Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Chùa Một Cột - Thơ Tuệ Minh


Chùa Một Cột

(Một chứng tích nhạt mờ)

Thu Hà Nội, mái chùa Một Cột
Đất “ngàn năm văn vật” đổi thay
Tâm tư thế sự có hay
Cảnh xưa bóng nhạt lất lây cửa thiền

Tầng khí phách trở nên biến dạng
Mái chùa xưa ảm đạm tháng ngày
Hồn thiêng sông núi u hoài
Tận trong sâu thẳm lòng người nhói đau

Người Xưa vẫn trước sau như một
Thời nay sao đường đột tầm nhìn!
Hãm hồn khí Việt lặng im
Đoái trông tích cổ biết tìm đâu ra

Chùa Một Cột, chùa xưa thời Lý
Gương cha ông sắc khí ngang trời
Dựng Tứ Linh trụ lưu đời
Hào hùng dân tộc rạng ngời Nước Nam

Ai tai! há lòng tham khó biết
Ô hô! đời chi xiết thương tâm
Giở trang quốc sử ngàn năm
Thế nhân hồ dễ lỗi lầm thứ tha!

Chú thích: Chùa Một Cột-Chùa Linh Hựu là nơi xuất phát của quả chuông Quy Điền,  một trong Tứ Đại Linh Khí thời nhà Lý, là dấu tích còn tồn tại, nhưng quang cảnh không được trong sáng và bị khuất mờ bởi ...

Tuệ Minh
Hà Nội, September 18, 2019


Cô gái với những trái táo

 Nguyên Trần lược dịch

Xin vui lòng đọc câu chuyện thú vị này sắp được quay thành phim “Cô gái với những quả táo”.. Một câu chuyện có thật về nhừng người còn sống sót từ cuộc thảm sát Holocaust kinh hoàng của Đức Quốc Xã trong Đệ Nhị Thế Chiến và những cách thức bí ẩn của Chúa đã cứu vớt nhiều người đến nước Mỹ sau khi sinh mạng của họ cần kề những ngày tháng đen tối dưới chế độ Hitler.
                                              Roma và chồng 


Tháng 8 năm 1942. Piotrkow, Ba Lan
Bầu trời ảm đạm sáng hôm đó khi chúng tôi hồi hộp chờ đợi. Tất cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở khu phố ổ chuột Do Thái Piotrkow đã bị dồn vào một quảng trường.

Tin đã nhận được rằng chúng tôi sẽ phải di chuyển. Cha tôi vừa mới chết vì bệnh ban sốt. Cơn bệnh nầy đã tràn lan qua khu ổ chuột đông đúc. Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi là gia đình chúng tôi sẽ bị chia cách.

- “Dù em có làm gì đi nữa”, Isidore, anh cả của tôi, thì thầm với tôi, “ thì cũng đừng nói với họ tuổi thật của em. Cứ nói rằng em đã 16 tuổi.”

Thực ra, tôi hơi cao với số tuổi 11, vì vậy tôi có thể nói lớn hơn con số đó. Như vậy, tôi có thể được như là một công nhân.

Một người lính Phát Xít SS tiến lại gần tôi bằng đôi giầy sô dẫm trên đám đá sỏi. Anh nhìn hết cả người tôi, rồi hỏi tuổi tôi.

- “Mười sáu” tôi nói. Anh biểu tôi quay sang trái, nơi ba anh em tôi và những thanh niên khỏe mạnh khác đang đứng..

Mẹ tôi được chuyển sang bên phải với những người phụ nữ, trẻ em, người bệnh và người già.

Tôi thì thầm với Isidore “Tại sao?”

Anh không trả lời.

Tôi chạy đến bên mẹ tôi và nói tôi muốn ở lại với bà.

“Không” Mẹ tôi nghiêm khăc nói. “Đi đi. Đừng làm phiền. Hãy đi với mấy anh em của con đi”

Bà chưa bao giờ nói quá gay gắt trước đây. Nhưng tôi hiểu: Mẹ tôi đang bảo vệ tôi. Bà thương tôi rất nhiều nhưng chỉ lần này thôi, bà giả vờ không. Đó là lần cuối cùng tôi từng thấy bà như vậy.

Anh em tôi và tôi được chở trong một chiếc xe gia súc đến Đức.

Một đêm sau, chúng tôi đến trại tập trung Buchenwald và được dẫn vào một doanh trại đông đúc. Ngày hôm sau, chúng tôi được cấp đồng phục và số căn cước.

- “Đừng gọi tôi là Herman nữa”. Tôi nói với anh em tôi. “mà hãy gọi tôi là 94983”.

Tôi được đưa vào làm việc trong lò thiêu của trại mà công việc là đưa người chết vào thang máy quay tay..

Tôi cũng vậy, cảm thấy chết. Căng thẳng đã biến tôi trở thành một con số.

Chẳng mấy chốc, anh em tôi và tôi đã được gửi đến Schlieben, một trong những trại tập trung chi nhánh gần Bá Linh.

Một buổi sáng, tôi nghĩ rằng tôi nghe thấy giọng nói của mẹ tôi. “Con trai” bà nói giọng nhẹ nhàng nhưng rõ ràng “Mẹ sẽ gởi cho con một thiên thần”

Rồi tôi tỉnh dậy. Chỉ là giâc mơ. Một giấc mơ đẹp.

Nhưng ở nơi này không thể có thiên thần. Chỉ có công việc. Và đói. Và sợ hãi.

Vài ngày sau, tôi đang đi dạo chung quanh trại, xung quanh khu nhà ở, gần hàng rào kẽm gai nơi lính canh không thể dễ dàng nhìn thấy. Tôi đứng đó một mình.

Ở phía bên kia của hàng rào, tôi phát giác ra một người đúng ra là một cô bé với những lọn tóc xoăn nhẹ, gần như ánh dạ quang. Cô che khuất một nửa người sau một cây bạch dương.

Tôi liếc nhìn xung quanh để chắc chắc rằng không ai nhìn thấy tôi. Tôi khẽ gọi cô bằng tiếng Đức. “Em có gì để ăn không?”

Cô không hiểu.

Tôi nhích lại gần hàng rào và lặp lại câu hỏi bằng tiếng Ba Lan. Cô bước về phía trước. Lúc bấy giờ tôi thật gầy và hốc hác, với đám giẻ rách quấn quanh chân, nhưng cô gái có vẻ không sợ hãi. Trong đôi mắt sinh động của cô bé, tôi mới ý thức được cuộc sống.

Cô ta lấy một quả táo từ áo khoác len của mình và ném nó qua hàng rào.

Tôi nhanh tay chụp lấy và khi tôi bắt đầu chạy trốn, tôi vẫn nghe được cô bé với giọng nhỏ nhẹ dịu dàng: “Em sẽ gặp anh vào ngày mai nha”.

Thế là kể tử đó, tôi tới cũng ngay chỗ hàng rào vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Cô bé luôn ở đó với một món gì đó để tôi ăn - một miếng bánh mì hay khá hơn là một quả táo.

