Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Làm thế nào để không kết giao nhầm người?



Cổ nhân có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, nên họ rất coi trọng việc nhìn người để kết giao. Việc kết giao bạn bè, tìm kiếm bạn đời, hay bạn hàng, đối tác làm ăn… thì người đó đều có ảnh hưởng đến cả đời bạn. 
Sau đây là 7 quy tắc tựa như vàng ngọc của người xưa để lại cho người đời sau, giúp người đời sau có quy chuẩn để đối chiếu, không nhìn lầm người khi kết giao.

1. Việc đầu tiên là xem lễ nghĩa
Có câu “Tiên học lễ”. Một người sau khi thành công, phát đạt, phải nhìn vào ngôn hành cử chỉ của họ, xem có phải hay không là người khiêm tốn có lễ tiết, lễ phép, có hiểu biết những quy tắc cơ bản hay không.
Một người không có lễ nghĩa, không thực hành được những điều cơ bản như vậy thì chính là người có tố chất kém, hạng phàm phu. Từ xưa đến nay, người tự mình làm thành được việc lớn, lưu danh muôn đời cũng thường là người hiểu biết nhân-lễ-nghĩa.

2. Xem mức độ cao quý của một người, nhìn vào cách người đó tiến cử
Một người sau khi đã có địa vị cao sang, thì phải nhìn vào cách tiến cử người của người đó, xem xem họ đề cử, đề bạt người như thế nào. Từ cách này có thể nhìn ra phẩm chất của một người có đáng quý hay không. Người tài giỏi thường cũng nhìn đúng người, lựa chọn người phù hợp với mình.

3. Xem đức hạnh một người giàu có, nhìn vào cách họ tiêu tiền
Một người sau khi đã giàu có rồi, thì phải nhìn xem họ tiêu tiền như thế nào, tiêu tiền cho ai, tiêu tiền vào những nơi nào. Nếu như sau khi giàu có rồi, mà vẫn bảo trì được bản tính cần kiệm, không phung phí, không khoe khoang thì đó mới là người có phẩm hạnh chân chính.

4. Nghe một người nói có đáng tin không, phải nhìn vào cách họ làm
Sau khi nghe xong một người nói thì phải xem họ có đi làm hay không. Nếu một người chỉ nói mà không làm tức là chỉ nói suông, nói mạnh miệng mà không có hành động thực tế thì đó là người không đáng tin.
Lần đầu tiên nghe một người nói điều gì đó, thì lời đó không đủ để chứng minh điều gì. Sau đó, khi tiếp xúc một thời gian phát hiện ra lời nói và việc làm của họ có sự sai biệt quá lớn thì có thể thấy rõ nhân phẩm cùa người này không tốt.

5. Xem bản chất bên trong của một người, nhìn vào sở thích, hành vi của họ
Quan sát sở thích của một người, xem người này hàng ngày yêu thích gì, thì có thể nhìn ra bản chất nội tại của người này. Đây chính là bản chất nội tại của người đó thể hiện ra ngoài. Hành vi của một người cũng lại như thế, nó có thể thể hiện rõ ra bản chất bên trong của một người. Trong tâm một người suy nghĩ điều gì thì sẽ phản ánh ra ngoài thông qua lời nói, hành vi của người ấy.

6. Xem một người có phải là nghèo hay không, nhìn vào chí của người đó
Người nghèo không đáng sợ, mấu chốt là phải có quy tắc làm người. Phải hiểu được cái gì có thể, cái gì không thể, không thể “người cùng mà chí ngắn”. Người nghèo nhưng có ý chí, chí hướng cao xa phù hợp với năng lực của mình là người đáng quý. Một người hiện tại có thể có hoàn cảnh khốn khó nhưng chưa hẳn đó là người nghèo. Nếu họ có chí hướng, kiên trì với ý chí của mình thì tương lai sẽ có biến đổi tốt hơn lên.

7. Xem một người có phải là ti tiện hay không, hãy nhìn vào những điều mà họ tuyệt đối không làm
Địa vị của một người như thế nào không phải là vấn đề lớn, điểm quan trọng là phải làm được không kiêu ngạo, không xu nịnh, biết việc nào nên làm việc nào không nên.
Người quân tử luôn có một chuẩn tắc và nghiêm khắc với bản thân mình. Họ tuyệt đối không làm điều xằng bậy, không làm việc trái với đạo lý, gặp người quyền thế mà không xu nịnh, gặp người mạnh thì không sợ, gặp người yếu hơn mình thì không bắt nạt, tôn kính người lớn tuổi, che chở người nhỏ tuổi. Người “ti tiện, hèn hạ” thường không việc gì không dám làm, thậm chí đánh mất cả sự tôn nghiêm của bản thân mình.

Ánh Sao sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NẮNG THÁNG BA - Thơ MP.Trường Giang Thủy

NẮNG THÁNG BA   Dùng dằng xuân chẳng chịu đi, Mai vàng búp hé nở ghì cành thưa. Muộn màng chim hót ban trưa, Tháng ba nắng ...