Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

COP 21: Thời Khắc Lịch Sử Của Nhân Loại

"Tôi không thấy có sự phản đối nào. Tôi tuyên bố hiệp định Paris về khí hậu được thông qua", ngoại trưởng Pháp Laurent Fabus đã gõ búa, không cầm được xúc động và cả hội trường đứng dậy vỗ tay và ôm hôn nhau, đánh dấu  thời khắc sử của nhân loại, lần đầu tiên một hiệp định về khí hậu được thông qua.
Tối ngày 12/12/2015 theo giờ Việt Nam, 195 quốc gia và Liên minh châu Âu tham dự Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu (COP 21) đã thông qua hiệp định đầu tiên về về biến đổi khí hậu, sau 2 tuần đàm phám marathon, cam go, đầy kịch tín và 4 năm đàm phán bền bỉ. Tất cả các bên tham gia , từ nước chủ nhà, Liên hợp quốc, các quốc gia thành viên cho đến các tổ chức phi chính phủ đều hài lòng, đương nhiên với mức độ khác nhau.
Trước hết, cần khảng định rằng hiện định là một  thắng lợi mang tính lịch sử xuất phát từ sự thỏa hiệp chưa từng có trong quan hệ quốc tế giữa gần như toàn bộ quốc gia trên hành tinh,  từ các quốc gia "thủ phạm" gây ra biến đổi khi hậu cho đến các quốc gia "nạn nhân", thể hiện trách nhiệm của những nhà đàm phán làm việc trên tinh thần đoàn kết vì lợi ích chung của nhân loại, đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích riêng của mỗi quốc gia mà họ đại diện.
COP, biến đổi khí hậu, Paris,
Ảnh minh họa: Green Report
Hiệp định dài 31 trang, chứa đựng những  điểm chủ chốt thể hiện  tham vọng của nước chủ nhà và quyết tâm thành công của các quốc gia tại Cop 21. Qua nội dung hiệp định, ta có thể rút ra nhiều điều bổ ích về đàm phán quốc tề đa phương, đặc trưng cơ bản của quan hệ quốc tế ở thế kỷ XXI  và nhất là về vấn đề mang tính sống còn đối với nhân loại: biến đổi khí hậu do con người tự gây ra do cuộc chạy đua vì phát triển không bền vững.
Ngưỡng 2°C  và có thể 1,5°C
Hiệp định đạt được là đầy tham vọng, ngoài dự kiến, vượt mục tiêu ban đầu đề ra là đến năm 2100 cố gắng duy trì mức tăng nhiệt độ dưới 2°C  và có thể 1,5°C so với thời điểm tiền công nghiệp.
Nếu như vậy thì phải loại bỏ gần như là hoàn toàn việc sử dụng  năng lượng hóa thạch. Mức 1,5°C -đòi hỏi của các nước ven biển nạn nhân đầu tiên của mực nước biển dâng cao- gần như là phi thực tế theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nhưng nó mang tính biểu tượng thể hiện quyết tâm chính trị của COP 21 và buộc mọi quốc gia phải nỗ lực theo mức độ trách nhiệm của mình.
Trên cơ sở bình đẳng
"Trách nhiệm chung nhưng khác nhau" đã được ghi  trong công ước 1992 của Liên hợp quốc và được nhắc lại trong hiệp định,  thể hiện rõ nỗ lực chia sẻ của mọi quốc gia tùy thuộc mức độ giầu, nghèo của từng nước. Các nước phát triển phải  thể hiện quá trình "cắt giảm  khí thải bằng các con số tuyệt đối", các nước đang phát triển cũng phải "cố gắng giảm bớt lượng khí thải tùy theo  bối cảnh của từng nước"; nói cách khác, có tính đến mức độ phát triển của từng nước. Đồng thời, hiệp định cũng nhấn mạnh rằng  các nước có nền kinh tế phát triển phải "giúp đỡ các nước đang phát triển".
"Mức trần" 100 tỷ USD
Để trả "món nợ khí hậu" đối với nhân loại, các nước giầu cam kết sẽ đóng góp 100 tỷ USD cho đến 2020  để giúp các nước nghèo, và hơn thế nữa sau 2020 nhằm đối phó với hậu quả của biến đổi khí hậu, hạn hán, lụt lội, bão  và mực nước biển dâng cao.
