Thứ Tư, 31 tháng 5, 2023

ĐÁM CƯỚI “CHƠI NGÔNG” BẬC NHẤT ĐẤT VIỆT: RẢI THIỆP CƯỚI BẰNG MÁY BAY, AI BẮT ĐƯỢC ĂN MIỄN PHÍ

Giờ đây, chúng ta đều không mấy bất ngờ khi bắt gặp một đám cưới tiền tỷ hoành tráng, xa hoa của các đại gia. Hàng trăm cây vàng, dàn siêu xe đi rước dâu hay những bộ váy cưới đính kim cương bạc tỷ,... cũng không còn quá xa lạ. Cũng bởi đám cưới là một dịp vô cùng trọng đại nên việc các đại gia vung tiền không tiếc cũng là điều dễ hiểu.
Thế nhưng vào 100 năm trước, đã từng có những đám cưới rầm rộ, xa hoa và “điên rồ” đến mức đến nay người ta vẫn nhắc tới như một “huyền thoại” của sự giàu có. Và một trong những hôn lễ khiến người khác choáng ngợp đó chính là đám cưới của con trai doanh nhân - tỷ phú Bạch Thái Bưởi.
Đám cưới đình đám khắp Đông Dương, báo chí Pháp đưa tin rầm rộ
Có lẽ nhiều người đã biết, Bạch Thái Bưởi là một trong bốn người giàu nhất Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Ông được mệnh danh là “Vua tàu thủy miền Bắc” với các lĩnh vực kinh doanh đa dạng và ngày càng mở rộng. Ông xây dựng nhiều nhà máy như nhà máy xay gạo Nam Định, nhà máy điện, nhà máy nước,... Với tầm nhìn và tài kinh doanh xuất chúng, Bạch Thái Bưởi trở thành một trong những tỷ phú ở Việt Nam thời bấy giờ, có khả năng đối đầu với các thương nhân từ Pháp và người Hoa.
Về hôn nhân, doanh nhân người Hải Phòng có nhiều vợ và con cái nhưng trong số đó, ông quan tâm nhất đến hai người con là Bạch Thái Toàn và Bạch Thái Tòng. Trong đó, Bạch Thái Tòng là người được cha cho hưởng thừa kế toàn bộ sản nghiệp khi ông qua đời.
Bởi thế, đám cưới của người con trai mà ông quý mến nhất Bạch Thái Tòng được tổ chức vô cùng đặc biệt, thậm chí là nổi tiếng khắp Đông Dương về độ rầm rộ, xa hoa. Các hãng báo chí, thông tấn của Pháp cũng đưa tin và hết lời ca ngợi.
Thời điểm đó, theo phong tục truyền thống, hôn nhân của Bạch Thái Tòng là do cha mẹ sắp đặt. Để xứng với gia đình của tỷ phú thì cô dâu cũng thuộc dòng dõi môn đăng hộ đối.
Cô dâu trong đám cưới xa hoa này là Nguyễn Thị Tám. Bà là con gái quan huyện Nghi ở phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Gia đình bà vừa có chức có quyền, lại vừa vô cùng giàu có bởi bà ngoại Nguyễn Thị Tám là chủ vựa buôn bán vải vóc lớn nổi tiếng từ Bắc đến Nam.
Không chỉ là ái nữ nhà quyền quý, Nguyễn Thị Tám còn sở hữu nhan sắc mặn mà, nổi bật là làn da trắng, dáng người cao thanh mảnh cùng thần thái sang trọng, thanh tao. Chẳng những đẹp người, bà còn được dạy dỗ từ nhỏ nên là người con gái có học thức, đẹp luôn cả phần nết.
Bà giỏi cả nấu ăn, thêu thùa, đan lát,... và còn biết đọc sách, viết chữ bởi được cha mời thầy đồ về dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp. Không khó hiểu khi Nguyễn Thị Tám vang danh khắp chốn và được hàng loạt công tử giàu có xin được nên duyên.
Chẳng dễ để khiến quan huyện Nghi gả con gái quý hơn vàng, cho đến khi doanh nhân Bạch Thái Bưởi đánh tiếng hỏi vợ cho con trai, ông mới gật đầu chấp thuận. Việc 2 gia đình giàu có thời bấy giờ kết duyên thông gia chính là sự kiện được nhiều người mong chờ.
Rước dâu bằng máy bay, rải thiệp cưới trên đường, ai bắt được sẽ ăn cưới miễn phí
Đám cưới của ông Bạch Thái Tòng diễn ra vào ngày 11/1/1922 Âm lịch. Hôn lễ được tổ chức và kéo dài trong vòng 3 ngày. Thời điểm đó, quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng chưa thuận lợi như bây giờ. Và doanh nhân Bạch Thái Bưởi đã có một quyết định táo bạo đó là đón dâu từ Hà Nội về Hải Phòng bằng… máy bay riêng!
Bây giờ việc đón dâu bằng máy bay cũng đủ khiến người ta trầm trồ huống chi đây là một sự kiện từ 100 năm trước! Vậy nên đám cưới này thực sự đã đi vào lịch sử bởi người ta cũng mất cả năm để bàn tán về hôn lễ có một không hai này!
Như để tăng độ “chơi ngông”, chiếc máy bay đi đón dâu còn bay chậm và… rải thiệp mời. Ai bắt được không chỉ được ăn cỗ miễn phí mà còn được cho tiền mang về.
Sau khi máy bay đón dâu về đến nơi, xe ô tô còn diễu hành khắp phố phường càng khiến đám cưới trở nên rình rang và thu hút sự chú ý của nhiều người. Cũng bởi ông Bạch Thái Bưởi là người đầu tiên sở hữu ô tô ở miền Bắc lúc bấy giờ cũng đủ khiến bạn hình dung độ hoành tráng của đám cưới này.
Ngoài ra, theo những thông tin bên lề, đám cưới có số tráp lễ “kỷ lục”, lên đến 20 cái. Tiền “lễ đen” và vàng bạc thì không đếm xuể, chỉ biết phải có hàng dài người bê đỡ.
Một số bức ảnh còn sót lại còn khiến người ta xuýt xoa về nhan sắc của cô dâu chú rể. Chú rể Bạch Thái Tòng cao lớn, ăn mặc bảnh bao. Cô dâu Nguyễn Thị Tám sở hữu nụ cười tươi rói.
Chắc chắn, đây là một đám cưới “chơi ngông” và “hoành tráng”nhất ở Việt Nam thời bấy giờ. Thậm chí đến ngày nay, để tổ chức một hôn lễ như vậy cũng là rất khó.
• (Theo: SOHA).
FB Chau Nguyen
 

