Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2024

Câu hát huê tình. đối đáp


Huê tình (còn gọi hoa tình): “Lẳng lơ trai gái” (Việt Nam Từ Điển, tr.239), là “Lời trai gái chọc ghẹo nhau, dâm từ, những câu hát ghẹo” (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, tr.428).
Hát huê tình là “hát lời nói xa gần làm cho cảm động ý nhau, cùng là chọc ghẹo nhau” (ĐNQATV, tr.410). Người miền Bắc gọi lối hát nầy là Tự tình, Hát hoa tình hoặc Hát trao tình tức là “những bài hát hoa tình giữa trai và gái trao đổi nhau những khi có dịp gặp nhau”(1).
Theo Thuần Phong, Hát huê tình thông dụng nhiều nhứt ở miền Nam, còn gọi là hát đố, hát đối đáp, hát chèo ghe (2).

Chúng tôi có thể cắt nghĩa như sau: Hát huê tình ở Nam Kỳ là hát đối đáp trao đổi nhau giữa đôi trai gái hay giữa hai phe nam nữ “những khi có dịp gặp nhau” trên sông rạch, lúc lao động ngoài đồng áng, trên sân nhà, hoặc trong các lễ hội, hay trong những cuộc thi tài cao thấp. Câu hát huê tình phát triển mạnh ở Miệt Vườn đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong ngũ cung hơi Nam giọng oán và phảng phất hơi hướm ca dao miền Trung.
Chúng tôi sử dụng bản CÂU HÁT HUÊ TÌNH của Đinh Thái Sơn, Chợ Lớn, Thuận Hòa xb. 1966 cũng như một số ca dao miền Nam để thực hiện bài nầy. Hát huê tình là hát đối đáp trao đổi nhau giữa trai và gái để “đối chơi” cho vui (Đêm thanh trăng rạng, bạn mình đối chơi) hay để “ngâm nga đặng quên cả vất vả và mệt nhọc” trong khi lao động.
Và cũng có khi để “kết duyên,” như duyên bạn bè, duyên chồng vợ. Hát Huê tình cũng giống hát Quan họ là “một loại hình dân ca phong phú về giai điệu,” nhưng có điểm khác biệt là trai gái hát quan họ mặc dầu để ý thương nhau nhưng chỉ xem nhau như bạn (bạn hát) và theo tục lệ khắc nghiệt có ghi trong hương ước, “liền anh,” “liền chị” thường không được phép lấy nhau.
Trái lại chung cuộc của Hát Huê tình vẫn là tình yêu nam nữ (Thú vui nào bằng thú hát huê tình; Trời xui hội ngộ hai đứa mình kết duyên).
Cũng như ca dao cả nước, cái “tôi” trữ tình trong Câu hát huê tình thể hiện những cảm xúc “chủ đạo”, tinh tế và đa dạng. Từ “tôi”/”tui” dẫn đến những cặp nhân xưng đại từ đối xứng trong cách xưng hô của người bình dân: “tui”/“mình”, “qua”/“bậu”, “anh”/“em”, “chàng”/“thiếp”, “quân tử”/“thục nữ”, “anh hùng”/“thuyền quyên”, “người nghĩa”, “nhơn tình”, “cựu tình”,… Thí dụ:
-(câu 7) Bây giờ cầu xây nọ nó thôi xây; Thời qua với bậu dứt dây cang thường (bản gốc in: “can”). Điều đáng lưu ý là câu hát huê tình được làm theo mọi thể loại thơ: từ tứ tự, ngũ ngôn, lục ngôn đến lục bát, lục bát biến thể rồi đến song thất, song thất biến thể hoặc hỗn hợp hai ba thể trên một cách phóng túng. Những tiếng đệm như: bớ mình ôi, bớ anh ôi, bớ bậu ôi, bớ ai ôi, bớ em ôi, bớ nàng ôi, bớ nhơn tình ôi… được lồng vào trong câu hát một cách ý vị và duyên dáng.
Thí dụ: (câu 12): Chỉ tơ đứt mối thình lình; Bớ bậu ôi, Vì nghèo nên phả
 xa mình sanh phương.

(minh họa: Etienne Girardet/Unsplash)
Hát huê tình là một loại hát đối đáp giữa nam và nữ; nhưng tại sao trong những câu do chính người bình dân hát lại có những từ Hán-Việt, cách ngôn Khổng Mạnh và điển tích Trung Hoa?
Như chúng ta đã biết, Nam Kỳ là vùng đất mới, nhưng mọi lãnh vực đều “khởi sự/khởi xướng” ở miền Nam. Từ chữ quốc ngữ, văn học chữ quốc ngữ, báo chí, tiểu thuyết rồi thơ, thơ mới, dịch thuật (đặc biệt sách Tàu, truyện Tàu) đến văn nghệ kháng chiến, tự truyện, thoại kịch… nhứt nhứt đều bắt đầu tại Lục Tỉnh. Nói khác đi Nam Kỳ đã đóng vai trò tiền phong của văn nghệ miền Nam. Khi phân tích Câu hát huê tình, chúng tôi muốn nhấn mạnh vai trò chữ quốc ngữ và phong trào dịch sách Tàu, truyện Tàu (ra chữ quốc ngữ) vào đầu thế kỷ XX đã ảnh hưởng rất lớn đến hò hát.
Chữ quốc ngữ – tức tiếng Việt viết theo mẫu tự Latin – được truyền sang nước ta vào cuối thế kỷ XVII do các giáo sĩ phương Tây nhằm mục đích phục vụ cho truyền giáo; và “người Nam kỳ là những người Việt Nam đã dùng chữ Quốc ngữ trước nhất” (Vũ Ngọc Phan: Nhà Văn Hiện Đại, 1941, tr.37).
Giáo Sư Thanh Lãng cũng đã khẳng định: “Chữ quốc ngữ được công nhận và phổ biến trước nhất ở miền Lục tỉnh…”(3). Các dịch giả Sách Tàu sang quốc ngữ tiêu biểu có Đoàn Trung Còn dịch Minh Đạo Gia Huấn do Trình Di đời nhà Tống biên soạn; Trương Vĩnh Ký phiên dịch Minh Tâm Bửu Giám được biên soạn từ cuối đời nhà Tống. Truyện Tàu – tức tiểu thuyết chương hồi hay “tiểu thuyết cổ điển” của Trung Hoa. Dịch giả truyện Tàu sang chữ quốc ngữ đầu tiên là một người Pháp, Canavaggio, chủ báo Nông Cổ Mín Đàm dịch Tam Quốc Chí Tục Dịch đăng từ số báo ra mắt (1/8/1901)? Nhưng theo Vương Hồng Sển trong Thú Chơi Sách, người dịch Truyện Tàu đầu tiên chính là cụ Dũ Thúc Lương Khắc Ninh (1862-1943). “Những tay dịch thuật trứ danh ở Nam Kỳ” với số lượng nhiều nhứt chính là ba ông Nguyễn Chánh Sắt, Trần Phong Sắc và Nguyễn An Khương. Ngoài ra còn có Nguyễn Liên Phong và Nguyễn An Cư dịch Tam Quốc Diễn Nghĩa do nhà Tín Đức Thư Xã tại Sài Gòn xuất bản từ 1927-1932 gồm 31 cuốn.
Có thể nói có chữ quốc ngữ mới có phong trào dịch sách Tàu, truyện Tàu để phổ biến rộng rãi trong đại chúng. Từ đó phong trào mê truyện Tàu bùng phát khắp Nam Kỳ: người người “mê” truyện Tàu, nhà nhà “mê” truyện Tàu, “mê” nghe “nói truyện” Tàu.
Những cách ngôn Khổng-Mạnh, những tấm gương trung hiếu tiết nghĩa, những điều thường thức về nhân – nghĩa – lễ – trí -tín, về tam cang ngũ thường được người bình dân tình cờ tiếp thu từ sách, truyện Tàu, đợi có dịp đem ra thi thố. Cũng có khi qua những cuộc “đấu trí” của các bậc văn nho, thầy đồ trong các dịp giỗ chạp, ma chay, cưới hỏi hay hội hè đình đám mà người dân quê “nghe lóm” được rồi đem ra áp dụng trong ca dao, hò hát.
Tuy nhiên với cố tật “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ” của người bình dân Nam Kỳ, nên khi “hấp thụ” sách, truyện Tàu là họ đem ra ứng dụng, “thi thố’ ngay. Sơn Nam nhìn nhận: “Thật bực mình khi nghe những câu hò dẫn chứng nhiều điển tích sai lạc, vô nghĩa hoặc nhiều cách ngôn của Khổng Tử, Tư Mã Ôn Công, với danh từ lẫn lộn, ép vận, sai văn phạm cổ văn”(4).