Chúng tôi không dám nói hay nấn ná lại vì nếu bị bắt gặp đồng nghĩa là cái chết cho cả hai chúng tôi.

Tôi không biết gì về cô ấy, chỉ biết đó là một cô gái nhà quê tốt bụng và cô ấy hiểu tiếng Ba Lan. Thế thôi! Tên cô ấy là gì? Tại sao cô ấy liều mạng vì tôi?

Chỉ hy vọng là nguồn cung cấp nhỏ nhoi như vậy sẽ được kéo dài, và cô gái ở phía bên kia hàng rào đã cho tôi một ít để nuôi dưỡng tôi bầng bánh mì và táo.

Gần bảy tháng sau, tôi và anh em tôi bị dồn nhét vào một chiếc xe than và được chuyển đến trại Theresienstadt ở Tiệp Khắc ...

"Đừng trở lại" tôi nói với cô gái ngày hôm đó. “Chúng tôi sẽ rời khỏi đây”.

Tôi quay về phía doanh trại và không ngoảnh lại, thậm chí không nói lời tạm biệt với cô bé mà tôi chưa bao giờ biết tên, cô gái với những quả táo.

Chúng tôi đã ở Theresienstadt trong ba tháng. Chiến tranh đã kết thúc và các lực lượng Đồng Minh cũng đã giải tán, nhưng số phận của tôi dường như bị phong kín.

Vào ngày 10 tháng 5 năm 1945, tôi dự định chết trong buồng đầy hơi gas lúc 10:00 sáng.

Trong sự yên tĩnh của bình minh, tôi cố gắng chuẩn bị xong xuôi để ra đi về vùng miên viễn. Rất nhiều lần cái chết dường như đã sẵn sàng đến với tôi, nhưng bằng cách nào đó tôi vẫn còn sống sót. Bây giờ, nó đã kết thúc.

Tôi nghĩ đến bố mẹ tôi. Ít nhất, tôi nghĩ chúng tôi sẽ được đoàn tụ.

Nhưng lúc 8 giờ sáng đã có một cuộc hỗn loạn. Tôi nghe thấy tiếng hét, và thấy mọi người chạy khắp mọi nơi trong trại. Và nhờ đó, tôi gặp được hết mấy anh em của tôi.

Quân đội Nga đã giải phóng trại! Cánh cổng mở toang. Mọi người đều chạy, nên tôi cũng vậy. Thật đáng kinh ngạc, tất cả anh em của tôi đều sống sót; Tôi không biết nhờ vào phép mầu nào... Nhưng tôi biết rằng cô gái với những quả táo là chìa khóa cho sự sống còn của tôi.

Ở một nơi mà cái ác dường như chiến thắng thì lại có lòng tốt của một người đã cứu mạng tôi, đã cho tôi hy vọng ở một nơi không có tín hiệu gì.

Mẹ tôi đã hứa sẽ gởi cho tôi một thiên thần, và thiên thần đã đến rồi đây.

Cuối cùng, tôi tìm đường đến Anh, nơi tôi được một tổ chức từ thiện Do Thái bảo trợ. Tôi được đưa vào một nhà trọ với những cậu bé khác sống sót sau cuộc tàn sát Holocaust và được đào tạo về ngành điện tử. Sau đó tôi đến Mỹ, nơi anh trai Sam của tôi cũng đã chuyển đến đó. Tôi phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Triều Tiên, và trở về Thành phố Nữu Ước sau hai năm.

Đến tháng 8 năm 1957 tôi đã mở cửa hàng sửa chữa điện tử của riêng mình và cuộc đời bắt đầu ổn định.

Một ngày nọ, người bạn Sid mà tôi quen biết từ Anh gọi cho tôi nói: “Tôi đã có người yêu. Cô ấy có một cô bạn Ba Lan. Bạn hãy hẹn hò với cô bạn đó cho chúng ta thành hai cặp.”

Một cuộc hẹn hò chưa thấy mặt nhau? Không, đó không phải là cách của tôi. Nhưng Sid cứ kèo nài tôi, và vài ngày sau chúng tôi đã đến khu vực Bronx cùng tham dự cuộc hẹn hò của anh ấy và cô bạn Roma.

Tôi đã phải thừa nhận, đối với cuộc hẹn hò chưa biết mặt quả thật không tệ lắm. Roma là một y tá tại bệnh viện Bronx. Nàng tốt bụng và thông minh. Xinh đẹp quá, với những lọn tóc nâu xoáy và đôi mắt màu xanh lá cây hình quả hạnh nhân lấp lánh trong cửa sổ linh hồn..

Bốn người chúng tôi lái xe ra đảo Coney. Roma rất hòa mình thân thiện và dễ gần. Hóa ra nàng cũng có cùng cảm giác với những cuộc hẹn hò một người chưa từng gặp mặt!

Lúc ban đầu, cả hai chúng tôi chỉ đển với nhau vì nễ lòng tốt bạn bè muốn kết hợp. Chúng tôi đi dạo trên cầu tàu, tận hưởng làn gió Đại Tây Dương mặn nồng, rồi ăn tối bên bờ biển. Tôi không thể nhớ có một thời gian nào tốt hơn như vậy.

Chúng tôi cùng lên xe của Sid, Roma và tôi ngồi hàng ghế sau.

Là những người Do Thái Châu Âu sống sót sau chiến tranh, chúng tôi nhận thức rằng còn nhiều điều chưa nói hết với nhau. Roma thì thầm bên tôi: “Anh ở đâu” cô khẽ hỏi “trong chiến tranh?”

"Các trại" tôi nói.. “Những ký ức kinh hoàng vẫn còn sống trong anh, những mất mát không thể khắc phục. Anh đã cố quên. Nhưng chắc em không bao giờ có thể quên”. Nàng gật đầu. "Gia đình em đã trốn trong một trang trại ở Đức, cách Berlin không xa" Roma nói với tôi. “Cha em biết một linh mục, và ông ấy đã đưa cho gia đình em giấy tờ Aryan”

Tôi tưởng tượng làm thế nào mà nàng phải chịu đựng sự sợ hãi như một người bạn đồng hành liên tục.

Nhưng ở đây, cả hai chúng tôi đều sống sót trong một thế giới mới.

“Có một trại bên cạnh nông trại” Roma tiếp tục. 'Tôi thấy một cậu bé ở đó và tôi đã ném táo mỗi ngày.'

Thật là một sự trùng hợp đáng kinh ngạc khi nàng đã giúp đỡ một cậu bé khác. “Cậu ấy trông như thế nào? Tôi hỏi.

“Cậu ta cao, gầy và đói. Em đã nhìn thấy cậu ta mỗi ngày trong vòng sáu tháng”

Trái tim tôi đã rộn lên Tôi không thể tin được. Điều này hoàn toàn là không thể. “Có phải cậu ta đã nói với em là đến một ngày nào đó đừng quay lại vì cậu ấy đã rời khỏi Schlieben?”

Roma kinh ngạc nhìn tôi “Đúng!”

-“Em ơi! Người con trai đó chính là anh đây” Tôi đã sẵn sàng để vỡ òa trong niềm vui và sự sợ hãi, cũng như tràn ngập cảm xúc. Tôi không thể tin được! Thiên thần của tôi đây rồi.

