Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Ngon Như Mứt Gừng - Nguyễn thị Nhường (cựu HS.TN)




  

       Ngày xưa Ông Bà ta thường nói “Ngon như mứt gừng” nhưng tôi thì không chấp nhận điều đó vì mứt gừng vừa rất cay vừa cứng ,ăn vào bụng nóng như có lửa .Trong danh mục bánh mứt ngày Tết của tôi không bao giờ có món mứt gừng.
 
       Thế mà hôm Tết vừa qua tôi đã làm và ăn cũng như đãi khách chỉ mỗi một món mứt gừng vì mứt gừng tôi làm ăn không cay như mứt ở chợ bán , không làm với những hóa chất , không làm nóng bụng và nhất  là miếng mứt  rất đẹp đúng với câu “ Ngon như mứt gừng” nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.
       Mứt gừng này tôi đã học ở một Cô giáo đã 86 tuổi [ Cô Bùi Thị Hường] có lẽ cô sợ nó bị may một chăng hay vì thương mến những em học trò của Cô mà Cô đã tận tình chỉ dạy và tôi cũng không siêng mấy để học làm món mứt mà tôi không thích từ nhỏ nhưng miếng mứt gừng Cô làm đã quyến rủ tôi vì nó thật sự là ngon như mứt gừng.

        Nó không cay lắm ,rất mềm ,miếng mứt trong ngần rất đẹp , ăn vào bụng ấm lên ,nhất là những lúc trời se lạnh bên các bạn già . Một đĩa mứt gừng, một bình trà nong thì còn gì tuyệt hơn nhưng nó sẽ ý nghĩa hơn nếu mứt này được làm từ tay bà vợ yêu quí thì  tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra ???       Tôi  muốn gửi đén các bà nội trợ cách làm  này.

  

                                                       Mứt gừng
Vật liệu

-1 Kg gừng tươi

-600gr đường cát trắng

-1/2 kg chanh

-100gr muối

Cách làm

     Gừng rửa sạch ,gọt vỏ,ngâm vào nước muối mằn mặn ,chẻ miếng gừng theo chiều dọc dày khoảng 5 mm ngâm vào thau nước muối khác sau đó lấy từng miếng gừng dùng cây xâm xâm đều trên miếng gừng cả 2 mặt ,[chừng nào bóp miếng gừng thấy mềm là được]

Ngâm trong nước muối dó 1 ngày , sang hôm sau xả nước lạnh và ngâm nước muối khác 1 ngày nữa ,hôm sau xã thật sạch và ngâm vào nước chanh [vắt hết nữa kg chanh vào nước đủ ngấm hết gừng là được] , ngâm với chanh 2 ngày sau đó xã sạch ,nấu một nồi nước sồi đổ hết gừng vào luộc 30 phút sau đó đổ ra rổ cho ráo nước ,lúc còn ấm lăn từng miếng gừng cả 2 mặt vào đường cát sắp đều trong thau [dùng 400gr đường ] để như thế 2 ngày nhớ thường xuyên xem những miếng gừng trên mặt có thấm đường không .



    Sau 2 ngày ngâm đường gừng sẽ được đem sên trên lửa ,bỏ hết gừng vào chảo và sên đến khi nào đường gần tới vớt ra xếp từng miếng lên khai có lỗ đem phơi và trở cho đén khi miếng gừng khô [khoảng 2 ngày nắng tốt] gừng chỉ khô đường thôi  sau đó đem lăn đường một lần nữa và phơi nắng 1 ngày nữa là xong . Cho vào keo ăn dần . Chúc các bạn thành công .

 
                                                TP Tây Ninh hè 2015
            

                                          Cgc/chs Nguyễn thị Nhường
Anh Hồ Nguyễn xem bài nầy xong có bài thơ tặng bạn :.
NGON THAY MỨT GỪNG
Tm tc khen ai to mt gng,
Ăn vào thm bng nóng bưng bưng.
Gng cay mui mn xưa nay nói,
Ngt đng vui bun vn vng vưng.
Gng nóng giúp thân thêm m áp,
Đường thơm thm dạ qun đau bng.
Ai ơi ngt mt rui sa by,
Gng nóng nuôi thân sc ly lng.
           Hồ Nguyễn (Cali: 01-1915).
Thân tặng Nguyễn thị Nhường và các bạn Cựu sinh THTN.
 