Có thể nói mỗi một cuộc hát huê tình đối đáp gồm một số đặc điểm như: hát chữ, hát tích và hát đố/đối đáp.
– Hát chữ: dùng thành ngữ, tục ngữ nước ta hoặc cách ngôn cûa Khổng-Mạnh (thường lấy trong sách Tam Tự Kinh, Minh Tâm Bửu Giám hoặc Minh Đạo Gia Huấn) để gợi hứng gieo vần.
– Hát tích: dùng điển tích của sách vở Trung Hoa hoặc các truyện thơ Việt Nam vừa để gợi hứng gieo vần hay thách đố. Khi khảo sát về điển tích trong ca dao (thiên về ca dao miền Bắc), GS Thanh Lãng đã viết: “Văn chương bình dân rất kỵ những điển tích (…) Tuy nhiên đôi khi ta cũng thấy nhà văn bình dân dùng điển”(5). Trong những chuyến đi “điền dã” sưu tầm, nghiên cứu Ca dao miền Nam, chúng tôi có thể khẳng định: Hát huê tình, một bộ phận của Ca dao miền Nam rất “sính” dùng điển tích. Phạm Văn Đang, một nhà giáo gốc Bắc cũng đã nhìn nhận: “Có điều đáng chú ý là ca dao miền Nam lại sính dùng thành ngữ điển tích hơn cả ca dao miền Bắc” (6).
– Hát đố/hátđối đáp: Hát đối đáp là một loại hát huê tình giũa trai và gái “những khi có dịp gặp nhau”. Những dịp gặp gỡ của chàng trai-cô gái khi diễn ra khi trên đồng ruộng, lúc trên sông nước. Nhưng nhiều nhứt là trên những dòng sông hiền hòa thơ mộng giữa “trai thương hồ” và “gái bán vàm”. Đại thể, mỗi cuộc hát đối đáp thường chia làm ba giai đoạn: Hát chào mời (bắt đầu chào hỏi, mời mọc); Hát đối đáp (trả lời câu đố, khen tặng) ; Hát tiễn (từ giã, xe kết).
Có thể nói “Khi cuộc hát đã đến lúc hào hứng, hễ bên trai “buộc vào” thì bên gái “mở ra” bên trai “bẻ vô” thì bên gái “xô ra,” bên nầy hát chữ, hát tích thì bên kia tìm cách đối lại; bên nầy dùng những câu hát đố hóc búa thì bên kia tìm câu hát đáp lại một cách tài tình” (7).

