Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

Xướng Họa Thơ Vui : BẢN ĐỒNG CA (Chung Văn và Các Thi Hửu )



THƠ VUI :
BẢN ĐỒNG CA

Chú lính năm xưa hết trẻ rồi
Về già góa vợ , sống mồ côi
Ngày dài , com bữa đèn soi bóng
Tháng rộng , ku ki ngẫm sự đời
Nuốt đắng , đã từng nghe tủi nhục
Ngậm cay , vẫn nhớ nói yêu người
Ai cùng lẻ bạn sầu đơn chiếc
Sao chẳng đồng ca đũa có dôi ...
Chung Văn

BẢN ĐỒNG CA ( THỨ HAI )

Cái chút năm xưa vốn thế rồi
Tình già nắng quái vẫn đơn côi
Hắt hiu ngày sớm ai chia sớt
Quạnh vắng đêm khuya giọt thấm đời
Tiếng dế than đều lời rỉ rả
Câu vàng ý ngọc nhủ tình người
Ơn khuyên tạc dạ đâu làm khác
Yêu mãi tình dài có một đôi
Chung Văn
29/5/2021





Kính hoạ : " Bản Đồng Ca "
của Nhà Thơ CHUNG VĂN .

BẠN GIÀ.

Chọn bạn mà chơi bởi lão rồi
Đường không dài nữa bước đơn côi
Hình xưa còn lại vài dư ảnh
Bóng cũ nên chăng mấy dẻo đời
Chớ lỡ níu tay sau lũ ngợm
Đừng lầm che mặt trước loài người
Đồng ca thì phải cùng thanh khí
Chung thuỷ là hai chữ một đôi...
Utah 29 - 5 - 2021
CAO MỴ NHÂN


Họa Vận : Cay Đắng Tình Đời

Quân nhân gảy súng đã lâu rồi
Trai tráng còn đâu ngã bóng côi
Ba bữa cơm chay tu nửa kiếp
Bao năm cải tạo lỡ nguyên đời
Ăn cay lặng lẽ vay duyên số
Nuốt đắng âm thầm trả nợ người
Phần mộ cỏ xanh. cha hoặc mẹ
Ơn Trời, góa bụa sẽ nên đôi...
Mai Xuân Thanh
May 29, 2021



BẢN ĐỒNG CA

Mái tóc năm xưa bạc nửa rồi
Đường trần nặng nợ bước đơn côi
Tìm đâu dáng vóc thời son trẻ
Còn chút dư hương cuối cuộc đời
Chỉ muốn điền viên xây mộng nhỏ
Nào mơ Hương Tích cõi tiên người
Bên nhau giúp đỡ khi đau yếu
Sớm tối tình già nghĩa đẹp đôi...
Chu Hà



HỌA: ĐƠN CA


Thời gian thoáng chốc đã qua rồi,
Nhớ nước lòng đau tợ cúc côi.
Hải ngoại bước xa buồn thảm cảnh,
Lìa quê chia tách hận tình đời
Năm xưa êm ấm bên đồng đội,
Ngày mới cô đơn bóng xứ người.
Vắng bạn sầu bi ai có biết,
Bài ca lẻ giọng chẳng còn đôi.
HỒ NGUYỄN (30-5-2021)

SỰ THẬT VỀ LOÀI GIÁN

 Muốn giết gián thì phải đập cho nát bét, vì chúng có khả năng kinh hoàng này

Gián là một trong những loài vật khó giết nhất thế giới. Nhiều lúc tưởng như đã xử xong mà ngoảnh đi ngoảnh lại, cái xác đã biến mất tiêu.

8 tỉ con người, dám khẳng định 99,999% không thích gián. Người ta không những ghét bỏ, mà còn căm thù xen lẫn sợ hãi loài côn trùng lắm chân hôi hám và gớm ghiếc này.

Nhưng bạn biết gián đáng sợ nhất ở điểm gì không? Không phải là lúc chúng bay đâu (dù đó cũng là một điểm đáng sợ). Sợ nhất là khi bạn tưởng đã đập chết gián, mà ngoảnh đi ngoảnh lại đã thấy cái xác biến mất.

Đúng rồi, gián có thể giả chết. Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề là bạn đập không đủ mạnh, dù có thể bản thân bạn không ý thức được việc đó. Nguyên nhân là do chúng có một khả năng đặc biệt nữa, mà bạn sẽ thấy ngay trong bức hình sau đây.

Gián có một cấu trúc cơ thể cho phép chúng nén lại với một tỉ lệ khủng khiếp. Trung bình, một con gián có chiều cao khoảng 9mm, nhưng chúng dễ dàng chui lọt một cái khe chỉ cao 3mm - tức là ép cơ thể dẹt lại 300%.
Chui lọt khe chỉ 3mm

Đặc biệt nhất là dù chịu lực nén, chúng vẫn có thể bò rất nhanh với tốc độ chỉ giảm đi khoảng 30% - 40%. Vấn đề là mỗi giây, gián có thể di chuyển quãng đường bằng 50 lần chiều dài cơ thể, vậy nên dù có bị giảm sút, đó vẫn là một con số cực kỳ ấn tượng.

                                             Ống cao 12mm

                                     9mm - bằng chiều cao của gián

4mm

Với khả năng chịu lực bá đạo như vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi gián là một trong những sinh vật khó giết bậc nhất. Nếu muốn giết gián (bằng dép hoặc giấy báo), bạn cần phải dồn lực rất mạnh, đập cho nó nát bét ra thì mới ngăn không cho lũ "zombie" này sống dậy được.
Tuy nhiên, việc đập gián nát bét không phải là ý kiến hay đâu, bởi vì...
Bạn đã phát tán vi khuẩn nhiều lần
Gián thì chắc ai cũng biết rồi, chúng siêu bẩn. Gián lăn lê ở những ngóc ngách bẩn thỉu nhất của xã hội, nên lượng vi khuẩn trong người chúng rất khủng khiếp.

