Migrants in a make shift camp known as the 'New Jungle,' in Calais, France, on June 25, 2015. Many migrants are camped in Calais on the side of the motorways as they attempt to board trucks stuck in slow moving traffic in the hope of making it into the UK. (Jeff J. Mitchell/Getty Images)
Người nhập cư trong một trại được gọi là ‘Khu rừng mới’ ở Calais, Pháp, ngày 25 tháng sáu năm 2015. Nhiều người di cư đã dựng trại ở Calais, nằm ở phía bên của đường cao tốc và gắng nhảy lên những chiếc xe tải bị mắc kẹt bởi tắc đường với hy vọng vào được Vương quốc Anh. (Jeff J. Mitchell / Getty Images)
Khi mặt trời lặn ở thị trấn Calais phía Bắc nước Pháp, một hàng rào dây thép gai mới loé sáng trong ánh đèn đêm, đổ bóng tối lên trại di cư đang lớn dần được gọi là “Khu rừng mới”.
Xuyên qua tầng cây thấp rậm rạp của những gì đã từng là một bãi rác thải công nghiệp, những chiếc lều và các cấu trúc bằng vải bạt kéo dài ra xa. Đây là những nhà tạm dành làm nơi trú chân cho hơn 3.000 người tị nạn. Ở phía bên kia của hàng rào, xe hơi và xe tải lăn bánh hướng tới cảng Calais – cạnh phía Bắc của vùng Schengen, nơi con người có thể tự do di chuyển qua phần lớn châu Âu.

“Khi tôi lần đầu tiên đến “Khu rừng”, tôi thầm nghĩ:  “Đây có đúng là châu Âu?”, Ilyas, một người nhập cư Sudan, cả gia đình đã sát hại bởi phiến quân Janjaweed, nói.

Khi chiến lược đậu xe tải trên đường cao tốc M20 (Operation Stack) được sử dụng tối đa, và Thủ tướng Anh David Cameron bày tỏ “sự cảm thông với các du khách,” số người chết ở Calais vẫn cứ lặng lẽ tăng lên. Một người di cư đã chết ngày 28 tháng 6 khi ông ta cố gắng lọt vào Anh. Ông là người thứ chín chết tại cửa khẩu sắt Calais-Dover trong khoảng giữa tháng sáu và tháng bảy.
Cameron đã cam kết chính phủ Anh sẽ làm mọi thứ có thể để giải quyết tình huống này, nhưng khi ngồi trong trại Calais tồi tàn, đây rõ ràng là một cuộc khủng hoảng nhân đạo thực sự và bị bỏ qua một cách chết người.


Chúng tôi đã thực hiện hai chuyến thăm Calais, trải qua nhiều ngày vào thời gian phỏng vấn cư dân của trại. Cuộc khảo sát của chúng tôi khám phá tình trạng tuyệt vọng nơi họ đang sống. Đã đến lúc hai chính phủ Anh và Pháp cùng gánh chịu trách nhiệm chia sẻ vấn đề này. Cho đến nay, tất cả người di cư được nhận không gì hơn là dây thép gai.