Chân dung Bạch Thái Bưởi
Chỉnh bằng AI

Thương Về Những Ngày Xưa - Lê Trung Ngân

Trong khi một số người có tuổi như tôi và các bạn đồng niên với tôi thường hay phàn nàn về việc những chuyện hiện tại thì hay quên mà chuyện trong quá khứ lại nhớ rõ mồn một. Đa số các bạn đồng niên với tôi đều nghiệm ra rằng không nên sống vì quá khứ mà nên sống cho hiện tại. Trong chúng ta có thể tìm thấy sự cứu giúp và bình an trong việc bỏ qua quá khứ và ôm lấy hiện tại thì có những người khác lại (theo một cách nào đó) không thể thoát khỏi chiếc bóng của quá khứ và những tác động của nó đối với cuộc sống của chúng ta. Đối với một số người, quá khứ đã thực sự khiến họ tiêu hao toàn bộ cuộc sống hiện tại và kiểm soát tất cả mọi quyết định của họ. Điều đáng tiếc nhất có lẽ là việc “sống trong quá khứ” một cách từ từ làm suy yếu và phá hoại những mối quan hệ của họ với bạn bè, với các thành viên trong gia đình, con cái và đối tác khác của chúng ta. Hậu quả của việc sống trong quá khứ còn bao gồm việc bỏ bê về mặt tâm lý và cảm xúc đối với những người gần bên họ và yêu thương họ nhất. Hậu quả của việc “sống trong quá khứ” dần dần đi đến việc cố ý xa lánh, cố ý chối bỏ ý tốt của người khác. Hậu quả của nó cũng bao gồm việc tự giết chết đi bản chất thật sự của những gì tạo nên mối liên hệ với mọi người để cùng trở nên vui vẻ và toàn vẹn: cuộc sống.
Tôi có một suy nghĩ hơi khác một chút về sự việc này: Tôi thừa nhận đến độ tuổi nào đó trong cuộc đời, con người ta bắt đầu có thói quen nhìn về quá khứ, không phải hôm qua, tháng rồi hay một năm cụ thể mà là cả quãng đời đã sống. Tôi cũng vậy nhưng tôi nhìn về quá khứ không phải vì hiện tại khổ đau hay vì quá khứ có dấu ấn không thể lãng quên, phai mờ. Mà nhớ về ngày qua trong bình thản suy tư, chiêm nghiệm, dù vui hay buồn, hạnh phúc hay khổ đau, với tôi đó chính là lúc đã thực sự chín chắn tuổi người.
Ngày đã qua không chỉ là 24 giờ, vì 24 giờ chỉ như chớp mắt mà là một phần đã qua trong một trăm năm của một đời người. Vẫn biết có những cuộc đời bừng sáng trong phút giây hay lụi tàn trong khoảnh khắc. Nhưng nền móng của hôm nay là hôm qua, hôm kia, đôi khi là cả một phần đời đã qua từ rất lâu. Những được, mất trong một ngày không nói lên điều gì cả, nếu ta không gieo trồng nó từ quá khứ và gìn giữ, ghi nhớ nó tới ngày sau.
Càng đi xa tuổi thơ tôi càng nhớ những năm tháng sống cùng ba má và các anh chị em trong căn nhà mái tranh vách đất nơi quê nghèo. Nhớ mảnh vườn thoang thoảng mùi hoa chanh, hoa bưởi mỗi độ xuân về. Nhớ tuổi thơ rộn rã tiếng cười khi chơi trốn tìm quanh cây rơm sau nhà. Nhớ những chiều hè lội mương cắt cỏ, nghe tiếng sáo diều đồng quê vi vu mà mơ được bay tới những miền xa. Như phần đông trẻ em Việt Nam thế kỷ trước, tôi không biết đến ánh điện. Ánh sáng văn hoá duy nhất mà tôi được soi rọi thuở ấy chỉ là sách. Tôi đã đọc sách như kẻ đói ngốn ngấu bữa ăn trên bàn tiệc. Từ sách học đến truyện cổ tích, thơ ca, tiểu thuyết từ tình cảm lãng mạn đến tiểu thuyết kiếm hiệp, và cả những cuốn tạp chí văn học nước ngoài. Tôi đọc mọi lúc, mọi nơi, khi ngồi đun lửa nấu nước, lúc chăn bò trên đồng, khi chui vào mùng đi ngủ… Những quyển sách theo đó cũng sờn mép, cong queo, long gáy, có khi rách bìa, nhiều trang ố vàng vết bùn đất.
Nhưng nhờ sách, tôi được “khai hoá tâm hồn”, biết cảm thông đến những tuổi thơ trong trẻo mà nhọc nhằn của những người cùng trang lứa, biết ước mơ và nghị lực sẽ dìu đỡ con người đi qua gian khó, biết yêu thương và đau khổ ở đời muôn hình vạn dạng, biết bất công và cuộc chiến chống lại nó ở đâu và thời nào cũng có, dù trí tuệ non nớt thuở ấy không cho phép tôi hiểu và lý giải mọi điều một cách cặn kẽ. Nhờ sách, tôi được sống và “trải nghiệm” nhiều trạng thái cảm xúc, nhiều số phận cuộc đời mà ở độ tuổi của tôi, nếu không có sách, là điều gần như không thể.
Khi sách bắc những nhịp cầu tri thức thì tâm hồn tôi cũng lớn dần cùng ao ước, khao khát được đi xa! Rồi tôi cũng đi xa, như ước mơ bồng bột thơ ngây, khi chớm bước qua thời niên thiếu. Nhưng, lúc sống đi học và làm việc giữa chốn phồn hoa náo nhiệt của phố phường, tôi lại không nguôi nhớ về quê cũ. Thì ra tâm lý con người ta thật kỳ lạ. Những điều tưởng đã quá quen, quá cũ lại thành một điểm tựa, một nguồn sức mạnh tinh thần vô giá. Ngày hôm qua mà tôi từng ao ước được thay đổi, được đi xa ấy lại là tình thương và nỗi nhớ dịu dàng sâu thẳm trong trái tim tôi thì khi đi xa tôi lại luôn nhớ về quê cũ. Tôi biết ơn những tháng năm nhọc nhằn vất vả thiếu thốn, biết ơn đất nghèo đã nuôi lớn lòng hiếu học, dạy tôi biết sống làm người, biết chắt chiu từng niềm vui nhỏ nhất, biết tự trọng và kiêu hãnh.
Tôi biết ơn vùng quê nắng “nung người” đã dạy tôi biết chịu đựng, biết chấp nhận và vươn lên giữa cuộc đời nhiều bất trắc. Mỗi khi nhớ về ngày đã qua, tôi lại có thêm niềm tin và nghị lực để vượt qua khó khăn trở ngại, sống yêu thương và thanh thản hơn.
Ai trong đời chẳng có quá khứ. Dẫu vui hay buồn thì nó cũng là một phần đời không thể thiếu của mỗi chúng ta. Lãng quên hay ghi nhớ, phủ nhận hay tự hào về quá khứ là cách ứng xử riêng của mỗi người và ai cũng có lý do của mình. Ngày hôm nay của chúng ta rồi sẽ thành ngày đã qua. Có những điều trong cuộc sống nằm ngoài tầm kiểm soát hay hoạch định, nhưng chắc chắn, ngày mai luôn tuỳ thuộc vào cách ta dựng xây, vun đắp nó hôm qua, hôm nay.
Dẫu rằng mỗi chúng ta đều biết hiện tại mới là mấu chốt để chúng ta sống hết mình và nỗ lực vì một tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng những gì trải nghiệm trong quá khứ cũng không kém phần quan trọng để chúng ta biết nhìn nhận và trau mình để có một cuộc sống hạnh phúc, an nhiên hơn ở hiện tại và hướng về một tương lai tươi sáng phía trước. Tôi vẫn thường nhìn về phía sau, thương về quá khứ, để hiểu và trân trọng hơn những gì mình đang có. Bởi đó còn là nguồn năng lượng tích cực, giúp tôi vững bước trên đường đời, nhắc nhở tôi, rằng không có hôm qua, không thể có hôm nay và ngày mai.