Khi đập nát gián, bạn đã trực tiếp khiến vi khuẩn trên cơ thể chúng bắn ra ngoài môi trường. Lượng vi khuẩn ấy bao gồm cả kí sinh trùng và các vi sinh vật tương đối nguy hiểm, tất cả sẽ lan truyền trực tiếp vào không khí. Đó là chưa kể đến việc dùng dép đập gián rồi lê la đi khắp nơi, khiến mầm bệnh theo đó mà lây lan.

Vậy nên thay vì đập nát gián, bạn hãy tạo thói quen vệ sinh nhà cửa cẩn thận. Ngoài ra khi thấy có gián, hãy cố gắng tìm ra ổ của chúng, sử dụng thuốc xịt côn trùng để xử lý sẽ hiệu quả và an toàn hơn.

Nguồn: New Science
Dung Ho Khanh chuyển

HƯỚNG VỀ THẦY CÔ Nông Lâm Súc Tây Ninh NGỌC HUỆ Ngọc Huệ Pv



HƯỚNG VỀ THẦY CÔ
Nông Lâm Súc Tây Ninh
NGỌC HUỆ Ngọc Huệ Pv
Trải ánh Trăng Vàng bóng lồng Hoa
Vân Sơn Yên tĩnh dáng Hiền Hòa
Muôn Đời Hiển Hiện theo năm tháng
Duyên Mai rạng Rỡ Liễu thướt tha.
Sỹ Diện Tây Thành Sanh Nhơn Nghĩa
Ba Sinh An lạc Thấu Sơn hà.
Ẩn Đôi Xuyến ngọc Nê Trung Trực
Văn Vũ song toàn Ngay thật Hòa
NGỌC HUỆ Ngọc Huệ Pv
Trong bài thơ trên có tên quí thầy, cô, cô Nguyệt, cô Hoa, thầy Vân, thầy Sơn, cô Yên, thầy Hiền Nguyễn Trọng Hiền, cô Hòa Hoa Pham. Thầy Muôn, cô Đời, thầy Hiển, thầy Hiện. Cô Duyên, cô Mai,̃ thầy Rỡ, cô Liễu Thixuanlieu Cao. Thầy Sỹ, cô Diện, thầy Tây, thầy Thành, thầy Sanh, thầy Nhơn, thầy Nghĩa Minh Nghia Dong. Thầy Ba, thầy Sinh, thầy An, thầy Thấu Thau Tran, thầy Sơn (Thiếu Sơn). Thầy Ẩn, thầy Đôi, cô Xuyến, thầy Nê, thầy Trung Trực. Thầy Văn Vũ, thầy Ngay.

Đây là bài thơ Ngoc Huệ làm đã lâu,có lẽ hơn 10 năm khi nhớ về những ngày tháng cũ,dưới mái trường Nông Lâm Súc Tây Ninh
Thấy bài thơ nầy vui vui,1 bạn khác dựa vào bài nầy viết thêm tên 1 số Thầy Cô còn thiếu,chỉ là để xóa bớt stress vì bị Covic 19 làm hạn chế mọi sinh hoạt,sắp chữ cho vui thôi,ko dám nhận là THƠ

😊😊😊😊

 Trải ánh Nguyệt Hoàng bóng Liên Hoa

Vân Sơn Yên Đẩu Hạnh Hiền Hòa
Muôn Đời Hiển Hiện Duyên năm tháng
Thìa Mai rạng Rỡ Liễu thướt tha.
Sỹ Diện Tây Thành Sanh Nhơn Nghĩa
Ba Sinh An lạc Thấu Sơn hà.
Gòn Xuyến Ẩn Đôi Nê Tho Trực
Văn Vũ Quân Tài Ngay thật thà

Thêm : Cô Trần thị Hoàng,Khưu kim Liên,Nguyển Ngọc Hạnh,
Thầy Phan Minh Đẩu,Trần v.Gòn,Buì văn Tho,Nguyễn Ngoc Quân,Nguyễn Tấn Tài,Duơng văn Thìa (chồng cô Lưu Ngọc Mai)

Thầy Cô đã mất :
Cô Hoàng,LiênThầy Gòn,Tài

Cuộc chia tay cảm động của hai cha con

BA CHÚC CON ĐỦ
(Một cuộc chia tay đầy cảm động của hai cha con tại phi trường làm cho người bên ngoài chứng kiến cũng phải bồi hồi xúc động)

Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình lại mất nhiều thời gian của cuộc đời mình ở các sân bay đến thế. Tôi vừa thích lại vừa ghét việc đó. Tôi thích được ngắm nhiều người. Nhưng đó cũng là lý do tôi ghét: phải nhìn mọi người: chào và tạm biệt. Nó làm tôi xúc động đến phát mệt.

Cho nên, mỗi khi gặp một thử thách trong cuộc sống, tôi vẫn thường ra sân bay thành phố nhìn mọi người “tạm biệt” . Ðể tôi thấy rằng mình vẫn hạnh phúc khi không phải nói lời chia tay với những người thân yêu của mình. Nhìn mọi người cố níu kéo nhau, khóc lóc… tôi cảm thấy mình còn rất nhiều điều quý giá khác. Những gia đình, những người yêu nhau cuối cùng cũng phải xa cách, nhìn họ sải rộng cánh tay để nắm tay nhau, cho đến khi chỉ còn 2 đầu ngón tay của 2 người chạm vào nhau… đó là những hình ảnh mãi mãi nằm trong tâm trí tôi. Và tôi cũng học được nhiều điều từ những giây phút “tạm biệt” ấy. Có một lần, tôi nghe loáng thoáng tiếng hai cha con đang bên nhau trong những phút giây cuối cùng. Họ ôm nhau và người cha nói: “Ba yêu con, ba chúc con đủ…” Rồi cô gái đáp lại: “Con cũng yêu ba rất nhiều và chúc ba đủ”.
Và cô gái quay đi, tôi thấy người cha cứ đứng nhìn theo, tôi lại gần, nhưng lại không muốn xen vào giây phút riêng tư của ông ấy nên không nói gì. Bỗng ông quay lại chào tôi và hỏi

– Ðã bao giờ anh nói lời tạm biệt với một người, và biết rằng mãi mãi không gặp nữa?
– Xin ông cho tôi hỏi, có phải ông vừa vĩnh biệt với con gái ông? Tại sao vây?
– Tôi già rồi, mà con tôi sống cách tôi đến nửa vòng trái đất. Người cha nói. Thực tế, tôi biết lần sau con tôi quay về đây nhưng lúc đó có thể tôi đã mất.
– Khi tạm biệt con gái ông, tôi nghe ông nói: “Ba chúc con đủ”. Tôi có thể biết điều đó có ý nghĩa gì không?


