Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Nhân Vật Từ Hải Trong Truyện Kiều - Khôi Nguyên



 
                            
TỪ HẢI
     Cụ Nguyễn Du giới  thiệu nhân vật Từ Hải trong truyện Kiều to con, lớn tướng,võ  nghệ cao cường có dáng đàn anh trong giới giang hồ. Những ngôn từ và cửchỉ của Từ Hải thể hiện con người ngang tàng, bất khuất.Đây Từ Hải:
             Râu hùm, hàm én, mày ngài,
             Vai năm tác rộng, thân mười thước cao,
              Đường đường một đáng anh hào,
              Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
              Đội trời, đạp đất ở đời,
              Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông.
              Giang hồ quen thói vẫy  vùng,
              Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.
 Đọc qua đoạn nói về Từ Hải, Vua Tự Đức (thích Thi Văn trong Hội Mặc Vân Thi Xã)
khen hay không chịu  nổi.  Giá có cụ ở đây sẽ ban cho năm roi. Quần thần thắc mắc tại sao thơ hay mà không thưởng, lại phạt. Vua bảo nước có quốc pháp, nhà có gia uy để giữ cương thường, giềng mối. Cụ Nguyễn Du sáng tác ra Từ Hải về thơ thì hay nhưng về đạo lý là tạo mầm phản  nghịch :
                 Chọc trời, quấy nước mặc dầu,
                 Dọc ngang nào biết trên đầu có ai.
          Do bản chất nghênh ngang, lúc nào Từ Hải cũng cho mình là anh hùng, thậm
chí còn là vua nữa:
                 Anh hùng tiếng đã gọi rằng,
                  Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha.
                                        Hoặc:
                    Khen cho con mắt tinh đời,
                    Anh hùng đoán giữa trần ai mới già.
                                           Hoặc:
                    Ở đời được mấy anh hùng,
                    Bỏ chi cá chậu, chim lồng mà chơi.
                                          Hoặc:
                     Rằng Từ là đấng anh hùng,
                     Dọc ngang trời rộng, vẫy  vùng bể khơi.
                                       Thậm chí:
                        Thưa rằng:” Lượng  cả bao dong
                        Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.
                                          Hoặc:
                       Sao bằng riêng một biên thùy,
                       Sức này há dễ làm gì được nhau.
      Sống đời lang bạt kỳ hồ, môt hôm Từ Hải ghé qua lầu xanh, thiên tài gặp quốc
sắc , Từ Hải và Thúy Kiều yêu nhau và kết duyên chồng vợ với nhau:
                          Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn,
                          Đặt giường thất bảo, xây màn bát tiên,
                           Trai anh hùng, gái thuyền quyên,
                           Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.
       Hai người chung sống đầm ấm với nhau nửa năm, Từ Hải bỗng động lòng nhớ
Bè Đảng bốn phương của mình, nên từ giả nàng Kiều ra đi; hẹn tái ngộ năm sau.
        Đúng hẹn, Từ Hải quay về với muôn binh ngàn tướng:
                           Ngất trời sát khí mơ màng,
                           Đầy sông kình ngạc, chật đường giáp binh.
         Ngày ra đi ,Từ Hải đã hứa . Nay về, sẽ thực hiện lời hứa đó :                               
                             Bao giờ mười vạn tinh binh,
                             Tiếng chiêng dậy đất,bóng tinh dợp đường.
                             Làm cho rõ mặt phi thường,
                             Bây giờ ta sẽ rước nàng ninh gia…
                             Bằng nay bốn bể không nhà
                             Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
                             Đành lòng chờ đón ít lâu,
                             Chầy chăng là một năm sau vội gì.
       Với binh hùng, tướng mạnh, Từ Hải giúp Kiều báo ân trả oán:
                            Tóc tơ các tích mọi khi
                            Oán thì trả oán, ân thì trả ân
                            Đã nên có nghĩa có nhân
                           Trước sau trọn vẹn, xa gần ngợi khen.
      Nhiều người đã biết đến uy danh Từ Hải:
                           Đại Vương tên Hải họ Từ,
                           Đánh quen trăm trận, sức dư muôn người
                                              Rồi thì:
                           Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên,
                           Làm cho động địa kinh thiên đùng đùng.
