Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Trung Cộng: Lời Xin Lỗi Muộn Màng Sau 50 Năm Cuộc Cách Mạng Văn Hóa 1966 Của Một Hồng Vệ Binh



FM974
Chuyện Thế Giới Trong tuần
Thứ hai 23/05/2016



    Khi cuộc cách mạng văn hóa bắt đầu vào tháng năm năm 1966, 50 năm trước đây, Yu Xiangzhen đang là một học sinh trung học đệ nhất cấp, bà Yu kể lại câu chuyện, mà mình đã tham gia như một Hồng vệ binh trong những năm tháng đó, để rồi suốt quảng đời còn lại, cho tới ngày nay, cuộc sống của bà vẫn luôn bị ám ảnh, đầy hối hận, ray rứt vì những tội lỗi mà mình đã gây ra.

    Năm 1966, bà là một trong những người gọi là Hồng vệ binh của chủ tịch Mao Trạch Đông, cũng như hàng triệu đứa học sinh trung học khác, bà bắt đầu “cuộc cách mạng” bằng việc đả đảo, buộc tội thầy cô, bạn bè, gia đình rồi xông vào lụt xét nhà cửa, đốt phá, tiêu hủy tài sản riêng tư của những người dân khác. Theo sách giáo khoa của Trung cộng, giải thích “cuộc cách mạng văn hóa”, cuộc cách mạng đã làm cho hàng trăm ngàn người dân vô tội bị giết chết và triệu triệu người khác bị hành hạ, điên loạn, đau khổ suốt đời, là phong trào chính trị chủ xướng bởi Mao vì sai lầm nhưng trong thực tế, nó đã gậy nên một hậu quả khinh khiếp mà chính nhà cầm quyền phải chịu trách nhiệm.
     Ngày 16 tháng 5 năm 1966, bà Yu đang ngồi tập viết chữ mẫu với 37 người bạn học cùng lớp khác, thì có tiếng loan báo vang lên từ những cái loa phát thanh của trường học, cho biết, nhà nước trung ương quyết định bắt đầu phát động một “cuộc cách mạng văn hóa”, lúc đó bà Yu vừa lên năm đầu của trung học đệ nhất cấp, 13 tuổi. Tiếng trong loa, kêu gọi toàn thể học sinh, đứng lên làm theo lời dạy của chủ tịch Mao, hảy bỏ lớp học ra ngoài, hiến dâng đời mình cho cuộc cách mạng, hai nam sinh ùn ùn chạy ra sân, la to cái gí đó, bà Yu chậm chạp cầm tay cô bạn tên Haiyun theo mọi người ra ngoài, đó là ngày học bình thường cuối cùng của bà.
    Là Hồng vệ binh, họ nhắm tới tấn công bất cứ ai, người dân nào, được xem là “xét lại” hay “phản động” từ tinh thần tới thể xác nhưng cái mà bà Yu hối tiếc nhất là đã làm với người cô giáo của lớp mình, cô Zhang Jilan, bà Yu là một trong những người học sinh năng động nhất, nếu không gọi là cách mạnh nhất, khi cả lớp họp lại tố khổ cô giáo Zhang. Bà Yu lôi ra những lời cáo buộc không biết từ đâu, bảo rằng, cô là một người đàn bà lạnh lùng và vô lương tâm, dù biết đó là các chuyện gian dối, sọ khác buộc tội cô Zhang là người thiên chúa giáo vì cái chữ “Ji” trong tên của cô có nghĩa là “thiên chúa”. Những điều tố khổ này, sau đó được họ đem viết lên mấy tấm giấy cứng lớn, phương thức để chỉ trích, phê bình “gia cấp thù địch” và tuyên truyền ra quần chúng, có tất cả là 60 tội, 60 tờ giấy lớn, được dán lên các bức tường của các lớp học. Không lâu sau đó, cô giáo Zhang bị bắt dẫn tới một cái chuồng bò, làm nhà giam tạm thời, giam giữ đám trí thức và bọn tư sản, xét lại, ở đây họ đã chịu phải mọi thứ hành hạ, nhục mạ, đớn đau không làm sao kể xiết, cho tới năm 1990, bà Yu mới gặp lại cô giáo cũ Zhang lần nữa, trong chuyến đi thăm Vạn lý trường thành, bà Yu đã chính thức xin lỗi cô giáo Zhang, bấy giờ đã là cụ bà 80 tuổi, xin lỗi cho những gì mà Yu đã gây ra đối với cô, Yu hỏi bà chuyện gì đã xảy ra tại nhà giam chuồng bò, cô Zhang mĩm cười, “không tệ lắm, họ chỉ bắt bà bò dưới đất như là một con chó”, bà Yu đã bật khóc nức nở khi nghe lời này, lúc đó bà Yu chưa được 14 tuổi, đã làm cho cuộc đời cô Zhang khốn khổ, cô Zhang qua đời hai năm sau khi nghe lời xin lỗi muộn màng này.
    Năm 1968 là thời điểm cao nhất đang lên của cuộc cách mạng văn hóa, người dân bị đánh đập công khai cho đến chết hàng ngày một, hay người khác bị cưỡng bức tự nhảy xuống lầu mà chết, không có ai được xem là an tâm, lúc nào cũng sợ bị người khác báo cáo, trong nhiều trường hợp người khác có thể là đám bạn thân trước đây hay thành viên trong gia đình ... Thoạt đầu, bà Yu quyết định chỉ là một người Hồng vệ binh nhỏ, cố làm việc cho tốt, nhưng có nhiều thứ làm bà suy nghĩ lại, khi bà thấy một học sinh đổ cái thùng bột hư thúi, lên đầu ông hiệu trưởng của trường năm 1966, bà cảm nhận là có cái gì không đúng, bà buồn bả quay trở lại phòng ngủ khu nội trú một cách im lặng, mang đầy bất an và cảm thấy có tội, nên bà tự cho mình là chưa đủ có một tinh thần cách mạng cao. Sau đó khi người trưởng toán, đưa cho bà Yu một sợi dây nịt da, bảo đánh vào người của một người được gọi là “kẻ thù của cách mạng”, bà bỏ chạy và được đám Hồng vệ binh trong toán gọi là “tên đào ngủ”.
    Cũng trong mùa hè năm đó, bà Yu đã vui mừng phấn khởi khi nhìn thấy chủ tịch Mao, “Mặt Trời Hồng” của họ cùng với hàng triệu đứa trẻ khác tại quảng trường Thiên An Môn, bà thật không quên cái cảm giác hồ hởi của ngày hôm đó cho đến khi về sau này bà mới nhận ra rằng, mù quáng tôn thờ Mao là một thứ tôn thờ lãnh tụ còn ghê gớm hơn là tôn thờ giáo chủ của một loại tà giáo. Ba của bà Yu, cựu thông tín viên của cơ quan Tân Hoa xã, đã bị kết tội gián điệp và bị tố khổ đả đảo nhục mạ, nhưng đằng sau cánh cửa nhà khép kín, ông cảnh giác anh em bà “dùng đầu óc suy xét trước khi hành động, đừng làm những gì để phải sẽ ân hận trong suốt cuộc đời của mình”. Thế hệ của bà lớn lên bằng sữa chó sói, sinh ra để căm hận, được dạy dỗ phải phấn đấu chống chọi và thú ghét mọi người. Có một số người Hồng vệ binh gần gũi với bà, bàn cải rằng, họ chỉ là những đứa trẻ vô tội bị bỏ quên bên lề xã hội, nhưng họ đã sai.