Về Thi Sĩ Trường Anh và bài hát "MƯA ĐÊM NAY"


NGUYỄN QUỐC NAM (Nonglamsuctayninh.com)

Trường Anh tên thật là Nguyễn Văn Trường sinh năm 1936, gia đình sinh sống căn cơ tại Rạch Sơn thuộc Quận Gò Dầu ( Hiếu Thiện) Tỉnh Tây Ninh. Phải nói ông là một người may mắn và hạnh phúc vì bút danh Trường Anh là tên ghép của ông và người yêu tên là Lê Thị Ngọc Anh cùng năm sinh với ông và cũng là hiền thê ông sau nầy. Bút danh Trường Anh vang vội với bài thơ Mưa Đêm Nay và cũng là tựa đề chính của tập thơ
Mưa Đêm Nay do thỉ sĩ Vũ Hoàng Chương đề tựa bằng chính thủ bút của mình và được tác giả xuất bản năm 1964 tại Sài Gòn.
Câu chuyện về bài thơ ,bài hát mưa đêm nay
           
Bài thơ Mưa đêm nay của thy sỹ Trường Anh đã ăn sâu trong tâm khảm những người yêu thơ ở Tây Ninh từ lâu và bay xa hơn nữa khi nhạc sỹ Anh Việt Thu phổ nhạc ( Ngoài ra Anh Việt Thu còn phổ nhạc một bài thơ của  Trương Anh với tựa bài nhạc là BẢY MÀU VANG) .Nhưng xuất xứ bài thơ, bài hát thì còn ít người chưa biết rõ. Xin cung cấp thêm tư liệu về bài thơ nầy:

Cuối năm 1959 thi sỹ Vũ Hoàng Chương đọc bài thơ MƯA ĐÊM NAY của thi sỹ Trường Anh người Tây Ninh và ông tự nhận Ngâm Lên thấy đổ xuôi về đúng hướng, vang dội vào đúng kích thước tâm tư  *”

Và ông tự hứa với mình: Tôi đã tự hứa với mình sẽ phải giới thiệu một cách xứng đáng cùng các bạn yêu thơ khi nào tác giả quyết định việc xuất bản. Lời hứa từ những 5 năm…*”. Sau đó nhạc sỹ tài hoa ANH VIỆT  THU có một thời gian làm thầy giáo dạy nhạc ở Tây ninh ( Trường trung học Tây Ninh những năm 1964-1965) đã phổ nhạc bài thơ này với giọng hát của ca sỹ HOÀNG OANH  chắp cánh cho bài thơ vốn đã hay càng bay cao và bay xa hơn nữa , đọng lại trong lòng khán thính giả đến tận hôm nay.

Nhân nhà thơ THIÊN HÀ người bạn thâm giao của nhạc sỹ Anh Việt Thu  (người đã được nhạc sỹ Anh Việt Thu phổ nhạc bài thơ Gió về miền xuôi ) có tặng tôi bản nhạc MƯA ĐÊM NAY do VIỆT NAM NHẠC TUYỂN ấn hành năm 1966, Minh Phát và Tinh Hoa Miền Nam phát hành.
Đã thu vào dĩa hát VIỆT NAM với giọng hát của ca sỹ HOÀNG OANH và ban nhạc NGHIÊM PHÚ PHI.
 Là người cũng từng có nhiều kỷ niệm với thi sỹ Trường Anh và kính mến nhạc sỹ Anh Việt Thu   ( hiện nay cả hai đã mất - Anh Việt Thu mất tại Sài Gòn 1975 - Trường Anh mất ở Gò Dầu ngày 19 – 11- 2005 tức trước ngày nhà giáo một ngày… ). Cầm bài nhạc trên tay, tôi muốn chia sẻ và giới thiệu đến các bạn thâm giao và mọi người bài thơ phổ nhạc vang dội một thời và còn mãi với thời gian.
                                          
Sài Gòn ngày 25-11-2008

Ghi chú:
 * Hình trên: nhà thơ Trường Anh và phu nhân
* Chữ in nghiêng Thủ bút của thi sỹ Vũ Hoàng Chương.                                              