Người cha già mỉm cười: “Ðó là lời chúc gia truyền của gia đình tôi, đã qua nhiều thế hệ rồi”. Nói đoạn ông dừng lại, ngước nhìn lên cao như thể cố nhớ lại từng chi tiết, và ông cười tươi hơn – Khi tôi nói: “Ba chúc con đủ”, tôi muốn chúc con gái tôi có cuộc sống đủ những điều tốt đẹp và duy trì được nó. Rồi ông lẩm nhẩm đọc:

Ba chúc con đủ ánh sáng mặt trời để giữ cho tâm hồn trong sáng.
Ba chúc con đủ hạnh phúc để giữ cho tinh thần luôn sống.
Ba chúc con đủ những nỗi đau để biết yêu quý cả những niềm vui nhỏ nhất.
Ba chúc con đủ những gì con muốn để biết hài lòng với cuộc sống.
Ba chúc con đủ mất mát để biết trân quý những gì đang có.
Ba chúc con đủ buồn đau để biết thế nào là hạnh phúc
Ba chúc con đủ mạnh mẽ để chiến thắng những giây phút yếu đuối
Ba chúc con đủ lạnh lẽo để biết thế nào là ấm áp
Ba chúc con đủ nhút nhát để biết thế nào là tự tin
Ba chúc con đủ bất hạnh để biết rằng may mắn vẫn ở quanh mình.
Ba chúc con đủ bản lĩnh để có thể đối mặt với những thử thách phía trước
Ba chúc con đủ hạnh phúc trọn vẹn để biết thương những người không hạnh phúc như con
Và…
Ba chúc con đủ lời chào để có thể vượt qua được lời “tạm biệt” cuối cùng.
. Ông khóc và quay lưng bưóc đi. Tôi nói với theo: “Thưa ông, tôi chúc ông đủ…”

VÀ CÙNG CÁC BAN, KHI CÁC BẠN ĐÃ ĐỌC XONG MẪU CHUYỆN NÀY, TÔI CŨNG CHÚC CÁC BẠN NHƯ VẬY, "CHÚC CÁC BẠN ĐỦ"

(Dịch từ Bobperks

Tranh  HS.Thành Chương


Gỏi Khô Bò Của "Ông Già Chemise Noire" - Phạm công Luận


Một truyện ngắn đăng trên báo Tuổi Ngọc trước 1975 có chi tiết đángnhớ. Chàng trai trong truyện đi chuyến công tác vào Sài Gòn. Khi quay
ra miền Trung, tới đèo Hải Vân anh chợt thấy tiếc vì chưa kịp ăn món
gỏi khô bò của “ông già áo đen” ở khu nước mía Viễn Đông đường
Pasteur, Sài Gòn. Anh đã tìm cách quay lại Sài Gòn để thực hiện ước mơ
ấy... Không dễ thực hiện chuyến đi xa xôi như vậy trong thời chiến chỉ
để được ăn món gỏi khô bò. Có lẽ đó chỉ là một ẩn dụ về nỗi tiếc nuối
của chàng trai trẻ xa thành phố, lao vào vùng chiến sự và nhớ về những
niềm vui đời thường trên phố xá phồn hoa. Nhưng cái tên “ông già áo
đen” đã luôn là thắc mắc của tôi.

Những anh chị tôi, lứa tuổi nay đã bước vào tuổi 60, 70 rất quen thuộc
với hàng bò khô, nay gọi là gỏi khô bò của ông già áo đen bán trên
đường Pasteur.

Họ vẫn nhớ những buổi chiều chưa tắt nắng của Sài Gòn nửa thế kỷ
trước, tan trường Sư Phạm, trường Luật là phóng xe ra ngay góc ngã tư
Lê Lợi - Pasteur, ngồi trên xe gọi mấy dĩa khô bò đu đủ cùng một lúc.
Từ xa đã thấy bóng ông chủ xe khô bò, luôn luôn bận áo đen nên chết
tên. Phải canh làm sao để ăn được gỏi khô bò của “ông già chemise
noire” hay “ông già áo đen” này dù khu đó có tới bốn người bán gỏi khô
bò đu đủ bào. Không mấy ai biết ông tên gì, chỉ gọi biệt danh như vậy.

Ai sống tại thành phố này hay đã từng đến Sài Gòn những năm trước 1975
đều biết khu nước mía Viễn Đông. Ngay góc ngã tư Lê Lợi – Pasteur, đó
là nơi bán nước mía đắt khách dưới chân tòa nhà hãng bảo hiểm Viễn
Đông nên được gọi vậy cho gọn, theo những người lớn tuổi kể lại. Quây
quanh góc đường, trên lề dành cho người đi bộ là nhiều hàng quán, xe
bán hàng rong. Tuy là hàng rong, hàng bán vỉa hè nhưng hình thành một
khu ẩm thực hẳn hoi, gọi chung là khu nước mía Viễn Đông, nổi tiếng
đến độ đến hơn bốn mươi năm sau, nhiều bài viết vẫn còn nhắc tới.