Mời Xem :

Chiếc Võng Quê - Lê Trung Ngân


Khám phá Labuan Bajo - quê hương của rồng Komodo

Bạch Dương 

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 diễn ra từ ngày 9/5 - 11/5 tại Labuan Bajo, Indonesia. Đến với Labuan Bajo, các đại biểu tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN, các nhà báo, giới truyền thông đưa tin về sự kiện sẽ có cơ hội khám phá quần thể động vật hoang dã phong phú, trong đó có loài rồng Komodo nổi tiếng.

Kể từ khi Tổng thống Joko Widodo chỉ định Labuan Bajo là một trong 5 điểm đến du lịch ưu tiên vào ngày 15/7/2019, việc phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn đã được thực hiện tại thủ phủ của Khu tự trị Tây Manggarai, tỉnh Đông Nusa Tenggara. Bốn điểm đến còn lại là Hồ Toba ở Bắc Sumatra, Đền Borobudur ở Trung Java, Mandalika ở Tây Nusa Tenggara và Likupang ở Bắc Sulawesi.

labuan-bajo.jpgTổng thống Joko Widodo chỉ định Labuan Bajo là một trong 5 điểm đến du lịch ưu tiên của Indonesia vào ngày 15/7/2019

Theo dữ liệu từ Tổng cục Dân số và đăng ký hộ tịch của Bộ Nội vụ Indonesia, năm 2021, Labuan Bajo có 6.973 người sinh sống. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm 2022, Labuan Bajo đón khoảng 60.770 khách du lịch quốc tế, thấp hơn rất nhiều so với năm 2019 khi có 256.609 lượt khách du lịch quốc tế đến đây.

Do đó, việc Indonesia chọn Labuan Bajo là nơi tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN 42 vào ngày 9-11/5 là một trong những động thái nhằm khôi phục danh tiếng của Labuan Bajo như một điểm đến du lịch đẳng cấp thế giới.

Labuan Bajo nằm trên bờ biển Flores, ở phía Tây của đảo Flores, hòn đảo lớn nhất (13,79 km2) trong 3 đảo chính của tỉnh Đông Nusa Tenggara bên cạnh Sumba và phần phía Tây của Timor.

Được dịch từ tiếng Anh-Labuan Bajo là một thị trấn đánh cá nằm ở cuối phía tây của hòn đảo lớn Flores thuộc vùng Nusa Tenggara, phía đông Indonesia. Đây là thủ phủ của Quận trưởng Tây Manggarai, một trong 8 khu vực chính quyền là các đơn vị hành chính chính của Flores.

