Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Chúng ta phải học cách tồn tại...


Các thí nghiệm từ những năm 1960 cho thấy khi người ta xem một hình ảnh khó chịu hoặc trải qua một cú điện giật nhưng nếu họ biết chắc điều đó sắp xảy ra thì họ ít có biểu lộ phản ứng hơn khi không mong đợi. Đó là vì sự bất trắc (từ lâu đã được cho là một nguyên nhân gây ra lo lắng) khiến chúng ta cảm thấy khó khăn khi chuẩn bị hoặc kiểm soát các tình huống.
Mỗi người có những mong muốn khác nhau đối với việc giảm thiểu sự bất trắc. Những người phản ứng lại bằng cách lo nghĩ sẽ khư khư nghĩ đến những mối đe dọa và rủi ro tiềm tàng, chẳng hạn như “sẽ ra sao nếu như mình không được thăng tiến?” hoặc “nếu mình bị bệnh thì sao đây?” Sự lo lắng có thể có ích vì nó dẫn đến những hành vi thích ứng với mối đe dọa, nhưng nếu lo lắng trở thành mãn tính thì có thể gây ra những mức độ stress có hại và điều đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và các chức năng của hệ thống miễn dịch, cùng những ảnh hưởng khác nữa.
Cơ thể chúng ta có thể biểu lộ ra những phản ứng tinh tế đối với sự bất trắc mà có lẽ chúng ta không để ý. Một thử nghiệm cho thấy những người không muốn bất trắc đã bị tăng huyết áp khi lường trước được mối đe dọa. Khi cơ thể phản ứng lại mạnh mẽ, chúng ta có xu hướng nhận ra và gọi tên nó là ‘lo lắng, bồn chồn’, nhưng khi phản ứng biểu lộ mơ hồ hơn, chúng ta thường không cảm nhận ra cho dù nó có ảnh hưởng lên cơ thể.
Những phản ứng nội tại ấy của cơ thể đối với tình trạng không chắc chắn là hoàn toàn bình thường, nhưng có thể khiến chúng ta hành động một cách bốc đồng, làm suy giảm sự tự tin của chúng ta. Vì vậy điều quan trọng là phải có được sự nhận thức về những phản ứng ấy.

Không đến mức hoàn toàn xấu

Không muốn gặp bất trắc có liên quan đến một số vấn đề về sức khỏe tâm thần như những rối loạn về ăn uống, lo âu về các mối quan hệ xã hội, những rối loạn lo âu và trầm cảm. Và những người cho biết rằng họ hết sức không muốn bất trắc thường hay mắc các chứng rối loạn này cùng một lúc.
Nhưng không phải tất cả những thứ gì bất định đều là xấu; mặc dù nó có thể làm cho các sự kiện tiêu cực trở nên tồi tệ hơn, chính sự bất định cũng khiến cho các sự kiện tích cực trở nên thú vị hơn.

Mặc dù điều bất trắc có thể làm cho các sự kiện tiêu cực trở nên tồi tệ hơn, nó cũng khiến cho các sự kiện tích cực trở thành thú vị hơn.

Trong một thí nghiệm về ảnh hưởng của sự bất định đối với độ cuốn hút lãng mạn, người ta đã bảo cho một nhóm nữ sinh đại học rằng các chàng điển trai đã thấy qua tiểu sử sơ lược và có thể thích hoặc không thích họ. Cùng khi đó, nhóm thứ hai lại được bảo rằng những anh chàng hấp dẫn này chắc chắn đã thích họ. Những người không dám chắc là họ có được thích hay không thì cuốn hút đàn ông hơn là những người phụ nữ quả quyết rằng mình được người ta thích.