Trong đó, có hồi ức của nhà thơ Cao Thoại Châu: “Hồi còn học đại học,
thường chiều hay trốn học ra vỉa hè ngã ba Pasteur - Lê Lợi. Vỉa hè
khá rộng, cây cối nhiều mà lại có tới hai thứ quà nổi tiếng. Những
chiếc tủ kính nhỏ bán bò khô của người Bắc, không dát mỏng nhuộm phẩm
đỏ như khô bò Chợ Lớn từ Hà Nội mang vào. Nó dày và mềm màu hơi xỉn vì
nướng, ăn với đu đủ sống bào thành sợi. Lách cách tiếng kéo của người
bán, xuýt xoa cay của người ăn đủ dạng, đủ tuổi. Không biết cái nào có
trước nhưng hai thứ quả là dìu nhau cùng nổi tiếng và đông nghẹt, bò
khô ăn xong có ngay nước mía chen và đứng - nước mía Viễn Đông!”

Buổi sáng cuối năm 2016, tôi ngồi với anh Nguyễn Văn Tuynh trong một
quán cà phê. Anh là con trai của “ông già áo đen” bán gỏi khô bò xưa
kia. Anh Tuynh đã trên 60, còn khỏe và trí nhớ còn tốt. Đầu thập niên
1960, ba anh bắt đầu bán gỏi khô bò ở đó, và chú bé Tuynh theo phụ cha
suốt chín năm trời cho đến tuổi trưởng thành thì đi quân dịch. Chín
năm trời trên vỉa hè là chín năm đáng nhớ với anh. Anh chứng kiến cuộc
sống trên phố xá trung tâm Sài Gòn, những thay đổi của thời cuộc qua
mắt nhìn của một chú bé mới lớn.

Sài Gòn thời ấy, không có nhiều hàng quán cầu kỳ như bây giờ. Không
chỉ giới bình dân, giới có học không câu nệ phải ăn hàng quán sang
trọng mắc tiền. Do đó, các xe bán hàng ăn trên lề đường rất đông
khách, có đủ cả sinh viên, thầy cô giáo, tiểu thương, công tư chức và
quân nhân.

Tuy nhiên, mãi cho đến đầu năm 1960, khu hàng ăn Viễn Đông nổi tiếng
mà dân trong nghề gọi là “Bến nước mía Viễn Đông” mới hình thành. Ở đó
có nhiều món ăn, ngoài gỏi khô bò còn có phá lấu, bò bía, bánh ướt, bò
viên, chè thạch, nước sinh tố các loại, nước ngọt.... nhưng ba món Gỏi
khô bò, Phá lấu và Nước mía được xem là ba món chính ngon nhất Sài Gòn
thời bấy giờ.

Ông Nguyễn Văn Huỳnh, tức “ông già áo đen” người gốc Hưng Yên di cư
vào Nam năm 1954. Lúc đầu ông ở Trị An, Đồng Nai rồi chuyển xuống Sài
Gòn. Ông có ông bạn làm lính Partisan ở Hà Nội cùng vào Nam nên đi
tìm, thì biết ông kia bán bò khô ở các trường Chu Văn An, Nguyễn Bá
Tòng. Ông Huỳnh thấy bạn làm ăn được, xin học nghề rồi cùng bán với
ông bạn, bắt đầu từ năm 1956.

Anh Tuynh nói: “Bây giờ có người làm bò khô bằng phổi bò, phơi khô sau
khi luộc chín nên rất dễ bị bẩn, sau đó thắng với nước đường. Ngày
xưa, nhà tôi làm khô bằng lá lách bò, thịt thì bằng thịt ở má bò vì má
bò có gân nên vừa mềm vừa dai, khi chín tới ăn rất thơm ngon. Lá lách
bò dài như miếng gan heo, luộc chín, khứa từng khứa để khi xào nấu thì
gia vị thấm vào bên trong mới ngon. Xong đem xào với sả, ngũ vị hương,
muối, đường, gừng (để khử mùi nồng của lá lách bò) rồi đổ nước vào cho
ngập mặt, đun hơn một giờ cho sệt lại. Sau đó vớt ra cho vào chảo
chiên. Qua ba công đoạn luộc, xào rồi lại chiên nên mới có miếng sém
cạnh, vừa bùi vừa giòn, ngon vô cùng.

Khi ba tôi bán ở trường Chu Văn An, tôi mới hơn mười tuổi, buổi sáng
đi học, chiều đi phụ bán. Ba bán sát hàng rào, học trò trường này toàn
là nam sinh nhưng ăn hàng bạo lắm. Họ đưa tiền ra, ba tôi chuyền dĩa
nhôm đựng gỏi bò khô chan giấm ớt nước tương vào. Việc của tôi là hết
giờ thì leo vào cổng trường để gom dĩa nhôm mà các anh nam sinh ăn
xong vất vào một góc. Giá một dĩa gỏi khô bò lúc đó là 2 đồng, gấp đôi
ly nước mía”.

Đến năm 1958, ông Huỳnh ra bán ở chợ Bến Thành, góc đường Lê Thánh Tôn
với Tạ Thu Thâu. Bán ở đó đắt khách nhưng bị lính ở bót Lê Văn Ken
phía gần nhà thương Sài Gòn hốt ghế hoài nên ông nản. Sau hai năm, ông
đẩy xe ra bán ở góc đường Pasteur – Lê Lợi thì tiếp tục gặp chuyện
đang bán thì bị đuổi. Sau khi bàn bạc, suy tính cùng với vài người bán
hàng ở địa điểm này, ông đến bót Lê Văn Ken xin lập một “bến”, tức là
khu tập trung buôn bán, đóng thuế đàng hoàng cho cảnh sát hằng tháng.
Ông đứng ra đảm nhận việc thu tiền để nộp. “Bến nước mía Viễn Đông”
chính thức được cho phép, rất thuận tiện thu hút khách dạo phố trên
con đường Lê Lợi đã vào thành ngữ “Bát phố Bô-na” (trước 1954 đường Lê
Lợi mang tên Bonard)

An tâm rồi, ông Huỳnh cùng bạn bè ngoài “bến” lo tổ chức việc làm ăn.
Đoạn lề đường Pasteur chạy dài từ đường Tôn Thất Đạm đến Lê Lợi chia
thành hai dãy hẳn hoi, dãy phía trong là các xe bán gỏi khô bò, nước
ngọt. Dãy phía ngoài, sát đường xe chạy thì bán hủ tíu bò viên bánh
cuốn, bò bía. Phía lề đường Lê Lợi bán phá lấu nhiều hơn. Ông Huỳnh
tiếp tục dùng cái tủ đựng thức ăn bằng gỗ gắn kính đặt trên cái xe
đẩy. Tủ chia làm ba phần theo bề ngang, ở giữa là ngăn tủ để dĩa, hai
ngăn hai bên đựng thịt bò khô và gỏi đu đủ đã bào sẵn ở nhà. Hai rìa
tủ là các thành gỗ thiết kế để đặt đũa, các chai nước tương, nước
giấm, ớt…Thùng xe phía dưới để được chục cái ghế xếp.

