Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

ÔNG THẦY NHO - Phương Ngày Xưa


Năm 13 tuổi, tôi học lớp đệ lục của trường Lê văn Trung (1957..) sinh ngữ chính là Pháp, phụ là Hán văn, thầy dạy chữ Hán tên là Võ văn Hợi mà bọn tôi quen gọi là “Ông Thầy Nho”.  Khi đến lớp Thầy luôn mang theo cây thước bảng và cái roi mây, học trò gái có lỗi thì Thầy khẻ thước vào tay còn trò trai thì phải ăn roi mây khi phạm lỗi.  Đọc chữ Hán thì tương đối còn dễ chứ viết thì đáng sợ lắm, đã vậy Thầy còn bắt phải dùng bút tre và mực Tàu.  Tôi viết chữ Hán quá xấu mà tay thì dính mực tèm lem nên cứ bị ăn thước kẻ hoài.  Càng tội nghiệp hơn nữa là tôi mang cùng họ với Thầy nên Thầy bảo là cùng Tổ cùng Tông với Thầy thì phải học thật giỏi chữ nho.  Vì thế, bọn họ Võ chúng tôi thường bị đòn nhiều nhứt...
 Bọn con trai lớp tôi mê đá banh lắm nên thường vào lớp trễ sau giờ ra chơi.  Có lần, Thầy vào lớp hơn 10 phút, đội bóng mới vào, nhìn cả bọn mồ hôi nhễ nhại, Thầy vừa nhịp nhịp cái roi trên bàn vừa bảo: ”Trò nào nóng quá thì cởi áo ra cho mát.” Quá ngây thơ, không hiểu ý đồ của Thầy là tìm ra thủ phạm để xử cho “đúng người đúng tội” nên cả đội đều cởi áo ra quạt phành phạch. Xong Thầy bảo các bạn ngồi bàn đầu lùi xuống phía dưới nhường lại một bàn trống rồi Thầy lần lượt mời từng thành viên của“ đội banh trần trụi” nằm sấp lên bàn , quất cho mỗi cậu môt roi đau điếng, vừa đánh Thầy vừa nói:” Học giã hảo hay bất học giã hảo? Học giã như hòa như đạo,bất học giã như cảo như thảo” Có lẽ vì thế mà giờ dạy chữ Hán của Thầy càng ngày càng vắng học trò, đứa nào cũng sợ 2 dụng cụ dạy học của Thầy trong đó có tôi là đứa thường xuyên trốn học giờ Thầy
Trích Nhật Ký Tuổi Thơ
Vkp phượng ngày xưa

1 nhận xét:

  1. Bạn PNX nhắc lại một câu mà thầy dạy chữ Nho hồi đó hay nói: học giả hảo hay bất học giả hảo.
    Học giả như hòa như đạo,bất học giả như cảo như thảo.
    Có lẽ các bạn cũng biết nghĩa câu nầy rồi

    Trả lờiXóa

MỪNG SINH NHẬT MUỘN - Đỗ Chiêu Đức Và Các Thi Hữu

                       Ân c ần t ạ l ỗi v ới thi nh ân,                    Sinh nh ật h ăm l ăm nh ạc  đ ã ng ân.                    Th ân c...