Cuộc sống ở Calais

Migrants in one of the few water points in a make shift camp known as the 'New Jungle,' in Calais, France, on June 25, 2015. (Jeff J. Mitchell/Getty Images)
Những người di cư tại một trong những điểm cung cấp nước trong khu trại được gọi là ‘Khu rừng mới,’ ở Calais, Pháp, ngày 25 tháng 6, 2015. (Jeff J. Mitchell / Getty Images)
“Khi tôi lần đầu tiên đến “Khu rừng”, tôi thầm nghĩ: ‘Đây có thực là châu Âu”, Ilyas, một người di cư Sudan mà cả gia đình đã bị sát hại bởi phiến quân Janjaweed, nói.
Ông cho chúng tôi xem “nhà bếp” thô sơ nơi ông nấu ăn, một chiếc lều đầy bụi tựa vào những nhánh cây, không có nơi để dự trữ thực phẩm an toàn. Giống như nhiều người, ông đã trải qua hành trình gian khổ tới châu Âu, ngang qua sa mạc Sahara – nơi ba người bạn đồng hành của ông bỏ mạng – và sau đó vượt qua biển Địa Trung Hải trong một cuộc hành trình bằng thuyền không kém nguy hiểm chết người.
Một người bạn của Ilyas cho chúng tôi xem một video run rẩy quay bằng điện thoại hành trình vượt biển tám ngày, lần này là từ Ai Cập: “Chúng tôi không có một giọt nước nào trong ba ngày,” ông giải thích, rồi chuyển màn hình điện thoại hiển thị hình ảnh hạnh phúc của bạn bè và gia đình nơi quê hương mà ông bắt buộc phải bỏ đi.
Khó khăn của họ chưa kết thúc khi họ đặt chân lên mảnh đất châu Âu. Những người di cư chúng tôi gặp ở Calais đã đổ bộ lên bờ biển nước Ý và bị các nhà chức trách bỏ rơi. Đặc biệt là thanh niên và những người đàn ông còn khỏe mạnh, bị giữ trong các trại chỉ vài ngày; nhiều người trở thành vô gia cư và bị đói khát trên các đường phố của Ý. Khi các cơ quan của Ý vật lộn để đối phó với con số kỷ lục của người di cư vượt Địa Trung Hải, một số người được bảo thẳng hãy đi tới các nước Bắc Âu như Pháp, Đức, và Anh. Những người khác nói họ còn được chỉ dẫn trên bản đồ.
Vì vậy, đến nay một thiểu số nhỏ của 137.000 người di cư tới châu Âu trong năm nay đã kết thúc hành trình ở Calais. “Khu rừng mới” là một vùng chỉ rộng 0,4 dặm vuông, là nơi hàng ngàn người di cư sống trong những điều kiện kinh hoàng không phù hợp với bất kỳ tiêu chuẩn nhân đạo nào.
Các thiết bị vệ sinh bị hạn chế. Có hai chục portaloos [toilet di động] và vài khối nhà vệ sinh bằng gỗ không có thiết bị bị rửa tay. Hàng đống rác thu hút chuột và các con vật khác. Chỉ có nước lạnh, nhưng nó cũng ở rất xa nơi ở chính. Không đáng ngạc nhiên khi nhiều cư dân nói với chúng tôi họ bị sốt, đau dạ dày, và bị tiêu chảy.
Vài cư dân của trại sử dụng những thùng chứa hóa chất để chuyển nước về lều của họ, và mỗi buổi sáng, đàn ông, phụ nữ và trẻ em cũng như thanh niên xếp hàng hàng giờ đợi một cơ hội được tắm hiếm hoi. Tại tất cả các nơi, có thể nhìn thấy những người di cư đi khập khiễng và lê la quần áo bẩn thỉu, rõ ràng là bị thương do những rủi ro ngày càng tăng khi họ cố thâm nhập vào nước Anh. Một số người khác nói họ là nạn nhân của sự tàn bạo của cảnh sát và những tên côn đồ địa phương. Tổ chức phi chính phủ Médecins du Monde đang làm công việc tuyệt vời trong trại, nhưng số người bị thương tích và bệnh tật ngày càng tăng.

“Khu rừng mới” – là một vùng chưa tới 0,4 dặm vuông – nơi hàng nghìn người di cư sống trong những tình trạng kinh hoàng không phù hợp với bất kỳ tiêu chuẩn nhân đạo nào.

Một cuộc khủng hoảng toàn cầu

Calais chắc chắn là một cuộc khủng hoảng nhân đạo và y tế công. Tuy nhiên, đó chỉ là một mô hình thu nhỏ của cả bức tranh khủng hoảng di cư. Trong thế giới ngày nay, một nhóm người quy mô bằng với dân số của Ý bị buộc phải rời bỏ nhà cửa, đưa con số người tị nạn ở toàn cầu lên một mức chưa hề thấy kể từ khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc.
Các nước đang phát triển – không phải các quốc gia châu Âu – tiếp đón phần lớn người di cư. Chỉ riêng Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp chỗ ẩn náu cho 1,7 triệu người tị nạn từ Syria. Năm quốc gia tiếp theo tiếp nhận số người tị nạn lớn nhất là Pakistan, Lebanon, Iran, Ethiopia, và Jordan.
Ở rìa phía bắc của “Khu rừng mới” một hầm chứa lớn phủ bóng lên những người đang xếp hàng chờ được tắm. Được xây dựng trong chiến tranh thế giới II để tránh cuộc xâm lăng của Hitler, nó nhắc nhở chúng ta không phải đây là lần đầu tiên Calais trở thành tiền tuyến của những nỗ lực nhằm đứng ngoài các mối đe dọa hiện hữu trông thấy.
Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa May đã cam kết dành thêm 7 triệu bảng Anh (10.920.000 đôla Mỹ) để củng cố việc bảo vệ Calais với nhiều hàng rào nhiều dây thép gai hơn – khi một quần đảo các trại di cư đang lan rộng khắp châu lục. Đối với bà và chính phủ Anh, đây là một mối đe dọa an ninh. Tuy vậy, khi dành thời gian với cư dân của trại Calais, những điều trông thấy hoàn toàn khác. Đây là lúc thức tỉnh trước cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra ở trung tâm của châu Âu.
Thom Davies là nhà nghiên cứu tại trường các khoa học về địa lý, trái đất và môi trường Đại học Birmingham. Arshad Isakjee là nhà nghiên cứu về di cư, đặc điểm và thuộc tại Đại học Birmingham. Surindar Dhesi là giảng viên về sức khoẻ môi trường và quản lý rủi ro Đại học Birmingham. Bài viết này đã được xuất bản trước đây tại TheConversation.com.
(Daikynguyen)