***
Để bài viết thêm phần sinh động, chúng tôi thử ‘phác họa” lại là diễn tiến cuộc hát huê tình đối đáp giữa chàng trai thương hồ và cô gái bán vàm trên dòng sông Hậu.
Trong khoảng đêm trường tịch mịch ở một khúc sông vắng miệt Hậu Giang, anh thương hồ thả lái buông chèo cho chiếc ghe tam bản nhẹ nhàng trôi theo dòng nước, mắt lơ đãng nhìn ánh trăng vàng vọt chìm xuống đáy sông, hồn lâng lâng khoái cảm với trăng nước hữu tình. Bỗng từ trong vàm một tiếng hát rao hàng cất lên lòn trong gió bay đến tai anh. Ghe anh lướt tới gần, tiếng hát đó càng ngày càng rõ, càng thanh, càng nồng, càng ấm như vuốt ve, như mời gọi.
Khách thương hồ chú ý lắng nghe và ngó quanh quất tìm nơi phát ra tiếng hát. Rất may từ trong vàm, một chiếc xuồng ba lá từ từ bơi ra, Rồi tiếng hát rao hàng lảnh lót của một cô gái:
Chè đậu xanh đường cát
Ngọt mát tợ đường phèn
Ăn giùm một chén làm duyên
Nầy chú lái kia ơi! Lên doi xuống vịnh kiếm em mà ăn chè.
*vể ý thán từ “ơi” (khẩu ngữ) chỉ tiếng đáp lại cao giọng, tiếng gọi ngụ ý than thở.
Biết người con gái “mở đường” cho mình và vốn sẵn có “máu giang hồ”, chàng trai thương hồ liền cất tiếng hát huê tình để chào mừng, làm quen:
Bớ chè đậu xanh đường cát
Giọng em rao hát mát tợ đường phèn
Đối chơi một hiệp làm duyên
Kìa bạn mình ơi! Lên doi xuống vịnh, gặp em anh xin chào mừng.
Thấy giọng hát rao của mình có phần hiệu quả trong việc “câu” khách hàng, cô bán vàm cất tiếng hát tiếp:
Lưới thưa bủa lấy con cá duồng
Nầy chú lái kia ơi! Chèo ghe tam bản đêm trường đi đâu?
Được cô gái săn đón, anh lái buôn hảo ngọt lập tức trả lời:
Lưới thưa bủa lấy con cá duồng
Bớ cô nàng ơi! Anh chèo ghe tam bản tìm đường thăm em.
Hát vùa dứt câu, dường như sợ cô gái chê mình trêu ghẹo sỗ sàng, chàng trai bèn cất tiếng hát chữ “buộc vào” để ướm thử:
Cửu hạn phùng cam võ
Tha hương ngộ cố tri
Tình cờ mà gặp mấy khi
Hỏi thăm thục nữ giai kỳ định chưa?
Thấy khách thương hồ có vẻ tha thiết với mình, lòng cô thôn nữ dâng lên bao mối cảm tình nên bèn hát chữ đáp lại:
Thiếp tợ thiên biên nguyệt
Quân như lãnh thượng vân
Tuy gần mà chẳng phải gần
Cũng như biển Sở non Tần cách xa.
Nghe giọng hát chứa chan biết bao ý tình, chàng trai bèn hát huê tình “buộc thắt” lại:
Nước dưới sông lững đứng
Mây đưa gió dật dờ
Bớ bạn mình ơi! Tơ duyên đã buộc sờ sờ
Qua đây bậu đó, còn ngờ đâu xa.
Cô gái vẫn còn lo sợ Tơ hồng Nguyệt lão khéo bày trò oan nghiệt nên đã hát “mở ra”:
Trăng trên trời rành rạnh
Đêm thanh tạnh tiêu diêu
Lá lay tại mối chỉ điều
Nầy anh ơi, Thương thì nói vậy chớ còn nhiều chỗ lo.
Thấy cô bán vàm “mở ra” một cách yếu ớt, khách thương hồ bèn “bẻ vô”:
Qua nghe bậu than thân bậu
Nghĩ mà tệ lậu bề qua
Linh đinh chưa có cửa nhà
Bớ em ôi, Thương nhau hãy rán hiệp hòa lứa đôi.
* Thán từ “ôi” (khẩu ngữ) chỉ tiếng gọi biểu lộ ý than thở hoặc bày tỏ tình cảm tha thiết.
Cô bán vàm vẫn còn nghi ngờ lòng dạ của chàng trai nên đã hát “xô ra”:
E đó nói ngoài môi
Ừ rồi bay theo gió
Bớ anh ôi, Sự thế em thấy thường tham đó bỏ đăng.
Chừng như hiểu ý cô gái, chàng trai bèn “buộc riết vô” bằng cách hát chữ để bắt bí cô gái:
Anh cũng biết: Họa hổ họa bì nan họa cốt
Tri nhơn tri diện bất tri tâm
Bậu nghi như vậy mới lầm
Nầy bạn mình ôi, Chớ lòng anh sắt đá thâm trầm chẳng sai.
Hát xong anh lấy làm đắc ý mỉm cười chờ cô gái trả lời. Nhưng nào phải tay vừa, cô đã vội vàng cất giọng lảnh lót hát chữ đáp lại:
Em chỉ ngại: Thủy để ngư thiên biên nhạn
Cao khả xạ hề đê khả điếu
Chỉ xích nhơn tâm bất khả phòng
Bớ anh ôi! Nhiều tay tham bưởi chê bòng lắm anh.
Tới đây anh thương hồ bắt đầu đổi “chiến lược”, thay vì hát chữ, anh hát tích hầu “chinh phục” cô thôn nữ thật thà chơn chất.
Anh tằng hắng lấy giọng rồi cất cao tiếng hát tích lấy từ Truyện Tàu:
Anh tỷ như cái phận anh
Chẳng thà ở lều tranh như thầy Tăng, thầy Lộ.
Cũng không ham mộ như Vương Khải với Thạch Sùng
Em ôi, Đạo người giữ vẹn, bần cùng sá bao.
Cô gái vẫn chưa chịu thua. Sau một hồi “câu giờ” tìm ý, nàng đã hát tích đối lại:
Chẳng thà em chịu đói chịu rách
Học theo cách bà Mạnh, bà Khương
Chẳng thèm như chị Võ Hậu đời Đường
Anh ôi, Làm cho bại hoại, cang thường hư danh.
Các truyện thơ Việt Nam Nam như: Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Lâm Sanh-Xuân Nương, Phạm Công-Cúc Hoa, v.v… cũng được sử dụng trong hát huê tình.
Tới đây, cô gái dường như đã cảm mến chàng trai nên hát tích Truyện Kiều để thăm dò:
Thân em mỏng mảnh, quê cảnh lạ lùng,
Thuyền quyên mong sánh anh hùng,
Bớ anh ôi, Lại e như nàng Kiều nọ, bạn cùng Thúc Sanh.
Chàng trai vốn có chút chữ nghĩa, lại thường nghe “nói thơ Vân Tiên” nên hát tích đáp lại:
Nhơn, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín
Thị vị ngũ thường
Em ôi, Đây anh cũng dốc sánh bường Vân Tiên…
Cuộc hát đối đáp tới đây vô cùng hào hứng. Nhiều ghe thương hồ cũng chèo gần lại để mục kích cuộc thi tài cho thỏa tánh hiếu kỳ. Thỉnh thoảng có tiếng vỗ tay tán thưởng, tiếng reo hò cổ võ vang lên như xé tan màn đêm u tịch. Các chàng trai “hảo ngọt” tha hồ thưởng thức món “chè đậu xanh đường cát, ngọt mát tợ đường phèn” để “làm duyên” và được dịp làm quen cô gái. Một lát sau nồi chè ngọt lịm đã hết sạch.
Bấy giờ đến lượt cô gái “phản công”. Cô dùng các thuật ngữ nhiều/ít, non/già để hát đố:
Bánh nhiều quá sao kêu bánh ít
Chuối non nhớt cũng gọi chuối già
Trượng phu đối đặng mới là đáng khen.
Vốn là tay “cao thủ”, chàng trai “trả miếng” lại liền bằng cách dùng các thuật ngữ chua/ngọt, cao/lùn để đối lại:
Canh chua lét sao kêu canh ngọt
Cây cao nghệu cũng nói cau lùn
Đối chơi với bậu anh hùng há thua.
Rõ ràng là “kỳ phùng địch thủ”. Kẻ tám lượng, người nửa cân ai dễ nhường ai. Thấy đối thủ “phá miếng” một cách dễ dàng, cô bán vàm cũng đổi “chiến thuật” nói lái để tấn công chàng trai. (Nói lái (còn gọi nói trại) là một cách nói kiểu “chơi chữ” một cách hài hước của dân ta những lúc trà dư tửu hậu, trong các cuộc thi hò hát nhằm mục đích mua vui). Cô gái “buộc vô” bằng cách sử dụng nói lái để hát đố:
Con cá đối để trên cối đá
Mèo đuôi cụt nằm mục đuôi kèo
Bớ anh ôi, Anh mà đối đặng, dẫu nghèo cũng ưng.
Cả bọn cất tiếng cười vang, tưởng rằng anh thương hồ đã “bí lối”. Nhưng là tay “giang hồ tứ chiếng”, anh nào chịu thua dễ dàng. Sau khi lấy hơi và moi trong đầu những thuật ngữ đã “học lóm” được, anh cất tiếng hát đáp lại cũng bằng cách nói lái:
Con mỏ kiến đậu trong miếng cỏ
Chó vàng lông đáp dựa vồng lang
Bớ em ôi, Đây anh đối đặng e nàng chẳng ưng.
Cuộc hát đối đáp giữa trai thương hồ và gái bán vàm cứ thế mà tiếp diễn. Nhờ sự ứng đối tài tình, họ bắt đầu để ý, cảm mến nhau và tình yêu bắt đầu chớm nở giữa hai người. Cũng có khi vì bên trai, hay bên gái bị “buộc vào” mà không tìm được cách “xô ra”, nên “cuộc chơi” tạm thời chấm dứt. Thông thường có ba cách kết thúc cuộc thi tài: một là để “giải sầu”, “cầu vui” (Hát mấy trăm câu giải sầu chư vị; Việc hát hò có ý cầu vui”; hai là họ hẹn hôm sau cũng vào “đêm thanh trăng rạng” để thi tài cao thấp; ba là họ giã từ nhau mà “ruột thắt gan teo”. Đó cũng là tâm trạng chàng trai khi bùi ngùi hát dứt (hát giã từ nhau):
Giã quới nương lên đường Nam-Bắc
Hỡi người thục nữ ôi, Ngó lại bên xuồng ruột thắt gan teo.

