Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

Địa Danh Tây Ninh xưa (chung quanh trường TH.Tây Ninh ) - Ngô Huệ



Nước Tàu có ông Tào Ngu mà Giỏi,Việt Nam có ông Đòan Giỏi mà rất Hay với những câu chuyện về vùng đất phương Nam xưa làm bao nhiêu người mê say,cảm thấy rất thú vị khi mình đang đứng trên vùng đất mà thời xa xưa đã từng xảy ra biết bao nhiêu thăng trầm dâu bể nhưng rất gần gũi.,thân quen
 Mon men bắt chước người xưa ,mình viết theo trí nhớ về những ngày còn nhỏ những địa danh chung quanh trường TH.Công Lập Tây Ninh -  lập 1955 (nay là trường PT.Cơ sở Trần Hưng Đao) để một phần hoài niệm về ngôi trường mà mình đã gắn bó trong những những năm trung học,được mở mang kiến thức, khỏi vòng tăm tối, nhờ những Thầy Cô,Bạn bè mà nay kẻ mất ,người còn,kẻ gần ,người xa nơi chân trời góc biển.Một góc nhớ trong tim về khõang thời gian êm  đềm của thời thơ ấu mà không bao giờ tìm lại được
Bắt đầu từ Saigòn theo quốc lộ 22 đi  mãi  đến Trảng Bàng,Xưa nhà cửa không tràn ra quốc lộ như bây giờ,hai bên đường là  ruộng, vườn-chủ yếu trồng chuối...
.Qua Trảng Bàng  đến Gia Bình rồi Gò Dầu,Trà Võ,Cầu Khởi,Bến Đình,Gò Chùa,Cẩm Giang, có nhiều học sinh từ đây lên lên TN trọ học từ khi lập trường THTN (1955..).Một số bạn gia đình khá giả hơn thì về học tại Saigòn. (  Trước năm 1958,  Trảng bàng,Gò Dầu mới thành lập trường Trung Học bán công  như TH.Thanh Khiết,Đặng văn Trước,Minh Đức )

Gần hơn,cách trường khỏang 3,4 km - trên đường về Saigon  là Trường Đua-theo lời các ông già bà cả nói xưa nơi đây là trường đua ngựa của quan quân nhà Nguyễn (?).Chỗ này nay cũng không còn dấu tích gì,ấp trường Đua hiện tại là Hiệp Trường là khu nhà vườn,dân cư đông đúc và đa số sống nhờ trồng rau quả  ( hàng bông),Tết thì trồng hoa vạn thọ.
Qua trường Đua là  Mít Một,có 1 ngả thẳng góc với quốc lộ vào Tòa Thánh Tây Ninh.Nhiều người cũng băn khoăn với cái tên nầy...Mít  Một,vậy  có Mít Hai  không ? 
 Cũng theo lời bà con cư ngụ lâu năm,vùng nầy xưa có 1 cây mít lớn,trái sai oằn,nên tên nầy từ đó mà ra . Gần ngả ba Mít một có 1 nhà lồng chợ,trước năm 1960,những gánh hát bội,cải lương khi dừng chân ở đây đã cống hiến cho bà con quê nghèo nhiều vở tuồng đặc sắc.
Qua Mít Một,thẳng Quốc Lộ 22 là đến Giếng Mạch. Nơi đây có 1 mạch nước thiên nhiên không bao giờ cạn.Người Pháp xây  1 cái giếng lớn có tường bao xung quanh, dân có thể lấy nước về dùng,,giếng đóng cửa. nay đã biến mất vì việc mở rộng Quốc lộ 22. Đọan Trường Đua,Giếng Mạch có rất nhiều HS.TH.TN là người thuộc địa phương nầy.
Trường TH.TN xưa tọa lạc tai Ngả Ba có tên là Ngã Ba Đồn (có 1 cái trại lính cũ của người Pháp ).Nhà nước  VNCH.xưa đã giải tỏa một  nghĩa trang  gần đồn để cất lên trường công lập.Bởi vậy những ngày mưa dầm,phía sân sau trường nước chảy  xiết để lộ ra những mảnh gỗ mục nát ,hoc trò lớn nói đó là ván quan tài.
Các Thầy Cô từ nơi khác đến dạy và các  bạn hs.ở trọ xung quanh trường rất đông : nhà bà 10 Dung,chị Bảy,thánh thất Cao Đài.,đình Hiệp Ninh..

