Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2021

A Phú Hản: Cô Gái Mắt Xanh A Phú Hản Thoát Nạn Và Số Phận Những Người Đàn Bà Còn Ở Lại

 Cô gái mắt xanh, trong tấm hình nổi tiếng đăng trên trang bìa của tập chí National Geographic mấy thập niên trước đây, có tên gọi là “đứa con gái A Phú Hản”đã đến được Ý Đại Lợi trong những đợt di tản ngưới A Phú Hản của Tây phương sau khi quân Taliban chiếm trọn quyền hành tháng Tám vừa qua.

    Văn phòng của thủ tướng Ý, ông Mario Draghi, nói rằng, Ý đã sắp xếp việc di tản cho Sharbat Gula, sau khi bà xin được giúp rờ khỏi A Phú Hản, chính phủ Ý sẽ tạo mọi sự dễ dàng và cần có để giúp cho bà Gula hội nhập vào đời sống mới. Gula được nổi tiếng trên khắp thế giới năm 1984 nhu là một người con gái tỵ nạn A Phú Hản, sau khi phóng viên chiến trường Steve McCurry chụp hình cô ta với đôi mắt xanh lục u uẩn, tấm hình trên trang bìa của tạp chí National Geographic, McCurry đã tìm ra Gula một lần nữa năm 2002.

    Năm 2014, bà ở Tây Hồi nhưng phải ẩn trốn khi chính quyền nước này buộc bà vào tội xài giấy căn cước lý lịch giả và ra lệnh trục xuất. Bà trở lại Kabul, nơi tổng thống A Phú Hản cho tổ chức buổi đón về quê nhà và cấp cho một căn nhà mới của một khu chung cư. Ý là một trong số nhiều quốc gia Tây phương đã tố chức các chuyến không vận đưa hàng trăm người dân A Phú Hản ra khỏi nước sau khi quân Hoa kỳ rút đi và quân Taliban chiếm quyền cai trị.

    Trong cái may mắn mà bà Gula có được những người đàn bà còn ở lại vẫn phải cam chịu sống còn với khốn đốn, nghiệt ngã dưới bàn tay cuồng tín của Taliban, không khác gì một địa ngục trần gian. Zari, trước đây, sáu tuổi khi cha mẹ chết, em phải về sống với gia đình người chú nhưng bốn năm sau ông chết, hai bà dì ghẻ bắt đầu đánh đập em và bắt em với từng tuổi đó, phải làm việc dệt vải suốt ngày, trong khoảng thời gian niên thiếu, Zari nhiều lần toan tự tử, nhưng không thành, Zari hiện giờ 28 tuổi, cô vào ở tại một nhà tạm cư dành cho những người đàn bà bị bạo hành, suốt tám năm qua, cô vẫn tin là mọi việc sẽ tốt đẹp hơn, cô có thêm nhiều bạn bè, học may vá và chỉ lại người khác làm. Nhưng giờ dưới chế độ Taliban hiện nay, một lần nữa Zari mất tất cả những gì cô có được.

    Không bao lâu, sau khi quân Taliban chiếm Kabul, vào giữa tháng Tám, chấm dứt cuộc chiến do quân Hoa kỳ dẩn đầu, nhà tạm cư nơi Zari ở, đã cho một số nhiều người đàn bà ra khỏi đó, trở lại nhà cũ, Zari và bốn người con gái khác vô gia cư nên còn ở lại. Một đêm thình lình, cao ốc chỗ Zari đang ở biến thành một chỗ chứa chấp nguy hiểm như lời phán của nhà cầm quyền mới, nhân viên điều hành cho mấy người còn lại biết, cuộcđời của họ từ nay do tự định đoạt lấy, có thể đi bất cứ đâu mà họ muốn, cô thật sự lo sợ, không biết đi đâu bây giờ, Zari nói với ký giả tờ The Guardian với điều kiện, không nêu tên thật của cô ra. Nhà tạm cư này là một trong gần 30 cái như vậy ở A Phú Hản, thành lập hơn hai mươi năm qau, hoạt động trong bí mật, thế giới không hề biết trong hệ thống bảo vệ quyền sống của phụ nữ Á Phú Hản.

    Hơn sáu tuần qua, hầu hết các nhà tạm cư dành cho đàn bà bị quấy nhiều bạo hành, theo lệnh của Taliban lần lượt đóng cửa, có nghĩa họ hoặc là bị đuổi trở về nhà cũ hay trở lại chịu đựng với những người bạo hành họ, nếu không phải ẩn trốn một chỗ bí mật nào đó, số ít còn hoạt động như chỗ của Zari thì tương lai không có gì chắc chắn, các chỗ này không nhận thêm ai nữa. Taliban hủy bỏ bộ đặc trách phụ nữ thay vào đó là tổng hành dinh của cái gọi là “cảnh sát luân lý đạo đức”, nhân viên chính quyền chỉ toàn là đàn ông và đàn bà con gái không được học lên trung học. Tổ chức quan sát Nhân quyền ghi nhận, quân Taliban có những hành động bạo hành phụ nữ kể từ khi chiếm được chính quyền bao gồm việc loại trừ những người phụ nữ nổi tiếng học thức, đặt luật lệ quần áo và phủ nhận sự tự do đi lại của phụ nữ bên ngoài nhà của mình.