(Hình: Xiaofen P/Unsplash)
Hát xong, anh lặng lẽ khua mái chèo cho ghe xuôi về ngả bát (rẻ phải), còn cô bán vàm cũng lặng lẽ bơi xuồng sang ngả cạy (rẻ trái). Tuy hai người đã rời xa rồi nhưng trong lòng họ vẫn tiếc hùi hụi cho sự gặp gỡ thú vị nầy, nên cô gái đã hát vói theo như hứa hẹn:
Chẳng trước thì sau
Cũng lý đào tương hội
Bớ người quân tử ôi, Khuyên anh hãy dằn lòng đừng vội nhớ trông.
***
Tập sách mỏng Câu Hát Huê Tình – một bộ phận của ca dao miền Nam – đã phản ảnh trung thực bức tranh xã hội Nam Kỳ buổi giao thời Pháp-Việt.
Độc giả có thể tìm thấy Nội dung “văn dĩ tải đạo” bàng bạc trong tác phẩm. Đó là đạo quân thần (quân xử thần tử), lòng ái quốc, đạo hiếu (ơn cha nghĩa mẹ), đạo phu thê (lòng chung thủy, dạ sắt son), trọng nghĩa khinh tài (kiến nguy vô dõng, tiền tài như phấn thổ/nhơn nghĩa tợ thiên kim), làm lành lánh dữ (tích thiện phùng thiện/tích ác phùng ác).
Đó là tất cả cái “điệu nghệ” (đạo nghĩa) của người Lục tỉnh. Thỉnh thoảng phê phán “thói hư tật xấu” (cờ bạc, tửu sắc, á phiện, lầu xanh), thói mê tín dị đoan (tam hạp, tứ hành xung) và “hôn nhân dị chủng” (Tây-Tàu-Khách-Thanh-Chệt-Chà / An Nam, Việt).
Nhưng phê phán là để xây dựng: vạch ra cái xấu, cái dở để gián tiếp đề cao cái tốt, cái hay nhằm giáo dục khuyên răn người đời. Về Nghệ thuật, hát huê tình đối đáp thiên về “diễn xướng” cần phải “câu giờ” để “bẻ lại” câu hát lắt léo, hóc búa, phải sử dụng tiếng đệm, tiếng láy cũng như vận dụng kiến thức và khả năng sẵn có của mình để thi tài cao thấp.
Vì vậy câu hát huê tình sử dụng gần như nguyên xi lời ăn tiếng nói của dân gian Lục tỉnh: lời lẽ bình dị, mộc mạc, không trau chuốt nên dễ đi sâu vào lòng người. Chúng ta sẽ không thấy những câu hát tròn trịa mềm mại thể sáu tám trong Câu hát huê tình.
Trong một bài nghiên cứu về Ca dao miền Nam, chúng tôi đã nhận định: Hò hát đi trước ca dao; và ca dao lục bát thành hình sau hò hát. Người sưu tầm/phổ biến (Đinh Thái Sơn) mặc dầu phải “tam sao thất bổn” do sự giao lưu văn hóa, do “trình độ văn hóa”; nhưng đã đạt được thành tựu đáng kể trong việc bảo tồn cái di sản lý thú của ông cha.
Chúng tôi tin rằng Câu Hát Huê Tình là một văn bản quý hiếm cho các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, các nhà ngôn ngữ học, xã hội học và văn học sử. Câu Hát Huê Tình chính là bản sao thâu gọn của ca dao Nam Kỳ Lục Tỉnh vậy.
Nguyễn Kiến Thiết

Chú thích:
(1) Thanh Lãng: Văn Chương Bình Dân. In lần II. Sài Gòn, Văn Hợi xb. 1957, tr.90.
(2) Thuần Phong: Ca Dao Giảng Luận. Kỳ II, SG, Á Châu xb.1970.
(3) Thanh Lãng: Thay Lời Bạt. Văn Học Miền Nam của Đông Hồ. Sài Gòn, Quình Lâm xb, 1970.
(4) Sơn Nam: Nói Về Miền Nam. SG, Lá Bối xb. 1967, tr.59.
(5) Thanh Lãng: Văn Chương Bình Dân. In lần II. Sài Gòn, Văn Hợi xb. 1957, tr.118.
(6) Phạm Văn Đang: Nghệ Thuật Xây Dựng Từ Hoa Trong Ca Dao Việt Nam. Luận án Cao học Văn chương Đại học Văn Khoa Sài Gòn, 1965, tr.149-150.

(7) Nguyễn Kiến Thiết: Tánh Cách Đặc Thù Của Ca Dao Miền Nam. Luận án Cao học Văn chương, Đại học Văn Khoa Sài Gòn, 1972, tr.107.

CHÚC SỨC KHỎE.


Thứ Năm, 17 tháng 10, 2024

SỚM TỐI ĐÌU HIU... -Thơ Mỹ Nga và Thơ Họa Của Các Thi Hửu


SỚM TỐI ĐÌU HIU...

Mượn các Thi Đàn giải tấc lòng
Xin người thông cảm nỗi hoài mong
Trải dòng tâm sự cùng Thi Hữu
Khóc gió than mây khổ chập chồng...
Gối lạnh đêm dài soi bóng nguyệ̣t
Cung son văng vẳng tiếng tơ đồng..
Cô đơn quanh quẽ buồn Nhân thế,
Sớm tối đìu hiu Thu đến Đông...
Mỹ Nga
11/10/2024 . ÂL 09/09/Giáp Thìn.