Nguyên tác bài thơ
MƯA ĐÊM NAY
Trường Anh

Thăm thẳm đường trường, tôi, người cô độc.
Mòn gót giày cắm trọ quán đêm nay.
Mưa Cẩm Giang như niềm đau ai khóc.
Đường sụt sùi trong mấy nẻo truông lầy.
Cho cốc cà-phê, cô hàng xanh tóc!
 Tôi uống đắng cay,hay mắt em say?
Nghe đâu đây ai cười lên vỡ ngọc
Thấy đau chúng mình một kiếp trắng tay
Cố tri mấy đứa giờ đâu… lăn lóc.
Ở chực nằm chờ, hay giạt đó đây?
Tiền thân chúng mình có là con cóc
Thơ nghiến răng cho trời chuyển mưa bay?
Ta không phải chán đời mà trách móc
Khi những thằng hề không biết múa may.
Cô hàng xanh tóc, cà-phê đầy cốc,
Miệng em cười, nhạc đắng chở màu cay.
Cẩm-Giang ôi ! đây, ngày xưa tang tóc,
Xiềng khua chân rổn- rảng kiếp đi đày.
Lớp hưng phế xô nghiêng nhà tróc nóc
Mồ những ai nằm trăng lạnh gió lay?
Cổng biên thuỳ, lòng tham luôn dời cọc,
Rồi, với thời gian, người chết, xanh cây!
Cho thêm nữa cà-phê, sao em khóc ?
Ta hiểu rồi, lòng đã cảm thương vay.
Nhầu nát áo xanh mờ tràn bụi mốc
Chung một thuyền, thơ tâm sự dâng ai.
Nước sông Vàm Cỏ nguồn xuôi, trong lọc,
Có chắc mang hoa về quán ngày mai?
Cho thêm nữa đi, và em đừng khóc !
Trời hết đêm, rồi nắng sẽ dâng ngày.
Tôi, tôi là khách lữ hành cô độc
Vỡ lệ nằm nghe mưa quán đêm nay.
   
TRƯỜNG ANH.


Ngạc Nhiên Với "Cây Cầu Đi Thẳng Xuống Biển"

Con đường vượt biển hoành tráng dài hơn 15km mang tên The Oresund đã trở thành biểu tượng gắn kết hai quốc gia xinh đẹp ở xứ Bắc Âu.




Những công trình ở quanh đường biên giới luôn nắm vai trò rất quan trọng. Không chỉ là phân định ranh giới giữa các quốc gia, chúng còn là kiệt tác độc đáo và thú vị do con người tạo dựng. Con đường The Oresund nằm giữa biên giới của Đan Mạch và Thụy Điển chính là một ví dụ điển hình.

The Oresund được thiết kế bởi kiến trúc sư Đan Mạch George K.S. Rotne, bắt đầu từ thủ đô Copenhagen của Đan Mạch và kết thúc tại thành phố Malmo, Thụy Điển.

Điểm thú vị của con đường độc nhất vô nhị này chính là sự kết hợp diệu kỳ của một cây cầu và đường hầm xuyên lòng biển. The Oresund đón tiếp những vị khách đầu tiên vào ngày 1/7/2000.


Cây cầu với chiều dài 8km đưa khách du lịch còn đi xuyên qua một hòn đảo nhân tạo tuyệt đẹp có tên Peberholm.

Hòn đảo nổi tiếng bởi sự đa dạng thực vật với hơn 500 loài cây, đây cũng là nơi các loài chim cũng như loài cóc xanh chọn để trú ẩn và sinh nở.


Nguyên vật liệu để xây dựng nên điểm chuyển giao này đều được nạo vét từ dưới lòng đại dương.

Tiếp nối cây cầu hũng vĩ và hòn đảo xinh đẹp là đường hầm Drogden với chiều dài 4km.



Con đường gắn kết độc đáo bao gồm cả 4 làn xe trên đường bộ và đường dành riêng cho tàu hỏa.


Đa số hành khách lựa chọn tàu hỏa để di chuyển với chặng đường kéo dài 35 phút.

Nhờ có sợi dây kết nối này, người dân có thể thuận tiện đi lại và làm việc ở cả hai quốc gia.

Cây cầu rực rỡ trong đêm pháo hoa.

Toàn cảnh con đường có một không hai gắn kết hai quốc gia vùng Bắc Âu.

Cây cầu có 2 tầng, tầng trên dành cho ô tô và bên dưới dành cho tàu hỏa


Vài nét về cây cầu đặc biệt này
Cầu và hệ thống đường hầm xuyên biển này được xây dựng từ năm 1995 và hoàn thành nó vào tháng 1 năm 2000. Cây cầu có tổng chiều dài là 16km nối liền giữa 2 quốc gia Đan Mạch và Thụy Điển. Từ khi hoàn thành nó đã trở thành một biểu tượng ngoại giao của 2 đất nước.

