Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Mỹ Latinh: bất bình đẳng xã hội đi đôi với bạo lực

Những khu nhà mục nát xen lẫn, không ai dòm ngó, bên rìa cộng đồng dân cư São José ở Brazil.(Fernando da Veiga Pessoa Flickr, CC BY)
Những khu nhà mục nát xen lẫn, không ai dòm ngó, bên rìa cộng đồng dân cư São José ở Brazil.(Fernando da Veiga Pessoa Flickr, CC BY)

Mỹ Latinh có truyền thống là khu vực bất bình đẳng nhất trên thế giới, nhưng gần đây nó cho thấy đã có nhiều dấu hiệu thay đổi. Vào những năm 2000, kim ngạch xuất khẩu tăng cao giúp cho mức độ bất bình đẳng xã hội giảm hẳn. Chính phủ đã bỏ ra nhiều nỗ lực điều phối hơn nữa để xóa đói giảm nghèo, triển khai các dự án như chuyển tiền có điều kiện, nơi người nhận phải đáp ứng các tiêu chí nhất định để truy cập vào phúc lợi.
Nhưng bất chấp tất cả những nỗ lực này, sự bất bình đẳng vẫn duy trì ở mức độ khá cao. Và trải qua một thời gian dài, bạo lực và bất ổn đã gia tăng gần như khắp cả khu vực này.
Xảy ra thực trạng trên một phần là do sự phát triển của những tổ chức tội phạm về ma tuý, cũng như các băng nhóm thanh thiếu niên đã tăng lên rất nhanh chóng ở nhiều vùng của khu vực này – nhưng bất bình đẳng xã hội ngày càng nghiêm trọng cũng là một phần quan trọng của vấn đề này.
Bản chất của tình trạng bạo lực và bất ổn ở Mỹ Latinh phản ánh mức độ không đồng đều của khu vực này khi giai đoạn phát triển kinh tế và xã hội được bùng nổ từ những năm 2000. Các nước tại khu vực Trung Mỹ nói riêng là nơi có tình trạng tồi tệ nhất liên quan đến các băng đảng bạo lực tại khu vực Mỹ Latinh, và một số nước thuộc khu vực này luôn có tỷ lệ giết người cao nhất thế giới. Một phần của lý do này là bởi vì – ngoại trừ Costa Rica – những quốc gia này đặc biệt có những chính phủ hoạt động thiếu hiệu quả. So với nhiều nước láng giềng khác trong khu vực Nam Mỹ, những quốc gia [Trung Mỹ] này không đạt được nhiều thành công lắm khi giải quyết tình trạng bất bình đẳng xã hội.
Điều này có nghĩa là mức độ bất bình đẳng ở Trung Mỹ thì tương đối cao hơn so với các quốc gia còn lại của Châu Mỹ La tinh. Một lần nữa, điều này đã tạo ra một không gian đặc thù cho các nhóm tội phạm, và cũng giúp cho các băng đảng ma túy Mexico và Nam Mỹ tăng cường thêm vị thế của chúng tại những quốc gia đang rơi vào trạng thái đặc biệt bấp bênh này.
Các chiến dịch khởi xướng của chính phủ nhằm chống lại bất bình đẳng và đói nghèo, như kế hoạch Bolivar 2000 của Venezuela, chỉ tạo được chút xíu tác động trong việc làm khu vực này trở nên an toàn hơn. Nhìn chung thì việc tập trung vào giáo dục, sức khỏe cộng đồng và các chương trình vắc-xin chủ yếu vẫn là nhắm vào vùng nông thôn, trong khi bạo lực đang là một hiện tượng gia tăng ở các vùng đô thị.
Ở một mức độ nào đó thì đây được xem là một quyết định dễ hiểu, do nhu cầu của người tiêu dùng cũng như việc xây dựng [cơ sở hạ tầng] đã tạo ra việc làm và duy trì sự phát triển tại các khu đô thị nghèo. Tuy nhiên, mức độ bất bình đẳng ngay tại những thành phố vẫn duy trì ở mức độ cao. Nhiều hoạt động của các băng đảng tội phạm thường xảy ra tại các khu vực nghèo nàn của từng thành phố. Và những gì được cho là thành quả từ những tiến bộ về mặt kinh tế thì đều tập trung đem lợi ích về cho các khu trung tâm rộng lớn hơn thuộc các đô thị lớn của khu vực. Trong khi đó, các chương trình xóa đói giảm nghèo thì không tạo được mấy hiệu quả tại các khu vực ngoại thành.
Trong khi đó, việc gia tăng thu nhập ở các khu vực nghèo nàn, cùng theo đó là việc mở ra các doanh nghiệp nhỏ, đã làm trầm trọng thêm nạn tống tiền. Điều này khiến nhiều khu vực của các thành phố lớn, chẳng hạn như thủ đô Lima của Peru rơi vào tình cảnh khổ sở [do sự xuất hiện] của những băng nhóm tội phạm có tổ chức.
Quận San Juan de Lurigancho ở thủ đô Lima, Peru. (KaMpEr/Flikr, CC BY)
Quận San Juan de Lurigancho ở thủ đô Lima, Peru. (KaMpEr/Flikr, CC BY)