Thơ Họa:

1./SỚM TỐI ĐÌU HIU

Họa Hoán Vận

Trăng khuya quạnh quẽ tái tê lòng
Nắng sớm mưa chiều hết đợi mong
Bạc số cam đành loan cách phụng
Tàn duyên phải chịu vợ xa chồng
Nuôi con cần mẫn không e Hạ
Dạy trẻ chu toàn chẳng ngại Đông
Cực Lạc mừng người em dẫu khổ
Xuân Thu chung thủy vẹn tâm đồng
ThanhSong ntkp
CA.11/10/2024


2./ CÔ ĐƠN

Suy nghĩ miên man nặng cõi lòng
Còn gì đâu nữa để chờ mong
Cuộc vui, hạnh phúc đà vơi cạn
Nỗi khổ, niềm đau lại chất chồng
Bạn hữu thân quen dần rớt rụng
Người dưng xa lạ chẳng tương đồng
Tháng ngày cô quạnh sầu riêng bóng
Đếm bước lạc loài giữa phố đông.
Sông Thu
( 12/10/2024 )



3./ MẤT NGHĨA TÂM ĐỒNG
( họa hoán vận )

Trước cảnh biệt ly mất nghĩa đồng
Bậu về Tiên cảnh hết chờ mong
Duyên phần trắc trở người xa vợ
Số kiếp trớ trêu kẻ cách chồng
Chẳng được nương nhờ khi nắng hạ
Có đâu tin cậy lúc mưa đông
Mấy ai thấu hiểu đời cô quạnh
Gối chiếc thân đơn nát cả lòng
Songquang
20241011


4./ NỖI NIỀM ĐAU

Cảm thấu niềm riêng quặn thắt lòng
Bao là ngóng đợi lẫn chờ mong
Người đi chắc hẳn tình vơi cạn
Kẻ ở thời đây lệ chất chồng
Mượn ánh trăng tà soi nẻo thế
Vin vầng Nguyệt khuyết dõi trời đông
Từng câu hẹn ước chừng vô nghĩa
Bởi nợ duyên ta chẳng kết đồng…
Mai Vân-VTT
11/10/24


5./ NGOẠN CẢNH

(Họa nương vận)

Những khi trời đẹp, nức nao lòng
Ngoạn lãm vài ngày thỏa ước mong
Bình Thuận nhởn nhơ trèo Núi Chúa
Nha Trang chậm rãi dạo Hòn Chồng
Quanh thuyền gác mái đùa ngư phủ
Giữa ruộng lùa trâu giỡn mục đồng
Thinh lặng ngắm bình minh của biển
Huy hoàng ánh nhật lúc hừng đông…
Lý Đức Quỳnh
12/10/2024

6./    LẠNH ĐÊM ĐÔNG 

Tuổi già ai cũng lẻ loi lòng 
Sáng tối buồn hiu nỗi nhớ mong 
Con cháu dù đông hay ít ỏi 
Đa đoan cuộc sống vợ, con, chồng 
Ngồi nhìn ra cữa tim đau nhói 
Chờ mãi không ai thương cảm đồng 
Gần mãn cõi đời sầu thấm thía 
Thế nhân tự nhủ .. lạnh đêm đông !..
                       Yên Hà 
                     13/10/2024 

 7./ Kính Họa Vận : TRI KỶ - TRI ÂM

“Tri âm” biệt xứ tái tê lòng 
“Tri kỷ” đi rồi hết đợi mong 
Bạn cũ thôi tình loan nhớ phụng 
Người xưa cạn nghĩa vợ thương chồng…
Duyên chàng mô nữa, cung đàn nguyệt 
Nợ thiếp còn đâu, một chữ đồng 
Trạm cuối chia tay tàu chạy suốt 
Sân ga từ giã sớm mùa đông…
MAI XUÂN THANH 
Silicone Valley 10/12/2024

8./ HỌA: ĐỜI LÀ CHI?

Sớm hôm thơ thẩn nhói tơ lòng,
Mượn chút thi vần xóa nhớ mong.
Thông cảm bỏ qua hao tức bực,
Giải khuây tranh chấp khuyết vơi chồng.
Thu về thanh vắng vui cùng Nguyệt,
Lạnh đến phòng se thắt ngóng đồng.
Đời có gì đâu cao với thấp,
Bốn mùa Xuân khởi cuối sang Đông.
*
Nhắm mắt còn gì giữ được không?
HỒ NGUYỄN (12-10-2024)

9./ CÔ ĐƠN.

Mượn chén giải sầu trút nỗi lòng 
Bao nhiêu lá rụng bấy thương mong
Sương thu lạnh lẽo người lê bước 
Tình nghĩa sắc sâu nợ chất chồng 
Biển hẹn ngày sau nên trúc phận
Non thề buổi trước thỏa duyên đồng 
Xót xa,đời vẫn hoài đơn bóng 
Quạnh vắng cô phòng lúc gió đông!
LAN.
(14/10/2024

10./ MÒN MỎI

Làm chi nói hết nỗi buồn lòng
Cứ để qua ngày lấp ước mong
Dĩ vãng mi nhòa đau ứ ngập
Thời gian lệ đẫm lạnh dồn chồng
Mây chiều bóng hạ thầm tương ứng
Ánh nguyệt sương đêm lặng hợp đồng
Nhặt đếm sao trời mòn trí lực
Tâm hồn giá buốt tựa mùa đông
Minh Thúy Thành Nội
Tháng 10/14/2024

Mời Xem Lai :

MƯA DẦM ĐÊM THU, NỤ CƯỜI NẮNG THU - Thơ MP.Trường Giang Thủy

 


 1./ MƯA DẦM ĐÊM THU
 
Mưa đêm lạnh ký ức buồn,
Nửa vòng trái đất anh dường như quên.
Ngày dài tháng rộng buồn tênh,
Ngóng tìm chỉ thấy mây thênh thang sầu!
Mưa thu gợi nhớ tình đầu,
Cố nhân thoáng hiện trong lầu mộng xưa,
Là ai áo gấm ngôi vua?
Là ai dải lụa tử vừa phát ban!
Thu xưa huyền ảo trăng vàng,
Nghe anh kể Cuội mê nàng Tố Nga...,
Và rồi từ lúc anh xa,
Đâu còn ai tiếc thương hoa Quỳnh tàn!
Mưa dầm lạnh nụ hoàng lan,
Lạnh vùng ký ức cơ man những sầu,
Gửi thu ủ mộng úa nhầu,
Hỏi anh xa nửa vòng cầu nhớ - quên?!
MP Trường Giang Thủy

2./ NỤ CƯỜI NẮNG THU

Thu còn nuối cụm nắng hồng,
Gió thoang thoảng lạnh báo đông sắp về,
Nụ cười vượt khỏi cơn mê,
Vượt qua mưa bão lạnh tê buốt lòng.
Nụ cười tươi dưới nắng hồng,
Ly cà phê ấm cũng chòng chành vui!
Trà thơm hương phất lên trời,
Cành hoa giấy tím bồi hồi luyến thu,
Lá vàng ẩm ướt sương mù,
Gió mơn man lạnh vi vu tạ tình.
Cúi nhìn hồ nước lung linh
Bóng ai rõ nụ cười xinh...giống mình!
MP.Trường Giang Thủy.
(Báo Tây Ninh 04/11/2017)