“Anh không để cho em đi đâu”. Tôi nói với Roma. Và ngay ở phía sau xe vào ngày hẹn hò không biết trước, tôi đã cầu hôn nàng Tôi không muốn chờ đợi.

“Anh thật điên rồi!” nàng nói. Nhưng vẫn mời tôi đến gặp cha mẹ nàng – hay nói rõ hơn là ông bà nhạc tương lai của tôi-cho bữa ăn tối Shabbat vào tuần sau.

Có rất nhiều điều tôi mong đợi để tìm hiểu thêm về Roma, nhưng điều quan trọng nhất tôi luôn biết: sự kiên định, lòng tốt của nàng.

Bằng cớ là trong nhiều tháng, trong hoàn cảnh tồi tệ và nguy hiểm nhất, nàng đã đến hàng rào để nuôi sống tôi bằng những quả táo ân tình và nhất là đã cho tôi niềm hy vọng. Bây giờ tôi đã tìm thấy Roma một lần nữa, tôi không bao giờ có thể để nàng rời đi.

Hôm đó, nàng gật đầu ưng thuận và tôi sung sướng đã giữ lời. Sau gần 50 năm kết hôn với sự ra đời của hai đứa con và ba đứa cháu, tôi chưa bao giờ để nàng ra đi và tôi đã ngụp lặn trong hạnh phúc tuyệt vời với Roma, người vợ yêu dấu và cũng là thiên thần xếp đôi cánh trắng để ở lại bên chồng./.

🌹🌹🌹🌹🌹
Câu chuyện này đang được dựng thành phim có tên là Hàng Rào. Email này dự định sẽ tiếp cận 40 triệu người trên toàn thế giới.

Xin hãy tham gia với chúng tôi để tạo thành một liên kết trong chuỗi tưởng niệm và giúp chúng tôi phổ biến trên khắp thế giới.

Xin đừng xóa bỏ. Bạn sẽ chỉ mất một phút để vượt qua điều này.

Cảm ơn!





Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

MỘT NÉN NHANG LÒNG KÍNH DÂNG THẦY NGUYỄN NGỌC NAM HÙNG

Võ Kim Phụng
Tôi học trường Trung Học Công Lập Tây Ninh từ lớp Đệ Tam B1 cho đến Đệ Nhất B ( 1960 – 1963 ). Thầy dạy môn Lý Hóa, bài giảng bài tập đều khúc chiết rõ ràng dễ hiểu nên chúng tôi say mê học giờ Thầy...
Đậu xong Tú Tài, tôi vào trường Luật, tốt nghiệp Cử Nhân, tôi về thăm trường cũ, gặp Thầy đang làm Giám Học, Thầy bảo tôi vào dạy môn Công Dân thay thầy Dương Quán đã đi Mỹ... Thầy đã hết lòng chỉ dạy tôi những nguyên tắc sư phạm nên tôi đã vượt qua mọi khó khăn để trở thành “ cô giáo bất đắc dĩ “
Sau năm 1975, Thầy đổi về trường Lê Văn Duyệt ( Võ Thị Sáu ), con gái con trai và con dâu tôi cũng là học trò của Thầy...
Giờ đây, tôi xin đốt một nén nhang lòng kính dâng lên Thầy để tỏ lòng biết ơn sâu xa...
Cầu nguyện Ơn Trên ban cho Thầy được an vui nơi cỏi Niết Bàn !!!
Võ Kim Phụng
Thầy Nam Hùng đứng thứ hai từ trái qua phải

 Mời Xem : TIN BUỒNhttps://hoainiemtayninh.blogspot.com/2020/11/tin-buon-thay-nguyen-ngoc-nam-hung.html


Thầy Nam Hùng (ngồi ) dự đám cưới Võ Kim Phụng +Lê Minh Khôi 1967

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2020

TIN BUỒN THẦY NGUYỄN NGỌC NAM HÙNG (24/11/2020 )

TIN BUỒN

         Chúng tôi vừa nhận tin buồn:

                 Thầy NGUYỄN NGỌC NAM HÙNG

                          Cựu Giáo sư Trung học Công Lập Tây Ninh   

          Vừa mất vào ngày 24 tháng 11 năm 2020 tại tư gia số 95/4 Lê văn Duyệt, Phường 3, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

                                   ởng Thọ: 83 tuổi

                     Lễ hỏa táng sẽ được tổ chức vào ngày 29-11-2020.

                Chúng tôi xin thành thật chia buồn cùng tang gia và thân quyến.

      Cầu nguyện Chơn linh Thầy NGUYỄN NGỌC NAM HÙNG sớm về an nghĩ nơi cõi vĩnh hằng.

                                THÀNH KÍNH CHIA BUỒN

                                   Ngày mùng 12 tháng 10 năm Canh Tý

                                                 (DL: 26-11-2020)

                 TM.CÁC CỰU HỌC SINH TRUNG HỌC CÔNG LẬP TÂY NINH TỪ 1960

                 - CHS.HỒ VĂN XƯA

                 - CHS.ĐỖ VĂN TÚ.

                 - CHS.KAMILA BAESA

                 - CHS.PHẠM THỊ HÒA

                 - CHS.DƯƠNG QUỐC DÂN

                 - CHS.ĐỖ PHI HÙNG vf ĐỖ THỊ HUÊ MỸ


DỰ LỄ TANG 29/11/2020

GS Ngân, GS. Hải và CHS đên dự lễ tang (Ảnh Dung Khanh Ho)

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

Hinh xua của Nguyễn Thị Nhường

Từ trái qua : bạn Phiên, Thầy Luật, Thầy Ngân, Thầy Ảnh, Thầy Ân, người cuối cùng minh ko biết .

N.T.Nhuong
 

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Khóa 11 ĐS, niềm nhớ khôn nguôi- Nguyên Trần Nguyễn Tấn Phát

Khóa  11 ĐS, niềm nhớ khôn nguôi

                                              Hồi ức của Nguyên Trần

 

       Viết về những chuyện đời xưa cách nay hơn nửa thế kỷ cộng thêm cái trí nhớ có hơi hẹp bề khổ của một ông già quá xa cái tuổi bảy bó nên lẽ dĩ nhiên không thể tránh được sơ xuất. Chỉ xin quý bạn qua tình đồng môn gắn bó thiêng liêng mà đánh cho hai chữ đại xá. Thiện tai! Thiện tai!

        Ngược dòng lịch sử, 53 năm về trước vào sáng ngày 10 tháng 7 năm 1963 tại thủ đô Sài Gòn, hòn ngọc Viễn Đông, lối 4.000 sĩ tử nam nữ từ khắp mọi miền đầt nước đã tề tựu tại Học Viện Quốc Gia Hành Chánh tọa lạc tại số 10 đường Trần Quố́c Toản Quận 3 Sài Gòn để tranh giành 100 chiếc ghế của khóa ĐS 11 trong một cuộc thi tuyển cam go nhất Việt Nam. Đó phải chăng là hậu quả từ truyền thống ”khoái làm quan” của dân tộc Việt Nam ta.