Mỗi ngày từ ba giờ chiều, ông Huỳnh cùng cậu bé Tuynh đẩy xe từ cổng
xe lửa số 6 đường Trương Minh Ký (nay là Lê Văn Sỹ) suốt một giờ đồng
hồ mới tới điểm bán. Sau một thời gian, việc làm ăn phát triển, ông
Huỳnh thuê hẳn một chiếc xe xích lô máy để chở ông và Tuynh cùng cái
xe đẩy. Hai cô con gái đạp xe ra để phụ bán. Buổi trưa sau buổi học,
Tuynh cùng mấy anh chị em lo bào đu đủ, ngâm cho ra nhựa và vắt ráo
nước trong khi vợ chồng ông Huỳnh lo chế biến thịt.

Chiều tà là bắt đầu thời gian cao điểm. Một mình ông Huỳnh đứng ôm cái
tủ, đặt hàng loạt dĩa nhôm lên mặt tủ và thoăn thoắt bỏ đu đủ sợi, khô
bò (lúc đó không có đậu phộng rang, bánh phồng tôm như hiện nay), rồi
hai tay cùng lúc xịt nước giấm, nước tương, ớt vào dĩa thật nhanh. Các
con lo thu tiền, bưng và thu dĩa để rửa, xếp ghế, bưng ra cho khách.

Đa số khách đứng ăn cho nhanh, không mấy ai ngồi. Nhiều người ăn bận
lịch sự là các giáo sư trường học gần đó, lính và sĩ quan, công chức.
Không ai chỉ ăn một dĩa, có người ăn tới bốn dĩa và có người ngày nào
cũng ra ăn. Ai nấy vừa ăn vừa xuýt xoa chảy nước mắt nước mũi vì cay,
nhăn mặt vì nước giấm chua và khoái chí nhai miếng lá mía bò khô màu
đen cháy, ngọt đậm đà trong tiếng kéo lắt xắt. Dăm lần, Tuynh thấy ông
Tướng Không Quân râu kẽm ghé đến ăn. Ông ngồi trên xe Jeep, sai lính
xuống mua và ông ăn ngay trên xe. Việc buôn bán của ông Huỳnh phát đạt
đến độ khi nào ông bán hết thì các hàng khác mới có khách.

Phụ cha buôn bán ở đó, Tuynh có dịp quan sát thế giới ăn uống của
người lớn sao mà vui quá. Món Phá lấu ở đây được chiếu cố đặc biệt.
Ông người Tàu bận áo xá xẩu bán những miếng phá lấu màu vàng nâu ghim
vào những cây tăm đặt trong cái xửng nhôm gác trên một chạc gỗ, trông
ngon lành lắm. Mỗi miếng khách cầm lên ăn, ông Tàu dùng một cây tăm
khác ghim vào sợi dây thun cột sẵn ở cổ tay. Đó là cách ghi nhớ của
ông về số miếng phá lấu khách đứng ăn tại chỗ. Ngoài đó có ông A Sáng,
cũng người Tàu bán bò viên rất ngon (lúc đó chỉ bán bò viên chấm
tương, không thấy ai bán chung với hủ tíu).

Gỏi khô bò có tới bốn người bán, đều là người Bắc di cư, ngoài ông
Huỳnh có ông Thung, ông Chiểu, ông Dần. Ngoài ra, món bánh cay vàng
ruộm mà Tuynh rất thích. Lê la trên hè phố nhiều năm, Tuynh chứng kiến
những người Ấn chuyên buôn bán vải trên đường Tôn Thất Đạm gần chùa
Ấn, bán các loại vải tetoron, dacron cho trả dần và ngày nào cũng đi
thu tiền góp.

Nhớ những buổi chiều trời sắp mưa, hàng đàn bồ câu cả ngàn con từ chùa
Ấn bay ra, có cả những con cà cuống bay xuống từ các tàng cây trên
đường Pasteur. Thời ông Diệm, trên đường Pasteur nhân công đào một
đường dẫn nước sinh hoạt lớn, sâu và rộng. Mùa mưa nước đầy, có người
té xuống la chói lói vì không biết bơi và chú bé Tuynh đã kịp nhảy
xuống cứu.

Anh Tuynh kể có đọc được bài thơ của ông Bác Sĩ Lê Văn Lân làm thơ về
khu nước mía Viễn Đông như vầy:

Người về còn nhớ quà rong năm nào
Đầu đường nghe thoáng lời rao
Là tha hồ biết quà nào rẻ ngon
Dăm bông, thịt nguội, mì giòn
Hai đồng một ổ, bà con mua giùm
Anh ơi, “Nước mía Viễn Đông”
Hai ly chưa đã, mát lòng em luôn
Thêm đĩa bò bía chấm tương
Ăn kèm phá lấu, em thương anh nhiều...

