Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Hết Đau Lưng Bằng Bài Thuốc dân Gian giá rẽ



Cây trinh nữ có công dụng chữa đau lưng rất hiệu quảCây trinh nữ (mắc cở)

Đau lưng nếu không được điều trị dứt điểm có thể sẽ gây ra teo cơ, teo chân, thậm chí là tàn phế. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị đau lưng vô cùng hiệu quả.


Đau lưng nhất là vùng thắt lưng là một bệnh kinh điển của loài người. Đau lưng sẽ đi theo bạn theo năm tháng nếu không có cách điều trị hiệu quả. Vậy có cách nào điều trị bệnh đau lưng không?
Cây trinh nữ (cây xấu hổ)
Còn có tên gọi khác là cây mắc cỡ, cây trinh nữ, cây thẹn, cây tu thảo. Tên khoa học là: Mimosa pudica L. Cây xấu hổ có vị ngọt, tính hơi hàn, có độc, có tác dụng an thần, có khả năng tiêu viêm, tiêu tích, thanh nhiệt, giảm đau, được dùng để điều trị chấn thương, thấp khớp, đau lưng, nhức xương.
Cách dùng: Ngày dùng 15-20g rễ cây xấu hổ, sao vàng sắc uống thay nước.
Hoặc chữa viêm khớp dạng thấp: 30g rễ cây xấu hổ, 20g dây đau xương, 20g cẩu tích (cây culi), 16g địa cốt bì, 30g ngũ gia bì, sắc lên uống thay nước, mỗi ngày một thang.
Chữa đau lưng mạn tính:30g rễ cây xấu hổ, 12g ngũ vị tử, 12g đỗ trọng, 16g thục địa, 4g cam thảo, 20g dây đau xương. Ngày 1 thang, sắc uống thay nước.
Chữa đau lưng với ớt cay
Theo Y học cổ truyền, ớt là vị thuốc Nam có khả năng trị đau, tránh hàn. Khoa học hiện đại cũng phân tích cho thấy trong ớt có chất capsicain có tác dụng kích thích não bộ tiết ra endorphin có khả năng gây tê giảm đau. Bạn có thể dùng lá ớt hoặcquả ớtđể trị chứng đau lưng.
Cách dùng: 15 quả ớt chín, 3 lá đu đủ, 80g rễ cây ớt chỉ thiên, đem giã nhỏ, ngâm cồn theo tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp thắt lưng mỗi lần xuất hiện cơn đau.
Hoặc 50g lá ớt cay, rửa sạch, giã nát, rang nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể rang lại 1-2 lần.
Chuối hột
Chuối hột còn gọi là chuối chát... Chuối hột là loại quả tốt, chứa đường tự nhiên, chất xơ, trong chuối xanh còn chứa hàm lượng chất tanin cao, có tác dụng làm se niêm mạc.
Theo Y học cổ truyền, chuối hột có tác dụng giải độc, lương huyết, dân gian hay dùng chữa đau lưng, nhức mỏi, sạn thận, sạn bàng quang.
Cách dùng:Dùng chuối hột thái miếng, phơi khô, khoảng 200-300g, giã vụn, ngâm với 1 lít rượu 35-40 độ trong 2-3 tuần lễ, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 30-50 ml, trước bữa ăn.
Nên dùng rượu trắng hoặc rượu nếp để ngâm với chuối hột, các thành phần hoạt chất có trong chuối hột sẽ được chiết xuất và khuếch tán trong rượu.
Theo Phunutoday

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

CHIỀU XUÂN XƯA của MaiLoc và Bài Cảm tác của

         

                                   Thi gian chng cht mãi
                                              Quê cũ tình không phai .
                                              Tr tôi thi tr di ,
                                              Hn lng tháng năm dài .  
                                             
Nhng chiu tan hc hay thơ thn  ,  
Bên gc trâm bu man mác sông  .
Duyên dáng nhp cu tà áo trng ,
Thuyn ai chm chm nước xuôi dòng  .

Bn , tràm  r bóng đan chiu mng ,  
Lau lách đìu hiu ngn gió bng .
Ri rác ven b chà l nh ,
Thng chài trên cc , nước đang ròng .

                                                  Sau Tết quê tôi êm ái lm  ,
Tri cao gió thong đim mây hng.
Lúa vàng đã gt còn trơ r  ,
Ngt ngưởng lưng trâu nhng mc đng .

