Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Tám từ kỳ diệu làm thay đổi thế giới


Qua nguồn gốc của những từ này, người ta nhận ra thế giới đã thay đổi ra sao khi con người sáng chế ra cách diễn đạt và ý nghĩa các từ đó.
Mỗi từ chứa đựng một câu chuyện, một lịch sử bí mật. Đằng sau những âm tiết ta sử dụng hàng ngày ẩn chứa vô số câu chuyện đã bị lãng quên.
"Nếu bạn biết nguồn gốc của một từ," học giả Isidore người vùng Seville hồi thế kỷ thứ Sáu nói, "mọi thứ có thể được hiểu rõ ràng hơn."
Trong khi hầu hết các từ vô tư được đưa vào sử dụng mà không ai để ý và không còn lại chút dấu vết nào trên hành trình đó, có những sáng tạo từ vựng cao cấp đã được ghi nhận đầy đủ ngày tháng chính xác đầu tiên chúng được phát biểu và tạo ra.
Có những từ đơn giản chỉ là phát kiến bất chợt trong tâm trí trẻ thơ của ai đó nay đã bị quên lãng theo chiều dài thời gian. Nhưng một số khác là sự phối hợp của những nhà tiên phong văn hóa, những người đã chủ động định hình cách thế hệ tương lai suy nghĩ và biểu đạt.
Điều thú vị là khi giải mã tiểu sử một từ, chúng ta lại giải mã cả tiểu sử của những người đã tạo ra chúng cũng như thời đại người đó sống. Tám từ ngữ thú vị sau đây đã thay đổi cách chúng ta suy nghĩ, nhìn, lắng nghe, khám phá và tồn tại trong thế giới quanh mình:

Twitter

 





Bản quyền hình ảnh Tom McShane
Mạng xã hội có lẽ sẽ bớt phần sôi nổi nếu không có biểu tượng chú chim đang hót của Twitter: biểu tượng màu xanh của chú chim nổi bật bay giữa không trung trong tiếng líu lo. Nhưng ai là người đầu tiên đã tưởng tượng ra âm tiết để bắt chước giữa tiếng của loài có lông vũ và ngôn ngữ của loài người?
'Twitter' (hay 'twiterith' như nó lần đầu tiên được tạo ra vào cuối Thế kỷ 14), lần đầu tiên tuôn ra từ đầu ngọn bút của Geoffrey Chaucer trong bản dịch "Sự an ủi của triết học" (Consolation of Philosophy) của nhà triết học Boethius từ thế kỷ thứ Sáu.
Xuất hiện trước cả hai từ "chirp" (ríu rít) và "warble" (líu lo) khoảng một thế kỷ, 'twitter' là một trong 2.200 từ mới mà nhà thơ thời Trung cổ này đã lần đầu tiên đưa vào sử dụng. Đây cũng là tác giả đã viết bài thơ "Nghị hội của đám đông" (Parlement of Foules) và điều này dường như cũng hoàn toàn phù hợp.

Serendipity - Khả năng tình cờ gặp vận may









  Bản quyền hình ảnh Tom McShane
Trước năm 1754, nếu ai đó muốn diễn tả "việc ngẫu nhiên khám phá ra được điều gì đó", người đó sẽ phải nhúng đầu bút vào lọ mực vài lần để có thể diễn đạt đầy đủ dòng cảm xúc dài dòng. Sau đó bất thần, vào thứ Ba ngày 28/1, nhà văn người Anh Horace Walpole, trong khi viết thư, đã dành tặng cho thế giới một từ vựng tinh tế: "serendipity" (tình cờ).
Walople nói sáng tạo trữ tình của ông dựa vào một truyện cổ tích Ba Tư, có tên "Ba hoàng tử của vùng Serendip", mà ông cho rằng "luôn luôn có phát hiện mới bằng sự tài trí và ngẫu nhiên". Chỉ có điều, thứ mà Walpole nhớ nhầm là ý chính của câu chuyện (trong truyện các hoàng tử thất bại khi tìm kiếm dù đã nỗ lực rất nhiều), dù rằng cũng không ảnh hưởng gì lắm; "serendipity" ở đây vẫn có nghĩa là một sự tình cờ vui vẻ.
Đây không chỉ là sáng tạo bất thường duy nhất của Walpole.
"Betweenity" (giữa) một từ duyên dáng hơn từ đồng nghĩa của nó, "intermediateness" (sự trung gian) cũng có đem lại cảm xúc tương tự như người anh em "serendipity" của nó mang lại.