    Mahbooba Seraj, một người từng tranh đấu cho quyền sống phụ nữ và giám đốc một nhà tạm cư cho hơn 30 người tại Kabul cho biết, Taliban vẫn còn bàn tính chuyện họ sẽ làm gì với những người đàn bà tỵ nạn, theo họ, họ sợ là nếu những người đàn bà này ra khỏi nhà tạm cư, không chỗ ở sẽ lang thang đâu đó trên đường phố và trở thành gái mãi dâm, họ không muốn chuyện này xảy ra. Hai tuần trước, 15 cảnh sát viên Taliban, có cả cảnh sát chìm đến nhà tạm cư do Seraj điều hành liên tiếp cả nhiều ngày, ghi tên các cô thường trú và đi dò xét chung quanh, những cô này đều mang khăn choàng trùm đầu che mặt nên họ không nhận diện được.

    Seraj giờ đã 70 tuổi, người sáng lập tổ chức “Mạng lưới Phụ nữ A Phú Hản” một nhóm tranh đấu cho nhân quyền muốn biết Taliban đang hoạch định thế nào về những người đàn bà bị bạo hành, ngay cả trước khi quân Taliban nắm quyền, A Phú Hản là quốc gia đứng đầu có tình trạng bảo vệ phụ nữ tê nhất trên thế giới. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên những người đàn bà A Phú Hản lâm vào tình cảnh mất nơi cư trú an toàn. Trước đó, chính quyền có Hoa Kỳ hậu thuẩn đã nhiều lần đưa ra kế hoạch kiểm soát chặt chẽ các nhà tạm cư này, cho nó là những nhà chứa điếm, chưa chấp đầy dàn bà nghiên xì ke. Năm 2011, thêm nữa chính quyền muốn xếp những người đàn bà vào các nhà tạm cư này phải chịu một loại thử nghiệm gọi là “thử nghiệm trinh tiết” nhưng những tổ chức bảo trợ quốc tế, yểm trơ tài chính đã thành công trong việc mưu định thi hành kế hoạch này.

    Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cùng đóng góp vào quỷ bảo trợ cho các nhà tạm cư vớ LHQ, ước lượng có khoảng 2 ngàn đàn bà và con gái, hầu hết ở Kabul, đã vào nơi này mỗi năm và bộ này cũng cho biết thêm ,họ đã vđóng góp 11 triệu Mỹ kim hàng năm cho các nhà tạm cư trong  những năm qua. Tình trạng A Phú Hản hiện nay, khi Taliban ngăn cản và cắt đứt khả năng thu nhập tiền bạc của giới phụ nữ cho cuộc sống, tổ chức Quan sát Nhân quyền lên tiếng kêu gọi các nhà bảo trợ nên tiết kiệm càng nhiều càng tốt, để duy trì những dịch vụ bảo vệ d9aa2n bà con gái A Phú Hản đang phải đối mặt với bạo động bạo hành của chế độ mới này.

    Khi một nhà tạm cư ở Kabul, đã từng là nơi cư trú của 80 người đàn bà trong thời gian quân Taliban chiếm quyền, người đầu bếp lo việc nấu ăn cũng là lúc không còn kiếm được tiền để bao bọc đời sống cho gia đình, như cô gái 30 tuổi nói, yêu cầu báo chí giữ kín tên thật, mẹ cô và cô là hai người mang lại tiền nuôi sống cả nhà nhưng giờ thì ngồi bó gối trong nhà, không biết làm thế nào để sống còn đây. Từ năm cuối cùng cô còn làm công việc nấu ăn, hai lần một ngày, cô kiếm được 190 đồng bảng Anh mỗi tháng và không còn bị lệ thuộc vào ông chồng bạo hành, nghiện ngập, mẹ cô, nấu ở một nhà tạm cư khác, cùng được tổ chức Phi chính phủ NGO tài trợ, giờ cũng mất việc làm.

    Cô ngậm ngùi khóc, giờ cô tự nhốt mình trong nhà, đau khổ khôn xiết, vừa tinh thần lẫn tài chánh, cô lo sợ cho hai đứa con gái của mình, đang sắp vào trung học năm tới, không biêt có học được không, là một người đàn bà A Phú Hản thất học, cô muốn làm việc hết sức để mong giúp bọn nó đến trường nhưng, bây giờ, không tiền, con cô không thể đi tiếp con đường học hành như ước vọng suốt đời đã có từ bao năm qua.

Thuyên Huy

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...