Thp thoáng cây rơm vn nng nht ,
Hương thơm lúa chín vn còn nng .
Là là cò trng tng đôi xung ,
Nhún nhy tre già my ngn cong .

Ơi i ! t xa văng vng tiếng  ,
Cơm chiu khói ta gia tri trong .
Mái chùa n hin hàng sao rm ,
Chuông mõ trm bun gi sc không .

Thoi thóp hôn hoàng chiu sp tt ,
Màn đêm chm chm ti mênh mông.
Hn quê lai láng còn ôm p ,
Cnh y chiu xưa khc mãi lòng . .
                                                Mailoc



TÌNH QUÊ LAI LÁNG CẢM TÁC THƠ : "CHIỀU XUÂN XƯA" - MAILOC

Chiều xuân xưa, nhớ quê hương
Thuở còn cắp sách tới trường thât vui
Thuyền chài sông nước chảy xuôi,
Cầu tre lắt lẻo ngọt bùi vấn vương.
Nữ sinh duyên dáng khiêm nhường,
Thướt tha tà áo dễ thương trắng ngần.
Đâm đà tình nghĩa thôn lân,
Chùa chiền ẩn hiên xa gần vọng chuông.
Bên đồng lúa chín chân bùn,
Hương thơm ngào ngạt gió luồn heo may.
Trời xuân mát mẻ đẹp thay,
Bên lòng canh cánh những ngày tuổi xanh...
Tình quê lai láng như tranh,
Ghi lòng hoài niêm trưởng thành chẳng quên.
Tha hương lữ thứ lênh đênh,
Tuổi đời chồng chất chông chênh điệu buồn....!

Mai Xuân Thanh xin cảm tác thơ " Chiều Xuân Xưa " - Mailoc
Ngày 29 tháng 03 năm 2015




8 Động tác thần kỳ trị bệnh

Xoa mặt buổi sáng đều đặn hàng ngày sẽ là bí quyết để mắt thêm tinh, tai thêm thính, da dẻ mịn hồng, nhiều bệnh mãn tính tiêu dần, giúp cho tinh thần thêm minh mẫn...

Bộ mặt vừa là kho thần dược, vừa là tấm gương phản chiếu nhạy cảm nhất tất cả các bộ phận ngoại vi và nội tạng của cơ thể.
Vậy mỗi sáng khi thức giấc, bạn có thể ngồi dậy hoặc nằm nán lại ngay ngắn trên giường cũng được, nhớ xoa đôi tay cho thật nóng rồi thực hiện 8 động tác sau đây. Nhớ mỗi động tác thực hiện 30 lần.

1. Xoa 2 ổ mắt
alt

Dùng 2 cườm tay miết mạnh 2 ổ mắt từ trong ra ngoài, từ đầu mày ra đuôi mày. Động tác này giúp cho mắt sáng lên, đôi tay càng khỏe thêm, ngực nở dần, ngoài ra còn làm cho bộ phận sinh dục được tốt hơn.
2. Xoa mũi
alt

Dùng 2 ngón tay trỏ vuốt ngược từ chân 2 cánh mũi lên theo sườn mũi đến tận 2 đầu mày (30 lần). Sau đó dùng 2 ngón - ngón trỏ và ngón cái - chụm lại, vuốt xuôi sống mũi từ trên đầu mày xuống đầu mũi (30 lần).

Động tác này giúp nhiều bệnh liên quan đến mũi, lưng, tim phổi và bộ phận sinh dục được hóa giải. Chỉ riêng động tác vuốt ngược từ chân cánh mũi lên đến đầu mày có thể chữa bệnh yếu sinh lý và sa tử cung.

3Xoa 2 gò má
alt


Dùng lòng bàn tay xoa 2 gò má theo hướng vòng tròn. Động tác này giúp chữa được nhiều bệnh liên quan đến phổi, gan, mật, bao tử và lá lách, đặc biệt là diệt hết nám, mụn.
4. 
Xoa tai
alt

Dùng ngón cái áp sau loa tai, ngón trỏ sát bên mang tai rồi đẩy lên đẩy xuống làm cho cả bàn tay chùm lên hết loa tai.
Động tác này làm cho 2 tai nóng bừng lên giúp chữa nhiều bệnh thuộc ngoại vi và nội tạng của cơ thể.