Labuan Bajo có một khu bảo tồn nổi tiếng thế giới là Công viên quốc gia Komodo với các hòn đảo chính là đảo Komodo, Rinca, Padar, Gili Motang, Nusa Kode và một số đảo nhỏ khác. Trung tâm bảo tồn nằm ở tiểu khu Komodo. Với cảnh sắc tuyệt vời và thiên nhiên kỳ thú, không có gì đáng ngạc nhiên khi Công viên Quốc gia Komodo - một quần thể các đảo núi lửa và rạn san hô ngoài khơi đảo Flores của Indonesia - được UNESCO công nhận là di sản thế giới.rong-komodo.jpgRồng Komodo

Loài rồng Komodo (tên khoa học: Varanus komodoensis) là một loài thằn lằn khổng lồ thời tiền sử hay "hậu duệ khủng long" thời hiện đại, đã tồn tại khoảng 40 triệu năm. Chúng là thành viên của Chi Kỳ đà thuộc họ Varanidae với chiều dài cơ thể có thể đạt tối đa 3m, nặng khoảng 70kg. Loài này nằm trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) do có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Hiện tại, có khoảng 2.793 con rồng Komodo (so với khoảng 4.000-5.000 vào năm 1980) và chúng chỉ được tìm thấy trên Đảo Rinca (1.336 cá thể), Đảo Komodo (1.288), Nusa Kode (86) và Gili Motang (83).

Loài rồng Komodo (tên khoa học: Varanus komodoensis) là một loài thằn lằn khổng lồ thời tiền sử hay "hậu duệ khủng long" thời hiện đại, đã tồn tại khoảng 40 triệu năm. Chúng là thành viên của Chi Kỳ đà thuộc họ Varanidae với chiều dài cơ thể có thể đạt tối đa 3m, nặng khoảng 70kg. Loài này nằm trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) do có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Hiện tại, có khoảng 2.793 con rồng Komodo (so với khoảng 4.000-5.000 vào năm 1980) và chúng chỉ được tìm thấy trên Đảo Rinca (1.336 cá thể), Đảo Komodo (1.288), Nusa Kode (86) và Gili Motang (83).

Đến với Labuan Bajo, du khách không thể bỏ qua Pink Beach (bãi biển màu hồng hay còn gọi là bãi biển đỏ). Đây là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất xung quanh Labuan Bajo, với điểm đặc trưng là bờ biển chuyển màu hồng rất đẹp do sự kết hợp của các động vật siêu nhỏ và các mảnh san hô đỏ.

pink-peach.jpgPink Beach tại Labuan Bajo.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đi bộ xuyên rừng trên Đảo Padar và tận hưởng khung cảnh bình minh nơi đây. Bạn sẽ có qua cơ hội trải nghiệm cảm giác leo bộ với độ khó trung bình để có thể chiêm ngưỡng khoảnh khắc mặt trời mọc tuyệt đẹp.

Đến với Labuan Bajo, du khách đừng bỏ qua Hang Rangko, hay còn được người dân làng Rangko gọi là Hang Cá sấu, là một trong những hang động có hệ thống thạch nhũ vô cùng đẹp mắt. Bên trong Hang Rangko cũng có một hồ bơi 'riêng' mà bạn có thể tận hưởng để thư giãn. Bể bơi nước mặn này được nối thẳng ra biển và trông sẽ rất đẹp khi những tia nắng mặt trời xuyên qua khe nứt của hang động.

Đã cất công đến với Labuan Bajo, hòn đảo lớn nhất trong ba đảo chính của tỉnh Đông Nusa Tenggara, bạn nên thu xếp thời gian tới thăm những địa điểm tuyệt đẹp khác như: Đồi Gili Lawa, Thác nước Oenesu, Công Viên quốc gia Kelimutu, Làng Wae Rebo…

Các công ty lữ hành cũng tư vấn cho du khách loại hình du lịch kiểu Island Hopping (nhảy đảo) khi đến với Labuan Bajo và ghé thăm Vườn quốc gia Komodo.

Cụ thể, Padar, hòn đảo lớn thứ 3 của công viên sau Komodo và Rinca, là nơi bạn có thể ngắm cảnh mặt trời mọc trên các rặng núi được “điêu khắc” tuyệt đẹp bởi nắng gió, phóng tầm mắt về những vịnh biển uốn lượn quanh co.

Trong khi đó, đảo Kelor - một hình nón nhỏ với bãi cát trắng mộng mơ, mang đến khung cảnh 360 độ của những mỏm núi lửa sừng sững trên Biển Flores. Hay để có những bức ảnh selfie hoàn hảo, du khách ghé thăm đảo san hô cát trắng Karang Makassar, nơi được bao quanh bởi làn nước màu ngọc lam nhạt.

kham_pha_labuan_bajo_8.jpgQuang cảnh từ một ngọn đồi trên đảo Padar, nằm giữa đảo Komodo và Rinca trong Vườn quốc gia Komodo.

Tiếp đến là Pink Rock, một mỏm núi lửa siêu thực màu hồng pha vàng cam có các đường vân độc đáo của quặng sắt.

Khi hoàng hôn buông xuống, nhiều con thuyền chọn neo đậu qua đêm ngoài khơi đảo Kalong, nơi có những khu rừng ngập mặn là nơi cư trú của loài dơi quạ. Trong ánh chạng vạng cuối chiều, đàn dơi trên đảo lao ra tạo thành một khối xoáy như làn khói đặc, thi nhau tìm kiếm trái cây trên đảo Komodo, Rinca và Flores. Đây quả là cảnh kết thúc ấn tượng cho một ngày ngập tràn trải nghiệm ngoạn mục ở Labuan Bajo.

