tiểu thuyết Những dấu chân của mẹlà rất nghiêm trọng, chứng tỏ cán bộ biên tập không biết chữ Việt. ( tôi định đặt đầu đề bài viết là Biên tập viên không biết chữ “vô”. Nhưng  nghĩ, không biết một chữ cũng có nghĩa là khồng biết chữ )
Chúng tôi đề nghị Nhà xuất bản Văn học phải xin lỗi nhà văn Hà Khánh Linh và in lại cuốn tiểu thuyết đúng chữ nghĩa như bản thảo nhà văn  đã viết.


Chúc mừng năm mới : Trần Hửu Lễ-Tô thị Hằng




Thân chúc các bạn bè trong và ngoài nước,trọn năm Giáp Ngọ:


Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn bạn được ngọt ngào.

Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ bạn luôn kiên nhẫn.

Vừa đủ HY VỌNG để cho bạn được diễm phúc.

Vừa đủ THẤT BẠI để bạn mãi khiêm nhường.

Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ bạn mãi nhiệt tâm.

Vừa đủ BẠN THÂN để bạn được an ủi.

Vừa đủ VẬT CHẤT để bạn đủ nhu cầu giản đơn.

Vừa đủ NHIỆT TÌNH để bạn cho đời thêm hân hoan.

Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan những thất vọng.

* 1 năm mới, nhiều bạn mới, nhiều hiểu biết mới và  “Mãi mãi hạnh phúc bên gia đình và những người thân yêu nhất”.

Bạn Trần Lâm Phát chúc Xuân Giáp Ngọ 



Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

10 chuyện cực ngắn và 1 chuyện vừa -Đọc để thư giãn



LÊ BÁ THỰ
1. TẠI ĐỒN CẢNH SÁT
Một cô gái mặt tái mét, nước mắt đầm đìa, đến báo cảnh sát:
- Thưa ngài cảnh sát, em vừa đi xe buýt, kẻ cắp lấy hết sạch tiền của em rồi ạ, một khoản tiền rất lớn, em mang đi mua xe ô tô.
- Chị để tiền ở đâu mà mất? – Cảnh sát hỏi.
- Thưa ngài cảnh sát, em giắt gói tiền trong cạp quần của em ạ.
- Thế lúc hắn luồn tay vào trong cạp quần chị không cảm thấy gì hay sao?
- Dạ, thưa ngài cảnh sát, có, nhưng em tưởng hắn có ý đồ tốt…

2.CHUYỆN CÁI QUẦN ĐÙI
Chồng đi dự liên hoan cuối năm mãi tận khuya mới về nhà, anh ta thay quần áo để đi ngủ. Bỗng người vợ phát hiện thấy chồng mình không còn quần đùi:
- Quần đùi của anh đâu rồi? – Người vợ hỏi.
- Thôi chết, anh bị mất cắp rồi, – người chồng nhanh nhẩu đáp.

3. TRONG XE TAXI
Đôi trai gái ngồi trong xe taxi:
- Anh yêu em muốn chết đi được, – chàng trai nói.
- Em cũng cảm thấy như em đang chết đi vì yêu anh, – cô gái đáp lại.
- Xin lỗi hai anh chị! – người lái xe nói chen. – Tôi xin lỗi vì làm gián đoạn cuộc trò chuyện của hai anh chị, nhưng xin hai anh chị hãy thanh toán tiền xe taxi cho tôi trước khi cả hai anh chị… qua đời.

4. CHA LINH MỤC VÀ CON CHIÊN
Một người đàn bà đến xưng tội:
- Thưa cha, hôm qua con vừa đập vỡ chiếc bình gốm trên đầu chồng con.
- Con ơi, con có lấy làm tiếc về hành động của con hay không?
- Dạ, thưa cha, con lấy làm tiếc lắm ạ. Vì con đã phải bỏ ra năm triệu để mua chiếc bình gốm này.

5. TRÒ CHUYỆN VỚI MA CHỒNG
- Hồn ơi, hồn có phải là chồng quá cố của em hay không?
- Đúng, chồng quá cố của em đây…
- Hồn có được sung sướng như hồi sống với em trên dương thế hay không hả hồn?
- Có… y như hồi sống trên dương thế.
- Hiện giờ hồn đang ở đâu?
- Dưới địa ngục!

6. ĐI TÙ HAY ĐI DƯỠNG SỨC?
Vợ, chìa tờ báo ra trước mặt chồng nói:
- Anh xem này, tòa vừa phạt tù một người đàn ông lấy những năm vợ.
- Theo em, tòa cho anh ta đi tù hay đi dưỡng sức? – người chồng hỏi.

7. MẸ TRẢ LỜI CON GÁI
- Mẹ ơi, có phải cái váy mới này là quà sinh nhật bố mua cho con?
- Làm gì có. Con ơi, nếu mẹ mày mà cứ đợi bố mày thì ngay đến cả mày cũng không có trên đời này… – người mẹ trả lời.

8. TẠI MỘT PHIÊN TÒA
- Lúc hai giờ đêm bị cáo lẻn vào nhà người khác. Bị cáo định ăn trộm gì trong đó?
- Thưa quý tòa, lúc đó tôi đi nhậu về, say rượu, tôi tưởng đó là nhà tôi.
- Thế tại sao khi phát hiện thấy chị chủ nhà bị cáo lại nhẩy qua cửa sổ?
- Thưa quý tòa, tôi tưởng đó là vợ tôi.

