Có một lần, một bệnh nhân đã nói với vị bác sỹ y học Trung Hoa của mình rằng y học cổ Trung Hoa không thể theo kịp các dược phẩm hiện đại. Một số dược phẩm hiện đại thường có cả tá thành phần ở trong nó, trong khi nhiều đơn thuốc của y học Trung Hoa, ví dụ như nhân sâm, thì chỉ có một thành phần duy nhất. Câu chuyện dưới đây sẽ giúp giải đáp câu hỏi của người bệnh nhân này.
Một thông dịch viên từng dịch nói trong nhiều năm cảm thấy như mình thiếu sinh lực và thường mệt mỏi, thậm chí có lúc gặp khó khăn khi mở miệng nói. Ông đã uống rất nhiều thuốc nhưng không thấy khả quan. Sau đó ông tìm tới một vị bác sĩ y học Trung Hoa và được chỉ dẫn ngậm một miếng sâm trong miệng. Ông làm theo và các triệu chứng đã biến mất.
Tại sao các loại dược liệu có chứa nhiều thành phần lại không bằng một miếng nhân sâm?
Khoa học hiện đại có thể phân tích các thành phần trong y học Trung Hoa, nhưng vẫn không thể động tới bản chất thật sự của nó. Bản chất của y học Trung Hoa thiên về đặc tính của âm dương (mát, lạnh, nóng, ấm) và mùi vị (cay, đắng, ngọt, chua, mặn). Mỗi vị có thể phân chia tiếp dựa vào đặc tính và chức năng. Ví dụ như vị ngọt có thể loại bỏ xuất huyết, cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sinh lực.
Dựa theo cuốn sách Thần nông Mộc thảo kinh của hoàng đế Thần Nông, nhân sâm “có vị ngọt và thanh mát. Đặc biệt tốt cho các nội tạng quan trọng.”
Đặc tính mà nhân sâm sở hữu có liên quan tới môi trường phát triển của loại cây này. Nhân sâm tự nhiên thường mọc trên sườn núi ở độ cao khoảng 500 đến 1.100 mét. Nó chủ yếu được tìm thấy ở dãy núi Trường Bạch và núi Tiểu Hưng An Lĩnh ở tỉnh Hắc Long Giang, phía đông bắc Trung Quốc.
Chữ “núi” (山) trong tiếng Trung xuất phát từ ký hiệu quẻ Cấn (艮) trong Bát Quái. Bát Quái là một bộ tám ký tự giúp giải thích mối tương quan giữa vạn vật. Ký hiệu của quẻ Cấn sở hữu nhiều phần âm hơn phần dương, tương ứng với tính lạnh và âm u của vùng núi.
Do vậy mà nhân sâm có tính hàn nhẹ. Nhưng nhân sâm sinh trưởng ở vùng dốc núi, cũng là phần dương, do đó nhân sâm có một phần tính dương. Thêm vào đó, ký hiệu của quẻ Cấn thuộc tính “Địa” (地) với vị thanh ngọt, do đó nhân sâm có phần nghiêng về phía dương có vị ngọt.
Trong số các cơ quan nội tạng, lá lách và dạ dày thuộc về “Địa” tính, mà theo y học Trung Hoa thì đây là nguồn gốc của năng lượng. Chính vì thế mà phần dương của vị ngọt ở nhân sâm có thể củng cố phần dương của lá lách và dạ dày, từ đó mang năng lượng đến toàn cơ thể.
Đây là lý do vì sao các loại dược phẩm khác không thể đánh bại hiệu quả điều trị của nhân sâm. Tuy nhiên, ở mức độ sâu xa hơn, người Trung Hoa cổ đại tin rằng nhân sâm và các yếu tố khác của y học Trung Hoa có hiệu quả bởi vì chúng được Thần truyền lại cho con người.
Xem bản gốc tại PureInsight.org