Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Tinh Thần Quốc Gia và những cành Hoa Anh Đào Phù Tang xa xứ


Mấy ngày gần đây, chuyện những cành hoa Anh đào Nhật Bản và cuốn sách mới được cho xuất bản, đã gây ra nhiều bàn cãi sôi nổi và rộng rãi về cái gọi là tinh thần quốc gia của người Hoa trên khắp nước Trung cộng.
Trong khuôn viên cỏ hoa xanh mướt của trường đại học Vũ Hán, có hơn 1 ngàn cây Anh đào Nhật. Mỗi đầu xuân, mùa của hoa Anh đào nở, khu vườn này đã là một nơi du lịch hấp dẩn từ bao nhiêu năm qua. Nhưng năm nay nơi đây, cảnh vật trở nên u buồn không như trướ,c vì một sự việc không mấy gì vui lắm đã xãy ra. Hôm 21 tháng ba, khi hai mẹ con người Trung hoa mặc quần áo Kimono Nhật, chụp hình bên cạnh những cành hoa Anh đào trắng rộ, trong lúc dạo chơi quanh vuờn, một anh thanh niên trẻ tiến đến gần la lớn bảo họ không được mặc áo kimono chụp hình tại trường đại học Vũ Hán. Anh thanh niên xua đuổi hai mẹ con phải ra khỏi nơi này và mắng nhiếc họ là đám Nhật Bản này nọ. Không lâu sau đó, hàng chục người trên đường nhập bọn, mặc sức chữi bới chỉ chỏ. Hai mẹ con dắt nhau chạy ra khỏi khu vườn trong sợ sệt. Sau khi tin này được đăng lên báo chí nhà nước và các mạng báo điện tử trong nước, câu chuyện nhanh chóng trở thành một đề tài tranh luận rầm rộ giữa giới ký giả, nhà văn và học giả cùng những người viết không chuyên nghiệp khác. Theo sự thăm dò ý kiến của tổ chức mang tên sohu.com, một mạng lưới điện tử lớn tại Trung cộng thu thập ngay sau đó cho thấy, có 51% ý kiến đồng tình và hài lòng với chuyện mắng nhiếc hai mẹ con người Trung hoa trong khi 47% cho biết là cần phải hợp lý hóa hơn về chủ nghĩa quốc gia hay chủ nghĩa ái quốc.
Những cây Anh đào tại trường đại học Vũ Hán, một trường đại học nằm ở miền trung Trung cộng, có thể được xem là biểu tượng của một giai đoạn lịch sử nghiệt ngã giữa Trung Hoa và Nhật Bản. Không lâu trước khi có cuộc thế chiến thứ hai xãy ra, trường đại học Vũ Hán được dùng làm trung tâm y tế chửa trị cho thương bệnh binh Nhật. Để giúp binh lính họ giảm bớt buồn bả vì nhớ nhà, và cũng là dấu hiệu cho sự quyết tâm chiếm đóng Trung hoa mãi mãi , giới chỉ huy quân đội Nhật cho mang khoảng 30 cây Anh đào từ Nhật sang trồng trong khuôn viên trường này. Năm 1972, khi Nhật Bản và Trung cộng bình thường hóa bang giao hai bên, thủ tướng Nhật lúc bấy giờ, ông Tanaka Kakuei, đem tặng thủ tướng Trung cộng Chu Ân Lai 1000 cây Anh đào như là món quà tượng trưng cho tình bạn của hai dân tộc Nhật-Trung và nó sẽ tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chu Ân Lai cho trồng 50 cây tại trường đại học Vũ Hán. Trong những lần kỷ niệm thứ 10 và 20 chuyện bang giao Nhật-Trung, một số tổ chức Nhật Bản tặng thêm cho trường Vũ Hán 300 cây Anh đào nữa. Rồi những người làm vườn của trường đã dùng hạt giống, từ các cây này trồng ngày càng nhiều thêm như ngày hôm nay.