Các tuyến đường di chuyển đến Labuan Bajo

Đường hàng không

Nếu xuất phát từ Jakarta, bạn có thể đến Labuan Bajo bằng một số hãng hàng không như: Batik Air và Citilink. Lịch trình khởi hành giữa buổi sáng và buổi chiều.

Thời gian di chuyển từ Jakarta đến Labuan Bajo chỉ khoảng bốn giờ.

Đường bộ

Lộ trình đường bộ chỉ dành cho người thực sự thích mạo hiểm. Lộ trình di chuyển bắt đầu từ Flores, Bajawa, Ruteng, Nancar, Mboera, cho đến khi đến Labuan Bajo.

Một lộ trình khác là từ Flores, đến Riung, Wera, Ruteng, Nancar và Mboera trước khi kết thúc ở Labuan Bajo. Chuyến đi đường này có thể mất tới 12 giờ.

Một tuyến khác, du khách có thể đi xe buýt từ Bali đến Mataram, Lombok. Từ đó, du khách tiếp tục hành trình đến Bima và sau đó tiếp tục đến Sape. Khi đến Sape, du khách có thể đi phà đến Labuan Bajo.

Đường biển

Di chuyển bằng đường biển đến Labuan Bajo là một lựa chọn thật sự xứng đáng. Du khách có thể đi tàu Leuser từ PELNI khởi hành từ Makassar, Nam Sulawesi hoặc tàu PELNI KM Binaiya khởi hành từ Denpasar (Benoa) đến Labuan Bajo. Du khách có thể tìm thấy lịch trình tàu chi tiết đầy đủ tại www.pelni.co.id

 

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2023

Mừng Lễ Qui Thiên của ĐỨC PHẠM HỘ PHÁP.

Mừng Lễ Qui Thiên của

ĐỨC PHẠM HỘ PHÁP.


LỄ mừng Ngự Mã đã qui Thiên,
VÍA Phật đắc ngôi tại thê´miền.
ĐỨC độ thương sanh nên Đạo nghiệp,
HỘ dân giáo hóa phổ Chơn truyền,
PHÁP luân thường chuyển xây cơ tạo,
PHẠM nghIệp quảng khai giữ mối giềng.
CÔNG quả lớn lao lo cứu chúng,
TẮC tuyên chủ nghĩa Hòa Bình yên.
LVN
(25-05-2023i

 

Kính Họa Vận : KỶ NIỆM ĐỨC HỘ PHÁP (10/4 Âm Lịch)

KỶ nguyên Đại Đạo Cửu Trùng Thiên
NIỆM Phật Tôn Sư hữu huệ miền
ĐỨC độ thuận hòa tiên học hỏi
HỘ nhân giáo hóa hậu lưu truyền
PHÁP môn chân lý tùy cơ bút
PHẠM luật Hiệp Thiên giữa láng giềng
CÔNG cán tiền khai phong chức sắc
TẮC thời Ngự Mã giáng linh yên…!
MAI XUÂN THANH
May 26, 2026

 Mời Xem 1 số Ảnh : HT LVN chuyển

Lễ kỷ niệm ngày ĐỨC HỘ PHÁP  QUI THIÊN

Hồi 12:00 AM, ngày  18-05-2023 (ÂL 10-04 Quý Mão),  CTS LÊ VĂN CHÚT, QĐTĐ Little Sai Gòn, đã cử hành Lễ Tưởng Niệm ngày ĐỨC HỘ PHÁP Qui Thiên, Đệ Bát Cửu cho Cố ĐH Võ Thành Long, cầu an cho Vị Trần Thị Kim Dung, tại Thánh Thất California, số 8791 Orangewood Ave, Garden Grov, CA 928401, 


Thơ Nguyễn Quốc Nam ,Thư Pháp Nguyễn Minh Đạo


18 thế dưỡng sinh trị liệu_Đinh Quốc Hùng

18 thế dưỡng sinh trị liệu


Ban biên tập xin giới thiệu bài tập cho sức khoẻ do tiến sĩ châm cứu Đinh Quốc Hùng hướng dẫn .
TS Hùng có giấy phép hành nghề về châm cứu do tiểu bang Californioa, USA cấp. Hiện nay Đinh Quốc Hùng đã nghĩ huu và giải nghệ

Mồi lần tập 3 thế cho đến khi thành thạo rồi tập 3 thế tiếp theo và cứ thế mà luyện cho đủ 18 thế .

Bài tập này tạo điều kiện cho không khí cung cấp đến các tế bào để giảm huyết áp, đau nhức và mệt mõi.

A.     Đứng: hai bàn chân dang rộng bằng với chiều ngang của 2 vai

B.     Hít và thở:


Hít vào: Chầm chậm hít vào

Thở ra: từ từ thở ra

·        Khi đưa tay lên
·        Khi đưa tay xuống

·        Khi giang tay ra
·        Khi khép tay vô

·        Khi đẩy tay ra
·        Khi kéo tay vào


C.    Bài tập:

1.    Điều tức
2.    Thượng khai
3.    Cầu vòng
4.    Phân mây
5.    Xoay mình kéo đẩy
6.    Chèo thuyền
7.    Xoay mình ngắm trăng 1
8.    Xoay mình ngắm trăng 2
9.    Đẩy kéo
10. Xoay mình xem gương
11. Bắt cá tung lên trời
12. Đẩy sóng
13. Tạt sóng
14. Nắm tay đấm xoáy kiểu Teakwondo
15. Tung bay
16. Bẻ lái
17. Vòng banh
18. Rũ cánh

D.  Cách tập: Mỗi thế tập tối thiểu 7 lần

1. Điều tức:

Hai tay  dũi thẳng ra và song song với mặt đất. Nhún mình lên xuống nhịp nhàng với hai tay.