        Cuộc thi kéo dài tới ba ngày gồm các môn: Bình luận ( hệ số 4),

Sử ký ( hệ số 3), Địa lý ( hệ số 3), Sinh Ngữ (hệ số 2), Công Dân Giáo Dục   (hệ số 2). Sau phần thi viết, các nam sinh viên còn phải thi thể lực tại sân vận động Cộng Hòa.

 


                                 Học Viện Quốc Gia Hành Chánh

                  10 Trần Quốc Toản-Quận 3-Đô Thành Sài Gòn

         Về đề thi, bài bình luận nặng ký nhất là đề tài: Bình giảng câu nói Đức Khổng Tử "Kỳ thân chính bất lệnh nhi hành, kỳ thân bất chính tuy lệnh nhi bất tùng" (Câu nầy chắc mấy tên đầu nậu Bắc Bộ Phủ hổng ưa chút nào). Riêng bài Sử ký thì tựa là: "Những ưu khuyết điểm của chế độ tiền tệ dưới thời Hồ Quý Ly."  Còn đề Địa lý: " Vai trò của nông nghiệp trong công cuộc phát triển nền kinh tế Việt Nam."

    Phòng khách Ký Túc xá, từ trái: Vũ Tiến Đạt, Nguyễn tấn Phát, Võ Trung Hải

            Sau đó, kết quả được gởi theo hệ thống Bưu Điện đặc biệt tới từng nhà sinh viên trúng tuyển và đáng nói nhất là chi phí di chuyển từ nơi ở của sinh viên đến Sài Gòn được Tòa Hành Chánh sở tại đài thọ. Có thể nói là trong tất cả các trường Đại Học chuyên nghiệp hiện hữu, chắc chỉ có trường Hành Chánh chúng ta là ngon lành như vậy.

        Người đỗ đầu khóa là Phan Thế Dinh(đã mất) và người cuối cùng là Hồ văn Cường (Úc Châu). Người lớn tuổi nhất là Trần văn Cảnh (đã mất) sinh năm 1934 và 3 người trẻ tuổi nhất cùng sinh năm 1945 theo thứ tự từ nhỏ tới lớn là người đẹp Nguyễn Thu Thủy (Houston), Đỗ Hữu Ưng (đã mất) và Nguyễn Thanh Phong (Houston). Tổng cộng số sinh viên trúng tuyển  khóa ĐS XI là 97 người gồm cả 5 nữ sinh viên mà tôi thường gọi đùa là Ngũ Long Công Chúa. Đó là : Nguyễn Thu Thủy, Bùi thị Tuyết, Hồ thị Lựu, Trần thị Hồng Hà, Ngô Vũ Bích Diểm (người đẹp nguồn cảm hứng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác nhạc phẩm Diễm Xưa)  

        Cũng giống như các trường Đại Học khác ở Sài Gòn, nền học vấn của Học Viện đặt trên hình thức các Giáo Sư thuyết giảng để sinh viên nghe và ghi chép. Nếu cần tìm hiểu thêm, sinh viên có thể tham khảo các tài liệu tại thư viện của Học Viện, một kiến trúc lớn nằm phía bên phải. 

        Thành phần Ban Giảng Huấn khóa ĐS 11 trong suốt ba năm gồm các Giáo Sư tốt nghiệp tại ngoại quốc như Mỹ, Pháp và các Giáo Sư đang dạy tại trường Đại Học Luật Khoa,  các Tổng Bộ Trưởng chính phủ như  GS Viện Trưởng Nguyễn văn Bông, GS Phó Viện Trưởng Nghiêm Đằng, các GS Trần văn Kiện (Tổng Trưởng Tài Chánh), LS Vương văn Bắc (Tổng Trưởng Ngoại Giao), Nguyễn Duy Xuân(Tổng Trưởng Kinh Tế), Nguyễn Anh Tuấn (Thứ Trưởng Ḅ̀ộ Tài Chánh), Vũ Uyển Văn, Nguyễn Khắc Nhân, Lương Thọ Phát, Nguyễn thị Huệ, Trần văn Đỉnh, Trần Ngọc Phát, Nguyễn Như Cương, Trần văn Binh, Nguyễn Ngọc Huy, Bùi Quang Khánh,  Lê văn Thận, Trần Quang Minh….


                                             Khóa 11 trước Ký Túc Xá

Hàng thứ nhất từ trái: Vũ Tiến Đạt, Nguyễn văn Cường, Nguyễn văn Phúc (Mất), Nguyễn văn Cao (Mất).

Hàng thứ nhì từ trái: Phạm Kim Rương (Mất), Nguyễn Phú Hùng, Nguyễn Hữu Thông, Nguyễn Quý Thành, Đinh Ngọc Bảo

          Tất cả quý vị giáo sư nêu trên đều đáng tôn kính vinh danh qua khả năng đức độ nhất là với tinh thần tôn sư trọng đạo của nền văn hóa truyền thống Việt Nam đã ăn sâu trong tâm tưởng của sinh viên. Xin ghi ra đây vài kỷ niệm nho nhỏ về lời giảng của một số vị mà tôi còn nhớ.

        - GS Viện Trưởng Nguyễn văn Bông giảng dạy môn Luật Hiến Pháp là nền tảng các quốc gia thương tôn pháp luật. Với giọng nói trâm ấm, mạch văn lưu loát, nôi dung sâu sắc , GS Viện Trưởng đã thu hút sự chú ý say mể của tất cả sinh viên môn đệ.                                    - Giáo sư Vũ Uyển Văn (thân phụ nam ca sĩ Công Thành Lynn) diễn giảng môn Hành Chánh Nhập Môn thường luôn nhắc tới Mr. Simon. Nghe mãi rồi cứ mỗi lần Thầy xướng tên Mr. Simon là có một số bạn bụm miệng cười lén.  Giáo sư gởi ông con Vũ Công Thành (cựu học sinh Taberd chung lớp với Elvis Phương) sang Úc du học, sau bốn năm miệt mài đèn sách,  Thành vinh quy bái tổ với mảnh bằng MC (hướng dẫn chương trình) và cô đầm tóc vàng Lynn.    

- GS Nguyễn Như Cương giảng môn Kinh Tế Đại Cương thì thích nói thuyết kinh tế vĩ mô (macroeconomics) của Keynes.                  -Giáo sư Nguyễn thị Huệ dạy môn Xã Hội Học với những danh từ lạ tai như tự tử biến tắc (norm suicide), nhóm thiếu nhi phạm pháp (delinquency ), du đảng (hooligan) ... Chữ hooligan sau này báo chí thường dùng để chỉ đám English soccer fans quá khích.                        - Giáo sư Vương văn Bắc (trước khi làm Tổng trưởng Ngoại giao) giảng dạy Chính Trị Học với nụ cười nửa miệng khinh đời. Tài ba quá rồi thì arrogant là chuyện thường tình mà thôi.                                                - Giáo sư Trần văn Đỉnh dạy môn Soạn thảo công văn để các quan huyện tương lai tha hồ mà tập dượt viết các văn thư, thông cáo, nghị định, quyết định...                                                                        - Giáo sư Trần văn Binh dạy môn Kế Toán thì luôn luôn truyền kinh nghiệm cho môn sinh kỹ thuật  “đo đá" phải lấy cấy đè đống đá để sau này khỏi bị Ty Công Chánh làm tầm phổng (rỗng ruột) để qua mặt ban tiếp nhận.

