Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

FM 974 Melbourne :Miến Điện: Đảo Chánh Cướp Chính Quyền – Cha Làm Con Chịu

Chuyện Thế Giới Trong Tuần

Thứ Hai 17/05/2021

     
Bryan Tun đã gởi cho cha anh ta, ông Pwint San lời nhắn từ tháng Hai, sau ngày quân đội Miến đảo chánh chiếm quyền cai trị nước này, giết hơn 700 người thường dân, khi ông chấp nhận giữ chức vụ bộ trưởng bộ Thương Mại trong chính quyền quân đội bất hợp pháp , với nội dung rõ ràng “thưa ba, nếu ba không rời bỏ chức vụ này ba sẽ mất đi con là đứa con trai của ba mãi mãi, ba không giết bất cứ ai nhưng ba được bổ nhiệm bởi những kẻ giết người, ba đã nhận chức vụ của bọn giết người giao cho”.

Tun nhận trả lời của ba anh “con, ba biết con đang cảm thấy như thế nào ngay lúc này nhưng không có gì mà ba có thể làm cho nó thay đổi được, một việc mà ba chỉ làm được là cầu nguyện cho mọi sự tốt đẹp hơn”, sau lời trả lời này Tun nói về ba mình, người đang cộng tác với nhóm tướng lãnh Miến là anh không muốn gọi ông ta là cha nữa. Bất chấp những lời bày tỏ việc phản đối hành động của người cha một cách công khai và lập lại nhiều lần, rất nhiều thành viên của cộng đồng người gốc Miến ở Úc Đại Lợi lên tiếng cho rằng, Tun và tất cả những con cái của nhóm cầm đầu cuộc đảo chánh, nên bị trục xuất ra khỏi nước Úc. Tun là một trong phân nửa số con cái của nhóm cầm quyền hiện nay, có tên trong danh sách soạn bởi những người hoạt động dân chủ và danh sách này đã gởi lên Bộ Ngoại giao và thương mại Úc. Về việc này Sai Myint Aung, một sinh viên học Luật nói rằng “thứ nhất, luật là luật, thứ hai, người dân ở Miến không có thứ may mắn này để van xin đời họ được tự do”, Sai là người đã giúp luật sư Melinda Tun, soạn thảo bản danh sách đó, Sai kết luận, việc làm của cô là “
một cuộc chơi công bằng”.

Bryan Tun, tên sinh ra là Ye Min Tun, sống tại Úc hơn 12 năm, học bổ túc ngành Y khoa mà đã anh học ở Ngưỡng Quang, đã làm việc ở Alice Spring và Lavington, và hiện là nhân viên y tế cao cấp tại một bệnh viện ở thành phố Brisbane. Cha anh chưa bao giờ giữ chức vụ gì trong quân đội nhưng ông là một bác sĩ trước khi trở thành thương gia trong khu vực kinh tế tư, nhưng trước đó ông đã đảm nhận nhiều chức vụ cho đảng Union Solidatary and Development, một đảng chính trị liên kết với quân đội, cũng là đảng cầm quyền, sau cuộc bầu cử năm 2010, cuộc bầu cử này bị đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi tẩy chay. Tun, con trai của ông luôn luôn ủng hộ lãnh tụ được bầu một cách dân chủ, người con gái của vị anh hùng của quốc gia Miến, bà Aung San. Khi đảng NLP của bà Aung San Suu Kyi thắng cử và cầm quyền qua cuộc bầu cử năm 2015, cha của Tun, ông Pwint San không còn chức vụ gì trong chánh phủ dân chủ này. Hai cha con thuận hòa, vui vẻ với nhau hơn vì gia đình không còn cách ngăn bởi chuyện chính trị, theo lời Tun nói nhưng khi quân đội cướp quyền hôm 1 tháng 2 năm nay, cha Tun trở lại hợp tác với nhà cầm quyền mới, ông được mời và ông chấp nhận chức vụ Bộ trưởng Thương Mại, rời nhà ở Ngưỡng Quang lên cái thủ đô hoang vắng Naypyidaw.

Tun nói anh hiểu cha anh cảm thấy thế nào ngay cả việc đồng ý làm việc với chế độ tam đầu chế quân phiệt, anh không cố bào chửa cho ông nhưng cả thế giới đều biết sự đàn áp, áp chế tàn bạo mà cái chính quyền quân phiệt này có được, bất cứ hành động nào cho thấy sẽ rời bỏ chức vụ hay chỉ trích quân đội lúc này một cách công khai sẽ đưa đến chuyện bị trừng trị của anh sẽ làm cho gia đình Tun còn ở Miến Điện bị buộc tội không cần luật lệ. Tun là một phần trong nhóm phong trào xã hội chỉ trích chế độ quân phiệt Miến có tên “phong trào gia đình bất tuân lệnh”, là nhóm có thành viên của gia đình đám quân phiệt, hoặc công khai hoặc gián tiếp gây áp lực để người thân họ hàng rời bỏ chế độ bất hợp pháp này.