Khi tay đưa lên, các ngón tay chỉa xuống đất, lòng bàn tay hướng vào trong thân hình

Khi lên đến tận cùng, ngón tay lật ngược chỉ lên trời, lòng bàn tay hướng ra ngòai trước khi chùn xuống

Hít: khi đưa tay lên

Thở: khi hạ tay xuống và chùn đầu gối

2. Thượng khai:

Đưa tay lên (bàn tay úp xuống) ngang  lòng ngực. lật hai bàn tay từ trong ra ngoài, mặt bàn tay đối diện nhau và dang rộng hai tay

Hít: khi đưa tay lên cho đến khi hai tay hoàn toàn mở rộng, lòng bàn tay hướng về trước

Thở: Khi hai tay khép vào giữa và chùn gối khi thấp xuống

3. Cầu Vòng:

Hai tay đánh vòng cung đưa lên đỉnh đầu  (1/2 vòng)  rồi hạ xuống song song với chân (1/2 vòng còn lại), từ phải sang trái và ngược lại. (tay bên nào chân bên đó duỗi thẳng)

Hít: Hai tay từ bên trái  (phải)về bên phải (trái),  đưa lên đỉnh đầu. (1/2 vòng)

Thở: Khi hai tay từ đỉnh đầu xuống mặt đất (1/2 vòng còn lại)

4. Phân mây:

Hai tay khuỳnh vào nhau (như ôm 1 vật) với lòng bàn tay hướng lên trời, lưng bàn tay song song với mặt đất

Hít: nâng hai tay lên khỏi đầu theo tư thế đánh cầu vòng

Thở: Hai tay khuỳnh ra đánh vòng xuống và chùn đầu gối

5. Xoay mình đẩy kéo:

Tay phía nào xoay người về phía đó. Xoắn mình càng nhiều càng tốt.
Hít: khi đưa tay lên, chân  ngược với tay nhón lên và xoay mình (tay phải thì chân trái; tay trái thì chân phải)

Thở: khi kéo tay về , xoay mình lại và dừng lại trước ngực, chân trở về vị trí đứng thẳng

6. Chèo thuyền:

Hai bàn tay ngữa lên trời, đánh vòng lên phía đầu rồi úp lòng bàn tay xuống khi hạ xuống

Hít: khi đưa tay lên , lòng bàn tay ngữa lên

Thở: khi đưa tay xuống,  lòng bàn tay úp xuống và chùn chân

7. Xoay mình ngắm trăng 1:

Hít: đưa tay từ phải sang trái trong lúc xoắn người, chân phải nhón lên và lòng bàn tay đối diện mặt

Thở: kéo tay về

Lập lại động tác trên với tay trái.

8. Soi mình ngắm trăng 2:

Làm y như soi mình ngắm trăng1 nhưng thế này tập hai tay 1 lúc

9. Đẩy kéo:

Lòng bàn tay 90 độ với mặt đất khi đẩy ra, xoay và ngữa bàn tay khi rút về

Hít: khi đẩy ra từ trái sang phải hay ngược lại từ phải sang trái. Thân hình phải xoắn.

Thở: khi kéo về

10. Xoay mình xem gương:

Lòng bàn tay hướng vào mặt và phải ngang tầm mắt khi di chuyển

Hít: Tay phải bắt đầu từ bên phải sang trái. Thân hình phải xoắn.

Thở: Tay trái bắt đầu từ bên trái sang phải . Thân hình phải xoắn

11. Bắt cá tung lên trời:

Chân đứng hình chử đinh. Hai bàn tay như kiểu múc nước

Hít: hai lòng bàn tay hướng lên trời, đưa từ dưới lên qua khỏi đầu và chân trước nhón lên

Thở: hai lòng bàn tay hướng  xuống đất, hai tay đưa xuống như tóm (grab) con cá và chân sau nhón lên

12. Đẩy sóng:

Hai chân đứng thế bước đi (1chân thẳng với mặt đất, 1 chân 45 độ về phía trước)

Hai tay song song với mặt đất, lòng bàn tay hướng xuống đất. Thế này thân hình nhịp nhàng như kiểu đập lúa

Hít: hai tay từ ngoài kéo vô và ngã người, bàn chân nâng lên như đánh nhịp nhạ

Thở: hai tay đẩy từ sau ra trước như đẩy sóng biển.

13. Tạt sóng:

Hai chân đứng thế bước đi (1chân thẳng với mặt đất, 1 chân 45 độ về phía trước)

Hai tay dang ra và kéo vào nhưng không vắt chéo, lòng bàn tay đối diện nhau

Hít: hai tay dang ra, chân trước  nhón lên

Thở: hai tay khép vào, chân sau nhón lên

14. Nắm tay đấm xoáy kiểu Teakwondo:

Bàn tay nắm chặt theo thế Tea Kwon do

Hít: Tay phải xoay trong lúc đấm từ phải sang trái, chân phải nhón lên

Thở: Tay phải xoay trong lúc kéo về từ phải sang trái, chân phải nhón lên
Lập lại tư thế này với tay trái:
Hít: Tay trái xoay trong lúc đấm từ trái sang phải, chân trái nhón lên

Thở: Tay trái xoay trong lúc kéo về từ trái sang phải, chân trái nhón lên

15. Tung bay:

Lòng bàn tay song song với ngực, tay trong, tay ngoài

Hai lưng bàn tay đối nhau khi tung lên trời

Hít: Bắt đầu ở vị trí như khoanh tay , hai tay chồng lên nhau như muốn chạm vai, từ từ dang ra và xoay cho lưng bàn tay đối nhau đưa lên khỏi đầu

Thở: hai tay đưa xuống, chân chùn, hai tay như khoanh tay về vị trí bắt đầu

16. Bẻ lái:

Thế này như vặn tay lái xe.