Rốt .- Từ Webtretho


Nguồn: Foody - Giựt mình với cây cầu biến mất giữa biển

Tự trách mình hay trách người khác

(Ảnh: epochtimes.com)
(Ảnh: epochtimes.com)
Trong mâu thuẫn, liệu chúng ta chỉ trích người khác hay nhìn vào trong là một thước đo cảnh giới tinh thần của chúng ta. Có câu nói rằng, “Phải có hai người để nhảy một điệu tăng-gô”, nghĩa là bất cứ xung đột nào ở thế giới con người cũng đều không gây ra chỉ bởi một phía. Nói cách khác, cả hai bên đều nên xem xét chính mình, và liệu họ có làm được điều này hay không sẽ quyết định kết quả.
Trong Luận Ngữ, đức Khổng Tử nhiều lần đàm luận về vấn đề trách kỷ hay trách nhân. Một số ví dụ là “Quân tử yêu cầu chính mình, tiểu nhân yêu cầu người khác”, hay “Tự hỏi bản thân trước khi trách người khác là xa rời sự oán hận”. Theo ý hiểu của tôi, đức Khổng Tử muốn nói nếu một người nghiêm khắc với bản thân và khoan dung với người khác, thì sẽ có ít người oán trách anh ta hơn. Bậc thánh hiền khác với người bình thường ở chỗ trách mình thay vì trách người khác, và tha thứ cho người khác hơn là tha thứ cho mình. Từ quan hệ vua-tôi ở quốc gia, cho tới xã giao thông thường, nếu hai bên đều có thể nhìn vào bản thân trước, thì mâu thuẫn sẽ dễ giải quyết hơn nhiều. Ngược lại, phàn nàn và chỉ trích lẫn nhau sẽ chỉ khiến tích tụ oán hận, tăng cường mâu thuẫn và rạn nứt quan hệ. Nhiều bất hạnh trong cuộc sống xảy ra chỉ vì những người liên quan không phản tỉnh, mà oán hận và chỉ trích lẫn nhau. Nếu một cá nhân thường xuyên tìm kiếm thiếu sót của bản thân và quan tâm tới người khác, thì có thể tránh được nhiều mâu thuẫn. Mang theo tâm thái tường hòa và an tĩnh, chúng ta có thể tạo ra một môi trường hạnh phúc cho mình và người khác, cũng như toàn xã hội.
Trung Quốc có nền văn hóa và lễ nghi với 5.000 năm lịch sử. Tuy nhiên, từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền 60 năm trước, sự tàn bạo và tẩy não của nó thông qua giáo dục đã tẩy sạch đức tính khiêm tốn và nhún nhường trong văn hóa truyền thống. Đây là một sự kiện mà tôi đã chứng kiến khi ở Trung Quốc. Trên một chiếc xe buýt đông đúc, một người đàn ông trung niên vô tình va phải một người thanh niên. Người thanh niên nói: “Ông bị mù à?” Người đàn ông trung niên nổi giận và họ xô xát với nhau. Cả hai đều bị đánh chảy máu, nhưng không ai chịu dừng cho tới khi cảnh sát tới. Vào cuối năm 2005, trên tuyến xe buýt 726 ở Bắc Kinh, tôi đã chứng kiến một sự cố khác. Nữ nhân viên bán vé đã tranh cãi với một cô gái 14 tuổi rằng liệu cô gái có phải trả thêm phí hay không, bởi vì cô gái vẫn không xuống khi xe đã dừng đúng bến. Họ đánh nhau, và cô bán vé đã đánh cô gái ngã xuống sàn. Cô gái ngất xỉu, không thể tỉnh lại, và chết sau đó. Sau khi ra khỏi Trung Quốc, tôi thấy rằng khi người ngoại quốc vô tình chạm phải nhau ở chỗ đông người, họ lịch thiệp xin lỗi thay vì trách móc người khác.
Bởi vậy, nếu một người chỉ trích người khác và phàn nàn về mọi thứ, người ấy đang che đậy lỗi lầm và trốn tránh trách nhiệm. Nó sẽ dẫn tới tranh cãi không cần thiết và tạo ra những rào cản lớn hơn giữa mọi người. Cách duy nhất để giải quyết xung đột là nhìn vào trong và xem xét chính mình. Do đó, thay vì trách người khác, chúng ta nên tìm lỗi lầm và thiếu sót ở bản thân. Bằng cách đó, chúng ta sẽ không ngừng thăng tiến và bước đi trên con đường Đạo.