5. 
Xoa trán

alt

Lòng bàn tay chụm lại xoa mạnh ngang khắp vùng trán. Nhớ xoa bằng bàn tay trái trước, tay phải sau, mỗi tay xoa 30 lần.
Xoa trán sẽ trị được nhiều bệnh thuộc hệ thần kinh và nội tạng. Ví dụ: xoa mạnh vùng giữa mí tóc trán giải quyết được bệnh bí tiểu, xoa mạnh vùng chính giữa trán giúp tăng cường trí nhớ…
6.Xoa miệng và cằm
alt

Xoa miệng và cằm giải quyết nhiều bệnh thuộc bộ phận sinh dục, thận, ruột già, ruột non, bọng đái…
7.
Cào đầu
alt

Dùng 10 đầu ngón tay co lại như hai cái cào, cào khắp đầu, ngược từ mí tóc trán lên đỉnh đầu rồi xuôi xuống gáy. Cào đi cào lại 30 vòng.

Động tác này giúp cho máu chuyển lên não được tốt hơn, làm cho não hoạt động nhịp nhàng. Chính trên da đầu này mà ta có thể chữa được nhiều bệnh liên quan đến sống lưng, tay, chân và đặc biệt là thần kinh tọa… Nên biết rằng, cào đầu còn giúp cho đầu hói mọc tóc trở lại.

8. Xoa gáy và cổ
alt


Bàn tay trái bắt chéo vuốt mạnh phần gáy và cổ bên phải 30 lần. Sau đó dùng bàn tay phải bắt chéo vuốt mạnh phần gáy và cổ bên trái cũng 30 lần.

Tác dụng chủ yếu của động tác này ngoài việc làm cho cổ, gáy khỏe ra còn góp phần chữa nhiều bệnh liên quan đến khí quản và thực quản…

Lưu ý:
1. Khi xoa mặt buổi sáng xong, nên nhớ rửa mặt bằng nước nóng. Đây là động tác cần thiết để duy trì và tăng cường kết quả tốt đẹp của xoa mặt.

2. Không được xoa mặt vào buổi tối sẽ làm cho khó ngủ. Nhưng nếu bạn cần phải làm việc thâu đêm tới sáng (như các bạn làm ca 3, tiếp viên hàng không phải bay đêm, …) thì xoa mặt buổi tối lại rất tốt..
( Từ Cảnh  st từ tmyloan )

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

1 Nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của người Việt cao

Người Việt Nam có thói quen dùng gạo trắng làm thực phẩm chính trong bữa ăn. Đây là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của người Việt cao.

Từng có ít nhất 2 cuộc nghiên cứu về vị trí của gạo trắng trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh thời đại, bệnh tiểu đường.
Cuộc nghiên cứu thứ nhất được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại trường Y tế công cộng Harvard ở Boston.
Đây là nghiên cứu tổng hợp từ các cuộc nghiên cứu nhỏ hơn kéo dài từ 4 đến 22 năm với tổng số người tham gia lên đến 352.000 người đến từ các nước châu Á (Trung Quốc và Nhật Bản) và hai ở phương Tây (Mỹ và Úc).
Các cuộc nghiên cứu này nhằm tìm ra mối liên hệ giữa việc ăn gạo trắng và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và trả lời câu hỏi liệu người châu Á có xu hướng ăn nhiều gạo trắng hơn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn không?
Trong quá trình nghiên cứu, 13.284 người đã mắc bệnh tiểu đường. Châu Á vẫn là khu vực có nhiều người mắc bệnh tiểu đường hơn. Trong đó, phụ nữ là đối tượng mắc bệnh nhiều hơn nam giới.
Kết luận được đưa ra: ăn gạo trắng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người ăn ba bữa gạo trắng mỗi ngày dễ mắc bệnh tiểu đường loại hai hơn những người ăn 2 bữa/tuần.
Các nhà nghiên cứu cho biết, gạo có chỉ số đường huyết cao, nghĩa là cơ thể nhanh chóng chuyển đổi các chất đường bột trong gạo thành glucose. Chỉ số đường huyết của gạo trắng là 64 trên thang điểm 100 đứng đầu trong số các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.
Chế độ ăn với 70% năng lượng được cung cấp từ gạo trắng chính là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường cho người Việt.
Chế độ ăn với 70% năng lượng được cung cấp từ gạo trắng chính là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường cho người Việt.
Một cuộc nghiên cứu khác được công bố bởi GS Shigeru Yamamoto, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và văn hóa ẩm thực châu Á, Đại học Jumoji, Tokyo, Nhật Bản cũng chứng tỏ mối liên hệ giữa thói quen ăn gạo trắng với bệnh tiểu đường.
BÀI LIÊN QUAN vườn 
Theo đó, chế độ ăn giàu chất đường bột của người Việt Nam chủ yếu là gạo trắng là nguyên nhân chính dẫn đến người Việt Nam bị đái tháo đường ở mức cao chứ không phải yếu tố di truyền.
Từ thói quen ăn uống này của người Việt, khoảng 70% năng lượng từ chất đường làm tăng mức độ đáp ứng đường máu ở Việt Nam trong độ tuổi từ 60-65, khiến nguy cơ bệnh tiểu đường tăng cao.
Theo các nhà nghiên cứu, không thể phủ định được những lợi ích cho sức khỏe mà gạo trắng mang lại, cơ thể không thể thiếu hay thay thế vai trò của chất đường bột mà các thực phẩm cung cấp trong đó có gạo trắng.
Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ gây bệnh tiểu đường, cần có một chế độ ăn uống hợp lý, giảm dần lượng gạo trắng sử dụng trong bữa ăn. Có thể sử dụng kết hợp gạo lức, gạo lật nảy mầm để thay thế một phần lượng gạo trắng nhằm kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.
Sử dụng gạo lứt, gạo lật nảy mầm sẽ làm giảm mức độ đáp ứng đường máu sau ăn hơn so với gạo trắng. Hơn nữa, gạo lứt, gạo lật nảy mầm còn có giá trị dinh dưỡng cao hơn gạo trắng và còn tác dụng giảm béo phì.
Thái Phong ( từ Sohavn.news)

