Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

NHỮNG CHIẾC XE MÌ CỦA QUÁ KHỨ


 Đỗ Duy Ngọc

Sài Gòn từ khi hình thành là nơi đất lành chim đậu, là nơi giao thoa các nền văn hoá khác nhau. Đó không chỉ là nơi hội tụ của người Việt từ ba miền Nam, Trung, Bắc; mà còn là nơi đón nhận nhiều phong tục, lối sống của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới nữa. Đặc biệt là văn hoá ẩm thực. Ở Sài Gòn, ta có thể thưởng thức món gan ngỗng béo ngậy của Pháp, món lẩu chua cay của Thái, mắm bò hóc và chè Kampuchia, món sushi của Nhật, món pizza của Ý, món cari của Ấn, món nướng của Hàn, món soup rau của Địa Trung Hải, món cháo ếch của Singapore, món Dim sum Hồng Kông... và đặc biệt không thể không nhắc đến những món ăn của người Hoa Chợ Lớn. 
Ẩm thực của người Hoa thì vô cùng phong phú, kể ra cũng vài trang giấy. Ở đây, trong phạm vi những dòng ngắn ngủi đầu xuân, tôi chỉ nói tới món hủ tíu và mì của họ. Những món ăn luôn hấp dẫn tôi từ trước đến nay. 
Nhắc tới món ăn này trước hết phải kể đến chiếc xe mì. 
Đó là những chiếc xe thường xuất hiện vào lúc xẩm tối, bên vỉa hè, nơi góc  chợ, chỗ có đông người qua lại. Đó là những chiếc xe chuyên dụng, chỉ dùng để bán hủ tíu, mì. Trên chiếc xe này được trang bị đầy đủ như một quán ăn, có bếp đốt bằng than củi, có chỗ xài bình ga, lửa xanh lét phì phì, có nồi nước lèo hai ngăn to bự chảng, một bên để trụng hủ tíu, mì, ngăn còn lại chứa nước lèo sôi sùng sục. Nước lèo thường được hầm với xương, củ cải trắng, mực, tôm khô, có nơi còn có cả sá sùng. Bên trên có tủ kiếng chia ngăn để thịt, rau hành. Đặc biệt luôn luôn bên cạnh thùng nước lèo có mặt một cái vịm bằng gốm, trong chứa mỡ nước và những miếng mỡ heo thái hạt lựu đã được thắng vàng. Tôi có mấy người bạn làm nghề này bảo rằng thứ làm cho tô mì ngon hay dở đều nằm trong cái vịm thắng mỡ này. Theo họ thì cái này không chỉ chứa mỡ mà còn được gia cố thêm bột nêm, bột ngọt và bí quyết riêng của mỗi xe mì. Trụng xong mì hay sợi hủ tíu, bỏ vào tô, cho thịt, xá xíu, hành, rau, lúc đó múc một muỗng mỡ vào rồi mới chế nước lèo lên. Không có cái muỗng mỡ này, tô mì ăn lạt nhách. Hơn nữa, nồi nước lèo nếu nêm nếm gia vị nhiều quá sẽ mau thiu, không thể để lâu được. Còn cái vịm mỡ gia vị đó thì để bao lâu cũng chẳng hư. Âu đó cũng là kinh nghiệm gia truyền.
Ba mặt của xe mì thường có ba tấm thiếc, nhôm hoặc inox hay ván gỗ, mở ra, cài hai cái móc, để thêm mấy cái ghế xếp nữa thành bàn. Trên đó để chai giấm, chai nước tương, hủ ớt dầm giấm và lon guigoz đựng muỗng đũa. Ông bà nào dân Việt thuần tuý đi ăn mì Tàu mà muốn kiếm nước mắm sẽ không bao giờ tìm thấy ở đây. Nếu quán đông khách, người ta kê thêm mấy cái bàn, vài cái ghế đẩu và quán hoạt động đến khuya.
Nhắc xe mì mà không nói đến những tranh kiếng đủ màu trang trí trên xe là một thiếu sót lớn. Đó là những tấm tranh vẽ những điển tích của văn hóa dân gian Trung Hoa. Đó là những cảnh minh họa truyện Tam Quốc như: nhân vật Quan Công mặt đỏ râu dài cỡi ngựa đỏ, Trương Phi râu rậm, mắt lồi dữ tợn, Triệu Tử Long múa đao, đó là cảnh Bát tiên phó hội, Bát tiên quá hải, Tôn ngộ không, Thất hiền, rồng phụng tương giao, cảnh sơn thuỷ...
Tất cả đều tô màu sặc sỡ, với một kỹ thuật đặc biệt và nét vẽ điêu luyện tuy chỉ do những người thợ mỹ nghệ làm ra. Đến nay, nghề này đã bị thu hẹp lại, các nghệ nhân xưa đã già hay đã qua đời, nghề lại ít người theo nên tranh kiếng ngày nay thiếu mất cái hồn, cái uy nghi, vũ dũng trong nét bút của thời xưa. Hồi đó, mỗi lần đi ăn mì, tôi say sưa ngồi ngắm những tranh vẽ đó, về nhà học vẽ theo đầy cả vở, bị ba tôi phạt hoài.
Ngày nay, những xe mì với tranh kiếng vắng bóng dần trên các vỉa hè, đôi khi lại tìm thấy trong các nhà hàng, người ta để như là một biểu tượng. Chiếc xe mì tranh kiếng nằm nơi góc chợ, bên lề đường có vẻ hay hơn, đắc địa hơn, có sinh khí hơn nhiều.
Ngoài những xe mì cố định, còn có xe mì lưu động. Đó là những chiếc xe nhỏ hơn, trang bị gọn hơn, ít khi có tranh kiếng, nếu có cũng vẽ đơn giản, sơ sài hơn. Ông chủ xe thường là tuổi trung niên, mặc cái áo thun ba lỗ, vai vắt khăn. Bên cạnh thường có những đứa bé cầm hai thanh tre đã lên nước nâu bóng gõ theo nhịp điệu muôn đời không đổi sực... tắc, sực... tắc. Tiếng gõ vang một góc đường, một con hẻm giữa đêm gợi cho ta thèm muốn một bát mì nghi ngút giữa đêm, giúp cho người đi chơi khuya về có bát mì ngon, giúp kẻ lỡ đường với số tiền ít ỏi qua cơn đói. Bởi những xe mì lưu động này bán giá rất bình dân, tuy vậy cũng có những xe mì lưu động rất ngon không khác gì những xe, những quán cố định. 
Nhiều người đi xa có lúc nhớ về quê nhà lại nhớ tiếng sực tắc đêm khuya. Có những người đã già, nhớ lại thời bé dại, cũng có lúc lại nhớ tiếng gõ đều đều của hai thanh tre của chiếc xe mì đi qua ngõ quá khứ.
Tô mì hay hủ tíu thường được ăn cùng với xá xíu, những miếng thịt heo nạc màu đỏ xắt mỏng ăn thơm thơm mùi ngũ vị hương, ngòn ngọt của mật ong phết lên lúc quay lúc nướng. Cũng có mì hủ tíu ăn với cật, gan heo và con tôm hồng hào hấp dẫn. Còn có mì hoành thánh, sủi cảo chấm tương ớt hoặc nước tương. Bỏ vào miệng cảm được cái mềm mại của bột, cái dai dai béo béo đậm đà của thịt, cái ngọt lừ của nước lèo, tất cả hoà thành một hương vị đặc biệt khó quên. Người Hoa Chợ Lớn có người Tiều, người Quảng, người Hẹ, Phúc Kiến, người Hải Nam... Người vùng nào cũng có người làm nghề bán hủ tíu mì. Nhưng riêng tô hủ tíu mì của người Quảng thường có miếng bánh tráng mỏng nho nhỏ chiên vàng ươm, trên có một vài con tôm nhỏ để nguyên chân cẳng, râu càng. Cắn miếng bánh dòn rụm, húp thêm niếng nước lèo, đưa thêm vài sợi mì, ngon!
Sau này còn có Hủ tíu sa tế, gồm bò hoặc nai, ăn với một loại sauce cay cay trộn đậu phụng giã nát. Hình như những quán bán loại này đa phần là người Triều Châu, không biết đúng không bởi món này cũng không phổ biến lắm?
Tô mì ngon ngoài nước lèo ngọt, đậm đà, thịt chế biến giỏi còn có yếu tố quan trọng là sợi mì phải dai, ăn đến muỗng cuối cùng, mì vẫn không nhão nát. Mì được làm từ bột mì, thêm màu vàng óng của nghệ hoặc phầm màu và nghe đâu phải có tro tàu sợi mì mới dai ngon. Có loại sợi mì nhỏ như sợi bún, cũng có loại to dẹp, ngon dở tuỳ khẩu vị mỗi người mà lựa chọn. Khi trụng mì cũng là một kỹ thuật. Có nơi trụng bằng nước sôi, xong lại qua một lượt nước lạnh, rồi trụng sơ lại nước nóng lượt nữa mới cho vào tô. Trụng như thế sợi mì sẽ dai lâu mà không nát. Mì được khoanh từng vắt nhỏ dáng tròn tròn như hột vịt. Có người muốn ăn no, thường kêu ba hoặc bốn vắt một tô. Nhìn tô mì đầy nhóc thấy ớn. Cũng có đôi chỗ bán mì tươi, kéo mì tại chỗ thành những sợi dài, kiểu mì này cũng ít nơi bán vì rất mất thì giờ chờ đợi.
Sợi hủ tíu làm bằng bột gạo, sợi hủ tíu ngon là sợi hủ tíu không bị nhão khi ăn, nuốt vào miệng nghe trơn tuột và cũng cần kỹ thuật khi trụng.
Cũng có nhiều xe mì bán thêm món há cảo, bột được bọc với con tôm, đem hấp chín, khi ăn chấm với tương ớt và xì dầu.
Có người thích ăn chung một tô có mì lẫn hủ tíu, cũng là một cái thú vì ăn được hai thứ trong một tô. Thế nhưng có nhiều xe mì không chịu làm thế, hủ tíu là hủ tíu, mì là mì, không thế có thứ hỗn hợp như thế.
Đi năm châu bốn bể, kể cả một thời gian khá dài ở bên Trung Quốc, tôi vẫn không thấy đâu ngon bằng tô hủ tíu mì ở Việt Nam, đặc biệt là tô mì ở Chợ Lớn. Họ cũng gọi là mì nhưng thiếu cái hương vị mình đã dùng qua, cái cảm giác mà mình đã hưởng thụ. Ngay khi ra Hà Nội, hay về Đà Nẵng, vẫn thấy tô mì không giống tô mì Chợ Lớn. Bởi tô mì của quá khứ là tô mì quen thuộc, đã theo ta suốt một quãng đường dài của cuộc đời. 
Bây giờ ở Sài Gòn, Chợ Lớn rong chơi, cũng chẳng khó khăn gì để kiếm một bát mì ngon, nhưng ăn trong quán, trong nhà hàng máy lạnh lại không có được cảm giác thú vị của ngọn gió đêm hiu hiu, ngọn đèn đường hắt hiu và phố xá có người qua, ăn trong âm thanh rộn rã của cuộc sống.
Tìm tô mì dễ dàng nhưng không còn thấy những chiếc xe mì lưu động, thay vào đó là những xe mì gõ mới không giống như cũ, tiếng sực tắc cũng chẳng còn âm thanh cũ, chất lượng, hương vị cũng đổi thay và tiếc nhất là những xe mì vỉa hè có những bức tranh kiếng. Giờ vẫn còn rải rác đâu đó để kiếm tìm, nhưng chắc chắn mốt mai, nó chỉ còn trong kỷ niệm.
Ai cũng có một món ngon của quá khứ, và chằc hẳn món đó là món ngon nhất trong tâm tưởng của riêng mình.