Bắt đầu bằng tay phải, khi tay phải qua hết bên trái thì chân phải nhón lên;

kế tiếp bằng tay trái, khi tay trái qua hết bên phải thì chân trái nhón lên

Hít: khi di chuyển vòng cung từ thấp lên cao

Thở: khi di chuyển vòng cung từ cao xuống thấp

17. Vòng banh

Tay và chân ngược nhau: tay trái di chuyển đồng bộ với chân phải và ngược lại tay phải di chuyển đồng bộ với chân trái

Hít: tay trái (phải) và chân phải (trái) đưa lên và hạ xuống . Nín thở lúc này (chân chạm đất)

Thở: tay phải (trái) và chân trái (phải) đưa lên và hạ xuống

18. Rũ cánh:

Tư thế nhàn hạ (relaxing). Hai tay ở hai bên thân hình, lòng bàn tay hướng xuống đất

Hít: hay tay di chuyển từ thấp lên trên qua khỏi đầu

Thở: hay tay di chuyển từ  phía sau đầu xuống thấp

 Sau khi tập xong:

 xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa đầu

xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa trán

xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa mũi

xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa miệng

xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa má bụng

xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa tay

xoa hai bàn tay cho ấm rồi xoa chân

Nguồn

1.   
https://vtttus.blogspot.com/2023/05/18-duong-sinh-tri-lieuinh-quoc-hung.html

Tâm sự NKĐ : HƠN THUA,KHÔN LƯỜNG..SỢ RẰNG..

 

1. HƠN THUA
 
Giờ thì giả điếc giả câm
Cứ nghe mắng nhiếc lặng thầm chịu thôi
Thơ thì bị cấm viết rồi
Bởi suy nghĩ mãi, bệnh thời bệnh thêm
Giả câm giả điếc mà tìm
Bằng lời chẳng kể, bằng tiền dễ hơn
Bực mình chỉ một chỗ chôn
Khỏi cần mặc cả, tiền hơn hết mà !
 
2./ KHÔN LƯỜNG
 
Không gì vĩnh cửu đâu nào !
Đất Trời chuyển dịch làm sao mà lường
Thấy người nghèo khó khinh thường
Là đang tạo nghiệp trên đường trả vay
Tưởng mình xuất chúng anh tài
Xem thường thiên hạ có ngày thua đau
Núi cao thì có núi cao
Biển sâu thì có biển sâu hơn nhiều
Thả dây cao vút cánh diều
Cuốn dây không kịp thì diều nó băng
Tưởng rằng chẳng có ai bằng
Đất Trời chuyển dịch cuốn phăng khôn lường.
 
3./  SỢ RẰNG

Sợ rằng vật giá leo thang
Lòng người không được đàng hoàng như xưa
Cho nên kiểm chỗ là vừa
Lỡ mai có chết ai chừa chỗ chôn ?
Sợ rằng cái miệng vô thường
Vẽ đường hươu chạy, bất lương bạc tình
Đi tìm cái chỗ chôn mình
Được nơi đắc địa thỏa tình thế thôi
Sợ rằng lắm miệng, nhiều lời
Cho nên được đất ,tức thời xây ngay
Chẳng hề đợi đến ngày mai
Ngủ đêm, sáng dậy đổi thay không ngờ
Cuộc đời chẳng phải bến mơ ! !
7g38 . 30/5/2023.


 Mời Xem :

NẰM VIỆN , RÁNG CHỊU... (Tâm Sự Ngô Kế Đang qua Thơ )

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2023

CÁ NGÁT !


NGÁT !
Má tôi thuở sanh tiền là tay sát cá . Chổ nào có cá là má tôi tới , đi tay không về tới nhà là có cá xỏ xâu vô dây lát xách về.
Hồi ở Phú Định mỗi khi tháo đập cho bắt cá hôi , là má tôi bắt cả thùng thiếc hay một thúng loại nữa giạ.
 
Những năm 61-62 hồi từ Thủ Bộ dời nhà lên Phú Định . Thuở đó sông kinh Ruột Ngựa nước còn trong veo. Trời mưa dứt hột lúc nước ròng thì cá Đối, khi nước lớn hơn nửa sông là Chốt nổi đầy sông. Đứng trên bờ chỉ cần nhìn trên mặt nước thì biết đó là cá gì. Cá Đối thì trông nó giống cá Rô phi khi hả họng đốp không khí. Còn cá Chốt thì đầu nó lắc lư trên mặt nước nhiều khi râu cá Chốt nổi lờ đờ. Nghe người lớn nói lại là khi trời mưa nước sông có chất acid nên cá bị cay mắt trồi lên mặt nước.
 