MẶT TRỜI ....RẤT THỰC - Thơ Sông Trăng DH



Mặt trời nào soi sáng tim em
Cho ánh mắt một trời xao xuyến
Vành môi anh dịu dàng tìm đến
Bờ vai thon rung động rũ mềm

Mặt trời nào một sáng dịu êm
Mang ánh sáng một đời tìm kiếm
Vòng tay ôm đam mê khép kín
Hai tâm hồn hoà nhịp yêu thương

Mặt trời anh mở cửa Thiên đường
Mây quấn quýt có là muôn thuở
Nhịp thời gian tiếng lòng bỡ ngỡ
Chia nhau đời hơi thở trăm năm

Mặt trời anh từ chốn xa xăm
Về gần gũi âm thầm cháy bỏng
Chung hương lửa sẻ chia sự sống
Mầm yêu thương kết nụ đâm chồi

Mặt trời nào se kết chung đôi
Em có thấy chan hoà hạnh phúc
Nhớ thương làm đôi tim thổn thức
Ta yêu nhau dưới ánh mặt trời

Sông Trăng 03-2015



Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Thơ Nguyễn Cang và CCN: Người dưng

  NGƯỜI DƯNG 
Bướm vàng đậu lá mù u
Lấy chồng càng sớm lời ru thêm buồn.
               (ca dao)

     *******
Em là công chúa lầu vàng
Còn tôi cuối phố mơ màng kết thân
Nhiều lần tôi muốn ghé thăm
Em rằng đừng nói chuyện gần chuyện xa
Phận nghèo ngăn cách hai ta?
Nên em  khép vội cổng nhà ấy thôi
Bây chừ em chả yêu tôi
Con sông bên lỡ bên bồi mãi sao?
Nhà em  mấy lớp tường cao
Làm sao tôi biết lối vào đường ra
Tình xuân man mác bao la
Khiến con bướm đậu cành hoa ngại ngùng
Nhìn tôi  em bảo "người dưng"
Năm canh trở giấc xin đừng chiêm bao!
Bây giờ biết nói làm sao
Tình ngăn mấy chặng tôi đau đớn lòng
Đêm thanh trăng rớt trên sông
Hình như chỉ thấy giữa dòng tàu qua
Sáng ra mới biết thật là
Tàu đà tách bến đi xa mất rồi
Còn tôi đứng đợi mồ côi
Đợi ngày em nói yêu tôi suốt đời
                    ***
"Người dưng" giờ đã thảnh thơi
Em cười hạnh phúc trọn đời có nhau