Càng ngày càng tệ hại hơn

Các nhóm tội phạm khét tiếng nhất đang hoạt động thường được gọi là các mara, các băng nhóm trẻ tuổi được hình thành từ các nhóm Thanh thiếu niên Trung Mỹ. Những băng nhóm này đã bị dời đến Los Angeles bởi cuộc nội chiến vào những năm 1980. Khi những cuộc chiến đó kết thúc, các băng nhóm này đã quay trở về các nước như El Salvador, và họ hoạt động cho đến ngày hôm nay. Cùng với các nhóm này, nhiều băng đảng khác tại đô thị cũng đã nở rộ trên toàn khu vực.
Tại khu vực Trung Mỹ, cũng như tại các nước như Venezuela và Brazil, những băng đảng tại đô thị thường thay thế vai trò của cơ quan hành pháp. Về mặt lý thuyết, chúng đưa ra một mức độ bảo vệ cho cư dân địa phương nhưng người dân phải nộp tiền hoặc phải chịu để cho chúng kiểm soát việc bán thuốc phiện trong khu vực. Kiểu “cơ quan hành pháp thay thế” này được triển khai là do cảnh sát thường xuyên không có mặt tại các khu đô thị nghèo. Thật vậy, khi mà cảnh sát xuất hiện ở những khu vực này thì chính bản thân họ cũng thường xuyên tham gia vào tình trạng bạo lực và tham nhũng. Điều này đồng nghĩa với việc là họ sẽ không được [người dân tại các khu đô thị nghèo] chào đón.
Bản chất của hệ thống pháp luật kiểu như thế này thì chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Nói chung, người dân tại các khu vực này thì không thể nào nhờ đến luật sư. Điều này có nghĩa là họ không thể đòi bồi thường thông qua tòa án, khi mà, trong mọi trường hợp, [chính phủ] vẫn thường xuyên tạo điều kiện cho tham nhũng hoành hành. Chính quyền nhà nước hoạt động quá yếu kém nên đã để lại một khoảng trống quyền lực ở các vùng nghèo nàn, khiến cho tình trạng bạo lực và vô pháp luật ngày càng phát triển mạnh hơn. Điều này sẽ tạo ra một không gian thoải mái hơn nữa giúp cho các băng nhóm tha hồ mà hoạt động.
Bạo lực vẫn gia tăng ngay cả khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, đã cho chúng ta thấy cái cách mà bạo lực đang gắn kết chặt chẽ ra sao với tình trạng bất bình đẳng xã hội. Muốn giải quyết được những vấn nạn này thì chắc chắn phải có được một cuộc cải cách rộng rãi liên quan đến các tổ chức quan trọng như hệ thống cảnh sát và tòa án. Tuy nhiên, tầm vóc của thách thức này là không thể coi thường.
Nếu nền kinh tế tại các nước thuộc khu vực Trung Mỹ vẫn còn trì trệ, thì chắc chắn những quốc gia này phải đối diện với một nguy cơ rằng, mức độ bất bình đẳng vốn đã tăng cao thì nay sẽ có thể bắt đầu tăng thêm một lần nữa. Điều đó sẽ giúp cho chi tiêu tiêu dùng giảm và làm cho kinh tế đô thị cũng giảm theo, giúp cho các băng nhóm đô thị có được một môi trường hoàn hảo để tuyển thành viên mới. Trong hoàn cảnh hiện nay, điều tốt nhất mà chúng ta có thể hy vọng là tình hình an ninh vẫn được duy trì như mức hiện tại. Trong trường hợp xấu nhất, nếu tỷ lệ bất bình đẳng có chiều hướng tăng thêm một lần nữa, thì điều mà chúng ta có thể nhận ra đó là rất nhiều khu vực sẽ càng ngày càng tồi tệ hơn.
Neil Pyper là Phó Trưởng khoa tại Đại học Coventry thuộc Vương Quốc Anh. Bài viết này được đăng lần đầu trên The Conversation.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỖI NHỚ THÁNG TƯ - Thơ MP. Trường Giang Thủy

NỖI NHỚ THÁNG TƯ   Ngóng tìm gì cõi xa xăm, Người xưa ư...bóng phù vân cuối trời! Còn gì mà đợi...cả đời, Cố nhân xa khuất ...