Đỗ Duy Ngọc @ 1/3/2018

Bà Lyly Có 7 Ông Chồng Vì Bệnh Shopaholism

 Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2014. Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Bài viết, theo tác giả, là chuyện có thật.

Hình họa cho phim "Confessions of a Shopaholic do Paul John Hogan đạo diễn.
* * *

Tôi gặp bà Lilly trong một lần đi thực tập. Hôm đó tôi đến trễ, sân trường hết chỗ phải đậu xe ngoài đường. Tôi vơ vội cái túi dụng cụ giảng dạy, rồi vừa bấm khóa vừa xoay mình chạy cho kịp giờ. Bất thình lình tôi đâm sầm vào một người đang đi tới. Đám lon nhôm văng tung tóe trên lề đường kêu loảng xoảng. Chết rồi. Tôi than thầm, đã trễ mà còn xui.

 - Thật là xin lỗi, tôi đang rất vội nên... tôi chợt dừng lại nhìn bà Mỹ trắng tay cầm cái túi lon nhôm.

Đúng ra phải gọi là bà Mỹ...xanh, xanh lục từ đầu tới chân. Bà dáng chừng trên dưới bảy mươi, nhìn rất lịch sự với khuôn mặt trang điểm tỉ mỉ. Điều lạ lùng là bà dùng toàn "tông" màu xanh có kim tuyến vàng lấp lánh, từ mí mắt đến chân mày, son môi, và cả mái tóc. Y phục cũng vậy. Bộ váy dài và áo khoác, mũ rộng vành, xách tay quàng vai, chuỗi cổ, vòng tay, giày ống...tất cả đều "xanh lét như con két".

- Không sao! Bà ta nói với vẻ thân thiện.

Tôi liền miệng xin lỗi và nhặt lại số lon cho bà. Nhìn tướng bà không phải người nghèo sao lại đi lượm lon nhỉ, tôi thầm nghĩ. Nhặt xong tôi đứng lên phân trần:

- Tôi là giáo viên thực tập ở trường Tiểu Học đàng kia, vì hết chỗ đậu xe tôi phải chạy ra tận đây. Tôi hơi vội nên va phải bà, mong bà thông cảm.

Tôi chỉ nói xã giao, để chạy tội cho sự vô ý của mình. Không ngờ bà ấy tỏ ra vui vẻ:

- Ồ thì ra cô là cô giáo! Giọng bà cởi mở: - Các con tôi khi nhỏ đều học ở đây nên tôi biết, bãi đậu xe của trường khá chật hẹp. Rồi bà nhìn tôi: - Nhà tôi bên kia cũng gần trường, trước sân còn chỗ trống cô có muốn qua đó đậu không?

Vừa chuẩn bị chào bà để phóng đi, nghe thế thì tôi mừng húm:

- Ồ bà tốt quá! Xin cám ơn bà.

Từ đó mỗi ngày tôi đậu xe ở sân nhà bà Lilly tốt bụng. Bà sống một mình, bà là người thân thiện, lại rất thích nói. Hàng ngày bà đi bộ thường lượm lon để Chúa Nhật đem cho nhà thờ. Những câu chuyện của bà thường "liên tu bất tận" làm nhiều khi tôi muốn dứt ra đi mà đi không đứt.

Một lần về sớm tôi ghé vô nhà bà chơi. Bước lên thềm nhìn hai cái camera an ninh ngắm vào tôi, tôi hơi khớp. Nhà bà Lilly chắc giàu lắm nên mới cần sự bảo vệ theo kiểu nhà băng này. Nghe tiếng chuông bà hé cửa ra nhìn giữa tiếng nhạc xập xình từ bên trong. Hôm nay bà mặc tông màu đỏ, nên mái tóc cũng đỏ lòe. Bà vồn vã:

- Vô đây! Vô đây! Cuối cùng rồi cô cũng vô thăm nhà tôi.

Tôi lách người bước qua cánh cửa, chưa kịp nói gì thì bà đã kêu lên:

- Khoan! Nhà có hơi chật chội, cô chịu khó bước cẩn thận kẻo vướng phải đồ đạc mà ngã nhé.

Tôi cười thầm trong bụng. Ngôi nhà to đùng bà chỉ ở một mình mà còn kêu chật chội. Nhưng nghĩ chưa xong tôi đã phải chụp vội vào cái ghế cao trên có đặt một lẵng hoa với đủ màu lá đỏ, để tránh khỏi va vào cái bàn thấp chưng đầy hình tượng; một rổ bông tuyết vàng lấp lánh kim tuyến, những quả cầu thủy tinh vẽ hình các ngôi sao nằm cạnh đám trái thông khô, nhiều hộp quà nho nhỏ thắt nơ đỏ rực, và những chiếc mũ nồi tí hon nằm lẫn lộn trong đám ruy băng vàng.

- Cẩn thận! Bà Lilly cười lớn: - Tôi đã nói rồi mà, ai đến nhà cũng va vào cái bàn này. Cô qua đây ngồi đi. Bà vừa nói vừa dời xuống đất cái bình có cắm những cây hoa tuyết và ngôi sao bạc trên chiếc ghế bành để lấy chỗ cho tôi.

Tôi rón rén luồn lách cho khỏi đụng vào những đồ vật xung quanh, bước lại ngồi xuống ghế, và cảm thấy hoa mắt khi nhìn căn phòng khách rộng thênh thang nhưng lại chật ních, đầy kín vật dụng và tranh ảnh. Sàn nhà dù lót thảm, nhưng bên dưới cây thông nhựa rực ánh đèn màu vẫn được trải dọc ngang những tấm thảm nhỏ sặc sỡ hoa văn. Hai góc tường phòng là hai cái camera TV đang tất bật thu lại những hoạt động bên ngoài. Trên cái TV màn mỏng 60 inch chiếm gần nửa bức vách, một ban nhạc đang chơi tưng bừng. Dãy tủ kính cao đầy ly tách bát đĩa cùng tất cả đồ vật từ dưới đất đến trên tường, kể cả chùm đèn trần, đều là những biểu tượng của Giáng Sinh và Năm Mới.

Một chiếc ghế sofa to rộng nằm sát tường bên trái. Trên trần có một cái khuyên móc tấm mùng thưa màu vàng điểm bông tuyết và những ngôi sao kim tuyến, phủ trùm chiếc ghế sofa cho thấy rõ bên trong ngổn ngang đầy mền gối.

- Đó là giường ngủ của tôi. Bà Lilly nói khi thấy tôi nhìn. Nhà có bốn phòng ngủ nhưng vẫn không đủ chỗ, nên tôi phải ngủ trên chiếc ghế này.

- Bà trưng bày đẹp quá! Tôi khen xã giao căn phòng khách nực nội để bà vui. Thật là tuyệt! Mọi thứ trong phòng này đều phù hợp với mùa lễ.

Bà Lilly cười vẻ hãnh diện:

- Mùa nào thức nấy, tôi thay đổi sự trang hoàng khắp nhà cho mỗi mùa lễ, và phải dùng đến cái thang mới làm được. Bây giờ tôi sẽ đưa cô đi tham quan các gian phòng.