    Một người bạn Hồng vệ binh khác, bà Hu Rongfen, cũng không có sự chọn lựa nào khác, ngày 14 tháng 11 năm 1971, trong cái khí thế ngùn ngụt của cuộc “cách mạng văn hóa”, vừa học xong trung học đệ nhất cấp, gia nhập phong trào, được đưa đi ‘học tập thực tế” từ thành phố Thượng Hải lên tận vùng nông thôn thuộc tỉnh Anhui, với mớ hành trang lặt vặt, trong đó có cuốn “Tiểu Hồng thư”, lời dạy của Mao mà mọi người bắt buộc phải có, bà lén giấu mang theo hai cuốn truyện “Jane Eyre” và “Anna Karenina”, những cuốn sách bị cấm đọc vì họ, nhà nước gọi là tư tưởng độc hại của bọn bản phản động, bà lợi dụng đêm tối, đọc nó trong lúc trùm kín mền cả người, bà không ngần ngại nói rằng “nếu có một cuộc cách mạng nữa, và bà bị đưa đi như lần đó, bà thà tự tử hơn là chấp nhận lệnh” và ngày nay, bà và những người bạn còn lại, muốn cùng sống lại thời tuổi thơ hồn nhiên mà họ đã mất. Không phải bà Yu không thú tội, vì cho là mình ít tội lỗi hơn hay không trải qua những kinh nghiệm kinh khiếp như người khác nhưng vì bà muốn nhận lấy trách nhiệm, cho nhiều thảm nạn và khổ đau mà bà đã góp phần gây ra, và bà chỉ muốn bày tỏ sự hối hận của mình gởi đến những ai đã mất đi người thân yêu, nhưng bà không dám xin ở họ một sự tha thứ, bà chỉ muốn nói lên sự thật của cái gọi là “cách mạng văn hóa” này, để cảnh báo người ta, mức độ hủy diệt ghê gớm của nó, từ đó người ta có thể tránh lập lại lần nữa.

    Tuy nhiên, đã 50 năm đi qua, bà vẫn còn lo ngại là mức độ tôn thờ lãnh tụ cứ ngày càng tăng lên, như người ta đã nhận thấy rõ trong hệ thống truyền thông của nhà nước, giống hệt cái ý tưởng tôn thờ đó của một thời vây quanh Mao Trạch Đông, theo bà, người dân Trung hoa phải cảnh giác, phải kiên quyết, họ không thể nào có thêm một “cuộc cách mạng văn hóa tắm máu” nữa trên đất nước này.

       
Thuyên Huy
Monday 23/05/2016


   ảnh 1: Hồng Vệ Binh viết biểu ngữ.
ảnh 2 : Yu Xihangzhen .
   





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

MỪNG SINH NHẬT MUỘN - Đỗ Chiêu Đức Và Các Thi Hữu

                       Ân c ần t ạ l ỗi v ới thi nh ân,                    Sinh nh ật h ăm l ăm nh ạc  đ ã ng ân.                    Th ân c...