Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Venezuela: Một Khi Dầu Hỏa Không Thay Được Áo Cơm

FM974
Chuyện Thế Giới Trong tuần
Thứ hai 11/07/2016



 Hơn 500 người dân xứ Venezuelan, bất chấp lệnh cấm vượt qua biên giới của chính quyền, ban hàng từ hơn một năm trước, tràn qua đất Colombia, tìm kiếm thực phẩm cùng các thứ đồ tiêu dùng hàng ngày, là những thứ đã trở thành khan hiếm và khó mà mua được ở nước nhà.

   Đi đầu đám người là một người đàn bà trung niên, mặc cái áo thung trắng, đến từ thị trấn Urena của Venezuela, họ tiến sát tới hãy hàng rào bằng kẽm gai, có một số quân nhân đứng giữ, trước khí thế đằng đằng này, số quân nhân kia kéo gần sát nhau, tạo nên một vòng rào cản, không cho họ băng qua, nhưng rồi không đủ mạnh để chịu nổi sức hùng hỗ của đám người này, cho nên không bao lâu, họ rút bỏ chỗ đứng, giữa lúc đám dân vừa xông lên, vừa vượt qua chiếc cầu nối liền hai bên, tràn vào Cucuta, một thành phố nhỏ cận biên của nước Colombia, trong tiếng reo hò mừng rở. Những người đàn bà của thị trấn Urena quyết định đến nơi này với lý do duy nhất là, chỉ vì họ không có cái gì để ăn trong nhà, con cái họ đang đói khát, họ cần phải có nhiều thứ mà họ cần có, để sống còn, họ tràn vào các hàng quán, chợ búa của Colombia, mua lấy mọi thứ, từ giấy vệ sinh, bột mì, dầu ăn, bộ bắp tới các thứ khác nữa mà họ không thể nào mua được ở bên này Venezuela. Do ở sự hoán đổi cao thấp tiền tệ giữa đồng “bolivar” của Venezuela và “peso” của Colombia và sự khan hiếm hàng hóa, vốn có ở Colombia, những người đàn bà Venezuela này buộc phải vượt qua biên giới tìm mua, dù phải trả giá cao hơn gấp mười lần so với giá cả chính thức của chính phủ bên nhà nhưng thật ra, những thứ đó không thể nào mua được ở Venezuela.  
    Venazuela là một quốc gia giàu có, nhờ vào dầu hỏa nhưng hiện tại, lại thiếu thốn trầm trọng các loại hàng nhu yếu phẩm căn bản của đời sống hàng ngày và thuốc men cần thiết, dân chúng đổ lỗi do ở sự quản trị kình tế tồi tệ của chính quyền nhưng phe ủng hộ chính quyền cho rằng, sự khan hiếm hàng hóa trên các kệ bán của các tiệm quán gây ra bởi một “cuộc chiến kinh tế” chứ không phải từ khiếm khuyết điều hành của giới lãnh đạo. Được biết, tổng thống Venezuelan, ông Maduro, đã cho lệnh đóng cửa đường biên giới, dài gần 2500 cây số với Colombia hôm tháng tám năm 2015, để ngăn chận đám người buôn lậu tại những vùng, buôn bán những loại hàng hóa có sự tài trợ của chính quyền Venezuelan cho dân chúng Colombia với giá cao. Maduro kế đó, tuyên bố, tình trạng khẩn trương tại các vùng sát cận biên giới, và hơn 1300 người gốc Colombian, sống bất hợp pháp ở Venezuela đã bị trục xuất, có tin là, khoảng 19 ngàn người Colombian, đã tự động trở về nguyên quán vì sợ bị tống xuất, gây nên sự khủng hoảng di trú cho Colombia và vì thế tạo nên tình trạng căng thẳng ngoại giao giữa hai nước. Sau một ngày mua sắm, cuối cùng, đám đông gần 500 người Venezuelan, vui vẻ tươi cười,  trở lại bên này biên giới nhà với những bao ni lông đựng đầy thực phẩm, đồ dùng, tay xách tay mang, miệng cùng hát vang bài quốc ca Venezuela tiếng còn tiếng mất.
    Thành phố ven biển Cumana đang đặt trong tình trạng giới nghiêm tuần qua, sau khi dân chúng đập phá, hôi của ít nhất 20 cửa hàng và có hơn 400 người bị bắt giam, trong tay họ còn xách mấy thùng dầu ăn và nhiều hộp bia đầy ắp. Giá dầu thô trên thế giới đã tụt xuống một cách thê thảm, làm cho Venezuela, lợi tức chính dựa vào việc xuất cảng dầu, cộng với những năm điều hành chính sách kinh tế yếu kém của chính phủ Maduro qua, Venezuela đã không thể nào nhập cảng đủ thực phẩm cho cả nước. Câu nói “chúng tôi đang đói” la lên, từ đám người sắp hàng dài trước các siêu thị trong mấy ngày gần đây, là câu mà không ai không nghe tới, họ hy vọng sẽ mua được những thực phẩm cần ăn hàng ngày như gạo, bột mì hay bánh mì dù phải cố chờ trong nhiều tiếng đồng hồ.