Tôi nhớ những lần má tôi đi bắt cá Bống dừa. Bắt cá Bống dừa bằng cách mò tay vô bụp khe dừa lá hay bụi cỏ ven bờ, hai bên bờ sông Ruột Ngựa con cá nào mà má tôi chạm vào là hết chạy. Năm đó tôi chưa biết bơi vậy mà vẫn tròng vô người cái ruột xe lam. Má tôi vừa lội vừa lôi theo hai thứ : Một là cái thau nhôm, phía trên miệng thau có một mớ cây cỏ để cho cá bị vướng không phóng ra ngoài. Và món thứ hai là tôi, thằng con trai siêu quậy.
Cái thau nhôm và cái ruột xe của tôi má đều cột bằng một sợi dây, còn đầu dây còn lại má cột vô hông của má để lôi theo . Mò khơi khơi bằng tay vậy đó mà nhiều hôm Má tôi bắt được hơn kg cá Bống dừa.
Nhưng siêu nhất là nghề bắt cá Ngát. Những năm còn sống ở bến đò Thủ Bộ, mỗi khi đến con nước rong ,chờ nước ròng gần cạn đáy là má tôi đi bắt cá Ngát . Bắt cá Ngát, cực và khó trăm bề, phải biết lặn và có hơi dài mới ở lâu dưới nước. Má tôi nói cá Ngát làm hang ở dưới tận đáy sông. Má lặn xuống dò hang, khi nào phát hiện cá mới trồi lên bờ, bẻ nhánh cây một mớ rồi lặn xuống chèn bịt bớt một số miệng hang mà dân trong nghề gọi là ngách. Vì cá Ngát làm hang trỗ ngách rất nhiều . Do đó má tôi bịt hết chỉ chừa 2 lỗ. Một lỗ là đặt cái vợt lưới, loại dài giống như cái tùng ghe đáy . Kế đó má lấy cây ngoáy vào hang cho nó chui vào lưới . Cá Ngát sống theo bầy . Nhiều khi vô mánh một hang bắt được 6-7 con hỗng chừng . Cá Ngát kho tương rất ngon . Và ngon nhất là nấu canh chua, đặc biệt là canh chua lá me non . Nhưng nếu rủi mà bị gai cá Ngát đâm trúng người thì khóc chết cha mồ tổ luôn. Tôi nhớ hồi đó má tôi bị đâm trúng một lần, nguyên một cánh tay má tôi bị sưng vù bầm tím . Dù rằng hồi đó nhà tôi có một cục lấy nọc , tôi không rõ là gì , nhưng trước khi lấy nọc thì bỏ nó ngâm vô rượu đế một chút , xong rồi lấy nó đặt ngay vết thương để hút nọc, lạ là nó hút chặt luôn vết thương, khi nào nọc đầy là nó tự nhả ra, mình đem ngâm rượu tẩy hết độc rồi đặt hút tiếp.
Nghe nói người bị cá Ngát, cá Chốt đâm trúng, phải chịu đau nhức hết nguyên một con nước lớn rồi khi nước ròng mới giảm đau, chỉ giảm bớt thôi chớ không hết nhức hẳn . Ngoài ra cũng có người câu cá Ngát. Nhưng câu thì không thể nào bắt được nhiều bằng kiểu bắt hang như má tôi .
 
Giờ đôi khi tôi thấy cá Ngát bán một con nặng hơn 1-2 kg mà sao cũng rẻ dưới 100.000 một kg . Có người nói đó là cá nuôi . Không biết có thật là nuôi được hay không, hay chỉ là suy đoán . Cá Ngát thì chỉ có những người sinh sống ở gần sông cái, sông lớn nước lợ mới biết ăn, còn dân miệt rẫy đất gò nhìn thấy chúng chắc gớm, vì lầm tưởng chúng là cá Trê phi, một lọai cá nuôi trong ao hồ ăn tạp . Nhưng tôi dám hứa chắc là cá Ngát, chúng sạch hơn rất nhiều loại cá khác mà mình từng ăn uống hàng ngày trong các bữa cơm gia đình người Việt từ thành thị tới thôn quê .
 
Trần Ngọc Hiếu

Trang Thơ Trần Chu Ngoc : GÓP NHẶT NỖI BUỒN,MƯA NẮNG MỘT ĐỜI


 I./ GÓP NHẶT NỖI BUỒN
 
Ta ngồi
đếm giọt buồn rơi
Đếm bao tâm sự
rời trong mơ
Ngày xưa
tình đến bao giờ
Như cơn gió nhẹ
thẩn thờ trước sân
Bây giờ
những lúc bâng khuâng
Hương xa còn đó
tình gần bay đi
Em như
cô gái xuân thì
Tóc thề dáng ngọc
biết chi dỗi hờn
Khi tình
chắp cánh yêu thương
Là khi ta đã
vấn vương thuở nào
Những ngày
xa dấu tình đầu
Phải chăng còn đó
một màu yêu thương
Thôi thì
tình mãi vấn vương
Cho ta còn lại
nỗi buồn không phai
TRAN CHU NGOC
 
 
2./ MƯA NẮNG MỘT ĐỜI
 
Nắng nghiêng vai ta gọi cuộc tình
Mai rồi sẽ cơn mưa rớt xuống
Mây thênh thang bay đi vất vưởng
Cơn bão nào rồi sẽ tan đi
Mưa nắng một đời sao vẫn chia ly
Qua một chốc hiên nhà sẽ tạnh
Ta hát một mình trong cô quạnh
Lời đắng nào rồi sẽ phôi pha
Ta gọi một đời người vẫn đi xa
Cho gió trăng chỉ là dĩ vãng
Chút hồn nhiên buồn trong thinh lặng
Có lẽ rồi như sương khói mong manh
Những ngày xưa thôi thế cũng đành
Chuyện nắng mưa là phù du thoáng đó
Trong cuộc đời còn gì để nhớ
Sao chỉ là một chút hư không
Chiều nay mưa Lục Bình bềnh bồng
Như kiếp đời ta trôi đi trôi mãi
Mai dòng sông âm thầm cuộn chảy
Ta nghĩ gì trong nắng mênh mông
TRAN CHU NGOC
 
3,. 


  Mời Xem :

 Trang Thơ TranChuNgoc : ĐI QUA MÙA NẮNG HẠ,CÒN ĐÓ NHỮNG NGÀY XƯA, VẺ KỶ NIỆM XƯA

 


Tâm Sự Từ Nguyên Và Bài "MẮT NHÒA QUÊ MẸ "

 Cùng quý thân hữu, Tình mẹ con vốn bất diệt và không có thơ nhạc nào đủ sức ca tụng. Trong khi người ta lao đầu vào các cuộc chiến bất tận,...