  Nguyễn Cang




NGƯỜI DƯNG THUỞ ẤY 
 ( Đáp bài Người Dưng của Nguyễn Cang )
                   ***
Tình anh thuở ấy không đơn phương
Chỉ có người dưng mới nhớ thương
Anh không biết hay vờ chẳng hiểu
Để em vương lệ khúc tình trường
*
Ngày xưa gần gủi trong tấc gang
Sao lại tạo chi cảnh ngỡ ngàng?
Ngày nay vạn dặm đời ngăn cách
Biết đến bao giờ hết trái ngang?
*
Nghĩa gì đâu người dưng… người nhà?
Người nhà gần gũi vẫn cách xa
Người dưng xa vắng mà thương nhớ
Chờ ngày hội ngộ đẹp tình ta…
*
Mơ đi anh, giấc mộng cuối đời
Hãy về cùng em đẹp chung đôi
Bỏ hết những ngày sầu cô quạnh
Say đắm men tình..hết đơn côi!
                   Công chúa nhỏ



2 chuyện ngắn của Y BAN


2 chuyện cực ngắn của Y Ban
Nhà văn Y Ban, tên thật là Phạm Thị Xuân Ban, sinh năm 1961. Chị Tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Hà Nội, đã từng dạy trường Cao Đẳng Y khoa Nam Định, nhưng chị lại sống với nghề viết văn. Các tác phẩm của Y Ban mạng nặng tính nhân văn, mô tả xã hội bằng giọng văn hài hước đã chinh phục được độc giả mọi lứa tuổi trong và ngoài nước. Sau tiểu thuyết "Xuân Từ Chiều", chị đã cho ra mắt tập truyện ngắn "Hành trình tờ tiền giả" (2010). Năm 2011 Nhà xuất bản Trẻ đã cho ra mắt tuyển tập hơn 60 truyện cực ngắn (truyện ngắn mini) của Y Ban "Này Hỏi Thật Đã Nhìn Thấy Gì Chưa Đấy?"
NGỌN CỜ LÔNG
Một làng quê nghèo, cái nghèo truyền kiếp, nghèo từ đời này sang đời khác. Quanh năm suốt tháng những con người ở nơi đây chỉ có mỗi một việc là tìm cái ăn để bỏ vào mồm.
Cái Kiếu con nhà Tân từ lúc mới lọt lòng mẹ đã xinh đẹp lạ kỳ. Đói ăn là vậy mà lúc nào da nó cũng trắng hồng như trứng gà bóc. Khi đôi muơi ngực nó to như hai cái ấm dành tích. Cũng năm hai mươi tuổi Kiếu không yên phận nghèo nên nó đã bỏ quê đi xa làm ăn. Một vài năm nó về làng vẫn cái Kiếu xinh đẹp nhưng nghèo, cái này thì thấy ngay ấy mà, cứ nhìn quần áo nó là biết. Bẵng đi vài năm nữa nó không về làng. Bỗng một hôm nó về lộng lẫy trên một chiếc xe ô tô màu đen, ăn vận như một bà hoàng. Kiếu chia quà cho khắp cả làng. Nó lại còn nói, nhà nào có con lớn muốn đi làm ăn xa thì nó đưa đi, trả lương ban đầu là hai triệu, rồi làm quen sẽ lên ba, bốn triệu. Dân làng rụt rè vì chưa biết thế nào. Chỉ có năm đứa thanh niên theo Kiếu đi khỏi làng làm ăn xa. Đi làm được hai tháng 5 đứa kia đã có tiền gửi về giúp cha mẹ ở nhà. Chúng còn viết thư về nói rằng, chị Kiếu là bà chủ, chị Kiếu tốt lắm, nhà máy là của chị Kiếu. Có thêm năm đứa lại bỏ làng đi làm ăn xa. Thêm mười đứa nữa, rồi lại mười đứa nữa. Chỉ trong một năm mà có 30 đứa đi khỏi làng. Chúng là những đứa có hiếu có đễ, đi khỏi làng một hai tháng chúng đã gửi tiền về giúp cha mẹ. Một năm sau cái đận Kiếu về thăm làng mà bộ mặt của làng quê đã có nhiều thay đổi. Cái dễ trông thấy nhất là bộ mặt con người. Mặt con người cũng như cây lúa, có tí phân lá xanh rờn. Mặt con người của làng không xanh xao vàng vọt vì thiếu ăn nữa, cũng không nhầu nhĩ vì lo cái ăn thường trực.