Mời Xem Lại :







STENT - GS Nguyễn Tuấn

 STENT

(* Stent được xử dụng để xử lý cơn nhồi máu cơ tim cấp và điều trị bệnh mạch vành giai đoạn nặng . BH )
Ít ai biết rằng người Việt ở California đã góp phần rất quan trọng cứu hàng triệu bệnh nhân trên thế giới qua kĩ nghệ sản xuất stent.
Stent (xem hình), như nhiều bạn biết, là một ống đỡ động mạch làm bằng kim loại hoặc nhựa được sử dụng để chống đỡ một khu vực mạch vành đi bị kẹt. Stent được sáng chế từ giữa thập niên 1980. Cho tới nay, đặt stent đã cứu hàng triệu người trên thế giới.
Nhưng ai làm ra stent? Câu trả lời là các công ti chuyên làm dụng cụ y khoa. Ít ai biết rằng stent chủ yếu là làm bằng tay, chứ không phải tự động bằng máy. Làm stent rất công phu và đòi hỏi phải có bàn tay khéo léo, kĩ năng tinh vi và chính xác.
Vậy ai là những người làm stent bằng tay? Xin thưa là người Việt ở California. Cứ 100 kĩ sư và kĩ thuật viên làm stent ở California, thì có 70-75 là người gốc Việt. Họ 'thống trị' cái công nghệ làm stent, từ thiết kế đến sản xuất.
Nhưng ít ai biết sự thật đó. Tôi nói chuyện với nhiều bác sĩ, họ cũng không biết sự thật đó.
Nhưng người trong kĩ nghệ sản xuất stent thì biết.
Người Việt ở Cali đã nổi tiếng với kĩ nghệ nail với thị trường hàng tỉ USD (vậy mà có vài người xấu miệng nói là ‘tộc nail’). Hôm nay, các bạn nên biết rằng người Việt ở Cali còn ‘thống trị’ kĩ nghệ làm stent đã giúp cứu sống nhiều triệu người trên thế giới.
Bài của GS. Nguyễn Tuấn

Bich Hải Trân chuyển

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2024

CÁC CẤP BẬC TRƯỜNG THỌ CỦA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN - NSH

 CÁC CẤP BẬC TRƯỜNG THỌ CỦA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

Biên soạn: Nguyễn Sơn Hùng

***

Việt Nam

Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh thì các cấp bậc của trường

thọ như sau trong phần giải thích nghĩa của từ “hạ thọ”:

- 60 tuổi: hạ thọ

- 70 tuổi: trung thọ

- 80 tuổi: thượng thọ

Có lẽ vào thời cụ ít người sống trên 90 tuổi nên không thấy tên gọi cho

các cấp bậc trên 80 tuổi, chỉ thấy các từ như “Bách niên giai lão” khi chúc

mừng hôn nhân; “Bách tuế chi hậu” nghĩa “sau khi chết rồi”; “Bách tuế vi

kỳ” nghĩa “trăm năm là hạn, ý nói đời người ai cũng sống 100 năm là

cùng.”

Chúng ta nghe từ “đáo tuế” để chỉ trường hợp trọn được 60 tuổi nhưng

không thấy trong từ điển này.

Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức lại giải nghĩa như sau:

- Đáo tuế 到歳: “Đến tuổi đóng góp hay hưởng quyền lợi gì trong

làng. Thí dụ: Người đáo tuế phải đóng sưu.”

Nghĩa là “đáo tuế” không có nghĩa “60 tuổi” như nhân gian thường

nghĩ.

Theo người viết, nghĩa trực tiếp của “đáo tuế” là “đến tuổi” nên không

đủ để diễn tả việc tròn 60 tuổi. Từ “hoàn lịch” trong tiếng Nhật diễn tả rõ ý

này hơn.

Khoản 4, Điều 8, Thông tư số 06/2012/TT- BVHTTDL của Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch quy định như sau:

- Đủ 70 tuổi và đủ 75 tuổi: lễ mừng thọ;

- Đủ 80 tuổi và đủ 85 tuổi: lễ mừng thượng thọ;

- Đủ 90 tuổi, đủ 95 tuổi và 100 tuổi trở lên: lễ mừng thượng thượng

thọ.

Nhật Bản

Ở Nhật Bản có rất nhiều cấp bậc để gọi do họ dùng chữ Hán, và có thể

do các thương gia đặt ra nhiều thứ để buôn bán. Thí dụ gần đây họ đem cả

những loại lễ của Âu Mỹ như Ngày Valentine, lễ Thanksgiving…vào Nhật

Bản. Dưới đây người viết cũng giới thiệu màu sắc dùng để gói quà trong

dịp chúc mừng của các loại lễ thọ.

- Trọn 60 tuổi: hoàn lịch還暦kanreki, đỏ

- 70 tuổi: cổ hy 古稀 koki, tím

- 77 tuổi: hỷ thọ 喜寿 kiju, tím


- 80 tuổi: tản thọ 傘寿sanju, tím hoặc vàng hoặc kim trà (trà sắc vàng)

- 88 tuổi: mễ thọ米寿 beiju, kim trà, vàng, cam.

- 90 tuổi: tốt thọ 卒寿sotsuju, trắng, tím

- 99 tuổi: bạch thọ 白寿hakuju, trắng

- 100 tuổi: bách thọ 百寿hyakuju, trắng, hồng đào

- 108 tuổi: trà thọ 茶寿chaju, (chưa/không định màu sắc)

(Trừ hoàn lịch, các cấp bậc thọ khác không cần phải trọn tuổi.)

Ngoài ra còn có các cách gọi sau:

- 66 tuổi: lục thọ緑寿 rokuju (mới đặt thêm vào năm 2002)

- 81 tuổi: bán thọ半寿 hanju

- 111 tuổi: hoàng thọ皇寿kôju

- 120 tuổi: đại hoàn lịch大還暦daikanreki

Dưới đây sẽ giải thích xuất xứ (lý do) của các tên gọi này.

Hoàn lịch-kanreki

Mừng thọ tròn 60 tuổi. Như chúng ta biết âm lịch gồm có 10 can và 12

chi (thập can thập nhị chi). Can là giáp, ất, bính, đinh…; chi là tý, sửu,

dần…Một vòng của can chi là 60 năm. (Lưu ý, một can chỉ đi chung với 6

chi chứ không phải hết 12 chi). “Hoàn” nghĩa là trở lại. “Hoàn lịch” nghĩa

lịch trở lại. Do đó cần phải trọn 60 tuổi, bước vào tuổi 61 mới gọi là hoàn

lịch. “Đại hoàn lịch” là hoàn lịch lần thứ 2. Từ “hoàn lịch” rõ nghĩa tròn 60

tuổi hơn từ “đáo tuế” (đến tuổi).

Màu đỏ mừng tròn 60 tuổi.