Thơ Xướng Họa: Uống Rượu Một Mình


Bài Xướng :

Uống rượu một mình vui được sao ?
Nuốt mồi không đặng, bụng cồn cào
Một ly- nhớ bạn nơi xa ấy
Hai bát - chờ ai ở chốn nao
Nửa vại - ảnh hình như đảo lộn
Trọn vò - nhận thức đã tiêu hao
Đất trời chao đảo, bình nghiêng đổ
Giun dế cùng ta tiếp tục nào !
             
                           Phương Hà


BÀI HỌA : SAY NGUYÊN HỦ RƯỢU

Thất chí mình tôi đánh chén sao ?
Mồi thơm chẳng nhấm dạ như cào !
Ly này - uống cạn thay cho bạn,
Tô nữa - sạch trơn chẳng núng nao !
Đi đứt một vò cao tửu lượng,
Chơi thêm cả vại mới hư hao !
Say nguyên hủ rượu mờ con mắt,
Tối, sáng, phờ râu hết biết nào !

Mai Xuân Thanh kính họa
Ngày 29 tháng 08 năm 2015

KHÔNG AI ĐỐI ẨM

Lạc lõng ngồi đây uống rượu sao ?
Không ai đối ẩm, ruột gan  cào
Một ly nhấm nháp, men cay dịu,
Cạn bát đưa hơi dạ chớ nao !
Lẻ bạn niềm riêng tương tiến tửu,
Cô đơn nỗi nhớ chén âm hao !
Một vò chẳng thấm ... mờ hư ảo,
Hết hủ ôm bàn ngáy lúc nào !