Bọn thanh niên làng đi làm cho Kiếu là cái lũ thọc mạnh. Chúng viết thư về kể cho bố mẹ nghe chuỵên của Kiếu. Kiếu đi làm thuê cho nhà giàu này. Ông chủ giàu có nhưng bà vợ lại vừa già vùa xấu. Ông chủ phải lòng Kiếu. “Chị Kiếu làng mình khôn ngoan lắm, chị ấy say tít cho ông chủ mê như điếu đổ.Rồi chị ấy bắt ông chủ phải bỏ bà vợ. Ông chủ mê chị ấy quá phải bỏ bà vợ. Mà chị Kiếu làng mình cũng giỏi ghê cơ. Chị ấy làm bà chủ rồi chị ấy mới đi học thêm. Đi học thì thầy nào cũng mê tít chị ấy vì chị ấy xinh đẹp lại còn có tiền. Một năm chị ấy lên những hai lớp. Bây giờ chị ấy đang học tiến sỹ đấy. Chị ấy cai quản hết. Ai mà không đúng ý chị ấy là chị ấy đuổi liền.”Bọn thanh niên viết.
Mấy năm sau Kiếu về làng xây một cái miếu. Làng chưa có đình muốn xây một cái đình nhưng Kiếu không đồng ý. Có mấy cụ già trong làng cũng không đồng ý xây miếu. Miếu thì phải để thờ ai chứ. Làng này cũng có mấy liệt sỹ nhưng đã được nhà nước xây nghĩa trang rồi. Những nhà có con đang làm cho Kiếu thì nhất thất nghe theo Kiếu. Sao lại không nghe. Kiếu tạo công ăn việc làm cho con họ, con họ ấm no, họ cũng ấm no. Những nhà này chiếm phần đông trong làng. Biểu quyết chiếm đa số thế là xây miếu.
Kiếu sung sướng lắm, chuyển tiền về để xây miếu đã đành, lại còn chuyển tiền cho bà con trong làng làm cỗ linh đình ăn trong ba ngày. Sang ngày ăn uống thứ hai có một người để xuất một chuyện. Chuyện cũng lớn đấy. Đó là việc may cái cờ của làng. Cờ thì không ai là không biểt. Các ngày hội làng người ta thường cắm cờ phướn. Thì cũng sắm cái cờ phướn về cắm trước miếu. Có người thì có ý kiến, cờ phướn thì không độc đáo, không tôn vinh đựoc công trạng của Kiếu với làng. Nhiều người cũng đồng tình ý kiến. Một người lại có ý kiến, viết thêm chữ K trên cờ phướn như làng bên viết cái tên người mang nghề về làng cho bà con ấm no. Có ý kiến đồng tình, cũng có ý kiến phản đối, vì Kiếu có mang nghề gì về cho bà con đâu. Cuộc thảo luận đã sang bữa rượu thứ ba, tức là đã hết ba ngày cỗ bàn linh đình do tiền của kiếu gửi về.
Mọi người cùng trầm ngâm nghĩ ngợi. Có một người nghĩ ra xin nói, tôi nghĩ rất chín rồi, tận sâu xa là chỉ cái đó thôi, vậy tôi xin đề đạt là chúng ta đính thêm vào cờ một túm lông. Xem ra có lý. Có lý đấy chứ. Những người sống lâu ở làng này đều biết. Làng chỉ có một nghề trồng lúa nước. Cũng đã có bao nhiêu hội nghị đầu bờ, chuyển giao kỹ thuật. Trước nữa thì phân chuồng phân bắc, sau nhì thì nhất nước nhì phân tam cần tứ giống, sau ba thì nuôi bèo hoa dâu thay phân, sau tư thì chuyển đổi vật nuôi cây trồng, nuôi con gì trồng cây gì..Vậy mà vẫn đói. Có cái Kiếu xinh đẹp của làng, làm cho làng no ấm.
Một đứa trẻ chạy như bay về làng hò từ đầu làng, chị Kiếu về chị Kiều về. Ông từ Chí, người được dân làng chọn làm ông từ lật đật đi ra miếu. Ông vào trong miếu lấy cờ ra. Ông trẻo lên cây bàng buộc cờ vào ngọn cây. Cờ phướn bay, lẫn trong những cái tua bay phàn phật trong gió có một túm lông.