   Dấu hiệu cho thấy dân chúng đã không còn đủ kiên nhẩn nữa xảy ra hôm 2 tháng 6, tại một khu phố cách tổng thống phủ ở thủ đô Caracas một hai con đường, một nhóm người chừng hơn 100, nắm tay nhau mưu định tiến tới đó, biểu tình đòi hỏi thực phẩm, không giống như các đoàn biểu tình của hầu hết người thuộc giai cấp trung lưu, nhóm này được biết là dân ở tại các khu ổ chuột nghèo khó gần đó. Bà Tita Panacuare, 64 tuổi, sống ở một khu phố lao động ngoại ô Caracas, buồn bã thốt lên “tình cảnh hiện giờ tồi tệ hơn bao giờ hết, chúng tôi không mua được bất cứ cái gì”, trong bộ mặt buồn thảm, bà ngồi bên lề đường với người con gái và đứa cháu, họ cho biết “họ chỉ ăn vỏn vẹn một bữa ăn trong ngày, không đủ sữa cho đứa cháu ngoại 12 tháng”. Tiệm quán, cửa hàng gần nhà bà, đã bị dân chúng đập cửa, giành giựt hàng hóa ba lần hôm thứ sáu vừa qua, hiện quân đội cho một chiếc xe có vòi nước canh ở trước một tiệm làm bánh mì, nhưng trong tiệm không có lấy một ổ bánh mì nào cả.
    Không bao lâu trước, mỗi khi đến tiệm mua thịt, ông Juan Gonzale, ngoài việc mua thịt bò cho mình, ông cũng mua thêm mấy miếng phổi bò, tên gọi ở địa phương là “bofe” cho con chó ăn nhưng hôm nay, “bofe” là cái mà ông còn có thể ăn vì không tìm đâu ra thịt bò nữa, với cô Paula Arciniegas, 19 tuổi, thì điều cô lo nhất là, đứa con gái 2 tuổi của mình, vì không có sữa, cô không còn cách nào khác hơn là cho nó uống nước pha bột bắp mỗi khi nó khóc đòi, cô nói một cách đau buồn, dỗ cho nó ngủ suốt buổi sáng để quên đi bữa ăn điểm tâm.
    Để chống lại cái gọi là “cuộc chiến kinh tế”, tổng thống Maduro thúc giục người dân tự trồng thực phẩm và nuôi gà tại nhà và cho mở nhiều trang trại ở vùng ngoại ô và phụ cận vì hơn 80% dân chúng Venezuelan sống ở các thành phố. Rafael Camacho, 56 tuổi, vui vẻ với lời kêu gọi này, ông gốc dân từ vùng Barlovento, nơi đó ông có một nông trại, ông đã làm công việc nhà nông từ ngày còn nhỏ xíu, phụ giúp gia đình với 9 miệng ăn, phía sau nhà mình, Camacho có nhiều luống đất trồng bắp, chuối, dưa leo và đậu các loại, trên nóc nhà thì trồng rau gia vị, tiêu ngò. Ông Camacho tươi cười cho biết “ông đã quen với chuyện này, cho nên với ông không có gì khó khăn nhưng có việc này không có nghĩ là dân chúng sẽ không bị đói”.
    Tại một thị trấn nghèo, bên ngoài thủ đô Caracas, dân chúng lặng lẽ sắp hàng dài trước trung tâm sinh hoạt địa phương, chờ mua rau cải, được mang từ tỉnh Trujillo đến bán, ở đó, họ có thể mua nhiều thứ chung nhau như khoai tây, cà chua, củ hành, củ đậu và bắp cải ... với giá 355 “bolivars” một ký, trong khi đó giá thị trường chợ đen có khi lên tới 1000 “bolivars”, tại một góc đường, dân chúng có thể mua một túi đựng sẳn dầu ăn, gạo, bột và đường khoảng 300 “bolivars” (độ 70 xu tính bằng Mỹ kim).
  
     Trên lưng đồi thoai thoải, không cao lắm tại Petare, một quận nội thành của Caracas, Maria Hidalgo, thong thả, xay bắp lấy bột làm bánh tròn giống “donut” bằng cái cối xay cũ xưa, nặng nề chạy, để bán cho bạn bè và những người hàng xóm chung quanh, bà mĩm cười, kiên nhẩn chờ nó, nhưng trên nụ cười này, người ta thấy có cái gì đó ngậm ngùi, và quả đúng như vậy, bà chỉ cái cối xay đang ì ạch quay tròn “rồi có lẽ, người ta ở đây, ờ đất nước này sẽ sống lại thời kỳ đồ đá xa xưa, và bà đã là đi trước họ”.
   

Thuyên Huy
Monday 11.07.2016.
(ảnh của Getty ; Tại 1 siêu thị,không còn nhiều hàng hóa thiết yếu)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỖI NHỚ THÁNG TƯ - Thơ MP. Trường Giang Thủy

NỖI NHỚ THÁNG TƯ   Ngóng tìm gì cõi xa xăm, Người xưa ư...bóng phù vân cuối trời! Còn gì mà đợi...cả đời, Cố nhân xa khuất ...