Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Mực nước biển dâng cao đáng báo động trên toàn thế giới, New York đối mặt với nguy cơ cao nhất ở Mỹ

The New York City skyline on Oct. 19, 2009. New York's average sea level rise in the past 23 years is higher than the global average. (Spencer Platt/Getty Images)
New York City skyline vào ngày 19 tháng 10 năm 2009. Mực nước biển trung bình của New York tăng hơn so với mức trung bình của thế giới trong vòng 23 năm qua.(Ảnh của Spencer Platt/Getty)
Trong vòng 23 năm qua, hầu hết các nơi trên thế giới đã và đang trải qua tình trạng mực nước biển dâng cao, theo Josh Willis, nhà khoa học phụ trách dự án Vệ tinh quan sát hải dương Jason-3 của NASA với nhiệm vụ đo sự gia tăng của mực nước biển từ không gian.
Trong video ngắn “Xem mực nước biển dâng từ vệ tinh”, ông Willis đã nói về xu hướng toàn cầu của các mức độ gia tăng của mực nước biển, theo đó nó đã tăng lên khoảng gần 3 inches (7,62 cm) kể từ năm 1992 đến nay.
Ông cho rằng: “Các đại dương hấp thụ hơn 90% nhiệt của từ các loại khí thải của nhà kính khiến thể tích của nước biển tăng dẫn đến mực nước biển dâng lên”.
Ông Willis giải thích rằng “Khi nước nóng lên, nó chiếm nhiều diện tích hơn, điều này khiến mực nước biển dâng và đồng thời, khi các sông băng và các lớp băng tan ra, thêm lượng nước vào trong đại dương, giống như khi bạn bật vòi nước trong bồn tắm”.

Mức nước dâng ở Đại Tây Dương là đáng báo động

Mạng sống của hàng trăm triệu người trên thế giới đang sinh sống ở các đường bờ biển có thể bị đe dọa do mực nước biển dâng, và tình trạng ở Đại Tây Dương đặc biệt nghiêm trọng vì ở đây mực nước biển đã và đang “tăng một cách rất đáng báo động”.
Nhiệt bị đẩy dọc Thái Bình Dương bởi các dòng hải lưu như El Niño (xuất hiện 3 hoặc 4 năm 1 lần). Theo Cục Quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), gió mậu dịch đẩy nước ấm bên trên đến Tây Thái Bình Dương gây ra “những hậu quả nghiêm trọng”.
Một trong những hậu quả để lại là lượng mưa tăng ở khắp khu vực phía Nam của Mỹ và ở Peru, gây ra lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng ở Tây Thái Bình Dương. Dao động Thập kỉ Thái Bình dương là một kiểu giống như El Niño với dòng hải lưu mạnh hoạt động trong chu kì 20-30 năm có ảnh hưởng rõ rệt đến các đường bờ biển.
Theo nhóm các nhà khoa học của NASA trong tin tin tức công bố gần đây, tình trạng này không giống nhau trên toàn thế giới.
Ông Willis đã đưa ra ý kiến trong tin tức được phát hành “Mực nước biển dọc Bờ phía Tây của Mỹ thực sự đã và đang giảm dần trong vòng 20 năm qua vì có các chu kì tự nhiên lâu dài đang ẩn đi tác động của hiện tượng trái đất đang ngày càng nóng dần lên”.
Tuy nhiên, ông dự kiến mực nước biển sẽ dâng một cách nhanh chóng ở Bờ phía Tây trong vòng 10 năm tới khi khu vực này hồi phục từ sự giảm mực nước biển tạm thời.

New York cao hơn mức trung bình của thế giới

Tuy thế, dọc theo bờ biển của New York không phải chịu tình trạng thiếu nước. Bang này đã ước tính 1,850 dặm ven bờ thủy triều đã và đang trải qua mức dâng của nước biển chưa từng thấy trước đây.
Tại New York, theo Sở Bảo vệ môi trường New York (NYDEC), mực nước biển tăng tối thiểu 1 foot (0,3 mét) từ năm 1900. Khoảng thời gian giữa năm 2009 và 2010, mực nước biển phía Bắc New York đã tăng 5 inches (12.7 cm), theo một bài báo trong tạp chí Nature Communications.
Thành phố New York tọa lạc dọc 520 dặm bờ biển (836.85 km) với một cơ sở hạ tầng ngầm rộng lớn. Thành phố này được xếp loại là cộng đồng ven biển lớn nhất ở Mỹ có các nguy cơ cao về biến đổi khí hậu trong phiếu dữ kiện của NOAA.
Vì không có đường thoát hiểm dễ dàng nên thành phố New York đặc biệt có nhiều khả năng phải gánh chịu các cơn bão ven biển và các sự dâng lên của nước biển. Trong báo cáo đã được chuẩn bị bởi Trung tâm Luật về sử dụng đất ở Đại học Luật Pace, nhiệt độ trung bình hàng năm của thành phố New York được dự đoán sẽ tăng khoảng 4-7.5 độ F vào khoảng cuối thế kỉ này. Báo cáo này dự đoán rằng lượng mưa tăng 5-10 % và mực nước biển tăng 12-23 inches (0.3-0.58 m).
Vào năm 2100, NYDEC dự đoán mực nước biển dọc theo bờ biển của New York có thể từ tăng từ 18-50 inch (0.457 -1.27m ) so với hiện nay, với  khả năng thậm chí tăng lên 75 inch (1.9 m).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỖI NHỚ THÁNG TƯ - Thơ MP. Trường Giang Thủy

NỖI NHỚ THÁNG TƯ   Ngóng tìm gì cõi xa xăm, Người xưa ư...bóng phù vân cuối trời! Còn gì mà đợi...cả đời, Cố nhân xa khuất ...