9. HAI VỢ CHỒNG XEM PHIM TRÊN TIVI
Hai vợ chồng ngồi trước tivi xem phim.
- Anh xem kìa, chàng âu yếm với nàng đến như thế, – người vợ, giọng ghen tỵ, nói.
- Nhưng mà em có biết, người ta đã phải trả cho hắn bao nhiêu tiền để hắn làm như vậy hay không? – Người chồng nói.

10. TẮT ĐÈN
- Mẹ ơi, hôm nay, lúc bố mẹ đi xem phim, anh Ađam đến chơi và anh ấy định hôn con…
- Thế con đã phản ứng ra sao?
- Con nói: “Em không muốn nhìn cái mặt anh!”
- Rồi sao, hắn ra về?
- Không, anh ấy tắt đèn…
:LÊ BÁ THỰ


 Truyện của PHẠM DŨNG  
Có một con bướm, từ nhỏ nó đã xinh. Lớn lên, khi mái tóc mềm ánh nâu phủ trùm, làm cho gương mặt nó ẩn hiện thấp thoáng thì sắc đẹp của nó khiến trời long đất lở.

Nó đi thi hoa hậu. Ngay lập tức ban giám khảo, trong cơn choáng đã đội vương miện lên mái đầu xinh xinh của nó. Khán giả thì đứng hết cả lên vỗ tay, la hét, tâm phục khẩu phục. Họ trầm trồ: “Bướm là nhất! Không gì có thể so với Bướm!”

Mọi người thầm ước ao đến bên, thơm lên đôi má bầu bĩnh, hít hơi thơm tỏa ra từ tấm thân ngà ngọc hoặc giả vuốt ve gương mặt thiên thần có mái tóc bồng bềnh gợi cảm của nó.

Người khen: Tuyệt!
Người bình: Tao biết nó lâu rồi, lạ lắm, gần thì chẳng coi ra gì, xa thì nhớ, thì thương, thì đắm đa đắm đuối.
Người khác thật thà: Nó thế nào ấy cứ ảo ảo thực thực. Mình có lần soi đèn xem thật kỹ, ghi chép tỷ mỷ, thế mà vừa rời xa nó thì cứ thấy mờ mờ ảo ảo sương sương khói khói là lạ thế nào…

Nhưng, duy nhất có một người chê, đó là lão bác sĩ phụ khoa. Lão cười khẩy kèm theo một câu chẳng khác gì một kẻ vô học: “Ra đéo gì!”

Nghe câu đó mọi người lao vào đánh đập, cắn xé khiến lão bác sĩ thân tàn ma dại. Tuy nhiên khi đã hoàn hồn, lão trưng ra những bằng chứng không thể chối cãi là ngay từ nhỏ nó đã bị bệnh ghẻ mà những vết sẹo chi chít vẫn còn lồ lộ và chúng chỉ bị biến mất khi có son phấn trát lên.

Nó bị điều tra và bị tước vương miện.

Đau đớn. Tuyệt vọng. Nó nhẩy sông tự vẫn.

Hồn nó bay vật vờ trên cõi nhân gian. Có người cho nó là bẩn thỉu. Tệ hơn có người ác khẩu còn cho rằng hễ ai gần nó nhất định sẽ bị xui xẻo.

Nhưng một ngày, đức Phật nhìn thấy đôi cánh chấp chới, lung linh, mơ màng đầy cam chịu của nó thì động lòng thương, đưa nó lên thiên đường.

Mọi người thắc mắc, nhưng chẳng ai dám nói. Phật làm gì tất nhiên đều phải có lý do chính đáng.

Nhưng chính nó lại băn khoăn. Một lần nó hỏi Phật.

-      Ủa, sao con dơ bẩn và khiến người ta sui sẻo mà lại được lên thiên đường ạ?

Phật điềm tĩnh đáp:

-      Tuy con thế nhưng con từng giúp bao kẻ thăng hoa… Ngoài ra con còn có sứ mệnh duy trì nòi giống. Dẫu ta không đưa con lên thành Phật thì bản thân con đã là Phật rồi!

Bướm cảm động ứa nước mắt. Với lòng biết ơn và tình yêu sáng trong, lai láng, nó nép vào người Phật với vẻ nhất mực tin cậy.

Ngài đẩy nó ra.

-      Này con đừng làm thế mà khiến ta mắc tội…

-      Ủa, Phật đã là Phật rồi làm sao còn có thể mắc tội được ạ? Hay ông… là Phật giả?

-      Trời… con có ma lực ghê gớm lắm… Con mà cứ thế thì tiên Phật nào có thể… Con ơi, Phật giả vô hồn, có thể không sao nhưng Phật thật thì…

Nói rồi Phật quay ngoắt đi, không dám nhìn vào đôi mắt ướt át đa tình của nó.

Nhiều năm sau, Phật, khi giảng bài cho các tăng ni, phật tử, sau khi kể câu chuyện về nó, ngài nói:
-       Nó không phải là nó nhưng chính nó là nó có khi không phải là nó nhưng tận cùng vẫn là nó.
Câu nói bí hiểm giống lời sấm truyền này, người đời ai cũng hiểu. Cũng giống những người sùng đạo bao giờ cũng hiểu lời dạy của các bậc thánh thần, mặc dù cùng một câu, mỗi người hiểu mỗi khác và đôi khi hoàn toàn trái ngược nhau.


Thơ Xướng Họa : NIỀM RIÊNG -: Trần Văn Dật & Hoàng Đằng

  Niềm Riêng - Trần Văn Dật & Thơ họa: Niềm Riêng - Hoàng Đằng   Niềm Riêng Quê hương nhìn lại ngái xa rồi Từ giã ra đi lúc thiế...