Melinda Tun, không có họ hàng với Bryan Tun, tháng rồi đã ra tường trình trước Ủy ban đối ngoại, quốc phòng và thương mại của Úc, ủy ban này đang theo dỏi hiện tình của Miến, nói rằng, con cái hay thành viên trong gia đình của nhóm quân đội cầm quyền hiện nay nên bị trục xuất ra khỏi Úc, dựa vào phán quyết của một tòa án thượng thẩm tuyên bố lần sau cùng nhất lúc chánh phủ Úc ân định một loạt chế tài đối với quân đội Miến hay được biết với tên gọi Tatmadaw. Năm 2007, chánh phủ Úc đã chế tài 418 sĩ quan cao cấp Miến và những người liên hệ bao gồm cả các thành viên của gia đình. Trong vụ này, một cô con gái ở Úc, con của một thiếu tướng bị chế tài, cô thì không bị, kháng cáo lên tòa chống lại quyết định của vị Bộ trưởng Bộ Di Trú Úc ra lệnh trục xuất cô, với lý do là, cô đã không liên lạc, không nhìn nhận gia đình cô ở Miến bởi vì sự tàn bạo, áp chế người dân của chế độ quân phiệt. Tòa bác bỏ vụ kháng cáo của cô và giữ nguyên việc trục xuất.

Tại thành phố Brisbane, một người con gái có tên trong danh sách của nhóm luật sư Melinda Tun, vì cha cô bị cáo buộc có liên kết với bọn quân phiệt, phản đối chuyện cho rằng những ai im lặng là gián tiếp ủng hộ cuộc đảo chánh. Sự cáo buộc về cha cô ta rất nghiêm trọng, nó được lan truyền rộng rãi trên trang mạng xã hội và những người hoạt động cho dân chủ sau khi có cuộc đảo chánh. Việc này đã làm cho cô và gia đình cô sa sút tinh thần, lo sợ vì nhóm này cứ cho những gì cô nói là những lời nói láo. Cô nói cô không dám nói ra hay phản đối việc đảo chánh như nhiều người bạn quen vì sợ gia đình cô sẽ bị khốn đốn, nguy hiểm ở Miến. Cô được cho là đang sống cuộc đời sang giàu ở Brisbane, dùng tiền bạc của cha cô, tham dự những buổi vui chơi đình đám, cô nói những chuyện này là không đúng sự thật.

Cô nhìn nhận gia đình đã lo tiền bạc cho cô trong những bước đầu của nghề nghiệp nhưng kể từ cô có việc làm vững chắc, cô đã tự lo liệu lấy mọi thứ. Nhưng cùng lúc, cô lại muốn trở về Miến, hiếm có người chuyên môn về ngành học của cô, cô cảm thấy như vậy cô có thể làm nhiều điều tốt đẹp cho đất nước mình. Một người bạn cũ nói rằng, nghe qua những gì cô này giải thích, cô và những người như cô, chính quyền Úc nên điều tra nếu có báo cáo về việc có liên quan tới họ. Họ là thành viên của giai cấp cai trị Miến, được chánh phủ quân phiệt bảo vệ, hậu thuẩn vì những liên hệ với quân đội từ lâu trước khi có cuộc đảo chánh.

Luật sư Melinda nói, những vụ giết người mà nhóm quân đội đang diễn ra tại Miến hiện thời, có nghĩa là các chính quyền ngoại quốc, một lần nữa, phải loại trừ thành phần con ông cháu cha này, những người đang sống một cách thoải mái, sung sướng trong lòng biên giới của họ trong khi người dân Miến đang chịu đựng mọi điều bi thảm.


Thuyên Huy
Thứ hai 17.05.21
*Theo The Guardian


🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸

Mời Xem :CCTG 8/5/2021

1 nhận xét:

ÂN CHÚA NHIỆM MẦU - Nguyễn Kim Trân

  ÂN CHÚA NHIỆM MẦU Đức Thánh Chúa giáng sinh nơi máng cỏ Chốn trần gian nào hiểu rỏ ngọn ngành Lại chẳng nghe lời Đức Chúa giảng sanh Nên b...