       Khóa ĐS 11 thụ huấn quân sự Quang Trung 1964. Từ trái: Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Phú Hùng, Bùi Như Sơn, Nguyễn Quý Thành, Nguyễn Hữu Thông, ĐỗThanh Quang.

           - Giáo sư Nguyễn Duy Xuân (trước khi làmTổng trưởng Kinh tế) giảng dạy môn Kinh tế học thật rõ ràng dễ hiểu. Tôi còn nhớ giọng nói ông sang sảng. Môn học này đòi hỏi sinh viên phải có căn bản toán học với các bài: chỉ số thị trường, giá trị biên tế... Do đó nếu ai mà yếu Toán thì kể như "lội" luôn.                                                                         Đa số các sinh viên đều ở nội trú tại Ký Túc Xá Học Việ́n. Ký Túc Xá là một kiến trúc nằm bên hông tay trái Học Viện có 3 tầng, mỗi tầng có hai dãy, dãy trước nhìn ra đường Trần Quốc Toản đối diện trường trung học tư thục Hồng Lạc, dãy sau đối diện với gia cư nhân viên Học Viện và xa hơn nữa là cư xá sĩ quan Chí Hòa. Mỗi dãy có 12 phòng, mỗi phòng có trang bị tiện nghi cho hai sinh viên. Các phòng được đánh sốthứ tự từ 101,102,103…201,202,203...301,302,303…theo tầng lầu. Riêng tầng trệt, nếu tôi nhớ không lầm dành riêng cho các bạn khóa 11 năm thứ nhất. Vì ở chung trong một gia đình thân tình Ký Túc Xá nên một khóa có thể quen biết với hai khóa trên và hai khóa dưới mình. Hằng ngày sau giờ học, anh em có cơ hội sinh hoạt với nhau trong không khí cởi mở vui tươi:

-Chơi bóng tròn ngay sân cỏ sau lưng Học Viện làm kiếng lớp học bể lia chia nhưng chắc Học Viện cũng muốn cho đám sinh viện tập dượt nên làm lơ đi và cho thay kiến. Cầu thủ lúc bây giờ có Tiết, Trí, Trạch (khóa ĐS9), Cường, Khương (khóa ĐS10) và một lô khóa ĐS11 là: Nhuận, Cửu sừng, Trí kều, Ngọc, Phát bấn, Tuyên, Thạnh (thủ môn), Bửu Uyển, Thiệu, Thu.

-Chơi bóng chuyền trên sân ngay trước mặt Ký Túc Xá với những “cao” thủ :Tiết (khóa ĐS9), Bao, Thoại, Long, Du (khóa ĐS10), Thuyết, Cường, Thơi, Trí kều (khóa ĐS11)

-Chơi bóng bàn ngay phòng khách Ký Túc Xá với các danh thủ Lộc, Du, Dũ (khóa ĐS10), Phước đói, Phụng, Khuê vua kẹo kéo(khóa ĐS11).

Khóa ĐS11 thụ huấn quân sự Quang Trung. Từ trái: Đinh Ngọc Bảo, Đỗ Thanh Quang, Nguyễn Quý Thành, Võ Thành Thật, Trần Ngọc Thiệu, Nguyễn Phú Hùng, Bửu Uyển

           Thành tích bóng bàn là Trần Tấn Lộc một lần vào chung kết giải sinh viên gặp Phan Khắc Luân (đại học khoa học, con cụ Phan Khắc Sửu), Lộc thua Luân.

        Còn đội bóng tròn QGHC thì trong mùa bóng 63-64 giải sinh viên Liên Khoa Sài Gòn, sau khi loại được các đội Đại Học Dược Khoa, Văn Khoa, Nông Lâm Súc, Luật Khoa, Y Khoa để được vào chung kết với Đại Học Khoa Học tại sân banh Hoa Lư (đường Trần Quang Khải) dưới  sự chủ tọa của Giáo Sư Viện Trưởng Nguyễn văn Bông để ủng hộ gà nhà nhưng đội Đại Học Khoa Học với nhiều tuyển thủ của Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn nhưng chỉ thắng đội bóng QGHC chúng ta với tỷ số sít sao 2-1 đoạt chức vô địch.

        Tính ra thì thành phần trong tất cả các đội thể thao của Học Viện nhất là bộ môn bóng tròn, khóa ĐS 11 chúng ta luôn chiếm đa số.

            Sau 3 năm học gồm hai năm rưởi lý thuyết và nửa năm thực tập tại Trung Ương và địa phương, khóa ĐS 11 tốt nghiệp ngày 7 tháng 5 năm  1966 với 88 sinh viên mà thủ khoa ban  Hành Chánh là anh Nguyễn văn Thư  (đã mất), còn thủ khoa ban Kinh Tài là anh Nguyễn văn Thành Già (Washington DC). Số sinh viên tốt nghiệp được bổ nhiệm tới các bộ theo quota như sau:

-      Bộ Nội Vụ: 78

-      Bộ Xây Dựng: 7

-      Bộ Kinh Tế: 2 (chị Bùi thị Tuyết và Nguyễn Thu Thủy)

-      Tổng Nha Kế Hoạch: 1 ̣(chị Hồ thị Lựu).

     Trên bước đường phục vụ chế độ cộng hòa tự do nhân bản, đa số các bạn khóa ĐS 11 thành công viên mãn, hoạn lộ thênh thang với  những thành tićh điển hình như :

Ngoài ra, khóa 11 còn có Trần quang Trí (Trí cao) từng là Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn sau Lê Hữu Bôi và trước Tô Lai Chánh. Trí đã xuất sắc lèo lái con thuyền Tổng Hội thoát qua những sóng gió biến động chính trị sôi động nhất của Sài Gòn thời bấy giờ. Tuy nhiên, sự "đứng thẳng" của Trí đã phải trả một giá bằng cái vết sẹo dài trên môi do Vũ Công cũng là một sinh viên QGHC ban Cao Học chỉ một nhóm thanh niên  quá khích dùng dao rạch mặt anh ngay trụ sở Tổng Hội Sinh Viên số 4 đường Duy Tân Sài Gòn. Trí hiện ở tại San Jose và cũng còn nặng tình với nước non lắm. Tôi có một kỷ niệm đáng nhớ với Trí là vào năm 1971 khi tôi và Hà Anh Tuấn (chàng lãng tử khóa 12) từ Vĩnh Bình về Sài Gòn dự đám tang Giáo Sư Nguyễn văn Bông, sau đó Tuấn lạng quạng ở quán nhậu thế nào mà bị Cảnh Sát Quận Nhứt bắt về bót. Tôi phải chạy lại nhờ Trí lúc đó là Quận Trưởng Quận10 can thiệp để thả chàng lãng tử. Trí vừa lái xe vừa cằn nhằn tôi: "Mày dẫn nó lên đây thì mày phải coi chừng nó chớ sao để nó đi hoang như vậy". Trí đã mất trong cô đơn tại San Jose năm 2007.