Panorama - Ảnh rộng

 Bản quyền hình ảnh Tom McShane

Một số từ có vẻ như rung lên với tinh thần từ ý nghĩa mà nó diễn đạt. "Panorama" là một trong những từ như vậy, vần điệu của nó có vẻ rất hài hòa với tầm nhìn cao rộng mênh mông, những đường chân trời bất tận, và tầm nhìn không bị giới hạn, đúng với nghĩa mà nó thể hiện. Từ này (vốn có nghĩa là "nhìn thấy tất cả") có lẽ đã xuất hiện trong từ điển khoảng năm 1789, một năm trùng hợp với sự sụp đổ của một phong trào văn hóa nổi tiếng, cuộc phá ngục Bastille ở Paris, và có vẻ như hoàn toàn phù hợp với cảm giác giải phóng của tầm nhìn xa rộng.
Mỉa mai thay, sau đó, khi người ta phát hiện ra từ này ban đầu lại gắn với một trải nghiệm hoàn toàn bị giam hãm: một bức tranh hình trụ giam cầm khán giả của nó - một thiết bị hình ảnh trong nhà do nghệ sĩ người Irish tên Robert Barker nghĩ ra.

Visualise - Hình dung

                    Bản quyền hình ảnh Tom McShane

Rất khó tin để nghĩ rằng không có ai từng "hình dung" bất cứ gì trước năm 1817, nhưng đó là năm mà nhà thơ trữ tình và nhà phê bình tên là Samuel Taylor Coleridge đã tạo ra từ này trong lời tự thú triết học của ông có tên Biographia Literaria (Phác thảo chân dung văn học đời tôi) (một thế kỷ trước khi từ "envision" được ra đời). Nhìn lại, từ này phù hợp với một người viết mà tâm nhãn của ông bị ám ảnh bởi những hình ảnh ma mị như chiếc tàu ma trong trường ca "Màn sương mù của người thủy thủ cổ", và bởi "những ánh mắt sáng chói" và "mái tóc bồng bềnh" đã kết thúc lời thơ tiên tri của ông ở bài thơ Kubla Khan trong sự bất an, đó cũng là những thứ để gọi tên những vật thể ta thấy được không phải bằng mắt thường.
Cả cuộc đời bị hành hạ bởi vật chất và những vật thể vô hình, không có gì ngạc nhiên khi Coleridge đem đến cho tiếng Anh nhiều từ mới mô tả những khía cạnh tối tăm của trải nghiệm, như các từ "psychosomatic"(tâm linh), và "pessimism" (chủ nghĩa bi quan).

Trí tuệ hóa - Intellectualise

 Bản quyền hình ảnh Tom McShane

Coleridge cũng nổi tiếng vì đã sáng tạo ra một động từ nữa, là từ "intellectualise" (Trí tuệ hóa) - có nghĩa là chuyển một vật thể vật chất thành một sản phẩm trí tuệ. Trong khi rõ ràng ông cũng là tác giả tạo ra một cụm từ với nghĩa hoàn toàn trái ngược, một từ ít được sử dụng là "thingify" (vật thể hóa) (có nghĩa là chuyển một ý nghĩ thành đồ vật) - trong thực tế từ "trí tuệ hóa" có lẽ thuộc về một cảm hứng nhưng đồng thời cũng tối nghĩa từ một nhà thơ trữ tình: đó là kẻ lãng du bí ẩn thế kỷ 18 nổi tiếng với biệt danh "Walking Stewart" được vinh danh là người đã đi bộ qua phần lớn của thế giới được loài người biết đến thời đó nhiều hơn bất cứ ai.
Trong suốt hàng chục năm ông đi lang thang qua Ấn Độ, Châu Phi và Châu u, Stewart phát triển một triết lý kỳ dị với khái niệm trung tâm là tâm trí và cơ thể là dòng chảy liên tục giữa một thế giới được trí tuệ hóa không ngừng và một tinh thần được vật chất hóa không ngừng.