Tôi đứng lên theo chân bà. Đi đến đâu mắt tôi căng ra đến đó. Hành lang dẫn đến các phòng khá rộng, nhưng trên vách dày kín hoa và tranh ảnh, dưới đất hai bên đặt nhiều tủ nhỏ có ngăn đựng "hầm bà lằng" đủ thứ trên đời. Bà chủ nhà vừa đi vừa thuyết minh ríu rít như một hướng dẫn viên du lịch. Bà dừng lại khoe với tôi các hộp nữ trang, đồng hồ, lắc tay, mẫu mã cả bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, và đủ loại nước hoa, đồ trang điểm. Đồ đạc nhiều đến thế này hèn gì bà cần đến những hai cái camera để canh chừng.

- Tôi luôn chọn sẵn phụ kiện cho phù hợp với tông quần áo tôi sẽ mặc trong ngày và đem để ở đây. Đây là đồ tôi chuẩn bị để đi nhà thờ vào Chúa Nhật này.

Bà nói và chỉ tôi xem mấy hộp nữ trang, đôi giày cao gót, và một bộ tóc màu vàng ánh nằm trên đầu cái tủ nhỏ. Xem nè! Bà bỗng đưa tay lên đầu, thoắt một cái trọn bộ tóc màu đỏ vung vẩy trong tay bà, và bà toét miệng cười trong khi tôi há hốc mồm đứng nhìn cái đầu "sư cọ" trọc lóc bên trên khuôn mặt với má, môi, viền mắt, chân mày đỏ thắm. Vì luôn phải thay đổi màu tóc cho hợp với trang phục nên tôi đã cạo trọc cho tiện việc, mỗi lần đi đâu chỉ cần chụp một bộ tóc giả lên là xong ngay. Nói rồi bà đặt lại bộ tóc lên đầu.

Trời thần ơi! Tôi kêu thầm, nhưng cười hết cỡ, khen bà:

- Wow! Tiện lợi quá! Bà quả là một người đặc biệt, bà Lilly.

Nghe khen mặt bà tươi rói, đưa tôi qua cái phòng nhỏ bằng những bước chân nhún nhẩy. - Đây là phòng tắm. Bà nói.

Trước mắt tôi ngổn ngang những bộ sưu tập trang trí, "Dưa Hấu", "Hoa Tuy Líp" cho mùa Xuân, "Trứng" cho lễ Phục Sinh, "Ma" cho Halloween, và nhiều tấm thảm sàn phòng khách đầy kiểu cách chất chồng trong góc. Tấm màn che bồn tắm được vẹt sang một bên vì trên cái cây ngang treo dày kín những bộ đồ hóa trang lễ hội. Thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên bà giải thích: Tôi dùng cả cái phòng tắm này để chứa đồ, và mỗi lần đi tắm tôi phải dời hết số đồ này xuống đất.

Mùi thịt nướng bốc lên ngào ngạt khi bà mở cửa phòng giặt. Một cảnh tượng lạ đời trái khoáy hiện ra. Trong phòng giặt lại có cái lò nướng đặt trên tấm ván lót trên đầu máy giặt, một con gà nằm xuyên qua cây trục đang quay từ từ, mỡ chảy xèo xèo thơm phức, lại được vây quanh bỡi những hộp thuốc tẩy, bột giặt, bột thơm. Bà Lilly vừa mở xem con gà vừa nói: - Bên gian bếp cũng không còn chỗ trống, nên tôi phải nấu nướng trong phòng giặt. Rồi bà lui ra: - Nãy giờ những thứ cô xem chỉ là "đồ vặt vãnh", bây giờ qua đây tôi cho coi khu vực quan trọng.

Tôi không thể tin vào mắt mình khi dạo qua bốn cái phòng ngủ của bà Lilly. Mỗi phòng chứa đầy trang phục dành riêng cho một mùa trong năm, Xuân, Hạ, Thu, Đông, và các ngày lễ. Những cái giá móc vòng tròn đứng san sát nhau treo đầy quần áo, váy đầm, áo len, áo khoác, xách tay, giày mũ, những bộ tóc giả và khăn choàng cổ, nhìn không khác gì khu vực bán quần áo của cửa hiệu Macys. Nhiều chiếc áo khoác vẫn còn tòng teng nhãn hiệu và bảng giá.

Tôi chợt giật mình. Gom góp hết những gì tôi được xem từ ngoài phòng khách đến nơi này, tôi nhớ lại một bộ phim tôi đã từng xem trước đây "Confessions of a Shopaholic" (Tự thú của một người nghiện mua sắm) do Paul John Hogan đạo diễn, lấy ý tưởng từ quyển tiểu thuyết cùng tên của tác giả Sophie Kinsella. Sự đam mê mua sắm, nhiều thứ mua rồi không xài đến của bà Lilly sao giống hệt, phải nói là vượt xa, nhân vật Rebecca Bloomwood trong phim do nữ diễn viên xinh đẹp Isla Fisher đóng. Chẳng lẽ bà Lilly cũng mắc chứng "Shopaholism".

- Tôi từng là một shopaholic. Bà Lilly bỗng lên tiếng khi thấy tôi đứng nhìn sững vào đám áo khoác mới toanh treo trên giá. Bà nói với nụ cười tươi như thể đó là một "chiến tích" của bà.

"Are you kidding"? Bà không nói chơi đó chứ? Tôi hỏi xong nhìn bà quan sát. Tôi đã từng nghe nói và đọc nhiều về những người mang bệnh nghiện mua sắm. Họ luôn khát khao mua và mua, nhưng phần lớn là không xài tới. Cựu đệ nhất phu nhân Philippines Imelda Marcos đã từng làm thế giới kinh ngạc với hơn ba nghìn đôi giầy của bà, và trong một ngày du lịch đến Mỹ bà đã mua sắm hết ba triệu đô la tại New York. Nước Mỹ cũng có một đệ nhất phu nhân được các sử gia liệt vào là "shopaholic". Đó là phu nhân của vị tổng thống thứ mười sáu Hoa Kỳ Abraham Lincoln, Mary Ann Todd Lincoln. Sau khi dọn vào Tòa Bạch Ốc chưa được một năm, đệ nhất phu nhân đã xài sạch ngân khoản bốn năm dành cho gia đình tổng thống vào việc mua sắm. Các sử gia ghi lại, bà Mary Todd nghiện đến nỗi mua rất nhiều những đồ vật bà không bao giờ xài, từng bị tổng thống Abraham Lincoln giận dữ trách móc, và bà từng đi dạo quanh thành phố với năm mươi sáu nghìn đô la tiền mặt được may vào trong túi quần. Bà đã "nợ như Chúa Chổm" nói theo người Việt Nam, nhưng càng nợ bà lại càng mua sắm nhiều hơn để "giảm stress". Cuối cùng quốc hội Mỹ sau nhiều tranh cãi cũng phải bấm bụng để duyệt chi trả số nợ do đệ nhất phu nhân gây ra.

Trước đây tôi không hề để tâm đến chứng bệnh kỳ cục này, vì chính tôi cũng thích mua sắm. Nhưng bây giờ trước mắt tôi là một "bệnh nhân thứ thiệt" chứ không phải chuyện trong phim. Chỉ một mình bà mà đồ đạc chất đầy kín cả ngôi nhà bốn phòng ngủ.

- Thật đấy! Bà trả lời và chỉ tôi xem mấy chiếc áo khoác còn nguyên nhãn hiệu.

Bà Lilly này, tôi có nghe nói nhiều về Shopaholism, nhưng sao lại gọi những người mê shopping là bị "bệnh" nhỉ?

- Hỏi rất đúng! Bà cười: Đặt tên cho việc nghiện mua sắm là "một chứng bệnh" thì nghe thật buồn cười. Trước kia nếu có ai nói tôi mắc bệnh Shopaholism, tôi sẽ chửi vào mặt họ. Nhưng về sau tôi biết đúng nó là một chứng bệnh, mà còn là chứng bệnh không có thuốc chữa! Cô không thể tưởng tượng được những gì tôi đã trải qua đâu! Bây giờ chúng ta ra đàng trước, tôi sẽ kể cô nghe.

Ra ngoài, bà Lilly rót cho tôi ly nước cam từ tủ lạnh, rồi vén mùng ngồi lên sofa và bắt đầu kể chuyện đời bà giữa tiếng nhạc rộn ràng trên chiếc TV.

Lilly cho biết bà mê mua sắm từ khi còn rất nhỏ. Nhưng niềm đam mê phát triển mạnh khi bà trưởng thành, học hành xong và ra đi làm. Bà là một y tá giỏi, làm việc trong bệnh viện lớn ở vùng Bay Area với mức lương rất khá. Nhưng bà đã nướng hết chúng vào việc mua sắm. Bà nghiện mua sắm đến phát cuồng, mỗi lần bị căng thẳng ở chỗ làm bà lại lao vào shopping. Mới đầu bà đi mỗi tuần một lần vào ngày nghỉ. Về sau mỗi lần xem quảng cáo giảm giá trên TV là bà gọi vào đặt hàng cho bằng được, dù nhiều khi bà cũng không biết mua những thứ đó để làm gì.