TÔM VÀ CUA
Trong con xe cam ry mới cóng biển kiểm soát màu xanh( của cơ quan nhà nước) có một sếp, một lái xe, một nhân viên và một người bạn của sếp. Đây là chuyến công cán hiếu hỉ. Một ông bạn của sếp ở quê cưới con. Cơm rượu no say chủ nhà còn gửi quà biếu cho mọi người, một cân tôm sú và một bẹ cua biển chắc gạch. Vị chi bốn người bốn suất như nhau. Quả chủ nhà là người biết đối nhân xử thế.
Đường tốt xe chạy bon bon. Khi xe chạy gần về đến cơ quan bạn của sếp nói:
- Cua bể và tôm sú là hai món khoái khẩn nhất của sếp T.
- Thế à. Sếp T thích tôm sú và cua bể lắm à?
- Tất nhiên. Ở nhà khách của tôi, ngày nào sếp T đi công cán thì thôi chứ cứ về ở khách sạn là tôi chỉ đạo nhà bếp thể nào cũng phải làm hai món tôm sú và cua bể. Nhất là cái món cua gạch này sếp T thích nhất. Mà có dịp mới mua được đấy chứ có phải cứ thích là có ngay đâu.
- Vậy à?
- Này cái việc anh muốn ở lại thêm khi đủ tuổi rồi ấy mà, hôm trước tôi đã lựa lời nói với sếp T rồi đấy.
- Vậy à? Thế với là bạn chi tốn chi tồn với nhau chứ. Thế hôm nay sếp có ở nhà khách công vụ không?
- Có, hôm nay có đấy.
- Vậy à.
Xe bon bon đưa khách của sếp về trước. Sếp xuống mở cốp lấy quà cho khách. Thật là việc không phải của sếp nên lái xe cứ đứng gãi đầu gãi tai khó xử. Sếp lấy thùng sốp đựng tôm và cua phần của khách đưa cho khách, thì đúng rồi phần của ai người đấy lấy. Sếp lại lấy hai thùng nữa đưa cho khách và dặn:
- Anh đưa về biếu sếp T hộ tôi nhé. Đặc sản đấy, ngon lắm. Ở thành phố không kiếm đâu ra.
- Thế thì tốt quá. Bạn sếp vui mừng, hỉ hả. Tôi mang về chỉ đạo nhà bếp làm món thật đặc biệt cho sếp T. À này anh cứ yên tâm nhé, tối nay tôi sẽ nhắc lại việc của anh với sếp T.
Xe đưa sếp về cơ quan, vẫn còn sớm nên sếp ở lại cơ quan làm việc. Sếp bảo với lái xe:
- Đánh xe về nhà chú bảo với cô luộc ngay cua và tôm ăn đi nhé, để đến chiều cua chết, khai, ăn mất ngon.
Lái xe buồn bã đánh xe đi. Khi ông chủ nhà mang quà ra xe đã nói rất đoàng hoàng rằng, đây phần chú lái xe, phần của chú nhân viên đã có lòng với gia đình đi xa xôi thế về dự đám cưới, cứ tưởng bở trẻ con tối nay có bữa xôm trò. Nào ngờ..mà mua thì đắt, lương lái xe sao dám ăn đồ đặc sản. Thôi mua cho bọn trẻ phong kẹo lạc vậy. Khi nãy nghỉ uống nước giữa đường đã chót gọi điện về cho vợ rồi. Cái tội nói dối thần khẩu cũng to lắm.
Hôm sau lái xe gặp tay nhân viên đi cùng sếp. Tay này khùng lắm, qua đêm rồi mà vẫn tức không chịu được bèn văng ra:
- Đúng là của người phúc ta. Chúng bảo nhau là bạn chi tốn chi tồn. Ông có biết bạn chi tốn chi tồn là gì không? Anh em chi tốn chi tồn, mày đánh miếng l. tao đánh miếng ghe.
Lái xe sợ tai mắt của sếp bèn bước đi thất thần như không ghe thấy gì.
Y Ban

Thơ Xướng Họa : NIỀM RIÊNG -: Trần Văn Dật & Hoàng Đằng

  Niềm Riêng - Trần Văn Dật & Thơ họa: Niềm Riêng - Hoàng Đằng   Niềm Riêng Quê hương nhìn lại ngái xa rồi Từ giã ra đi lúc thiế...