Quan liêu - Bureaucracy

 Bản quyền hình ảnh Tom McShane

Người kể chuyện đi lang thang trong ca khúc "Big Rock Candy Mountain" của Harry McClintock năm 1928 mơ được chạm đến thiên đường an nhiên, nơi "người ta treo cổ một kẻ lập dị, kẻ đã nghĩ ra việc làm". Lịch sử không nhớ đến tên của "kẻ lập dị" đó, nhưng chúng ta biết danh tính của nhà kinh tế Pháp đã sáng chế ra một từ cũng mệt mỏi gần như tương tự: đó là từ "bureaucracy" [sự quan liêu].
Năm 1818, Jean Claude Marie Vincent de Gournay kết nối một từ tiếng Pháp với nghĩa bàn giấy (bureau) với một hậu tố từ tiếng Hy lạp có nghĩa "sức mạnh của" (-cracy) để đặt tên cho tình trạng trì trệ bắt đầu kìm siết xã hội.
Là người đã tạo ra một từ chỉ các hoạt động của chính phủ áp đặt những luật lệ tẻ nhạt lên hành vi của từng cá nhân, Gournay có lẽ là người cuối cùng mà chúng ta trông đợi sẽ chế tạo ra một cụm từ có nghĩa "hãy để mọi người làm thứ họ nghĩ là tốt nhất", đó là từ : laissez-faire.

Nhiếp ảnh - Photograph

 Bản quyền hình ảnh Tom McShane

Thật kỳ lạ khi nghĩ đến một trong những thứ có cái tên có vẻ ổn định nhất mà chúng ta gắn cho những vật thể xung quanh mình chỉ mới được chấp nhận một cách từ từ và qua quá trình tự chọn lọc. Đề xuất của nhà thiên văn học và nhà sáng chế, Ngài John Herschel, năm 1839 về từ "photograph" [nhiếp ảnh] đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trước khi trở thành một từ ổn định vĩnh viễn trong hệ thống từ vựng của thế giới.
Nếu lịch sử rẽ qua một hướng khác, những từ bạn được sử dụng có thể là nhắc nhở bạn không gửi đủ "bản in mặt trời" (sun-print) hay "photogenes". Một đối thủ của từ này là "heliograph", vốn từng vượt mặt từ "photograph" trong một thế hệ, khiến đề xuất của Herschel phải chạy đua để chứng tỏ sự ưu việt hơn hẳn.

Người không có khả năng - Muggle

 Bản quyền hình ảnh Tom McShane

Đàn ông không phải là giới độc quyền trong việc tạo ra những từ ấn tượng, tuy nhiên những nhà sáng chế từ vựng nữ lại ít khi được tôn vinh.Đóng góp của họ với nền văn hóa thường bị gạt ra bên lề, vậy bạn có ngạc nhiên không khi biết rằng từ điển tiếng Anh Oxford đã ghi nhận các nữ văn sỹ là những người đầu tiên sử dụng các từ như "outsider" [kẻ ngoài cuộc] (Jane Austen năm 1800) và "angst" (du nhập từ tiếng Đức bởi George Eliot năm 1849).
Và vào thời đại của chúng ta, một lần nữa một nữ tiểu thuyết gia được ghi nhận là người có khả năng thiên phú với quyền lực khởi xướng và là người muốn mọi thứ theo cách của pháp thuật.
J K Rowling đã chế tạo ra từ "muggle" trong tác phẩm bà viết năm 1997 có tên "Harry Potter và Hòn đá Phù thủy" để mô tả sự thiếu vắng chết người của những kỹ năng siêu tự nhiên, nhắc nhở về sự kỳ diệu truyền kỳ của từ vựng - mô tả những người có và những người không có khả năng gì đó.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.

1 nhận xét:

ThaiLy: ĐỘ (T.Vấn và Bạn Hửu )

                                             Trước Cơn Giông – Tranh (sơn dầu): MAI TÂM Đó là tên nhân vật của truyện! Tên một thằng bé...