      Thế lực Từ Hải mỗi ngày một lớn làm rung rinh Triều Đình:
                           Thừa cơ trúc trẻ, ngói tan
                           Binh uy từ đó sấm vang trong ngoài
                           Triều Đình riêng một góc trời
                           Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà
                           Đòi phen gió quét mưa sa
                           Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi nam.
           Được thể, Từ Hải tỏ ra ngạo mạn:
                           Phong trần mài một lưỡi gươm
                           Những phường giá áo túi cơm sá gì
                           Nghênh ngang một cõi biên thùy
                           Thiếu gì cô, quả thiếu gì bá, vương
                           Trước cờ ai dám tranh cường
                           Năm năm hùng cứ một phương hải tần.
                                       Từ Hải Bị Diệt
        Đức vua cảm thấy lo lắng trước sự lớn mạnh của loạn tướng Từ Hải. Do đó,vua phải diệt trừ Từ Hải để bảo vệ Đế Chế. Vua sai Quan Tổng Đốc Hồ Tôn Hiến đi tiểu trừ. Hồ Tôn Hiến là tướng giỏi nên nghiên cứu kỹ trướ khi xuất quân:
                            Biết Từ là đấng anh hùng
                            Biết nàng cũng dự quân trung luận bàn
       Binh pháp đã dạy” Mạnh dùng sức, yếu dùng chước”. Hồ Tôn Hiến án binh bất động rồi dùng thật nhiều vàng bạc, gấm vóc và chức vị làm lễ vật chiêu hàng Từ Hải ,
đồng thời cũng không quên gửi ngọc vàng ngàn cân  cho Kiều , nhờ nói giúp.
                           Tin vào gửi trước trung quân
                           Từ công riêng hãy mười phân hồ đồ
                            Một tay gầy dựng cơ đồ
                            Bấy lâu bể Sở, Sông Ngô tung hoành
                             Bó thân về với Trều Đình
                             Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu?
                              Áo xiêm buộc trói lấy nhau
                              Vào luồn ra cúi, công hầu mà chi.
       Ý Từ Hải không bằng lòng.  Bây giờ Kiều mới dùng sức mạnh của phụ nữ để thuyết phục chồng.
   Con người phải có trung, có hiếu và lòng nhân:
          Rằng:”Ơn Thánh Đế dồi dào,
           Tưới ra đã khắp thấm vào đã sâu,
            Bình Thành công đức bấy lâu,
            Ai ai cũng đội trên đầu biết bao.
             Ngẫm từ dấy việc binh đao,
              Đống xương Vô Định đã cao bằng đầu.
                 ………………………………………
              Trên vì nước, dưới vì nhà,
              Một là đắc hiếu, hai là đắc trung,
              Chẳng hơn chiếc bách giữa dòng,
               E dè sóng gió, hãi hùng cỏ hoa.,
             ………………………………………
                Sao bằng lộc trọng, quyền cao,
                Công danh ai dứt lối nào cho qua.
      Lời thuyết  phục có tình,có lý, hợp nước, hơp nhà, khiến Từ thuận ý:
                       Nghe lời nàng nói mặn mà
                       Thế công  Từ mới trở ra thế hàng
                                   Rồi thì
                       Tin lời thành hạ yêu minh
                       Ngọn cờ ngơ ngác, trống canh trễ tràng
                       Việc quân bỏ chẳng giữ giàng
       Từ Hải một thân ra đầu địch, bị lọt ổ phục kích phải chết một cách tức tối vì quá
tin họ Hồ mà không phòng  bị. Trước đây có nhà chính trị V N áp dụng  mưu” giả cách chiêu an” của Hồ Tôn Hiến này để dẹp các lưc lượng võ trang bất hợp pháp cũng như        các  giáo phái thành công.
                        Hồ công ám hiệu trận tiền
                        Ba bề phát súng, bốn bên kéo cờ
                        Đang khi bất ý chẳng ngờ
                        Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn!
                      
  Từ Hải  và Thúy Kiều đã sống với nhau được nửa  năm. Trong khi  hương lửa đang nồng, nhưng vì sự nghiệp, Từ Hải phải đi bốn  phương để tập hợp thân binh, Bè Đảng Như vậy  Từ Hải không phải loại người “đam mê tửu sắc” Cái chết tức tưởi là do “tham vọng quá lớn” và quên cânh giác theo câu:
                                        Cư An Tư Nguy

Khôi Nguyên


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vùng đất cuối cùng của vương quốc Champa nay là hai tỉnh nào của nước ta?

Vanvn - Tỉnh Bình Thuận và tỉnh Ninh Thuận nguyên là vùng đất Panduranga – phần lãnh thổ cuối cùng của vương quốc cổ Champa (hay còn gọi l...