Mai Xuân Thanh kính họa
Ngày 29 tháng 09 năm 2015




Câu chuyện người thiếu phụ và ba tên trộm

Có một thiếu phụ mang theo một con lừa và một con dê rừng vào thành để bán, trên cổ của con dê rừng có đeo một cái lục lạc. Cuối cùng cả dê và lừa, thậm chí ngay cả quần áo trên người đều bị trộm mất. Rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra?
                                                                   (Ảnh từ Internet)
Có ba tên trộm đã nhìn thấy, một tên trong số đó nói: “Tôi sẽ đi ăn trộm con dê rừng mà thiếu phụ kia sẽ không hay biết gì cả”.
Một tên trộm khác nói: “Tôi sẽ dắt trộm con lừa ngay từ trong tay người thiếu phụ kia”.
Tên trộm thứ ba nói: “Cái này có khó gì, tôi có thể lấy trộm hết toàn bộ quần áo đang mặc trên người thiếu phụ kia”.
Tên trộm thứ nhất ngay tại chỗ rẽ của con đường đã lén lén đến gần con dê rừng, cởi bỏ cái lục lạc xuống, buộc vào đuôi con lừa, sau đó dắt con dê rừng đi. Người thiếu phụ nhìn quanh một lượt, phát hiện dê rừng không thấy đâu nữa, liền bắt đầu tìm kiếm
Lúc này, tên trộm thứ hai đi đến trước mặt thiếu phụ, hỏi bà đang tìm kiếm gì, thiếu phụ nói bà đã bị mất một con dê rừng. Tên trộm nói: “Tôi đã nhìn thấy, vừa nãy có một người dắt theo một con dê rừng đi ra khỏi khu rừng này, bây giờ vẫn còn có thể đuổi kịp được”.
Thiếu phụ cầu khẩn người này dắt con lừa thay bà, còn mình thì đuổi theo lấy lại con dê rừng. Tên trộm thứ hai đã nhân cơ hội dắt trộm con lừa đi mất.
Người thiếu phụ từ trong rừng trở về, con lừa cũng không thấy đâu nữa
Bà vừa đi đường vừa khóc, đang đi đang đi, bà nhìn thấy bên cái đầm nước có một người ngồi đó, cũng đang khóc. Thiếu phụ hỏi anh ta đã xảy ra chuyện gì.
Người đó liền nói, anh ta đã làm rớt một cái túi xuống hồ, ai mà giúp anh ta nhặt lên thì sẽ tặng cho người đó hai mươi thỏi vàng
Người kia nói: “Ông chủ nhờ tôi đem một túi vàng vào trong thành, vì đi đường quá mệt mỏi, tôi bèn ngồi nghỉ ở bên đầm này, không ngờ đã ngủ quên mất, trong giấc mơ đã ném cái túi đó xuống đầm nước rồi”.
Thiếu phụ hỏi sao anh không xuống vớt cái túi đó lên. Người đó nói: “Tôi sợ nước, bởi vì tôi vốn không biết bơi, nếu ai có thể vớt túi vàng này lên đây. Tôi hứa sẽ tặng cho người đó hai mươi thỏi vàng”.
Người thiếu phụ mừng rỡ, nghĩ thầm trong lòng rằng: “Chính là vì người ta đã lấy trộm mất con dê rừng và lừa của mình, nên ông trời mới ban hạnh phúc cho mình”. Thế là, bà liền cởi bỏ quần áo bên ngoài, lặn xuống nước, nhưng dù cố gắng đến mấy bà cũng tìm không thấy túi vàng kia đâu. Khi bà từ dưới nước bò lên bờ, thì phát hiện quần áo không thấy đâu nữa. Thì ra tên trộm thứ ba đã lấy trộm quần áo của bà đi mất.
Cảm ngộ
Đây chính là ba cạm bẫy lớn của đời người: sơ suất, cả tin và tham lam.
Thế gian đầy rẫy những giả tướng mê hoặc người ta, bản tính con người luôn tồn tại chỗ thiếu sót, làm việc tuyệt đối không được sơ suất, không nên nhẹ dạ cả tin người khác, tham lam luôn sẽ nhận phải sự trừng phạt.
Hãy nhớ kỹ đời người có ba điều cấm kỵ lớn, hãy là người quyết định sáng suốt. Nhẹ dạ cả tin người khác luôn sẽ phải trả giá.
Đừng có khoác lác rằng bên mình có bao nhiêu bè bạn, đừng nói bạn quen biết bao nhiêu người, mà hãy xem những lúc bạn khó khăn vẫn còn có bao nhiêu người quen biết bạn.
Những người hàng ngày cùng với bạn ăn ăn uống uống, khi có chuyện không nhất định họ sẽ giúp đỡ bạn. Bạn bè, chỉ cần chất lượng, không cần số lượng, cả một xe khoai tây, không bằng một viên minh châu.
Mình có một quả táo, chia cho bạn một nửa, đây chính là tình bạn.
Mình chỉ ăn một miếng, còn lại đều đưa cho bạn, đây chính là tình yêu.
Mình một miếng cũng không ăn, đưa cho bạn toàn bộ, đó chính là cha mẹ bạn.
Mình đem giấu thật kỹ, nói với người khác rằng mình cũng đói rồi, đây chính là xã hội.
Người đàn ông khi một lần rơi vào cảnh nghèo khó, mới biết được người phụ nữa nào yêu mình thật sự. Người phụ nữ có một lúc nào đó dung mạo trở nên già xấu đi, mới biết được người đàn ông nào sẽ không rời khỏi mình. Con người ta chỉ có rơi vào sa sút một lần, mới biết được ai thật lòng quan tâm đến bạn.
Tình bạn, không phải vì bạn có tiền tôi mới đi theo. Tình yêu, không phải vì bạn xinh đẹp tôi mới để mắt đến.

Những gì thời gian để lại, không phải giàu sang, không phải vẻ đẹp mà là sự chân thành.
Sưu tầm

10 Điểm Hành Hương Lớn Nhất Thế Giới








Thánh địa Mecca, Varanasi và bức tường Than khóc là những nơi được trang Telegraph liệt kê vào danh sách điểm hành hương lớn nhất thế giới.

 
Mecca
Hajj là cuộc hành hương hàng năm đến thánh địa Mecca, Arab Saudi. Mỗi năm, hàng trăm nghìn người Hồi giáo tập trung lại và thực hiện các nghi lễ. Họ đi bộ quanh khối hình lập phương Ka'aba 7 lần theo hướng ngược chiều kim đồng hồ; uống nước từ giếng Zamzam; ném đá vào các cột Satan tại Jamarat; dành một đêm ở Muzdalifa; chạy qua lại giữa ngọn đồi Al-Safa và Al-Marwah.
Đầu tháng 9, một chiếc cần cẩu đã đổ sập vào đại thánh đường, nơi Ka'aba tọa lạc, làm ít nhất 107 người chết. Cuộc hành hương Hajj năm nay đang diễn ra dưới sự giám sát an ninh chặt chẽ, nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố.
 