- Các bác sĩ tâm lý đã cho tôi nhiều lời khuyên nhưng chẳng ăn nhằm. Bà Lilly nói. - Khi thấy những quảng cáo "On Sale" bụng tôi đã cồn cào như bị lộn ruột, thì giờ đâu mà nhớ mấy câu "thần chú" của họ chứ!

- Tôi nghe nói, nhiều người mắc chứng Shopaholism khi có người yêu thì bỏ được sự thèm khát mua sắm nhờ nghĩ tới chuyện tương lai của hai người mà cố gắng cai nghiện. Tôi tiếp lời bà.

Bà Lilly lắc đầu:

- Có người yêu cũng chẳng ăn thua gì sất, cô ơi! Tôi từng có bảy ông chồng, mà tất cả bọn họ đều bỏ tôi chạy... mất dép! Nét mặt người đàn bà hồn nhiên vui tính bỗng trở nên buồn bã: - Chỉ có Ethan ông chồng thứ bảy là thật lòng yêu tôi mà thôi. Nhưng ông ấy cũng đã bỏ tôi về với Chúa mấy năm rồi. Ngôi nhà này là của Ethan để lại cho tôi.

Bảy ông chồng! Sém chút nữa tôi kêu lên và hỏi phăng tới chuyện bảy ông chồng của bà mà quên mất phép lịch sự phải có khi nghe chuyện buồn.

- Tôi thật xin lỗi! Xin chia buồn với bà. Tôi nói xong đứng dậy bước lại ôm vai bà để chia xẻ. - Nghe bà nói có ba người con đã trưởng thành, vậy họ có phải là con ông ấy không?

Bà lắc đầu rồi kéo tôi ngồi xuống bên cạnh, trên chiếc "giường" của bà:

- Không, chúng tôi gặp nhau quá muộn màng. Mấy đứa con tôi là của Jacob, người chồng đầu tiên. Jacob là mối tình đầu, chúng tôi kết hôn và sống rất hạnh phúc. Được một thời gian thì bắt đầu cãi nhau vì sự mua sắm điên cuồng của tôi. Tôi đã cố gắng kềm chế để bỏ đi cái tật xấu đó nhưng không thể. Càng gây gổ, càng bị stress thì tôi càng lao vào mua sắm. Cuối cùng ông bỏ tôi và ba đứa con mà đi.

- Tội nghiệp cho bà quá! Tôi xuýt xoa an ủi. Một mình bà với ba đứa con dại, vậy làm sao bà nuôi con?

- Lương y tá của tôi rất khá. Chỉ vì tôi đã nướng hết vào shopping nên nghèo túng quanh năm. Nhất là sau khi Jacob bỏ đi tôi càng mua sắm dữ tợn hơn nữa để giải sầu. Rồi vì cần tiền, tôi đồng ý kết hôn với bất cứ người đàn ông nào muốn đến với tôi.

Bà liệt kê ra, đọc vanh vách tên của năm ông chồng kế theo sau ông Jacob, và nói: Trong số bọn họ, có hai người đặc biệt mà đến bây giờ mỗi khi nhớ lại tôi đều thấy rất vui. Bà mỉm cười kể tiếp:

- Tyler là "thằng nhóc chồng" trẻ nhất, trẻ hơn tôi hai chục tuổi. Anh ta là sinh viên năm thứ nhất, làm bán thời gian công việc dọn dẹp trong bệnh viện. Tôi đã dụ anh ta chịu kết hôn với tôi chỉ để lấy năm trăm đô la cá cược từ đám bạn làm chung! Dù đã lớn tuổi có ba con nhưng tôi còn đẹp và "bốc" lắm. Tôi thuyết phục thằng bé chịu kết hôn xong rồi đi thuê phòng, rủ anh ta dọn vô ở chung. Được một đêm, sáng hôm sau Tyler đi học, tôi trực buổi chiều nên ngủ trễ. Tôi thức dậy khi nghe tiếng gõ cửa. Mở cửa ra tôi thấy có mấy người mặt mũi hằm hằm đang đứng đợi. Một người đàn bà tay cầm cây chổi thật dài tự xưng là mẹ của Tyler hùng hổ xông vào phòng vừa la hét sao tôi dụ dỗ con bà, vừa vơ hết quần áo của tôi liệng ra ngoài cửa. Nếu không có sự ngăn cản của ông chồng, có lẽ bà đã nện cho tôi mấy cây chổi. Bà ta dọn hết đồ đạc của Tyler đem đi, và tôi cũng trả phòng dọt lẹ. Ngày ấy năm trăm đô la rất giá trị, mấy đứa bạn khốn kiếp chỉ nói chơi không ngờ tôi làm thiệt, nên tụi nó gian lận để lấy lại tiền bằng cách mách mẹ Tyler nơi chúng tôi ở. Buổi chiều đi làm, tôi bị chúng đòi lại năm trăm đô la cá cược.

Bà bỗng phá ra cười ngặt nghẽo: - Ha ha... nhưng năm trăm đó tôi đã nướng hết vào shopping lúc ban trưa, nên tôi chỉ đưa cho chúng nó mấy tờ receipt!

- Ha ha...Trời đất ơi! Tôi cũng ôm bụng cười bò. Và chúng tôi cùng cười vang.

- Vậy còn người đặc biệt thứ hai? Tôi hỏi tiếp:

Lilly bưng ly nước uống một hơi rồi kể tiếp:

- Đó là Amir, một người Trung Đông. Anh ta nhỏ hơn tôi mười tuổi nhưng râu ria xồm xoàm trông già hơn tôi gấp mấy. Tôi kết hôn vì anh ta giúp tôi một số tiền khá lớn, ba nghìn đô la thời điểm ấy to lắm. Kết hôn nhưng Amir không hề ngủ chung với tôi, viện lẽ "ăn chay" theo tôn giáo của anh. Rồi anh ta đi làm ăn xa, hàng tháng vẫn gửi tiền về giúp tôi trả tiền thuê nhà. Sau ba năm anh ta li dị tôi và trở về nước bảo lãnh vợ con qua Mỹ. Chừng đó tôi mới biết anh ta kết hôn với tôi là vì cần được ở lại đất nước này.

Đột nhiên Lilly cầm lấy tay tôi, bà nói gần như lạc giọng: "You can t believe it!" Cô không thể tin nổi đâu! Sau khi Amir bỏ tôi đi, tôi rất là túng thiếu. Và vì không đủ tiền vừa trả tiền nhà vừa nuôi con vừa mua sắm mà có lần tôi đã phát điên, ban ngày đi làm ban đêm tôi qua San Francisco để...đứng đường kiếm khách!

Tôi giật nẩy mình, bóp chặt bàn tay run rẩy của bà trong bàn tay tôi cũng đang run không kém. Tôi nói như thì thầm: - "Oh you poor thing!" Tội nghiệp bà quá! Chuyện đến nước đó lận sao? Đúng là không thể nào tưởng tượng!

Người đàn bà lắc đầu:

- Chuyện còn tệ hơn nhiều! Đúng lúc ấy thì tôi gặp lại Jacob, ông chồng cũ đầu tiên. Nhìn thấy mấy đứa con, ông ấy không nỡ bỏ đi nên năn nỉ tôi cho ông trở lại chung sống. Tôi đồng ý. Nhưng chỉ sau một tháng ông bỏ chạy lần nữa vì không chịu được cái bệnh mua sắm của tôi. Điều tồi tệ là, sau khi ông đi tôi biết mình bị dính bầu! Tôi uất ức, vừa oán hận ông chồng vừa bị nợ tiền nhà chất ngất, nên tôi đã...tôi đã..., bà bỗng nghẹn ngào dừng lại, rồi khóc òa: - bán đứa con gái sơ sinh của tôi cho một cặp vợ chồng không con để lấy một số tiền.

- "Oh my God"! Tôi kêu lên. Ôm vai bà, tôi vỗ vỗ vào lưng và gọi tên bà khe khẽ: - Lilly! Lilly! Chúa sẽ tha thứ cho bà! Một lát tôi hỏi: - Nhưng bà bán đứa bé bằng cách nào? Nước Mỹ đâu cho phép làm chuyện đó?

Bà cho biết đã điền vào giấy chứng sinh của đứa trẻ họ tên cặp vợ chồng đó. Người ta cũng tử tế để bà đặt tên cho con gái, và bà chọn tên Julia vì muốn con bé sau này luôn tươi trẻ yêu đời. Họ ở lại bệnh viện chăm sóc bà suốt mấy ngày liền, để bà cho bé bú trong những ngày đầu tiên, và thanh toán hết viện phí. Nhưng lúc bà xuất viện thì họ bồng con bé đi mất. Từ đó bà không tìm ra tông tích họ.

Sau khi cho đi đứa con đứt ruột đẻ ra, bà Lilly thương nhớ nó không nguôi và vô cùng hối hận. Cảm giác tội lỗi đeo bám theo bà, sự stress của bà cũng lên đến cao độ nên lại càng điên cuồng lao vào mua sắm. Bà hồi âm thư quảng cáo của tất cả các công ty cho vay gửi đến, và mượn đến hơn hai chục thẻ tín dụng để chi xài. Rồi việc gì đến cũng phải đến. Bà xài hết số tiền quy định trong đống thẻ nhưng không trả được dù tiền vốn hay chỉ tiền lời. Họ cắt hết và liên tục gửi bill đòi nợ.