Nói về chức vụ sau khi ra trường thì khóa 11 có 3 chàng “làm lớn" nhất mà cả ba đều tên Thành. Chàng thứ nhất là Nguyễn văn Thành tức Thành "vò" làm Tổng Thư Ký Phủ Phó Tổng Thống, thủ khoa khóa 23 Sĩ Quan trừ bị Thủ Đức. Sang Mỹ , Thành định cư tại Portland, Oregon và tử nạn vì tai nạn xe cộ năm 1994. Riêng anh Nguyễn văn Thành (Già) Washington DC tốt nghiệp thủ khoa ban Kinh Tài, du học Mỹ trở về làm Chánh Sở Học Chánh HVQGHC.

Nhân vật quyền thế tiếp theo là Nguyễn Quý Thành (Thành "con" nhưng to chức) làm tới Chánh Sự Vụ Sở Nhân Viên Bộ Nội Vụ, như vậy là sếp của hầu hết anh em chúng ta. Coi vậy mà chàng nghèo rớt mùng tơi vì chẳng chịu "ăn uống" gì hết. Thành hiện định cư tại Edmonton, tỉnh Alberta, Canada và mới đây Thành được vinh danh là 1 trong “100 Edmontonians of the century” là những người đã có công đóng góp cho cộng đồng và sự phát triển của thành phố. Đây là một vinh dự không những cho Thành mà còn cho cả tập thể CSVQGHC và cộng đồng Việt Nam tị nạn Cộng Sản tại hải ngoại.

Ngoài những anh chị tiêu biểu như trên, chúng ta còn có nhiều cái nhất lắm, nhất hay mà nhất dở cũng có, thôi thì chúng ta đều đã tới tuổi "lục thập ngôn bất nghịch nhỉ" cả rồi, xin các bạn cho tôi nói hết ra đây nhé!

- Có nhiều bạn giữ chức vụ Phó Tỉnh Trưởng nhất so với các khóa khác của Học Viện. Tổng cộng là 16 người: Bửu Uyển hoàng thân, Trần Bá Thuyết, Hồ văn Cường cọp, Trân Ngọc Thiệu, Đào Ngọc Khoa VC, Nguyễn văn Cường Tồ, Lê Hữu Phước Đói, Phạm Ngọc Cửu Sừng, Nguyễn Đình Phúc, Phạm Thăng Chức, Nguyễn Khắc Lương Rỡn, Nguyễn Tấn Phát Bấn, Đỗ Thanh Quang Bần, Đắng văn Thạnh, Trần văn Chí (Chí Diễm), Trần văn Cảnh Già.

- Có nhiều cầu thủ trong đội bóng tròn Học Viện nhất: Cửu sừng, Thạnh, Ngọc, Tuyên, Thiệu, Nhuận, Uyển, Phát bấn, Thu, Trí cao. Line up của một đội banh có 11 người mà khóa 11 đã có đến 10 người . Đúng là chơi trội.

- Có 2 tuyển thủ giỏi nhất của đội bóng chuyền Học Viện là Thuyết và Trí cao. Thuyết từng là tuyển thủ bóng chuyền của đội Providence (Huế), còn Trí cao 1,82m nên đập banh giống như ai đứng trên ngọn cây dộng banh xuống thì bố ai đỡ nổi còn khi Trí block banh thì như bức tường sắt sừng sửng

- Có nhiều cây vợt trong đội bóng bàn Học Viện nhất : Phước đói, Thông râu và Phụng... gì đây (các bạn phe đảng không chịu đặt nick name cho Phụng nhé, tôi đề nghị kỳ họp mặt tới đây, chúng ta phải ban phát danh hiệu hết không chừa một ai cả. Thế mới vui và công bằng chứ!) Ba bạn nầy lẽ dĩ nhiên là đánh ping pong xuất sắc rồi nhưng "mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười". Phước đói có ngón đòn giang hồ, Thông râu đánh đẹp mắt còn "nhà trí thức Phụng" thì đánh theo kinh điển kỹ thuật sách vở.

- Có nhiều hội viên xì phé nhất trường và đây là danh sách những "bác thằng bần" : Đạo  dừa, Châu bê tông, Cửu sừng, Tuyên, Cường cọp, Khuê (ủy viên quần đùi đen), Phước đói, Hải đen, Thọ trắng, Thật, Quang bần, Thành (Đinh đóng Thùng), Hồng cabot, Phát bấn, Triêm, Giỏi.

        Chừng bấy nhiêu chiến tướng đó đủ set up cho 3 sòng xì phé tưng bừng hoa lá hẹ.

Nếu bảo rằng văn võ song toàn thì khóa 11 ta cũng hội đủ đấy các bạn ạ! Chúng ta có 2 võ sư Vovinam là Nguyễn văn Thư và Nguyễn văn Cường đã có công sáng lập lớp võ thuật Vovinam cho khóa ( và cả các bạn khóa khác). Cứ mỗi chiều, ngay sân sau Học Viện, hình ảnh anh em quơ tay đá chân trong lúc miệng thì la to "sát sát" rồi uýnh xáp lá cà trông thật vui mắt và thân tình. Ngoài ra, chúng ta có Văn Tòng Hòa là một võ sư võ Bình Định đã từng thượng đài nhiều lần (nhưng ăn thua thì chưa nghe nói).

Còn nhớ câu :

   Ai về Bình Định mà coi

    Đàn bà cũng biết đánh roi đi quờn

thì chắc Hòa phải là tay chì lắm, chả thế mà Hòa có nhiều môn sinh lẽ dĩ nhiên là miễn phí như Cầu, Phát bấn...Cứ nửa đêm là Hòa dẫn đám đồ đệ xuống bên ngoài đại giảng đường để dạy những bước ngũ hành, trung bình tấn, đòn nhập nội, đá song phi... làm đứa nào cũng tưởng mình là anh hùng Trương vô Kỵ tới nơi rồi. Hòa hiện ở tại Santa Ana thường kéo bạn bè tới nhà bù khú lắm.

Khóa 11 cũng còn có nhiều nhân vật kiệt xuất mà tôi xin kể sơ lược như chàng trẻ tuổi tài cao Đặng văn Thạnh chàng thủ môn đẹp trai của đội túc cầu QGHC, 3 lần Phó Tỉnh Pleiku, Biên Hòa, Vĩnh Long, pha hào hứng nhất là lúc làm Phó Tỉnh Biên Hòa, Thạnh đã knock out ông Chủ Tịch Hội Đồng Tỉnh Biên Hòa lắm mồm ngay tại phiên họp sau một cuộc tranh luận. Ngoài ra, Thạnh từng dẫn một Đại Đội Địa phương Quân...lọt vào ổ phục kích của Việt Cộng báo hại Đại tá Lâm quang Chính phải vất vả điều quân giải vây ông Phó.