Anh nói: “Tuy không nhắc đến gỏi khô bò ông già áo đen”, mấy câu thơ
này làm tôi nhớ quá...”. Tuổi không còn trẻ, anh Tuynh vẫn đau đáu
mong muốn khôi phục lại nghề gia truyền của cha. Anh kể sau 1975, buồn
vì không tiếp tục làm nghề trên lề đường Pasteur nữa, ba anh mất chỉ
sau một năm nghỉ ở nhà. Anh Tuynh sau đó đi bán bò viên trên đường
Nguyễn Thông, cũng đắt khách không thua cha mình xưa kia cho đến khi
nghỉ vì lớn tuổi.

Cho dù thảnh thơi vì con cái đã trưởng thành, anh vẫn nôn nao khi nghe
tiếng kéo lắt xắt nhắp trước khi cắt bò khô ở các hàng quán gỏi khô bò
trên đường Nguyễn Văn Thủ hay trước công viên Mạc Đĩnh Chi.

Phạm Công Luận
(Trích Sài Gòn Chuyện Đời Của Phố tập 4 – Công ty sách Phương Nam xuất bản 2017)
Ảnh GUU.vn

Hoa Huýnh chuyển

Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021

GỬI VỀ AI- Thơ Thy Lệ Trang và Bài Họa Của Các Thi Hửu


 GỬI VỀ AI

(Thuận Nghịch Độc)

Thuận:

Sương chiều đẫm nhớ gửi về ai,
Tiếc nuối tình si nỗi cảm hoài.
Tường lạnh xót cay đời phận bạc,
Nguyệt mờ ngơ ngẩn bóng tàn phai.
Gương sầu mắt mỏi thêm hời tủi,
Bến lạ lòng chao mãi lệ đầy.
Thương quá núi đồi giăng khói tỏa,
Vương buồn sắc tím sẫm màu mây!

Nghịch:

Mây màu sẫm tím sắc buồn vương,
Tỏa khói giăng đồi núi qúa thương.
Đầy lệ mãi chao lòng lạ bến,
Tủi hờn thêm mỏi mắt sầu gương.
Phai tàn bóng ngẩn ngơ mờ nguyệt,
Phận bạc đời cay xót lạnh tường.
Hoài cảm nỗi si tình nuối tiếc,
Ai về gửi nhớ đẫm chiều sương!

Thy Lệ Trang



Họa :Cao  Bồi Già, Sông Thu,Songquang,Cao Mỵ Nhân,Chung Văn,Mai Xuân Thanh,Hồ Nguyễn,Đỗ Quang Vinh,Yên Hà


Thơ Họa:

THƯƠNG GỬI AI

(Thuận độc)
Sương gió nhuộm sầu héo dạ ai
Lắc xa ngày ấy bến neo hoài
Tường rêu quạnh nỗi bao nhay nhức
Bóng lẻ cô chiều những nhạt phai
Gương lược biếng lười quên hỉ muộn
Tháng ngày đong đếm mải vơi đầy
Thương người bước viễn lưu ngàn dặm
Vương vấn gửi hồn thoảng gió mây

(Nghịch độc
)
Mây gió thoảng hồn gửi vấn vương
Dặm ngàn lưu viễn bước người thương
Đầy vơi mải đếm đong ngày tháng
Muộn hỉ quên lười biếng lược gương
phai nhạt những chiều cô lẻ bóng
nhức nhay bao nỗi quạnh rêu tường
Hoài neo bến ấy ngày xa lắc
Ai dạ héo sầu nhuộm gió sương
CAO BỒI GIÀ
19-05-2021



U HOÀI

(Họa Thuận)

Biết chẳng mong gì gặp lại ai
Mà sao tâm trạng mãi u hoài
Đợi từ sáng sớm sương còn đọng
Ngóng tận chiều tà nắng đã phai
Nghe gió qua hiên, sầu chất nặng
Nhìn trăng ngả bóng, muộn đong đầy
Bồn chồn khắc khoải trong vô vọng
Người ở đầu sông, kẻ cuối mây
Sông Thu
( 19/05/2021 )



THƠ VIẾT TRONG ĐÊM


(Họa Thuận)

Đêm viết thơ nầy gởi đến ai
Để người hiểu được... mãi thương Hoài
Dù cho nhan sắc mau tàn úa
Hoặc dẫu tâm hồn chóng nhạt phai
Em biết chia ly niềm khổ tận ?
Anh hay xa cách nỗi đau đầy!
Thôi chờ nhau nhé....bao năm tháng...
Tình vẫn trong ngần như áng mây
Songquang
20210519
 



 CÁCH MẶT.

( Hoạ thuận )
Thuận buồm xuôi gió bóng thuyền ai
Riêng mảnh hồn thơ lạc lõng hoài
Trôi mãi sông tan tăm nước nổi
Rụng thầm nguyệt xế ánh trăng phai
Giọng hò phảng phất xa vang vọng
Tiếng hát lênh đênh thoáng ngập đầy
Ôm nỗi sầu tư về bến lạnh
Nhớ người cách mặt, ngó trời mây ...
Hawthorne 20 - 5 - 2021
CAO MỴ NHÂN



CUỐI CHÂN MÂY
( Họa Thuận )


Chiều về tím ngát nhớ thương ai
Nắng quái thê lương gợn sóng hoài
Một bóng âm thầm trên lối cát
Đôi hồn dào dạt nuối hương phai
Trăng thanh đổi sắc ta là bạn
Gió mát lòng thay khó biền đầy
Dáng núi , biển xanh dâng chất ngất
Tiếng sầu vang vọng cuối chân mây !
Chung Văn
20/5/2021



Họa Vận : Thương Ai...