Càng nghe bà kể tôi càng cảm thấy mức độ tác hại của chứng bệnh. Tôi đã từng đọc, có rất nhiều nhà nghiên cứu bỏ ra tâm huyết để tìm nguyên nhân và cách chữa trị bệnh này. Theo Tiến Sĩ tâm lý học Hindie Klein, bệnh "Shopaholism" còn gọi là "Oniomania", là một chứng bệnh "rối loạn mua sắm" nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến đời sống gia đình và xã hội. Bệnh còn khó chữa hơn bệnh nghiện ma túy và rượu. Vì trong đời sống hàng ngày ai cũng cần phải mua sắm, cho nên người ta cứ "thả ga" mua mà không hề biết mình đang bị bệnh ghiền. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy hơn mười phần trăm dân Mỹ đang "lâm bệnh shopping" và hơn một nửa dân số ham mê mua sắm. Cái đà này không khéo tương lai nước Mỹ cũng sẽ bị vỡ nợ!

Đang miên man suy nghĩ, tôi chợt giật mình nghe bà Lilly nói:

- Có người bày tôi đi khai "bankruptcy" phá sản. Thật nực cười, tôi chỉ tốn một trăm đô la để ra tòa, và tất cả số nợ trong hai mươi mấy cái thẻ tín dụng được xóa hết! Bà kể tiếp: - Nhưng rồi tôi bị cùng đường, không còn chỗ xoay xở nên bắt đầu buông thả. Tôi quen biết rất nhiều đàn ông, thậm chí còn sẵn sàng qua đêm với họ để có thêm tiền. Và vì đi trễ về sớm thường xuyên nên tôi bị mất việc. Căng thẳng dồn dập, cộng với việc bồ bịch ăn nằm tồi tệ đã hủy hoại thân thể tôi. Cái đầu gối của tôi bỗng dưng sinh một chứng bệnh lạ đời, đau đớn kinh khủng không đứng thẳng được. Bác sĩ xét nghiệm và cho biết cần phải mổ, nhưng có thể tôi sẽ bị cắt bỏ một chân. Trời đất như quay cuồng! Tôi không còn thiết sống nữa. Và tôi tự tử!

Bên ngoài trời bỗng đổ mưa to, như thể ông Trời cũng xót thương cho cuộc đời gian truân của người phụ nữ. Tôi xúc động thương bà Lilly đến nghẹn lời. Nhưng hình như bà không còn nước mắt để khóc khi nói đến giai đoạn sống chết này. Bà đi lấy thêm nước cho tôi và đem ra một đĩa bánh cup cake đặt trên chiếc bàn nhỏ và nói: Trời đang mưa lớn, cô ăn bánh đi rồi từ từ về. Với lại cô cần nghe hết câu chuyện nữa chứ! Tôi cũng đã từng kể chuyện của tôi với nhiều bạn bè, vì tôi muốn là nhân chứng truyền đạt lại những gì tôi đã trải qua và nhận lãnh từ Chúa. Nhưng xem ra cô là người kiên nhẫn thích thú lắng nghe câu chuyện dài của tôi hơn bọn họ. Tôi rất vui khi được tâm sự cùng cô.

Bà dừng lại uống một hớp nước rồi kể tiếp. Ngày đó bà đã nốc hết một ống thuốc ngủ, nhưng đứa con gái lớn tan trường sớm về nhà kịp lúc và gọi 911. Tại bệnh viện, người ta đưa chuyên gia tâm lý đến khuyên giải, và khuyên bà nên đi nhà thờ cầu nguyện cho tinh thần yên ổn. Bà nghe lời khuyên, nhưng vì trước giờ bà chưa hề đi nhà thờ nên phải nhờ một người hàng xóm đưa đi.

- Và cám ơn Chúa! Phép lạ đã xảy ra!

Bà Lilly nói xong cười thật tươi, nụ cười tôi chưa từng thấy từ lúc bà bắt đầu kể chuyện. Bà bước vô nhà thờ trong một ngày Chúa Nhật bằng những bước chân khập khểnh, đau xé ruột gan vì cái đầu gối không cho bà đứng thẳng. Bà kể hết chuyện đời bà cho vị mục sư nghe, và ông khuyên bà hãy cầu nguyện để được Chúa ban phước. Ông cũng tổ chức một buổi cầu nguyện cho bà tại nhà thờ ngay hôm ấy. Bắt đầu buổi lễ, mục sư đưa bà Lilly ra trước bệ thờ và kêu gọi mọi người cùng nhau cầu nguyện cho bà, người lần đầu tiên trong đời bước vào cửa Chúa. Vị mục sư khom người đặt bàn tay của ông vào cái đầu gối đau đớn của bà và cùng cầu nguyện với mọi người.

- Sự trang nghiêm của buổi lễ, sự ưu ái của mục sư, và tấm lòng của các tín đồ làm tôi xúc động đến run rẩy. Bà Lilly nói. - Giữa tiếng rì rầm cầu nguyện của mọi người, tôi rơi nước mắt hướng lòng thành cầu Chúa xin ngài xá tội, xin ngài chữa lành căn bệnh ngặt nghèo và giúp tôi cai chứng nghiện cuồng điên Shopaholism. Tôi đã thề với Chúa tôi nhất định sẽ trở nên một người tốt.

Kể tới đây khuôn mặt bà Lilly bỗng bừng sáng, ánh mắt long lanh chứa đầy sự tôn kính thánh thiện. Rồi bà nghiêm giọng, nhấn mạnh từng lời:

- Thề có Chúa! Những lời tôi nói ra đây hoàn toàn là sự thật! Khi tôi vừa dứt lời cầu nguyện, tôi bỗng cảm thấy một luồng hơi nóng phát ra từ bàn tay của vị mục sư chuyền vô đầu gối rồi chạy vào khắp cơ thể tôi như một dòng điện ấm áp. Và thật là kỳ diệu, cái cảm giác đau đớn trên đầu gối của tôi dần dần tan biến, tôi từ từ đứng thẳng người lên một cách dễ dàng đến không ngờ. Mục sư ra lệnh cho tôi bước tới, những bước chân bình thường lần đầu tiên sau mấy tháng trời đau đớn vật vã, giữa tiếng vỗ tay mừng vui của mọi người trong nhà thờ.

- Wow! Chúa ơi! Tôi kêu tên Chúa bằng một giọng đầy thán phục và thành kính dù tôi không phải là người đạo Chúa. - Quả thật đây là phép lạ Chúa ban cho bà!

Kể từ đó bà Lilly là một tín đồ trung thành của nhà thờ Tin Lành Baptist, đi lễ đều đặn mỗi Chúa Nhật. Bà đã giữ đúng lời hứa với Chúa, cắt hết các mối liên hệ không lành mạnh với đàn ông, dứt bỏ sự mua sắm điên cuồng dù bà vẫn còn thích ăn diện, và thường xuyên tham gia công tác từ thiện của nhà thờ. Nhờ Hội Thánh giúp đỡ, bà vượt qua được cơn khủng hoảng tài chính cho đến khi xin được việc làm. Và kỳ diệu hơn nữa, mấy năm sau bà gặp được Ethan người đàn ông độc thân trong Hội Thánh thật lòng yêu bà. Bà bước đi bước... thứ bảy với ông Ethan, cũng là điểm dừng chân cho đến bây giờ. Lấy Ethan, bà Lilly dọn hết đồ đạc về ở với ông cho đến ngày về hưu. Bà bắt đầu bán dần dần những bộ sưu tập áo quần để làm thiện nguyện hay khi cần gây quỹ cho nhà thờ.

Tôi thắc mắc, hỏi sao bà nói đã ngừng mua và bán bớt đồ đạc đến mấy năm rồi, mà trong nhà bà lại còn ngập lụt hàng hóa như tôi vừa xem, bà trả lời:

- Ồ! Mấy năm qua tôi chỉ mới bán hết số đồ đạc dưới tầng hầm! Tôi là người thích chưng diện và trang trí trong nhà, nên tôi phải giữ lại những thứ phù hợp cho mình chứ. Bà cười: - Không mua thêm, chỉ xài lại "đồ cổ" đã là phép lạ rồi cô ơi!

Khi đưa tôi ra cửa, bà Lilly nói với giọng buồn buồn:

- Bây giờ các con tôi đã trưởng thành hết, cuộc sống tôi tạm ổn. Tôi chỉ còn một nỗi buồn canh cánh bên lòng, và tôi đang cầu xin Chúa giúp. Đó là cho tôi tìm lại đứa con gái Julia mà tôi đau khổ âm thầm nhớ nhung bao năm qua.

Tôi không biết nói gì hơn là chúc bà may mắn.

Mùa hè năm sau, trong một lần đi hội chợ tiểu bang "State Fair", tôi tình cờ gặp bà Lilly. Bà đang đi dạo với một cặp vợ chồng còn trẻ và ba đứa con một trai hai gái. Thấy tôi bà mừng rỡ, chụp lấy tay tôi và nói huyên thuyên:

- Cô biết hôn? Tôi đã tìm lại được Julia đứa con gái thất lạc. Chúa đã lắng nghe lời cầu xin của tôi! Nói xong bà kêu vợ chồng Julia và ba đứa cháu lại chào tôi.

- Thật tuyệt vời! Tôi kêu lên mừng cho bà.