Cho tới ngày Quốc Hận 30 tháng Tư thảm nạn tai ương phủ chụp lên quê hương, theo vận nước nổi trôi, đồng môn chúng ta tản lạc bốn phương trời. Người ra đi mang  kiếp sống tha hương tất bật nhọc nhằn, kẻ ở lại đau buồn khủng hoảng nhưng chắc thỉnh thoảng chúng ta cũng có một phút giây lắng động tâm hồn để ngậm ngùi tưởng nhớ đến Thầy Cô, bạn cũ, trường xưa, ai còn ai mất, ai tản lạc bốn phương trời, ai đang oằn oại dưới trận hồng thủy tàn bạo của cái gọi là cách mạng vô sản.

Thế nên trong niềm hoài niệm về trường xưa bạn cũ, những buổi họp mặt tâm tình như Houston hai năm trước và Orlando năm nay là một nhu cầu tâm linh tối thiết không thể thiếu cho những người đã từng một thời là sinh viên của ngôi trường mang tên HỌC VIỆN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH toạ lạc tại số 10 Trần quốc Toản, Quận 3, Sài Gòn.

        Trướ̃c khi kết thúc bút ký nầy, xin thắp nén hương lòng tưởng niệm các bạn đồng môn ĐS 11 đã ra đi về vùng miên viễn.

 

Tình Khúc 11

   (Mỗi câu thơ đều có lồng tên một hay nhiều bạn khóa 11ĐS - chữ đậm)

 

Thanh thanh một dãy Sơn Hà

    Trời Nam Phúc lộc một nhà vui chơi.

Vinh Quang tổ quốc rạng ngời

    Trường Hành chánh ra đời năm hai (1952)

Phát sinh toàn những anh Tài

    Giúp đời giúp nước không hoài Chí Cao.

Thời gian đèn sách qua mau

    Chuyển Sang quân sự cũng vào hạng cao

Thủ Khoa cả khóa đón chào

     Thành trường Thủ Đức siêu sao hơn đời

Cường chàng quản trị rạng ngời

    Chức đại diện khóa một thời nổi danh

Nhớ thời Hoan lạc tuổi xanh

    Lựu cười nắng hạ, Tuyết dành chờ đông

Chừng như lưu Thủy xuôi dòng

    Tương lai Thông suốt màu Hồng trải xa

Đời sinh viên đậm Chữ hoa

    Thật thà Trân quý chan Hòa tình thương

Trui rèn Đạo Đức thiên Lương

    Ngày mai Thành Đạt trên đường Phát Quan

Tuổi hoa niên, phút huy Hoàng

    Sơn Lâm Tùng Thạch Phụng loan vẫy vùng.

Ký túc xá Cảnh vui chung

    Bóng chuyền bóng đá Thư Hùng cùng nhau

Vô vi nam Giỏi làm sao

   Long tranh hổ đấu” ào ào dưới sân.

Một em Khuê các đến gần

    Hỏi thăm anh Chuế “tần mần” ở đâu.

Bảo rằng anh ấy trên lầu

    Cùng Triêm Kỉnh Nhuận ôn làu sử kinh.

Cầu mong Đỗ Đạt hiển vinh

    Để mà hưởng Phúc về Dinh đưa nàng.

Ai Ưng đấu Trí trên bàn

    Thử Tài Minh Mẫn với chàng bồi rô.

Sòng xì hội Quán nhào vô

    Tố nhau x láng tiền Giao liền.

Sau canh bạc, Thịnh nộ yên

                                    Phe ta giải tán rồi Tuyên bố rằng:

Ai Thu bạc sống huy Hoàng

    Ai thua ôm Nghiệp cơ hàn Liên miên

Có chàng Tự tránh ưu phiền

    Làm thơ ngâm Vịnh xa miền đắng cay.

Thuyết trình tập dượt mỗi ngày.

    Độc Tôn mong chiếm kim bài Trạng nguyên

Phước lộc Thọ thấy nhãn tiền

    Thiện Tâm Cương trực thế thiên vẫy vùng

Công Thành anh Tuấn tận Trung

    Nước nhà Thạnh trị Cửu trùng yêu thương

Nhưng hạnh Phúc lại cùng đường

    Có loài quỷ đỏ bạo cường Phong ba

Lượng trời đất cũng xót xa

    Không Chi hơn chỉ còn là vượt biên

Thôi thượng Uyển thôi Diễm huyền

    Cuối đời Tiếu ngạo, ưu phiền đầy Rương

Từ đây Ngọc Thiệu trên đường

    Hải hồ một gánh, yêu thương một trời

Nghi ngờ chi cuộc đổi đời ./.

 

                                        NGUYÊN TRẦN

 

Trong bài thơ có tên riêng  chữ lập lại vì có nhiều bạn trùng tên như:

-3 chữ Thành: Nguyễn Quý Thành (Edmonton), Nguyễn văn Thành (Portland đã mất), Nguyễn văn Thành (Washington DC)

-3 chữ Phúc: Nguyễn văn Phúc (Irvine đã mất), Nguyễn Đình Phúc (Vancouver vừa mất), Phan văn Phúc (Việt Nam)

-2 chữ Phát: Nguyễn Tấn Phát (Mississauga,Canada), Vũ Thanh Phát

(Louisianna) đã mất

                Học Viện Quốc Gia Hành Chánh

                 Danh sách đồng môn khóa XI ĐS

                                    (theo alphabet)

       

1) Đinh Ngọc Bảo (Nam Cali)

2) Nguyễn Đức Cảnh (Mất-M)

3) Trần văn Cảnh (M)

4) Nguyễn văn Cao (M)

        5) Nguyễn văn Cầu (San Jose)

        6) Lâm Ngọc Châu (Melbourne)

        7) Nguyễn Thịnh Chi (M)

        8) Trần văn Chí (Vũng Tàu)

        9) Lê Phụng Chữ (Nam Cali)

        10) Phạm Thăng Chức (M)

        11) Nguyễn văn Chuế (Nam Cali)

        12) Hoàng Đắc Cương (San Jose)

        13) Hồ văn Cường (Úc Châu)

        14) Nguyễn văn Cường (Oklahoma)

        15) Phạm Ngoc Cửu (Orlando)

        16) Phan thế Dinh (Seattle) (M)

        17) Nguyễn Quang Đạo (Houston) (M)

        18) Ngô Vũ Bích Diễm (Nam Cali)

        19) Vũ Tiến Đạt (Orlando)

        20) Dorohiem (M)

        21) Nguyễn Đình Đỗ (Nam Cali) (M)

        22) Hàn Minh Đức (Nam Cali) (M)

        23) Vũ Trung Đức

        24) Lê Tự Em (Sài Gòn)

        25) Cát Ngọc Giao (Orlando)

        26)  Mai văn Giỏi (M)

        27) Trần thị Hồng Hà (M)

        28) Võ Trung Hải (Dallas)

        29) Văn Tòng Hòa (Nam Cali) (M)

        30 Lê Hoan (M)

        31) Nguyễn Đức Hoàng (M)

        32) Nguyễn Hữu Hồng (Dallas)

        33) Trần Trọng Huệ (M)