Cổ Hy-koki

Mừng thọ tuổi 70. Tên gọi này xuất xứ từ câu thơ thứ 4 trong bài thơ

“Khúc Giang nhị kỳ (kỳ 2)” của Đỗ Phủ: “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, ý

nói đời người hiếm sống được 70 tuổi. “Cổ Hy” nghĩa xưa nay hiếm được.

Màu tím mừng tuổi 70.

Hỷ thọ - kiju

Mừng thọ tuổi 77. Chữ hỷ (mừng, tốt lành) viết theo lối thảo thư gồm có 3

chữ thất 㐂 trông giống như 七十七 (thất thập thất=77). Màu mừng thọ cũng

là màu tím giống như lễ Cổ Hy.

Chu hỷ viết theo lối thảo thư (2 chữ sau)

Màu tím mừng tuổi 77.

Tản thọ-sanju

Mừng thọ tuổi 80. Chữ tản/tán 傘 (dù che) viết tắt仐 nghĩa là chữ bát八trên

chữ thập十, phân tách ra thành八+十 = 80. Màu mừng thọ là màu tím hoặc

màu trà có sắc vàng hoặc màu vàng.

Màu trà sắc vàng mừng tuổi 87.

Mễ thọ - beiju

Mừng thọ tuổi 88. Chữ mễ (gạo) viết 米, phân tích thành 八+十+八

=80+8=88. Màu mừng thọ là màu trà có sắc vàng hoặc màu vàng hoặc màu

cam. Hội Tiệm Tạp Hóa Nhật Bản gần đây đề nghị màu beige (tiếng Anh,

nâu nhạt, tím nhạt?) bởi vì vì “beige” đọc gần giống “beiju”!

Màu vàng mừng tuổi 88.

Tốt thọ - sotsuju

Mừng thọ tuổi 88. Chữ tốt (trọn, xong) 卒viết tắt卆, nghĩa là 九+十=90.

Màu mừng thọ là màu trắng hoặc tím. Bởi vì “tốt” có nghĩa sự việc đã

xong, đã hết nên không tốt do đó có người không thích cách gọi này. Bàn

cờ vây có 9 điểm gọi là tinh (ngôi sao)星 nên có cách gọi là tinh thọ seiju.

Còn gọi cưu thọ鳩寿. Cưu là chim bồ câu viết bằng chữ九với chữ điểu

(chim). Màu tượng trưng là màu tím hoặc trắng.

 Vị trí 9 tinh trên bàn cờ vây

Bạch thọ - hakuju

Mừng thọ tuổi 99. Chữ bách (100) viết 百, có một gạch ngang ở trên đầu

chữ. Do đó百trừ đi 一 = 100 - 1=99. Màu tượng trưng là màu trắng.

Bách thọ - hyakuju

Mừng thọ tuổi 100. Màu mừng thọ là màu trắng hoặc màu hồng đào.

Trăm năm là 1 thế kỷ nên mừng thọ 100 tuổi còn gọi là kỷ thọ紀寿

Trà thọ - chaju

Mừng thọ tuổi 108. Phân tích chữ trà 茶 thành八+十+八và bộ thảo trên

đầu chữ trà là 2 chữ十, kết quả =八+十+八+十+十= 108.

Về các từ ít thông dụng như sau.

Lục thọ - rokuju

Mừng 66 tuổi, mới được đặt ra năm 2002, ít người biết. Màu tượng

trưng là màu xanh lá cây chỉ sức sống cho thời đại con người sống 100

năm.

Bán thọ - hanju

Mừng thọ tuổi 81. Phân tích chữ bán (phân nửa) 半 thành 八+十+一

=80+1=81. Bàn cờ tướng gồm 9x9=81 ô nên còn gọi là bàn thọ 盤寿 banju.

Màu mừng thọ giống như tản thọ và mễ thọ, màu trà sắc vàng.

Hoàng thọ - kôju

Mừng thọ tuổi 111. Phân tích chữ hoàng (vua, to lớn với tôn kính), phần

trên là bạch (=99), phần dưới chữ vương 王là 一+十+一= 1+10+1, hợp lại

thành 99+1+10+1=111.

Nếu quý độc giả biết chữ Hán và dành thời giờ tính toán theo phương

pháp trên có thể đặt thêm các cấp bậc mới của trường thọ.

Viết xong ngày 12/10/2024

Nguyễn Sơn Hùng

ĐỨC TIN -Thơ Phan Thượng Hải và Thơ Họa

 


KINH HÒA BÌNH

Kinh Hòa Bình là kinh phổ thông trong Công Giáo. Kinh là bài thơ của Thánh Francis (người ở vùng Assisi của nước Ý). Kinh tóm tắt giáo lý thực hành của người Công Giáo: sống theo Thiện tâm đúng ý của Chúa với Hy vọng trong Đức Tin.

Đặc biệt là bản Việt ngữ diễn giải đầy đủ nhất ý nghĩa của Kinh này. Kinh bản Việt ngữ này được phổ nhạc thành một bài hát cũng rất phổ thông trong Công Giáo Việt Nam dưới thời Việt Nam Cộng Hòa (có được ca sĩ Hoàng Oanh thu âm).
*
{Bản Việt ngữ}
Lạy Chúa từ nhân

Xin cho con biết mến thương và phụng sự Chúa trong mọi người.

Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa.

Để con đem yêu thương vào nơi oán thù

đem thứ tha vào nơi lăng nhục

đem yên hòa vào nơi tranh chấp

đem chân lý vào chốn lỗi lầm.

Để con đem tin kính vào nơi nghi nan

đem trông cậy vào nơi thất vọng.

Để con rọi ánh sáng vào nơi tối tăm

đem niềm vui đến chốn u sầu.


Lạy Chúa xin hãy dạy con:

Tìm an ủi người hơn được người ủi an

Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết

Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu


Vì chính lúc hiến thân là khi được nhận lãnh

chính lúc quên mình là lúc tìm lại bản thân

Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ

chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời


Ôi Thần Linh Thánh Ái xin mở rộng lòng con

Xin ban cho những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình.
*
{Bản Pháp ngữ}

Seigneur, faites de moi un instrument de votre paix

Là où il y a de la haine, que je mette l’amour

Là où il y a l’offense, que je mette le pardon

Là où il y a la discorde, que je mette l’union

Là où il y a l’erreur, que je mette la vérité

Là où il y a le doute, que je mette la foi

Là où il y a le désespoir, que je mette l’espérance

Là où il y a les ténèbres, que je mette votre lumière

Là où il y a la tristesse, que je mette la joie


Ô maitre, que je ne cherche pas tant à être consolé qu’à consoler

à être compris qu’à comprendre

à être aimé qu’à aimer


Car c’est en donnant qu’on recoit

c’est en s’oubliant qu’on trouve

c’est en pardonnant qu’on est pardonné

c’est en mourant qu’on ressuscite à l’éternelle vie.