Vợ chồng Julia cũng bắt tay chào tôi thân thiện, rồi dắt mấy đứa con đi mua sắm. Bà Lilly đứng lại trò chuyện. Bà đã dấu ba người con về chuyện đứa em út Julia, nên họ không hề biết mình còn có một đứa em gái. Trong một lần buồn chán uống rượu say, bà nhắc về đứa con gái bà đã bán đi ngày trước. Cô con gái lớn của bà bất ngờ nghe được, đã dẫn dụ bà trong cơn say kể hết sự tình. Và cô lên mạng tìm kiếm, cuối cùng họ tìm ra và nhận lại Julia, gia đình bà đoàn tụ.

Đây là món quà quý giá nhất Chúa ban cho tôi, ngài thưởng công tôi tin tưởng và tôn kính ngài để làm lại một người bình thường! Bà Lilly nói, giọng đầy cảm xúc.

Tôi cũng đồng ý với bà. Sự ăn năn hối cải, tấm lòng thành, và sự cầu nguyện của bà Lilly đã làm động lòng cả Chúa. Bà rất may mắn, nhờ cơ duyên dẫn dắt gặp được niềm tin tôn giáo nên đã cứu tính mạng bà và cả gia đình.

Từ giã bà Lilly mà trong tôi cứ mãi bần thần. Bà là một phần tử may mắn đã giác ngộ được và thoát khỏi chứng bệnh này. Vậy số còn lại mười phần trăm dân số nước Mỹ thì sao? Làm cách nào để giúp họ thoát khỏi chứng bệnh Shopaholism.

Nghe qua "tưởng như đùa" mà không phải là đùa?

Phương Hoa


TIỄN BIỆT HT.NGUYỄN QUANG SANH

 TIỄN BIỆT HT.NGUYỄN QUANG SANH

Quang Sanh đã vĩnh vin đi ri,

Tám chc niên dài xung thế chơi.

Nh thu bn bè chung lp hc,

Bun nay đôi bước cách xa đi.

Cô đơn cuc sng không thân thuc,

L bóng ra vào chng la đôi.

Dch t n ra tay ct đt,

Xuôi tay b bước kiếp luân hi!

HỒ NGUYỄN (25-12-2021)

 TÔI XIN CÓ ĐÔI LỜI VỀ MỘT NGƯỜI BẠN HỌC MỚI RA ĐI..PHỤ VỚI Ý BẠN TÔI HVX.


KHI HỌC CHUNG TRƯỜNG TA HỌC CHỮ.
KHI RA ĐỜI TA CHỌN MỘT ĐƯỜNG ĐI.
BẠN TA ĐÃ CHỌN CON ĐƯỜNG ĐẾN.
ĐÃ ĐẾN, BÂY GIỜ BẠN ĐÃ ĐI!

CÓ BẠN ĐI ĐƯỜNG KHÔNG TRÁI PHẢI.
ĐƯỜNG NÀO THẤY LỢI THÌ BẠN ĐI.
KẺ THƯƠNG NGƯỜI GHÉT, NGHE VÀ BIẾT.
BẠN CŨNG LÀM THINH CHẲNG NÓI GÌ!

TA.CŨNG CHỌN CHO MỘT CON ĐƯỜNG.
CƯỜI MÍM CUỘC ĐỜI VỚI GHÉT THƯƠNG.
SỐNG GIỮA TRẦN GIAN NGƯỜI TỐT XẤU 
DANH LỢI, HƠN THUA, CHỈ TIẾNG ĐỜN.

CHUNG TRƯỜNG CHUNG LỚP, TỚI CUỐI ĐỜI.
SANH À, ĐƯỜNG CUỐI GIỐNG NHAU THÔI.
SỐNG Ở TRẦN GIAN VUI HAY KHỔ.
KHI MẤT ĐI RỒI NHƯ NƯỚC TRÔI!

TÁM MƯƠI MÀY CŨNG XEM THỌ LÃO.
HƠN MÀY MẤY TUỔI TAO CÒN VUI.
MAI NẦY TAO ĐI, AI LỜI CHÚC?
CHỈ BIẾT NHÂN GIAN TIẾNG KHÓC CƯỜI!

GIỜ XÁC MÀY HOÁTHÀNH TRO BỤI !
ĐỊA CẦU MẤT MỘT NGƯỜI KHÁCH TRỌ 
MÀY ĐÃ XONG MỘT CUỘC ĐỜI.
KHÔNG BUỒN VÀ KHÔNG VUI..
BIẾT HỒN MÀY BAY TRONG GIó.
SANH ƠI!…

Dân Dương
 Thêm tin :  Lễ cầu siêu Thầy Nguyễn Quang Sanh được tổ chức lúc 14g ngày 4.1.2022 (2/12/Tân Sửu )tại khu Đạo pháp Vô Biên - Trí Huệ Cung -Tây Ninh


Mời Xem :

Lớp Sử Địa ĐHSPSG, khóa 7 (1964-1968) (*


 Từ trái sang phải: Trần Công Danh, Đinh Quốc Hùng,  Nguyễn Minh Nhựt, Nguyễn Thái, Nguyễn Hữu Năng, Ngô Minh Chí, Lê Công Hoàng, Tôn Thọ Giao


THUYẾT ĐẠO CỦA ĐỨC HỘ PHÁP VÊ NHÂN QUẢ

 LUẬT NHÂN QUẢ

     SỰ VAY TRẢ CỦA NHƠN LOẠI TRONG THỜI HẠ NGƯƠN

                                                _________________

 

* LỜI THUYẾT ĐẠO của ĐỨC HỘ PHÁP:

      “…Bần đạo nói thật cái quyền năng vô đối của Đức Chí Tôn, một nháy mắt không còn một sanh mạng ở quả địa cầu này, không đầy một tích tắc đồng hồ. nhưng nhân nào quả nấy, trả cho rồi đặng lập đời Thánh đức  mà thôi.

        Một ngày kia, Trung cộng và Cam Bốt chết không còn một con đỏ. Bởi vì Cam Bốt nghe lời xúi dục của người ta, thành ra phải chết hết. Các con biết sau này sc tộc, sắc tộc đánh nhau; tôn giáo, tôn giáo đánh nhau. Đài Loan từ Hồng Kông tản cư qua Việt Nam trước… Nói về Trung Cộng là đứa con cưng của Đức Chí Tôn, nên Chí Tôn mới cho Lão Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử giáng trần để dạy Đạo làm lành lánh dữ. Nhưng hiện nay, Trung Cộng chạy theo cái thể sắc, thủ đắc nguyên tử, sức mạnh là trên hết. Tất cả mộng làm bá chủ hoàn cầu nên phải bị tiêu diệt…

         Bn đo ly làm mng cho nước Vit Nam tr hết món n tin khiên mà t tiên chúng ta đã vay t th. B nô l, ngày nay không còn nô l na. Vy thi oan trái đã tr xong. Các con đ tâm suy nghĩ, ngó th dưới trn gian này ai mnh bng Tn Thy Hoàng, Thành Cát Tư Hn, có ai mưu sĩ bng Tào Tháo; còn ĐThích ca, Đc Chúa Jesus không có mt tc thép trong tay đ bo v ly thân, mà làm bá ch toàn cu mi là l cho chHành ác thì trả ác lại, hành thiện thì thiện trả lại mà thôi. Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu. Tuy lưới trời lồng lộng, nhưng chẳng lọt một mải lông, không bao giờ sai chạy.

         Bần Đạo nói ra đây các con ráng mà nhớ, các con đừng có mộng làm giàu cho mắc công. Các con bây giờ sống trên nắp thùng nổ của bom nguyên tử. Dù muốn dù không, các con cũng phải chịu ăn bom nguyên tử mà thôi. Các con muốn trốn bom nguyên tử, ráng chun trong đám đậu nành mà trốn, chớ không trốn đâu cho khỏi hết.(*)

        Sau này, nước Việt Nam còn sống nhiều nhất, nhờ biết ăn chay lạt, tu hành. Còn các nước khác chỉ sống lưa thưa mà thôi, vì họ hành ác chạy đua vỏ trang giết người hằng loạt nên Đức Chí Tôn mới phạt họ…Nên Đức Chí Tôn mở Đạo Cao Đài lấy thương yêu làm gốc, Công bình, bác ái.

        Ngày nào toàn cả nhân loại trên mặt địa cầu này biết nhìn nhận Đức Chì Tôn là Đấng Cha Chung, thì ngày đó mới được hòa bình vĩnh cửu đó vậy.

        Tóm lại, ai hành ác mặc họ; riêng tín đồ Đạo Cao Đài rang lo tu, ăn chay lạt, đi cúng hang ngày, phải nhiều thời, nhiều pháp, nhiều kinh. Cầu xin Đức Chí Tôn giảm tội cho họ nếu họ biết ăn năn, hối cải mà làm lành lánh dữ, bằng không thì phải trả cái giá rất  đắc đó vậy.

(*) nghĩa là trường chay, không sát sinh

            (Đức Hộ Pháp thuyết đạo tại Đền Thánh ngày 15.6 Mậu Tý- 1948)

 

* TIÊN ĐOÁN VỀ THỜI CUỘC CỦA  VIỆT NAM & THẾ GIỚI:

    ...Tượng trưng cho một quốc gia có văn hiến dân tộc, đâu phải là hạng phàm phu tục tử, chỉ biết vui say vật chất, sớm mận, tối đào, nước mất mặc nước, dân khổ mặc dân.  Lẽ Trời đã định cho giống Lạc Hồng thâu hồi quyền tự chủ của mình để nở mặt cùng năm châu bốn biển. Một vị Thần Lonh đã mách bảo:

                             Mách cho đó Tây không còn ở,

                             Giùm làm công một thuở rồi đi.