1) THUẬN :

Hương trầm khói tỏa cảm thương ai...
Tiếc hốí tình si mãi nhớ hoài
Sườn núi chim bay cò thất thểu
Bãi dâu ong lượn bướm phôi phai
Đường xưa giá lạnh trời mưa ngập
Lối cũ cây khô muỗi móc đầy
Thương bạn xế trưa giông thổi gió
Sương mai buổi sớm nắng tan mây


2) NGHỊCH :

Mây tan nắng sớm buổi mai sương
Gió thổi giông trưa xế bạn thương
Đầy móc muổi khô cây cũ lối
Ngập mưa trời lạnh giá xưa đường
Phai phôi bướm lượn ong dâu bãi
Thểu thất cò bay chim núi sườn
Hoài nhớ mãi si tình hối tiếc
Ai thương cảm toả khói trầm hương
Mai Xuân Thanh
May 20, 2021



HỌA: BÓNG KHUẤT

Thuận:

Sương úa gieo sầu khiến nhớ ai,
Tiếc thương tình khuất bóng thu hoài.
Tường quanh góc kín duyên vơi nhạt,
Nguyệt ẩn khung trời phận lợt phai.
Gương vở nát tan mòn vá víu,
Bến mòn trôi khó lấp vun đầy.
Thương về lối ấy ai trông ngóng,
Vương vấn lòng ta đến xám mây.

Nghịch:


Mây xám đến ta lòng vấn vương,
Ngóng trông ai ấy lối về thương.
Đầy vun lấp khó trôi mòn bến,
Víu vá mòn tan nát vở gương.
Phai lợt phận trời khung ẩn nguyệt,
Nhạt vơi duyên kín góc quanh tường.
Hoài thu bóng khuất tình thương tiếc,
Ai nhớ khiến sầu gieo úa sương!
HỒ NGUYỄN (21-5-2021)


HOÀI THƯƠNG
[Thuận Nghịch Độc]

Sương gió chở mùa vọng nhớ ai
Ước mơ tình cảm mãi thương hoài
Tường bên quốc gọi nghe hờn tủi
Suối nhạc hoa sầu thấy nhạt phai
Gương ảnh vọng đời dòng sáng tỏ
Nụ hoa tỏa nắng nhị tràn đầy
Thương nàng mộng trải yêu đàn bướm
Vương bóng Nguyệt cười thỏa nước mây


Mây nước thỏa cười Nguyệt bóng vương
Bướm đàn, yêu nữ thục nàng thương
Đầy tràn nhị, nắng tỏa hoa nụ
Tỏ sáng dòng đời vọng ảnh gương
Phai nhạt thấy sầu hoa nhạc suối
Tủi hờn nghe gọi quốc bên tường
Hoài thương mãi cảm tình mơ ước
Ai nhớ vọng mùa chở gió sương.
Đức Hạnh – 21 05 2021


TUỔI GIÀ
(thất ngôn bát cú thuận nghịch độc)

1- bài đọc xuôi

Thân tình chuyện vãn kể còn ai?
Bạn gặp ngày xưa chuyện nhắc hoài.
Xuân tứ cạn tàn hoa nhạt sắc,
Gió chiều rung nắng ánh mờ phai.
Sân tràn lá rải thu hiu hắt,
Lối ngập sương mù tuyết lấp đầy.
Thần trí đắp vun còn sáng mắt,
Huân phong đón nguyệt ngắm trời mây.

2- bài đọc ngược

Mây trời ngắm nguyệt đón phong huân,
Mắt sáng còn vun đắp trí thần.
Đầy lấp tuyết mù sương ngập lối,
Hắt hiu thu rải lá tràn sân.
Phai mờ ánh nắng rung chiều gió,
Sắc nhạt hoa tàn cạn tứ xuân.
Hoài nhắc chuyện xưa ngày gặp bạn,
Ai còn kể vãn chuyện tình thân?

Đỗ Quang Vinh


Họa thuận :     XA CÁCH DẶM TRƯỜNG 

Xa cách dặm trường biết gởi ai ?..
Ra đi dạo ấy vẫn thương hoài 
Chiến tranh cơ cực bao năm tháng
Lập lại hoà bình vẫn nhạt phai 
Đám ngố ngoài rừng may đến phố 
Hung hăn ngang ngược cướp cho đầy !
Tan thương đất nước tình ngăn cách 
Cùng giống Tiên Rồng cao ngất mây!...
              Yên Hà
             22/5/2021



Lưu lại sổ tay vì cần cho mọi người, mọi nhà: Tránh cái chết đột ngột ban đêm


Một bác sĩ đưa ra lời khuyên dành cho những ai thức dậy vào ban đêm hay thường đi tiểu.

Mỗi người đều phải lưu ý 3 phút rưỡi.
Chuyện thường xảy ra: Một người luôn có vẻ khỏe mạnh đã qua đời vào ban đêm.
Chúng tôi thường nghe những câu chuyện của người ta nói: "Hôm qua, tôi đang nói chuyện với anh ấy, tại sao anh ấy lại chết đột ngột?

Lý do là khi bạn thức đêm đi vệ sinh, nó thường xảy ra nhanh chóng.
Chúng ta cần dừng ngay lập tức việc để não bộ không có máu lưu thông. Tại sao lại là "3 phút rưỡi" quan trọng lắm sao?

Vào nửa đêm, khi việc buồn tiểu đánh thức bạn, mô hình hoạt động bị thay đổi. Tự nhiên tăng lên, não sẽ bị thiếu máu và sẽ gây ảnh hưởng tới tim mạch suy yếu.

Bạn nên dành ra 3 phút rưỡi để làm những việc sau đây:

1. Khi bạn thức dậy, nằm trên giường một phút rưỡi.

2. Ngồi trên giường trong nửa phút tiếp theo.

3. Hạ chân và ngồi trên mép giường trong nửa phút.

4. Đứng thẳng người làm một vài động tác vươn vai và khua tay một phút.

Sau ba phút rưỡi, não của bạn sẽ không còn bị thiếu m.áu và trái tim của bạn sẽ không làm suy yếu, mà sẽ làm giảm nguy cơ chết đột ngột.

Điều này có thể xảy ra bất kể tuổi tác. Trẻ hay già. Gia đình bạn cũng nên theo dõi nó.

Nếu đọc được thông tin này hãy share cho mọi người cùng biết nhé.