Cơ thể chúng ta có thể biểu lộ ra những phản ứng tinh tế đối với sự bất trắc mà có thể chúng ta không để ý. (Wavebreakmedia Ltd / Wavebreak Media / Thinkstock)
Những khó khăn phát sinh khi phản ứng của chúng ta lại thường không linh động và tìm cách kiểm soát sự bất định. Chúng ta càng cố gắng tránh đi những phiền muộn do tính bất định mang tới, thì lại càng ít có khả năng phát triển những năng lực xử lý trước các tình huống không chắc chắn. Và nếu lựa chọn phương án né tránh đau khổ, thì chúng ta không thể tự vươn mình qua việc thử nghiệm các hoạt động mới, hoặc nói chuyện với những người mới. Né tránh có thể khiến chúng ta mất đi cơ hội có được những trải nghiệm tích cực và gây dựng sự tự tin cho mình.
Thật vậy, sự cứng nhắc dễ dẫn đến những phản ứng không lành mạnh đối với nhiều vấn đề về tâm lý. Chúng ta biết điều này từ nghiên cứu về các phong cách suy nghĩ và chủ nghĩa cầu toàn. Vì cuộc sống không bao giờ là hoàn hảo, chúng ta cần phải cảm thấy thoải mái khi mắc những sai lầm, học hỏi từ chúng rồi hạ thấp hoặc thay đổi mục tiêu của mình khi gặp phải trở ngại. Những người linh hoạt có xu hướng sẵn sàng ngẫm nghĩ về những điều thất vọng, tìm đến sự hỗ trợ cảm xúc thích hợp và ít tự phê bình hơn.

Đối phó với sự bất định

Nhiều người trong chúng ta phải vật lộn với sự bất trắc, do đó dưới đây chúng tôi giới thiệu một vài điều bạn có thể làm để chế ngự nó
1) Quyết định xem vấn đề có quan trọng không. Ví dụ như hầu hết mọi người cảm thấy dễ bị tổn thương khi phải đối mặt với một mối đe dọa cho sức khỏe, hoặc một sự kiện lớn như việc bán nhà. Nhưng đôi khi cơ thể sẽ kích hoạt một phản ứng trước sự bất trắc trong những hoàn cảnh kém rõ ràng hơn. Công việc, tài chính, cạnh tranh, nuôi dạy con cái và tình bạn, tất cả đều có khả năng châm ngòi cho sự khó chịu, căng thẳng và những cảm xúc tiêu cực khác.
2) Hãy hành động khi cơ thể đã kích hoạt phản ứng với sự bất trắc và nhận ra ảnh hưởng của nó trên cơ thể. Nếu nó gây ra sự lo lắng, hãy để ra một thời gian ngắn để suy ngẫm, thiền định. Điều này có thể không chỉ giúp ích ngay lập tức mà còn sẽ hỗ trợ vì nó khiến bạn lưu ý đến phản ứng của cơ thể đối với sự việc không rõ ràng. Về cơ bản, nó có thể giúp bạn chịu đựng cảm giác khó chịu do sự không chắc chắn, hơn là mất thời gian lo lắng vô ích.
3) Nhận biết những sai lầm trong suy nghĩ đã đẩy bạn vào sự lo lắng. Ví dụ, tâm trí chúng ta có xu hướng phóng đại lên thành “thảm họa, tai ương” với tất cả những điều có thể dẫn đến sai lầm. Một khi chúng ta nhận ra xu hướng này của con người, chúng ta có thể học cách chấp nhận thử thách hoặc thậm chí gạt bỏ những lo lắng của mình.
4) Đừng bị dẫn dắt bởi một tình huống không chắc chắn hoặc bởi phản ứng của bạn đối với nó. Hãy tự cho phép bản thân có những cảm xúc tiêu cực; rốt cục thì mọi việc sẽ lại bình thường. Nếu cần thiết, bạn hãy nói chuyện với ai đó về những điều khiến bạn bận tâm và khôi phục khả năng chịu đựng sự thất vọng của chính mình.
(từ :vietdaikynguyen)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

CỎ NỘI HOA ĐỒNG - Thơ Thái Huy Và 12 Bài Họa Của Các Thi Hửu

                                                       Tranh của Hugues Merle (1823-1881) - Người Pháp Bài Xướng : CỎ NỘI HOA ĐỒNG Thân em ...