Ngày nay, những cây anh đào ở trường đại học Vũ Hán hoặc được xem là biểu tượng của quốc nhục hay tình bạn Nhật-Trung, đều tuỳ vào quan điểm về quốc gia của người Trung hoa. Câu chuyện hai mẹ con mặc áo kimono không phải là một sự việc đơn lẻ ngẩu nhiên, mà là một sự kiện nhắc người dân Trung cộng, lần tranh cãi năm 2007 về con chim cánh đỏ của Nhật có nên xem là chim bản xứ của Trung cộng, rồi về việc có nên xem hoa Anh đào Nhật Bản là biểu tượng của quốc nhục năm 2006. Đó là chưa kể đến những vụ biểu tình chống Nhật năm 2005, năm kỷ niệm lần thứ 60 ngày Trung hoa thắng Nhật. Người dân Trung hoa hiện tại nói chung, xem ra hảnh diện là Trung cộng ngàn càng lớn mạnh hơn xưa. Cái gọi là chủ nghĩa quốc gia và ý niệm ái quốc cũng tăng lên cao theo sự hảnh diện đó, nhứt là trong giới trẻ. Tư tưởng đó dễ dàng manh nha cho sự bắt đầu ý niệm bài Nhật, không phải chỉ vì sự nghịch thù lịch sư,û mà còn vì lý do những người lãnh đạo của Nhật, không chịu chánh thức thành thật xin lỗi đã gây ra chiến tranh.
Cựu thủ tướng Nhật, Koizumi đến đền Yasukuni hàng năm, chiêm bái kami- linh hồn- quân lính Nhật đã chết cho Thiên hoàng Nhật. Thêm vào đó là sự việc tranh chấp chủ quyền với Nhật trên quần đảo Diaoyu, ở Nhật gọi là đảo Senkaku và các nhiên liệu hơi đốt và dầu hỏa trong vùng biển Nam Trung. Nếu có những ai tại Trung cộng, đặc biệt là giới tài tử văn nghệ, dám thử nghiệm tinh thần quốc gia này thì sẽ gặp phải một sự chống báng kinh khủng. Tang Wei, người nữ tài tử trong phim gián điệp Lust hay Caution, đã bị báo chí Trung cộng chỉ trích tẩy chay ngay sau khi phim vừa trình chiếu, vì cô ta đóng vai một cô nữ sinh trung học yêu một người Trung hoa làm việc với bọn chiếm đóng Nhật. Hai tài tử nổi tiếng thế giới của Trung hoa khác, Zhang Ziyi và Gong Li có một lần đã bị gọi là “bọn phản bội tổ quốc”, chỉ vì họ đóng vai kỷ nữ Nhật trong phim Memoirs of a Geisha, một phim ăn khách trên thê giới. Tệ hơn nữa, tài tử đang lên Zhao Wei đã bị chữi là “kẻ tội của đất nước sẽ không tha thứ cho tới ngàn năm” cũng vì quấn cờ quân đội Nhật trong một màn chụp hình thời trang. Dân chúng còn ném cả đồ hôi thúi lên hình ảnh của loạt phim “Con chim én nhỏ”, một bộ phim truyền hình nhiều người xem mà cô này đóng. Theo lời của một chuyên gia, về chủ nghĩa quốc gia Trung hoa của trường đại học Wisconsin, Hoa Kỳ, thì khi Đặng Tiểu Bình lên ngôi năm 1977, chính sách bài Nhật trở thành chất keo dán chặt xã hội Trung cộng lại với nhau. Vì chuyện này, Nhật Bản không phải là mục tiêu duy nhất của sự lớn mạnh trong tư tưởng bài Nhật của người Trung hoa. Hoa Kỳ cũng gặp phải những tình cảnh không khả quan mấy. Đã có nhiều việc xãy ra giữa hai bên, vụ chiến đấu cơ F8 của Trung cộng đụng phi cơ thám thính EP3 của Hoa Kỳ năm 2001, vụ người dân Tây Tạng ngăn chận việc rước đuốc Thế Vân Hội Bắc Kinh năm 2008. Dân Trung cộng giận dữ cho là báo chí phương Tây thiên vị.

Do một sự ngẩu nhiên, sự việc áo kimono tại trường đại học Vũ Hán xãy ra cùng thời điểm cuốn sách bán chạy tên “China is unhappy” được xuất bản. Sách này kêu gọi một sự thay đổi mới trong vấn đề ngoại giao hiện thời và những chính sách có liên quan tới quốc nội. Cuốn này được xem là sự nối tiếp của cuốn “China can say no”, bán hơn 7 triệu cuốn khi vừa mới phát hành năm 1996. Cả hai sự việc hiện là đề tài bàn luận lớn trên cả nước Trung cộng. Zhou Yunqing, giáo sư xã hội học trường đại học Vũ Hán nói rằng “ những cánh hoa Anh đào đẹp là những cái đẹp trời cho nhân loại, cây cối vô tội..mặc dù có những bất hòa trong sự liên hệ Nhật-Trung nhưng chúng ta phải nhìn xa hơn đó.” Cũng giống ông, ý kiến dân chúng về cuốn sách China is unhappy không rõ ràng. Phe bảo thủ cho đó là sự bày tỏ tinh thần quốc gia, người khác cho cuốn sách viết về tinh thần quốc gia cực đoan và sự bài bác thiên vị phương tây trong chiều hướng không thật và khiêu khích. Những người thuộc phe cởi mơ,û không chú tâm nhiều về cuốn sách cho mấy. Shen Dingli của trường đại học Fudan ở Thượng Hải cho là sách này quá khích và cực đoan. Shi Yinhong của trường đại học Renmin ở Bắc Kinh nghĩ cuốn này chỉ toàn là chỉ trích, không đưa ra đề nghị xây dựng nào cả.

Riêng nhà cầm quyền Trung cộng xem ra cũng có vẻ e dè, lo ngại nó sẽ gây trở ngại cho lý thuyết phát triển của họ, một lý thuyết mà trong đó mục đích của Trung cộng là lớn mạnh một cách hòa bình. Bên cạnh những bình luận có được này, một số lớn khác xem việc xuất bản cuốn sách này chưa hẳn là thông điệp của sự tự do báo chí, nhưng nội dung bàn cải chính của nó chỉ là bảo vệ những định chế chánh quyền hiện hửu của Trung cộng, hơn là tấn công hay phê phán nó.Trước mắt, xem ra chủ nghĩa quốc gia, không phải tự dưng được khơi động một cách đơn thuần vì lòng yêu nước tại Trung quốc, trong khi đó ai ai cũng đều biết rằng, cũng như các chế độ cộng sản còn lại khác, không phải người dân Trung hoa muốn nói gì cũng được.
Có thể đó là thứ chủ nghĩa quốc gia, được khuyến khích bàn tới qua sự cho phép, trong khuôn khổ của mục tiêu nhà nước Trung cộng cần đạt trong một thời điểm họ cần. Từ đó như lời của Zhou Yunqing, nếu cỏ cây vô tội thì những cành hoa Anh đào Phù Tang trong vuờn trường đại học Vũ Hán xem ra từ đây sẽ mang mãi một nổi buồn xa xứ.
Thuyên Huy
FM974 Radio – Melbourne, Australia – 03.2015



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG - Huyền Không Đạo Hữu

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG   Con cháu Lạc Hồng mãi khắc mang Công ơn Quốc Tổ thật vô vàn. Bắc bình, trang sử dài oanh liệt Nam tiến, núi sông đẹp vẻ...