         Rồi đây sẽ có một anh hùng áo vải mà quốc dân đang mong chờ, đứng ra cứu dân, cứu nước. Mặc dầu đi gió về mưa, nhưng nước Việt Nam chưa chắc chắn sẽ được toại nguyện. Nhơn vật sẽ bị hao bớt rất nhiều, vì theo luật Thiên Điều, kẻ làm lành sẽ được sống sót, còn kẻ dữ phải đền bồi tội lỗi. Chánh nghĩa sẽ cứu vãn dân tộc Việt Nam, và sẽ bảo đảm cho dân tộc nầy một tương lai sáng lạn, một địa vị có một không hai trên quả địa cầu nầy.

*CƠ TẬN DIỆT:

        Trận đại chiến kỳ ba không sao tránh khỏi, bị kẹt ở Triều Tiên lần đầu, người Mỹ rất khổ tâm với trận giặc giả cù cưa, cù nhẵn ấy, nó nuốt không biết bao nhiêu tiền bạc và còn làm tốn hao bao nhiêu xương máu. Rút được kinh nghiệm, người Mỹ sẽ không để cho con dân mình làm mồi cho súng đạng lâu ngày, và tài chánh phung phí dài hạn, nên các tướng lảnh Mỹ sẽ đánh mau và đánh mạnh.

         Chiến tranh sẽ vô cùng ác liệt, khí giới tối tân sẽ đem đối chọi khí giới tối tân, chiến sỹ sâu xé với chiến sỹ... Trước cảnh sụp đổ tang tóc đau thương ấy, Thần Thánh cũng phải châu mày ứa lệ. Nhưng cơ Trời đã định, con người vì quá độc ác, chủ trương mưu sâu kế độc, giết hại lẫn nhau, để tranh đoạt bả vinh hoa, mồi phú quí. Luật sửa phạt không thiên vị một ai, khó mà tránh đặng. Cuộc giết chóc sẽ lan tràn từ Á sang Mỹ với trận bom nguyên tử và khinh khí tích trữ, Nga và Mỹ sẽ hủy diệt các thành phố lớn, các trung tâm kỹ nghệ của đối phương biến đổi trong chốc lát, những nơi thị tứ phồn thịnh ra bãi tha ma hoang vắng. Các nước nhỏ bị ảnh hưởng lôi cuốn trong chiến tranh cũng dẫy đầy tai nạn. Ôi! Còn gì là nhơn loại, còn gì là văn minh, rõ thật là cơn tận diệt.

         Sau trận giặc long trời lỡ đất ấy, con người còn lại chẳng bao nhiêu, nhưng đó toàn là giống tốt, không tội lỗi, không nhiễm trược trần.

…… nước Nga sẽ bị xóa tên trên bản đồ quốc tế. Nước Mỹ tuy bị một vết thương rất nặng, nhưng tên tuổi vẫn còn. Các phần tử tinh hoa, ưu tú của Mỹ sẽ noi gương của nước Việt Nam, lập lại một nước Mỹ đạo đức, nhơn nghĩa. Dân Mỹ sẽ sống một cuộc đời sung túc nhàn lạc, không còn những tham vọng ích kỷ xấu xa nữa.

* HÒA BÌNH VĨNH VIỄN:

         Tạo hóa đã sắp bày, vì muốn lập lại đời Thánh Đức cho muôn dân hưởng cảnh thái bình, an cư lạc nghiệp, cho nên mới có cơ thưởng phạt....Vì không thấu triệt cái lý nhiệm màu của hóa công, cho nên thiên hạ mới tự đắc, tự hào với khao học tối cao của mình, chỉ biết có quyền lợi, chỉ nuôi những tham vọng ích kỷ xấu xa mà không kể đến cái ác quả sẽ gánh lấy về sau. Cụ Trạng Trình đã có lời tiên tri:

                                    “Mười phần hết bảy còn ba,

                               Hết hai còn một mới ra thái bình”

         Chiến tranh kỳ ba dứt, còn gì là Nga với Mỹ, còn đâu các nhà lãnh đạo khôn lanh, hăng hái, tranh hơn thua nhau từ lời nói, từ ảnh hưởng nhỏ đến ảnh hưởng to, để rốt cuộc đưa người vào chổ chết. Hai khối Nga Mỹ sẽ mạt, nhưng trước cảnh rùng rợn não nùng của thời hậu chiến, còn ai dám tự xưng “Chỉ có ta đây”, còn ai dám đứng ra kết phe lập đảng để tranh hùng tranh bá nữa. Nhứt định không, không có ai cả. Chỉ còn lại những người sống sót, tỉnh cơn ác mộng im lìm lo cho đấp đổi qua ngày, họ sanh nơi đâu ở đó, sống một đời sống thanh đạm giản dị. Thấy rõ chiến tranh là tai hại chừng nào, còn ai điên cuồng gì lại gây ra chiến tranh nữa. Bài học qua rất đắt giá, nhưng nó thức tỉnh được lòng người ít nữa cũng hàng trăm thế kỷ.  Nhơn loại sẽ tránh được nạn binh đao, một nguơn thanh bình sắp lố dạng. 

* AI SẼ LÃNH SỨ MẠNG TIẾN DẪN NĂM CHÂU?

         Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thấm nhuần đạo đức từ ngàn xưa, nhờ ảnh hưởng giáo lý của Đức Khổng Tử, Đức Lão Tử, Đức Thích Ca, Đức Chúa Jésus, người Việt có một nền tảng luân lý rất vững chắc, luôn luôn biết thờ Trời kỉnh Phật, sùng bái Thánh, Thần. Người Việt còn biết thương yêu đồng loại như anh em một nhà, như con một cha, mà cha cả là Đức Thượng Đế. Mặc dầu có một vài lầm lỗi, nhưng đã biết ăn năn tự hối. Người Việt lo lập công bồi đức, công đức ấy đến hồi đơm bông kết quả, để thưởng công xứng đáng mấy ngàn năm lập quốc, mà không lúc nào được trọn quyền tự chủ. Đức Thượng Đế sẽ ban ơn cho giống Lạc Hồng thâu hồi nguyên vẹn quyền tự chủ của mình. Sống trong nước nô lệ bị mất chủ quyền, cũng như các nước láng giềng khác. Các lãnh tụ quốc gia Việt Nam sẽ lợi dụng sự đầu hàng của Nhựt để dành lại tự do cho dân tộc. Việc ấy sẽ dễ dàng hơn và đã kết thúc từ lâu, nhưng thời cơ xui khiến Cộng Sản cướp chánh quyền, rồi người Pháp trở lại hai bên đánh nhau.

        ...Vì sự thành công oanh liệt đó, mà nước Việt Nam được các nước trên thế giới yêu mến kính phục, sau những cuộc thử thách liên tiếp. Đức Thượng Đế nhận thấy chí nhẫn nại, lòng Đạo đức không dời đổi, óc thông minh khôn khéo của giống Lạc Hồng, nên ban ơn cho giống dân nầy lãnh Đạo nhơn loại còn sống sót ở Năm Châu, hầu lập lại một xã hội mới, lấy Đạo đức nhơn nghĩa làm căn bản, loài người sẽ hưởng một đời sống vui tươi, dưới sự hướng dẫn của nước Việt Nam thuần nhứt, nước Việt Nam muôn đời…

* THÀNH CÔNG VỚI LẬP TRƯỜNG DÂN TỘC TỰ QUYẾT:

          VIỆT NAM sẽ giúp các sắc dân trên mặt đất ứng dụng lập trường ấy cho xứ sở mình, hầu xóa tan những nổi bất công, buộc ràng áp bức, họ được hưởng một đời sống tự do đầy đủ, vui tươi. Các sắc dân sẽ cảm mến dân tộc Việt Nam, xem người Việt như anh cả. Nhờ đức tính chánh đáng mà Việt Nam cảm hóa được thiên hạ, sau trận đại chiến kỳ ba, hai nước Nga và Mỹ sẽ bị tàn phá tan tành, không còn địa vị nữa. Trung Quốc bị các nhà lãnh đạo dắt đi lầm đường lạc lối, phải một thời gian rất lâu mới gây dựng lại được sự nghiệp xưa. Còn Nhựt Bổn là căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương, hoàn toàn bị sụp đỗ dưới lửa bom mưa đạn. Chỉ có Việt Nam về mặt nhơn Đạo thực hiện được chánh nghĩa. Về Thiên Đạo được nêu cao nhơn nghĩa, bác ái, đại đồng, thuận thiên lý, hợp nhơn tâm. Nên nắm giềng mối cho chúng sanh trên mặt địa cầu nầy đời đời, kiếp kiếp…..

(Trích tài liệu viết tại Nam Vang năm Bính Thân 1956)

* HỘ PHÁP 

PHẠM CÔNG TẮC

    (Ký tên)

* Hiền Tài Hồ Xưa sưu tầm, trình bày và phổ biến____________________


Hoa Kỳ phê duyệt thuốc viên điều trị Covid-19 của Pfizer

 Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 22/12 phê duyệt thuốc viên Paxlovid Pfizer để điều trị tại nhà cho người bệnh Covid-19.