Thẳng đường Quốc lộ trước  trường đi qua 1 nơi là chợ cũ.Có lẽ xưa chợ TN tọa lạc ở đây,đến năm 1954 thì dời  về bên kia cầu  Quan  cho đến bây giờ..
Cầu Quan cũ có có 3 móng  nằm vắt ngang  sông.Phía bên nầy Cầu Quan ,qua 1 cái dốc rất cao là nơi có các cơ quan chính quyền cũ như Dinh tỉnh trrưởng,tòa hành chánh tỉnh xưa (Tòa Bố),bưu điện,bệnh viện tỉnh .Nhìn bên tay phải cầu Quan  có chùa Vỉnh Xuân và nhà  của gia đình bạn Hồng Châu - là 2 kiến trúc rất cổ,
Qua cầu Quan, là đường Gia Long với 2 dãy phố 2 bên buôn bán  tấp nập ,thời đó có tiệm nước (cafe bình dân) của bạn Quây,ban Lồi, tiện nước của Sẩm Mập, tiệm may Chí Công của gia đình bạn Nguyễn thị Tỵ,tiệm radioMai Huê của gia đình Ngô Huệ,tiệm chụp ảnh Ngọc Dung và Việt Mỷ là nơi  ,HS.THTN thường lui tới, có 1 cái chợ cá  cất de ra sông, sông đối diện tòa Tỉnh trưởng..
Cuối 2 dãy phố là nhà làm việc của  hương chức xưa (gọi là nhà vuông) .TN có rap hát Lạc Thanh,sau năm 1954,ông Năm Dỏng cất thêm 1 rạp hát Thanh Sơn nhìn ra bờ sông.
Hết dãy phố Gia Long rẻ trái là đường qua Thanh Điền,cầu Gò Chai,bến Trường Đổi.Rẻ phải  là đường đi  Kongpongchàm,sau đổi thành Hùynh Công Giản (ông Lớn Trà Vong).
Nhà tôi xưa ở số 2 Hùynh công Giản,trước mặt nhà là 1 mô đất rất cao,người ta gọi là Mả Chàm,rất u tich,hai bên đường là những hàng me cổ thụ , những buổi chiều mưa gió,nghe lạnh người và làm liên tưởng tới những âm hồn lưu lạc đâu đó
Qua khu nầy thì đến đến xóm Chàm,có 1 cái chùa Chàm rất xưa,cũng có rất nhiều bạn trọ học ở đây
Nếu rẻ trái là trường học của người Hoa, từ đó lên thẳng hoài  mấy chục cây số qua đất Kampuchia.
Từ Cầu Quan đi thẳng đến Trảng Lớn,Phong Cốc* Tam Hà,Cao Xá*,nhiều bạn bè học sinh gốc người miền Bắc,năm 1954 theo giáo phận Công giáo di cư vào Nam,,chọn nơi nầy làm quê hương thứ hai rồi lấy tên làng củ gọi nơi  mới đến .
Vùng Bến Sỏi,tên  xưa gọi là bến Tầm Long.người xưa kể lại nơi đây quan lớn Trà Vong từng che dấu 1 công chúa con Nguyễn Vương,
Qua sông Vàm Cỏ là vùng Bến Cầu,vùng  chuyên nông nghiệp,ruông cò bay thẳng cánh,nhiều bạn  xưa học Trung Học Tây Ninh,mỗi tuần đi và về trường trên  chiếc đò ngang,ngoài sách vở mang theo còn có gạo,thứ gạo trồng từ tự nhiên, cây không kích thích bằng phun hóa chất,ăn  với rau dưa đơn giản . Thực phẩm sạch làm thân thể khỏe mạnh ,đầu óc thông minh nên  quê nghèo nhưng có  nhiều học sinh xuất sắc
Mặt trước trường TN , tay phải đi đến ngoại ô,rồi nội ô Tòa Thánh Tây Ninh của đạo Cao Đài,vùng nầy,ngoài chợ Long Hoa còn có 3 chợ nữa là chợ Thương binh,chợ bắp (chuyên bán bắp)  chợ Từ Bi,chợ Qui Thiện
. Sân Cu là 1 địa danh ở phía tay phải đường vào núi Bà Đen,có lẽ xưa ở vùng nầy chim cu nhiều vô kể Qua Sân Cu là Bàu Năng,có lẽ xưa cỏ năn mọc um tùm ở đây rồi đến Cầu khởi,có đồn điền trồng cao-su bạt ngàn của người Pháp
Năm 1960 ,nhiều bà con từ miền Trung vào xóm vườn điều -Ninh Thọ,gần chân núi Bà Đen lập nghiệp,trồng rẫy và lập  "xóm chầm nón lá"
Các bạn HS. theo đạo Cao đài ở đây .Lúc ây, nôi và ngoại ô Tòa Thánh có 2 trường Trung học là Đạo Đức và Lê văn Trung., do đạo Cao Đài thành lập... Các bạn nghèo quá có thể dùng cơm miễn phí ở trai đường của đạo nhưng bửa cơm chỉ có cháo đặc,rau cỏ,nước tương làm từ nước màu và muối
Nếu vào TH Công lập .Tây Ninh ,các bạn phải đi  bộ  hàng chục cây số đến trường hoặc gia đình khá giả hơn thì đi xe đạp, đường đến trường gian nan  nhưng cũng có nhiều bạn cố học hành và thành người tốt giúp đở cho thế hệ sau.
Tây Ninh ơi, Tây Ninh là bến dợi,bến nhớ,bến mong  của những người không phải là "muôn năm cũ"mà chỉ mới hơn  60 năm thôi, nhưng có lẽ không có  ngày  được tái ngộ  ....


 Tặng  các Bạn  Nam Nữ sinh lớp Đệ Tứ  A,B,C và Đ  năm học 1959-1960

1 nhận xét:

HAI BÀI THƠ ĐỐI HỌA Của Trang Trình Và Vô Danh Tiểu Bối

HAI BÀI THƠ ĐỐI HỌA   1 -THÚ NHÀN * TRẠNG TRÌNH Nguyễn Bỉnh Khiêm   Một mai một cuốc một cần câu Thơ thẩn nào ai vui thú nào! ...