Hiệp định quy định rõ đó là "mức trần" đóng góp, nhưng đến 2025 , nó phải được nâng lên bằng con số cụ thể. Đây thực sự là điều khoản mang tính bắt buộc đối với các nước giầu mặc dù các nước nghèo chưa thực sự thảo mãn.
"Không có đền bù đối với mất mát và thiệt hại"
Đây là điểm rất nhạy cảm đối với các nước bị đe dọa nhất vì biến đổi khí hậu. Hiệp định chỉ thừa nhận "sự cần thiết tránh, giảm đến mức tối thiểu và khắc phục những mất mát và thiệt hại  do hậu quả xấu của biến đổi khí hậu, kể cả những hiện tượng thời tiết đột biến xấu nhất (bão, lụt) và những hiện tượng xảy ra từ từ (mực nước dâng cao), cũng như vai trò của phát triển bền vững trong việc giảm thiểu mất mát và thiệt hại".
Hiệp định không ghi rõ "trách nhiệm hay đền bù"  của các nước giầu đối với những thiệt hại mà các nước đang phát triển phải gánh chụi, nhưng đây cũng là một sự thỏa hiệp đầy trách nhiệm của các nước giầu và sự nhượng bộ của các nước nghèo.
Các cam kết được xem xét lại sau năm năm
Đây là một điểm chính của hiệp định. "Sự đóng góp được đưa ra tùy thuộc mức độ của các quốc gia", nói cách khác, lời hứa cắt giảm khí thải có hiệu ứng nhà kính mà các nước đa cam kết tại hội nghị còn rất xa so với nhu cầu hạn chế mức tăng  nhiệt độ ở 2°C và càng không thể đạt mức 1,5°C.
Đến nay, đã có 186 nước đưa ra cam kết và như vậy chỉ đạt mức duy trì tăng nhịp độ 3°C, rất xa với mục tiêu. Những cam kết này được đưa vào phụ lục hiệp định, nhưng không mang tính bắt buộc.
Hiệp định có hiệu lực  năm 2020 và như vậy đến năm 2025 các cam kết này mới được xem xét lần đầu tiên. Các tổ chức phi chính phủ cho rằng thời điểm 2025 là quá muộn; Mỹ, Liên minh, châu Âu, Braxin và 20 nước đang phát triển gặp nhau tạo thành một nhóm năng động, cam kết bền lề hội nghị sẽ bắt đầu xem xét nhưng cam kết  của họ vào năm 2020.
Khả năng rút khỏi hiệp định
Để có hiệu lực vào năm 2020 hiệp định phải có tối thiểu 55 nước gia nhập và chiếm ít nhất 55% tổng khối lượng khí thải có hiệu  ứng nhà kính hiện nay. Nhưng, "bất cứ lúc nào, sau thời hạn ba năm sau khi hiệp định có hiệu lực đối với một quốc gia", quốc gia này có thể rút khỏi hiệp định bằng một  văn bản thông báo.
Đánh giá về hiệp định mang tính lịch sử này, Chủ tịch hội nghị, ngoại trưởng Pháp, Laurent Fabus đã nói: "một hiệp định thể hiện mức độ  trách nhiệm chung khác nhau, đúng đắn, năng động, công bằng và mang tính bắt buộc về pháp lý… Văn bản thể hiện sự cân bằng tốt nhất có thể, một sự cân bằng vừa mạnh mẽ, vừa tế nhị cho phép mỗi phái đoàn ra về ngẩng cao đầu với những thành quả quan trọng đã đạt được".
Sau đàm phán sẽ là phê chuẩn và ký chính thức hiệp định. Đây cũng sẽ là một cuộc đàm phán không hề dễ dàng, đòi hỏi trách nhiệm của mỗi quốc gia, của những người đứng đầu nhà nước, chính phủ và của cả các vị nghị sĩ và các tác nhân khác, tránh để hiệp định chỉ là một văn bản chết, trước sự sống còn của nhân loại.
Dương Tuấn Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét