Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

8 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú

  1. Những cột ánh sáng

Không giống như Bắc Cực Quang, các cột ánh sáng là một hiện tượng riêng biệt. Ở mức nhiệt độ đóng băng, các tinh thể băng hình đĩa bát diện có thể hình thành nên một đám sương tinh thể gần mặt đất. Khi mặt trời ở gần sát đường chân trời, bề mặt của các tinh thể sẽ phản chiếu ánh sáng mặt trời thành những chùm thẳng đứng.
 Colonnes lumineuses au niveau des pistes de ski de Ruka, en Finlande. (Timo Newton-Syms/Flickr)
Cột ánh sáng ở khu trượt tuyết Ruka, Phần Lan. (Timo Newton-Syms / Flickr)

Colonnes lumineuses au dessus de Laramie Wyoming, USA, par une nuit froide de janvier. (Christophe Geisler/Wikimedia Commons)
Cột ánh sáng ở Laramie Wyoming, Mỹ, vào một đêm lạnh tháng Giêng. (Christopher Geisler / Wikimedia Commons)

  1. Sét ở sông Catatumbo

Cửa sông Catatumbo tại Venezuela gần như liên tục được sét chiếu sáng. Ở đây sét nhiều đến nỗi người dân bản xứ gọi nó là “sông lửa trên bầu trời”.
Khu vực này vừa nhận được kỷ lục Guinness là nơi tập trung nhiều sét nhất trên thế giới.
Sách kỷ lục Guinness cho biết trên tờ Huffington Post rằng trung bình mỗi năm khu vực này có sét đánh gần 250 lần trên diện tích 1 mét vuông. Có tới 300 đêm có sét một năm, sét thường bắt đầu xuất hiện lúc hoàng hôn và chỉ dừng lại khi bình minh lên.
Éclairs sur le fleuve rio Catatumbo. (Wikimedia Commons)
Những tia sét chiếu sáng trên sông Catalumbo. (Wikimedia Commons)

  1. Cầu vồng Brocken

Hiện tượng này khiến hình dáng con người dường như được bao bọc bởi ánh sáng. Các nhà khí tượng học cũng gọi chúng là ánh hào quang. Bóng của người quan sát dường như được bao bọc bởi những quầng cầu vồng. Hiện tượng kỳ thú này có thể được quan sát trên các đỉnh núi cao nhưng nó hay xảy ra trên một đỉnh núi ở Đức, núi Brocken, nên đó cũng là tên của hiện tượng này.
Spectre de Brocken sur le pic de Grisedale, à Cumbria en Angleterre. (Andrew Smith/Wikimedia Commons)
Cầu vồng Brocken trên núi Ontake, tỉnh Nagano, Nhật Bản (Wikimedia Commons)
  1. Mây trứng (mammatus)

Những đám mây Mammatus thường đi liền với những cơn bão.
Các nhà khoa học đã thiết lập một số giả thuyết để lý giải  cho hình dáng của đám mây này, nhưng cho đến nay, hiện tượng này vẫn chưa được hiểu rõ.
Des nuages mammatus au dessus de la ville de Régina, Saskatchewan, au Canada, le 26 juin 2012, suite à une alerte rouge de tempête et à un avis de tornade (Craig Lindsay/Wikimedia Commons)
Những đám mây Mammatus ở trên bầu trời thành phố Regina, Saskatchewan, Canada, ngày 26 tháng 6 năm 2012, theo sau đó là một cảnh báo đỏ về bão và lốc xoáy (Craig Lindsay / Wikimedia Commons)

  1. Mây muống (Morning Glory Mây)

Cũng giống như mây Mammatus, những đám mây muống là một hiện tượng thời tiết mà các nhà khoa học chưa lý giải được thấu đáo. Mây hình thành những con lăn cách mặt đất từ 1 đến 2 km, và chúng có thể kéo dài hơn 1000 km.
Mặc dù hiện tượng này xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng  thường xảy ra vào mùa xuân ở  Burketown, Úc. Mây có thể di chuyển từ 60 đến 70 km / h, ngay cả khi gió nhẹ.
Une vue aérienne des morning glory clouds près de Burketown, Australie (Mick Petroff)
Nhìn từ trên không những đám mây muống gần Burketown, Úc (Mick Petroff)

  1. Mặt trời ảo (Parhélie)

Parhelie còn được gọi là “mặt trời giả”, phản ánh những hình ảnh của mặt trời khúc xạ qua các tinh thể băng trong không khí.
Tùy thuộc vào sự định hướng của các tinh thể, người quan sát sẽ thấy hoặc một vầng hào quang hay một mặt trời ảo.
Deux parhélies. (Wikimedia Commons)
Hai mặt trời ảo. (Wikimedia Commons)

  1. Mây dạng thấu kính

Khi không khí gặp một dãy núi, chúng phải nâng lên để vượt qua  chướng ngại vật. Nếu không khí ẩm và đủ lạnh để ngưng tụ, thì sẽ hình thành những đám mây dạng thấu kính ở đỉnh núi.
Nuages lenticulaires sur le mont Hotaka au Japon (Wikimedia Commons)
Mây dạng thấu kính trên núi Hotaka tại Nhật Bản (Wikimedia Commons)

Nuages lenticulaires. (Shutterstock)
Những đám mây dạng thấu kính. (Shutterstock)

  1. Cầu vồng lửa

Cầu vồng lửa là một hiện tượng xảy ra khi mặt trời lên cao, và các tinh thể băng hình lục giác lẫn trong những đám mây.
Hiện tượng này thường được quan sát từ trên cao, khi những đám mây ti được hình thành mỏng và thưa.
Chỉ có thể nhìn thấy hiện tượng này khi mặt trời ở góc giữa 58° và 90° so với đường chân trời, lý tưởng khoảng 68°. Điều này giải thích tại sao chúng ta không quan sát thấy vào giữa mùa đông và tại sao vĩ độ là một yếu tố quan trọng cho một hiện tượng như vậy xảy ra. Càng đi về phía bắc, thì cơ hội càng giảm.

Arc circumhorizontal (Shutterstock)
Cầu vồng lửa (Shutterstock)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thơ Xướng Họa : NIỀM RIÊNG -: Trần Văn Dật & Hoàng Đằng

  Niềm Riêng - Trần Văn Dật & Thơ họa: Niềm Riêng - Hoàng Đằng   Niềm Riêng Quê hương nhìn lại ngái xa rồi Từ giã ra đi lúc thiế...