        34) Nguyễn Phú Hùng (Nam Cali)

        35) Vũ Thế Hùng (M)

        36) Trần văn Kỉnh

        37) Đỗ Như Khuê (M)

        38) Đào Ngọc Khoa (Seattle) (M)                                                  39) Huỳnh Khánh Lâm

        40) Trần Đình Liên (New York)

        41) Lưu văn Long (San Jose)

        42) Trần Cao Lượng (Sài Gòn)

43) Hồ thị Lựu (San Jose)

        44) Nguyễn Khắc Lương (M)

        45) Nguyễn Minh Mẫn (Nam Cali)

        46) Lê Quang Minh (Nam Cali)

        47) Nguyễn Xuân Nghi (M)

        48) Hồ Quang Nghiệp (San Jose) (M)  

        49) Vũ Minh Ngọc (M)

        50) Nguyễn văn Nhuận (Nha Trang)

        51) Nguyễn Tấn Phát (Toronto)

        52) Vũ Thanh Phát (New Orleans) (M)

        53) Nguyễn Thanh Phong (Houston)

        54) Nguyễn Đình Phúc (M)

        55) Nguyễn văn Phúc (M)

        56) Phan văn Phúc

        57) Nguyễn Phụng (North Carolina)

        58) Lê Hữu Phước (Seattle)

        59) Lê văn Quan (Washington DC)

        60) Võ Quang Quán (M)

         61) Đỗ Thanh Quang (Austin) (M)

         62) Phạm Kim Rương (M)

         63) Hồ Đắc Sang (Việt Nam)

        64) Bùi Như Sơn (M)                                                           65) Trần Đại Tuấn (M)

66) Nguyễn Phúc Tài (Houston)

        67) Đinh Bá Tâm (Nam Cali)

        68) Lê Ngọc Thạch (San Jose)

        69) Đinh Bá Thành (Melbourne)

70) Nguyễn Quý Thành (Edmonton)       

71) Nguyễn văn Thành A (Washington DC)

        72) Nguyễn văn Thành B (Seattle) (M)

        73) Đặng văn Thạnh (Nam Cali)

74) Võ Thành Thật (Dallas)

        75) Nguyễn văn Thiện (Portland)

        76) Trần Ngọc Thiệu (Nam Cali)

        77) Vũ Tuấn Thịnh (M)

        78) Lâm văn Thọ

        79) Nguyễn Ngọc Thọ (M)

        80) Nguyễn văn Thọ (Sacramento)

        81) Võ Tấn Thọ (M)                                                             82) Nguyễn Hữu Thông (Nam Cali)

        83) Trần Xuân Thơi (Minnesota)

84) Từ Công Thu (Nam Cali)

        85) Nguyễn văn Thư (M)

        86) Nguyễn Thu Thủy (Houston)

87) Trần Bá Thuyết (San Diego)

88) Nguyễn văn Tiếu (VN)

        89) Nguyễn An Tôn

        90) Lê Tấn Trạng (San Diego)

        91) Lê Huy Trân (Sacramento)

        92) Nguyễn Bá Trí (Minnesota)

        93) Trần Quang Trí (M)

        94) Hồ Triêm (M)

        95) Phan Thế Trung (Stratford, Canada)

        96) Nguyễn Quốc Trường (California)

        97) Đinh văn Tự                                                                          98) Trần Đại Tuấn

        99) Nguyễn Xuân Tùng

        100) Bùi thị Tuyết (Nam Cali)

        101) Đỗ Hữu Ưng (M)

 

        102) Bửu Uyển (San Diego)

        103) Trần Vịnh (Nam Cali)

 

        Danh sách những bạn đồng môn đã qua đời theo thứ tự thời gian (có thể sự sắp xếp của tôi không chính xác mấy)

1- Nguyễn Đức Hoàng: chàng trẻ tuổi đẹp trai học giỏi lại là người ra đi trước nhất của khóa (năm 1968 bị đạn pháo kích tại quận An Phú tỉnh Châu Đốc)

2- Nguyễn Ngọc Thọ: Lại thêm một bạn good looking chết vì tai nạn xe cộ ở Bà Rịa (năm1972) khi đi cứu trợ.

3-Quang Quán: nhà hùng biện khóa 11 bị VC sát hại năm 1975 ở Quảng Tín trên đường di tản.

4- Đỗ Như Khuê chết trong trại cải tạo năm1979

5-Thế Hùng cancer ruột 1980 ở Nam Cali

6- Phạm Kim Rương chết trên đường vượt biển 1982

7- Nguyễn Đức Cảnh vượt biên đường bộ 1984

8- Nguyễn văn Cao bị rắn hổ cắn trong khi làm ruộng vào năm 1987 ở Cần Đước, Long An

9- Phạm Thăng Chức ung thư 1993 ở  Sacramento, CA

10- Nguyễn văn Thành tai nạn xe cộ 1994 ở Portland, OR

11- Phan Thế Dinh ung thư 1998 ở Seattle, WA.

12-Tuấn Thịnh:vượt biên

13- Nguyễn văn Phúc heart attack 2002 ở Irvine CA (Chị Phúc vẫn còn gắn bó với khóa)

14-Tấn Thọ: 2004 ở Pháp

15- Nguyễn văn Thư sơ phổi 2004 Orange County, CA

16- Vũ Minh Ngọc ung thư 2006 Orange County, CA

17- Lê Hoan ung thư 2006 Portland.OR

18- Hồ Triêm heart attack 2007 Toronto, ON.

19- Mai văn Giỏi ung thư 2007 Washington DC

20- Trần Quang Trí heart attack 2007 San Jose, CA

21- Trần văn Cảnh lao màng óc 2007 Long Xuyên, VN

22- Nguyễn Xuân Nghi ung thư 2007 Dallas, TX

23- Nguyễn Thịnh Chi-Việt Nam

24- Trần Trọng Huệ-Việt Nam

25- Bùi Như Sơn 2009 Krefeld, Đức Quốc

26- Nguyễn Đình Phúc diabetes 2013 Vancouver, BC

27- Trần thị Hồng Hà 2016 Việt Nam

28- Đào Ngọc Khoa 25/1/2017 Seattle, WA.

29- Đỗ Thanh Quang 20/7/2018 Austin, TX

30- Văn Tòng Hòa 2019 Orange County, CA

31- Hàn Minh Đức 2019 Orange County, CA (là em thúc bá của nừ ca

      sĩ Khánh Ngọc Hàn thị Lan Anh)

32- Vũ Thanh Phát 2019 New Orleans, LA

33- Nguyễn Đình  Đỗ 2020 Orange County, CA

34- Nguyễn Khắc Lương

35- Dorohiem

36- Hồ Quang Nghiệp

37- Nguyễn Quang Đạo

 

Xin cùng thắp nén hương lòng tưởng niệm các bạn ta

 

 

 

 

 

 

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG - Huyền Không Đạo Hữu

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG   Con cháu Lạc Hồng mãi khắc mang Công ơn Quốc Tổ thật vô vàn. Bắc bình, trang sử dài oanh liệt Nam tiến, núi sông đẹp vẻ...