(St Francis Bernardone d’Assisi / La Cochette 1912)

*
{Bản Anh ngữ}



Lord, make me an instrument of your peace

where there is hatred, let me sow love

where there is injury, pardon

where there is doubt, faith

where there is despair, hope

where there is darkness, light

where there is sadness, joy

O Divine Master

Grant that I may not so much seek to be consoled as to console

to be understood as to understand

to be loved as to love


For it is giving that we receive

it is pardoning that we are pardoned

and it is in dying that we are born to Eternal Life.


(St Francis of Assisi / Friends’ Intelligencer 1927)


Bs PHAN THƯỢNG HẢI biên soạn

*
Từ Kinh Hòa Bình, có bài thơ:


ĐỨC TIN

Nhân loài tồn tại với tình thương
Sống mãi Đức Tin chẳng bất thường
Mến Chúa thiện tâm tha tội lỗi
Yêu người bác ái biết khiêm nhường
Bình an dưới thế, năng cầu nguyện
Cám dỗ bên mình, chớ vấn vương
Thể xác một mai thành cát bụi
Linh hồn cứu rỗi đến Thiên Đường.
(Phan Thượng Hải)
8/15/13


Thơ Họa:

1./ GÌN GIỮ ĐỨC TIN

Có thấy chăng lòng Chúa xót thương?
Cớ sao ngươi vẫn cứ coi thường?
Vênh vang tự đắc còn kiêu ngạo,
Chẳng nhận phàm hèn chịu nhún nhường.
Bỏ miết lìa xa đời chính trực,
Theo hoài khuất phục lệnh ma vương.
Đức Tin giữ vững còn gìn mãi
Sẽ thấy thiên ngai nơi điện đường!
(Đỗ Quang Vinh)
10/6/24



 2./ ĐỨC TIN VÀ KINH HÒA BÌNH

Lạy Đấng Từ Nhân trọn mến thương
Ban ơn muôn loại sống bình thường
Tâm lành cõi thế đừng tranh chấp
Dạ ái trần gian biết nhịn nhường
Bè bạn đồng lòng ân phước quyện
Người thân hiệp sức nghĩa tình vương
Hòa Bình Kinh Nguyện Cầu Thiên Chúa
Vẳng tiếng chuông ngân khắp Giáo Đường
(ThanhSong ntkp)
10/6/24



3./KẾT NỐI YÊU THƯƠNG

Con người kết nối để Yêu Thương
Kiếp sống thịnh suy ấy lẽ thường.
Giữ vững Đức Tin nơi Thượng Đế,
Nhớ lời Cha dặn Đạo khiêm nhường.
Từ Bi, Bác Ái ...Khơi nguồn sáng...
Chánh Trực, Công Bình chẳng bụi vương.
Cầu Nguyện Nhân Loài Hòa một khối,
Hướng về Thế Giới của Thiên Đường...
(Mỹ Nga)
10/6/24



4./ MÁI TRƯỜNG XƯA

Trường cũ mơ về ắp luyến thương
Chớ cho điều ấy thể như thường
Ai không nhớ nhỉ xem chừng lạ
Ai đã quên ư khéo nhún nhường?
Nghĩ tới tay run vì lỗi hẹn
Suy qua ruột thắt bởi tơ vương
Taberd dấu ấn thời đèn sách,
Thiện cảm mình sao lại lạc đường?
(Thái Huy)
10/08/24


5./ ĐẠO VÀ ĐỜI

Chúa dạy người đời sống để thương
Nghìn xưa Phật thuyết lý vô thường
Xem ra thánh điển chưa tinh tấn
Ngẫm lại phàm căn chẳng nhún nhường
Bả lợi ngày thơ tâm đã bám
Mồi danh tuổi lão trí còn vương
Đền thiêng giữ lửa soi trần thế
Bóng tối sân si ám mịt đường.
Lý Đức Quỳnh
11/10/2024


6./ SÁNG DANH THIÊN CHÚA .

Những lúc lòng chùng, gọi nhớ thương
Ba Ngôi quyền phép chở che thường
Vinh danh Thiên Chúa, cầu thân thiện
Mộ đạo Nhân Lành, nguyện nhún nhường
Kính lạy Đấng Trời xua khổ nạn
Ước mong Chư Thánh giải sầu vương
Đời Đời tiếp nối vô vàn kiếp
Thắp sáng niềm tin trước Giáo Đường ...
Rancho Palos Verdes 13 - 10 - 2024
CAO MỴ NHÂN


7./ ĐỨC TIN CAO CẢ

Mắt nhìn tứ xứ với đau thương
Mới đó mấy năm quá bất thường
Chồng chất hận thù càng khốc liệt
Đạn bom thi thố chẳng kiên nhường
Con chung Thượng Đế cùng cha mẹ
Cha Mẹ Thiêng Liêng nhỏ lệ vương
Thử nghĩ bình tâm lòng trắc ẩn
Đức tin cao cả chọn con đường …
Yên Hà
12/10/2024


8./ HỌA: CHỮ THƯƠNG

Thế giới giữ gìn lấy chữ THƯƠNG,
THƯƠNG cho nhơn loại sống bình thường.
THƯƠNG xua gian ác không gây lỗi,
THƯƠNG kéo tâm an giữ nhún nhường.
THƯƠNG vọng âm vang lời khấn nguyện,
THƯƠNG gieo thắm thiết khối yêu vương.
THƯƠNG luôn toại nguyện không thành bụi,
THƯƠNG rước hồn linh đến Phật đường.
*
THƯƠNG gìn ưu ái thiện tâm gương.
HỒ NGUYỄN (11-10-2024)

9./ Kính Họa Vận : TÍN NGƯỠNG…- NIỀM TIN…

“Từ Phụ” ban ơn huệ xót thương…!
Mà sao thiên hạ dám coi thường 
Tài sơ trí đoản, ai kiêu ngạo 
Danh vọng quyền cao, kẻ nhún nhường 
Học vấn uyên thâm, thầy Tử Lộ
Khả năng nông cạn, quỷ ma vương 
Đức tin mầu nhiệm lên ngôi vị
Tín ngưỡng thiêng liêng tới địa đàng 
MAI XUÂN THANH 
Silicone Valley 10/13/2024

10./ HỌA: LỤY TIỀN HÓA ĐIÊN

Thoải mái thanh nhàn sng…kiếp tiên,

An nhiên t toi chng ưu phin.

Ai tranh ai chp không lưu ý,

Ai phán ai phê chng kch biên.

Ngn mt nhìn đi lo to đc,

An tâm thẳng ti mc đi điên.

Git giành chp nht chi cho mt,

Xung thế tay không ..chết phi tin.

                            *

Tin đào danh vng cui thành điên.

HỒ NGUYỄN (14-10-2024)

Câu hát huê tình. đối đáp

Huê tình (còn gọi hoa tình): “Lẳng lơ trai gái” (Việt Nam Từ Điển, tr.239), là “Lời trai gái chọc ghẹo nhau, dâm từ, những câu hát ghẹo” (Đạ...