Núi Arafat
Đây là một địa điểm quan trọng khác trong cuộc hành hương Hajj, ở phía đông của Mecca. Các tín đồ phải đứng ở đây khi cầu nguyện trong suốt tuần). Theo truyền thuyết Hồi giáo, nhà tiên tri Muhammad thuyết giáo từ ngọn đồi đá granite 70 mét này. Ảnh: Rferl
 
Bodh Gaya
Bodh Gaya hay Bồ Đề Đạo Tràng, vùng đất thuộc bang Bihar, Ấn Độ được tín đồ Phật giáo coi là nơi linh thiêng nhất vì tại đây, Đức Phật đạt tới sự giác ngộ. Nơi này hiện là nơi tọa lạc của ngôi đền Mahabodhi (Đại Giác Ngộ tự) với tòa tháp cao 55 mét. Cách Gaya vài km về phía bắc là đền thờ Vishnupad, một địa điểm chủ yếu dành cho người theo đạo Hindu. Ảnh: LA Times
 
Varanasi
Theo tín ngưỡng Hindu, Varanasi, Ấn Độ là vùng đất thiêng, nơi các tín đồ tiến hành hỏa táng những người thân yêu đã mất và gột sạch tội lỗi cho họ.  Ảnh: Roughguides
 
Bức tường Than khóc
Bức tường phía Tây hay bức tường Than khóc - một phần của đền Mount, Jerusalem - là nơi linh thiêng nhất đối với người Do Thái. Nghi lễ Bar Mitzvah dành cho những chàng trai đến tuổi phục tùng các điều luật của Do Thái giáo, thường xuyên diễn ra ở đây. Khách hành hương khi đến đây cũng sẽ viết lời ước nguyện lên giấy và nhét vào kẽ tường (có khu vực riêng cho nam giới và phụ nữ). Ảnh: Travelblog.
 
Imam Reza
Nhà thờ và lăng mộ Imam Reza ở Mashhad, Iran là điểm hành hương quan trọng đối với người Hồi giáo từ thế kỷ thứ 9. Hầu hết nơi này mở cửa cho cả người không theo đạo Hồi, không giống như Mecca. Ảnh: AP
 
Via Dolorosa và Nhà thờ Mộ Thánh
Way of Suffering là một con đường ở Jerusalem, nơi được cho là Chúa Jesus đã đi lên cây thánh giá và bị đóng đinh. Nó nối liền với pháo đài Antonia với nhà thờ Mộ Thánh - được xây dựng tại nơi người ta tin Chúa Jesus đã chết. Đây là một trong những địa điểm hành hương quan trọng nhất của người theo Kitô giáo trên thế giới. Ảnh: CNN
 
Kumbh Mela
Khoảng 80 triệu người theo đạo Hindu tham gia vào lễ hội Kumbh Mela - khiến nó trở thành cuộc hành hương lớn nhất thế giới. Bốn địa điểm ở Ấn Độ sẽ luân phiên trở thành nơi hành hương gồm Allahabad, Haridwar, Nashik và Ujjain. Năm nay, Kumbh Mela kết thúc vào ngày 25/9. Cuộc hành hương 2016 sẽ được tổ chức tại Ujjain từ 22/4 đến 21/5. Ảnh: AFP
 
Rome
Khách hành hương tới Rome, Itlay thường ghé thăm 7 nhà thờ. Một trong những điểm dừng chân nổi tiếng nhất là nhà thờ Thánh Peter tại Vatican. Ảnh: Everythingesteban
 
Walsingham 
Đây là điểm hành hương của người theo Kito giáo, nằm ở Norfolk, Anh. Từ thế kỷ 11, hàng triệu người đã đổ về đây bởi có ngôi nhà mà Richeldis de Faverches xây dựng dựa trên giấc mơ về Đức mẹ Maria. Tuy ngôi nhà bị phá hủy năm 1539 nhưng hàng năm khoảng 300.000 người vẫn hành hương về đây.
Vy An

Thơ Xướng Họa : NIỀM RIÊNG -: Trần Văn Dật & Hoàng Đằng

  Niềm Riêng - Trần Văn Dật & Thơ họa: Niềm Riêng - Hoàng Đằng   Niềm Riêng Quê hương nhìn lại ngái xa rồi Từ giã ra đi lúc thiế...