Thuốc chỉ định cho bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên, đặc biệt là người dễ chuyển nặng do yếu tố tuổi tác hoặc bệnh nền như béo phì, tiểu đường.
Liệu trình điều trị gồm 30 viên Paxlovid và thuốc bổ trợ trong 5 ngày. Liều dùng một lần là hai viên Paxlovid và một viên ritonavir (thuốc kháng HIV) liều thấp. Ritonavir sẽ giúp thuốc Paxlovid tồn tại trong cơ thể với thời gian dài hơn. Như thế gồm có 3 viên một lần, và hai lần một ngày, nhưng Paxlovid không cho dùng nhiều hơn 5 ngày liên tục..
Tuy nhiên không thể thay thế cho những mũi thuốc chủng ngừa và các mũi thuốc tăng cường (bosster),
Pfizer đã sẵn sàng bắt đầu phân phối thuốc tại Hoa Kỳ ngay lập tức để giúp đưa thuốc PAXLOVID đến tay những bệnh nhân đang cần càng nhanh càng tốt,” Ông  Albert Bourla Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Pfizer cho biết.
Ngoài ra được biết chính phủ Hoa Kỳ đã đặt mua trước một số  lượng thuốc Paxlovid để cung cấp miễn phí cho dân chúng, nhưng chưa rõ cách thức phân phối như thế nào.  





Ông già Noel và nguồn gốc về 9 con tuần lộc kéo xe trượt tuyết ( Từ tinhhoa.net )

     Lễ Noel thường gắn với hình ảnh ông già Noel cưỡi cỗ xe tuần lộc. (Ảnh qua Pinterest)

 Lễ Noel thường gắn với hình ảnh ông già Noel cưỡi cỗ xe tuần lộc. 9 chú tuần lộc kéo theo xe trượt tuyết của ông bay khắp thế giới. Chúng giúp ông chuyển quà cho những đứa trẻ ngoan. Đó là những hình ảnh quen thuộc trong ngày Giáng sinh. Vậy nguồn gốc của ông già Noel và 9 con tuần lộc là như thế nào?

Nguồn gốc ông già Noel và cỗ xe tuần lộc

Trước khi Cơ đốc giáo hưng thịnh và phổ biến ở châu Âu thì người dân ở khu vực này thường lan truyền các câu chuyện thần thoại của Bắc Âu và Đức. Trong đó có câu chuyện về vị Thần Sấm – Thor. Đây là vị Thần nổi tiếng nhất trong tất cả các vị thần ở Bắc Âu vào thời điểm đó. 

Theo truyền thuyết, vị Thần này đã cưỡi một cỗ xe được kéo bởi 2 con dê ma thuật có cặp sừng lớn bay trên bầu trời. Từ trên không trung Thần Sấm hét lớn: “Ta là Thor.” 

Sau này khi Cơ đốc giáo bắt đầu hưng thịnh thì việc tôn thờ thần Thor suy yếu dần. Thay vào đó là Thánh Nicholas, ông là vị Thánh sống ở thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên. Thánh Nicholas có hình tượng giống với ông già Noel hiện nay, có bộ râu trắng, thường mặc trang phục màu đỏ và hay tặng quà cho các em nhỏ. 

Chuyện kể rằng Thánh Nicholas đã tìm thấy đường đến Bắc Mỹ khi những người định cư Hà Lan, Đức và Scandinavia đi thuyền đến Tân Thế giới. Vào năm 1812, tác giả người Mỹ Washington Irving đã gọi Thánh Nicholas là người “cưỡi trên những ngọn cây; bằng chiếc xe ngựa đó, hàng năm ông mang những món quà đến cho trẻ em.”

Đây chính là khởi nguồn về ông già Noel và cỗ xe tuần lộc. 

Cột mốc xuất hiện đầu tiên

Năm 1821, William Gilley – một thợ in ở New York, đã xuất bản một tập thơ nhỏ tên là ‘A New Year Present’ kể về một câu chuyện Giáng sinh. Đó là tài liệu gần nhất trong lịch sử có nội dung đề cập đến những con tuần lộc kéo xe tuyết của ông già Noel. 

“Ông lão Santeclaus mang theo nhiều niềm vui
Con tuần lộc của ông kéo xe trong đêm băng giá.
Những ống khói và những vệt tuyết,
Để hằng năm mang những món quà cho bạn.”

Truyền thuyết Ông Già Noel và những chú tuần lộc
“Con tuần lộc của ông kéo xe trong đêm băng giá” (Ảnh minh họa qua Youtube)

Bởi vì bài thơ này không có tên tác giả nên khi nó được xuất bản đã dấy lên nhiều tranh luận về tình xác thực. Bài thơ được xuất bản bởi Gilley, sau này Gilley đã nói với tờ báo ‘Troy Sentinel’ như sau: 

“Ý tưởng về một Santeclaus không phải của tôi và tôi cũng không có tưởng tượng ra  con tuần lộc. Tác giả đã gửi tác phẩm với rất ít thông tin kèm theo. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong những bức thư tiếp theo ông ấy cũng đã đề cập đến những con tuần lộc. Vị tác giả này cho biết: ở xa về phía Bắc gần vùng đất Bắc Cực có rất nhiều loài động vật tồn tại. Và những con vật kéo xe tuyết này có móng và sừng rất giống tuần lộc, chúng được những người xung quanh kính sợ.“ 

Tên của 8 chú tuần lộc bay

Năm 1823, Tờ báo ‘Troy Sentinel’ đã đăng tải bài thơ “A Visit From St. Nicholas”, hay còn được gọi là “The Night Before Christmas” (Tạm dịch: Đêm trước Giáng sinh). Trong đó có 8 con tuần lộc kéo xe trượt tuyết của ông già Noel bay lên không trung. Ở đây, tên của những con tuần lộc lần đầu tiên được đưa ra. Trong bài thơ, ông già Noel lần lượt gọi tên:


Nào, Dasher! nào, Dancer! nào, Prancer và Vixen! 
Nhanh lên, Comet!, Cupit!, Dunder và Blixem! 
Lên đầu hiên, lên đầu tường!
Nào hãy phóng đi, phóng đi, tất cả phóng đi!”

Ông già Noel khởi hành đi phát quà | VTV.VN
8 chú tuần lộc đầu tiên có tên Dasher, Dancer, Prancer, Vixen, Comet, Cupid, Donner, Blitzen. (Ảnh qua Kiddies)

Vì sao là tuần lộc?

Vậy vì sao không phải là dê ma thuật hay chiến mã cao quý mà lại là tuần lộc kéo xe trượt tuyết cho ông già Noel. Nhiều người cho rằng đây là vì tác giả đã lấy cảm hứng từ chính những loài động vật sinh sống ở những vùng đất gần với nguồn gốc của Thánh Nicholas.

Đối với những người sống ở Bắc Âu, tuần lộc được đánh giá cao vì có mối liên hệ với vùng đất họ sinh sống. Đến thế kỷ 18, loài vật này đã được một số dân tộc ở Bắc Âu thuần hóa, sử dụng chúng trong việc kéo xe trượt tuyết. Vậy nên có thể đây là nguồn cảm hứng cho việc lấy hình tượng của tuần lộc làm vật kéo xe cho ông già Noel.

Trong bài thơ năm 1823 con tuần lộc thứ 7 và thứ 8 của ông già Noel có tên Dunder và Blixem. Chúng được đặt tên theo tiếng Hà Lan, dịch ra có nghĩa là “sấm” và “sét”. Các ấn phẩm khác của bài thơ đã đặt tên cho cả hai là Donder và Blitzen, cũng có nghĩa là “sấm sét” và “tia chớp”. 

Mãi cho đến khi bài hát “Rudolph the Red-Nosed Reindeer“ (Chú tuần lộc mũi đỏ Rudolph) năm 1949 của Johnny Marks xuất hiện, tên Donner mới được sử dụng cho con tuần lộc thứ 7. 

Chú tuần lộc thứ 9 mũi đỏ

Chú tuần lộc thứ 9 tên là Rudolph. (Ảnh qua Pinterest)

Hơn một thế kỷ sau, vào năm 1938, chú tuần lộc thứ 9 tên là Rudolph mới được thêm vào đội quân kéo xe tuyết cho ông già Noel. Chú tuần lộc này bắt nguồn từ một tập sách quảng cáo cho một cửa hàng bách hóa của Robert L. May. Sự kiện này xảy ra trước khi bài hát nói trên của Johnny Marks ra đời vào năm 1949

Vì Rudolph có chiếc mũi đỏ độc đáo, nên con tuần lộc này đã trở thành nhân vật nổi tiếng nhất trong đội của ông già Noel. Rudolph thậm chí còn đóng vai chính trong bộ phim hoạt hình mang tên chính mình vào năm 1964. 9 chú tuần lộc kéo xe trượt tuyết cho ông già Noel xuyên đêm vào Giáng sinh từ lâu đã làm say đắm tâm trí của trẻ em cũng như người lớn. Điều này cũng thể hiện mối liên kết thần bí giữa con người và động vật, nhắc nhở về tầm quan trọng của hệ động vật trong thế giới đối với nền văn minh của chúng ta.

Ông già Noel và hình ảnh cỗ xe tuần lộc mãi thắp sáng một thế giới Thần tiên lung linh và nhân ái.

Theo Vision Times

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Chữ TÂM - Đỗ Chiêu Đức

Tạp Ghi và Phiếm Luận :                                      Chữ TÂM   TÂM 心 là Trái Tim, mà trái tim nằm ở trong lòng ngực của cơ thể, nên...