 

CHÚC BÌNH AN

Ảnh FB
                TIN NÓNG TP HCM hoãn thi lớp 10

Thơ Xướng Họa : LỜI ĐÔI DÉP (Hồng Vân và Các Thi Hửu )


 LỜI ĐÔI DÉP

Chúng mình trọn kiếp mãi chung đôi
Keo rã hồ tan chẳng tách rời
Nâng bước chân người trên đá sỏi
Đạp bao bụi cát dưới trần đời
Câu thề lúc đến Không đơn độc
Tiếng hẹn khi về chẳng lẻ loi
Nếu lỡ mai...mòn đi một chiếc...?
Bỏ rồi... dép vẫn mãi chung đôi...!

Bạc Liêu/23/5/2021
Hồng Vân



Họa vận : Giày Dép Có Đôi

“ Phải Trái “ làm nên chúng đủ đôi
Tan đàn xẻ nghé cũng không rời 
Tam sơn sát cánh vay duyên kiếp 
Tứ hải bên nhau trả nợ đời 
Ly cách Uyên Ương ta chới với 
Phân chia trang lứa bạn choi loi 
Ngày mai xuống biển mòn đơn chiếc 
Thực tại lên non rách có đôi 

Mai Xuân Thanh 
May 23, 2021


HỌA: TÌNH YÊU ĐÔI DÉP

Đôi dép cùng chung bước sánh đôi,
 Chiều hôm sáng tối khó xa rời.
Lúc vui thư thả lên đồi mộng,
Khi khó gian lao lướt dốc đời.
Tàn tạ rách mòn không rẽ chiếc,
Sứt quai mỏng mảnh chẳng đơn loi.
Một may mất khuất còn thân một,
Bỏ cả thời hai đứa sánh đôi.

HỒ NGUYỄN (24-5-2021)



 Họa :LỜI ĐÔI GIÀY                                          

Hai đứa mình luôn được sánh đôi,     
Lên non xuống núi chẳng chia rời.
Sáng tươi da nhựa xinh màu sắc,
Ấm áp đôi chân đẹp bước đời.
Chung lối chung đường không tách biệt,
Cùng cha cùng chủ chẳng choi loi.
Âm dương hoà quyện đồng tri kỷ…
Hai đứa mình luôn được sánh đôi !

    
Liêu Xuyên  

Đôi Dép ( Họa  y đề )

Bất cứ khi nào cũng có đôi
Dù mưa hoặc nắng chẳng xa rời 
Khi đi ngắm hạ vui trần thế 
Lúc dạo nhìn xuân thú cuộc đời 
Gặp khổ kề nhau không bỏ mặc 
Chung nghèo sát cận chẳng buông lơi
Ai chung thủy trọn bằng đôi dép
Liếc tới trông về vẫn cặp đôi 
              
 Minh Thuý (Thành Nội )
                     Tháng 5/27/2021

 Họa :THÂN ĐÔI DÉP

Gian khổ cùng nhau bước chẳng rời

Đường trường đất đá vẫn chung đôi

Trước sau nhân nhứt tình tri kỷ

Phải trái một lòng vượt cõi đời

Mức đến ôm chân người khát vọng

Đồng hành sát cánh lúc choi loi

Thương mầy dép hỡi… tao nông nổi

Một chiếc mất rồi thân lẻ đôi!...

 

Hải Rừng

Bà Rịa, 27/5/2021


  CHUYỆN GIẦY DÉP
                     họa bốn vần
Yêu người giầy dép kết từng dôi

Bên nớ bên ni chẳng chuyện rời

Ôm khít chân rồng bon đẹp thế

Nâng cao gót phượng dạo vui đời

Dần rồi gân cốt càng thêm vững

Đưa tới hình dung thật dễ coi

Áp đất nhưng lòng luôn sạch sẽ

Yêu người giầy dép kết từng đôi.


Trần Như Tùng


 Họa :Dép có đôi ..

Sướng khổ bên nhau vẫn một đôi
Ngày đêm đói rét cũng không rời 
Mùa xuân dạo bước xem cây cảnh 
Hạ đến dừng chân ngắm hoa đời 
Bể ải gian trần luôn có mặt 
Gian nan cõi tạm mãi không lơi
Mình cùng quyết chí đi trọn kiếp 
Khốn khó sao bằng dép đủ đôi ...

 Tuyết Phan 28 tháng 5 /2021 

   
Họa :CHÚNG MÌNH HAI ĐỨA

Chúng mình hai đứa kết thành đôi 
Từ lúc yêu nhau quyết chẳng rời 
Khó nhọc quãng đường cùng tiến bước 
Keo sơn gắn bó trọn tình đời 
Chẳng ai biết được cho duyên phận 
Đau đớn chia phần nỗi lẻ loi 
Nhân muốn đâu bằng thiên định số 
Bằng lòng nén nhận buổi chia đôi !...
            Yên Hà 
           28/5/2021


 Họa :Đôi Dép

Hữu phước duyên lành dép đủ đôi
Chung lưng đấu cật mấy khi rời
Trước sau nhất trí chia công việc 
Phải trái đồng tâm gánh nghiệp đời
Chẳng hẹn nên tình luôn   cặp 
Không thề vẫn nghĩa dẫu choi loi
Khen người thuở trước dày công trí
Sạch gót thời này dép  một  đôi 
  
Chu Hà

Thông Tin Từ 𝐂ơ 𝐐𝐮𝐚𝐧 𝐏𝐡ướ𝐜 𝐓𝐡𝐢ệ𝐧 - 𝐓𝐨à 𝐓𝐡á𝐧𝐡 𝐓â𝐲 𝐍𝐢𝐧𝐡 24/4/2024

  𝐓𝐡ứ 𝐭ư, 𝐧𝐠à𝐲 𝟐𝟒/𝟒/𝟐𝟎𝟐𝟒 ( âm lịch ngày 16/3/ Giáp Thìn)   𝐂ơ 𝐐𝐮𝐚𝐧 𝐏𝐡ướ𝐜 𝐓𝐡𝐢ệ𝐧 - 𝐓𝐨à 𝐓𝐡á𝐧𝐡 𝐓â𝐲 𝐍𝐢𝐧𝐡 tiế...