Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Thơ Xướng Họa : HOA DẠI (Như Thị, Cao Mỵ Nhân,Như Thu,Mai Xuân Thanh ,Nguyễn Thị Mỷ Ngọc , Trầm Vân,Thy Lệ Trang,Trần Như Tùng,Thanh Hòa , Phùng Trần, Đức Hạnh ,Liêu Xuyên )


HOA DẠI
“Trắc bằng một vần”

Mỹ miều rồi cũng sẽ tàn phai
Cho dẫu anh thư hoặc trí tài
Đã giữ tinh thần lưu thực tại
Thì gìn cốt cách ở tương lai
Vô tư sắc nhuộm màu tê tái
Bất nhiễm hương đưa nụ miệt mài
Dạo cảnh xô bồ mà thoải mái
Bởi em hoa dại chẳng trang đài

Như Thị


 * HOA NỞ Ở NGHĨA DŨNG ĐÀI 
Kính hoạ "  Hoa Dại  " 
của Nhà Thơ LÊ ĐĂNG MÀNH . 
       CMN.

Cứ tưởng là không thể lạt phai
Hoá ra thanh sắc cũng thua tài
Huống chi hoa nở vùng hoang dại
Lại nữa hương tàn chốn vị lai
Kiếm bạc quên thù xua pháo đại
Thơ vàng cạn ý đọng nghiên mài 
Trên đường thiên lý đầy oan trái
Chạnh nhớ người xây " Nghĩa Dũng Đài " ...

   Hawthorne  27 - 2 - 2019
            CAO MỴ NHÂN 


 * HOA CỎ AN NHIÊN
“Trắc bằng một vần”

Nắng rũ ven đường dạ khó phai
Nồng hương ngào ngạt ẩn đa tài
Người khen rối rít tâm nào dại
Kẻ đoán lào xào nhụy chẳng lai
Nửa miệng cười duyên lời đối đãi
Một câu gợi ý nghĩa dồi mài
Bướm vờn, bụi bám lòng đâu ngại
Mưa đẫm, sương chan mượt cánh đài!
Như Thu












 * HỌA : TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU..."VUI BUỒN"

( Họa Thơ "HOA DẠI" của Thi Sĩ NHƯ THỊ )


Tình cảm đôi bên rạn nứt phai
Nợ duyên chắp vá bởi tiền tài
Tiểu nhân ảo tưởng không tồn tại
Quân tử sở cầu có vị lai ?
Bếp lạnh tro tàn...tô phở tái ?
                                               
   Bình khô rượu cạn...bút nghiên mài ?
Vườn sau trống tía đôi gà mái  
Ngõ trước công viên một tượng đài... (!)                                                                                

                                                                                                    MAI XUÂN THANH
                                                                                                          Ngày 27/02/2019

  *  ĐỜI HOA,

Có cuộc tình nào lại chẳng phai,​
Trai thì ham sắc , gái tham tài.​
Vô thường tài sắc khôn tồn tại,​
Lãnh cảm nợ duyên khó tái lai.​
Ngao ngát hương rừng cây cỏ dại,​
Phẳng phiu vách đá gió mưa mài.​
Đời hoa sớm nở đêm tàn bại,​
Giọt lệ sương mai ướt cánh đài.​
          Nguyễn Thị Mỹ Ngọc.​
                Feb. 27/2019.

 * Bước Đường Tình
Kiều diễm thế rồi cũng nhạt phai
Dẫu là quốc sắc bậc anh tài
Không cây làn gió đâu tồn tại
Chẳng nợ duyên tình khó tái lai
Ánh mắt xôn xao lời nhớ rải
Vần thơ lưu luyến ý thương mài
Chỉ e lỡ bước đường ngang trái
Mắt đỏ lòng đau giọt lệ dài
Trầm Vân

Bài họa của Thy Lệ Trang
 * HƯ ẢO...
Bát vận đồng âm

Đã biết cuộc đời sẽ úa phai
Dù cho mỹ nữ hoặc anh tài
Giòng sông ra biển ...không về lại
Xuân sắc qua thời...chẳng tái lai
Một thuở má hồng thương tóc chải
Ngàn đêm tráng sĩ nhớ gươm mài
Thì thôi hãy lắng hồn thơ dại
Theo tiếng chuông ngân dưới Phật đài !
Thy Lệ Trang
*  EM LÀ HOA DẠI

Lẽ thường qua thắm đến dần phai
Phai chóng thắm lâu chẳng phải tài.
Giống mạnh ẩm nhiều vươn dễ dãi
Đất cằn hạn mãi khó khăn lai.
Bám cùng thuận lợi mà khai tái
Góp nhặt gian nan để giũa mài.
Giữ vững cội nòi bằng nhẫn nại
         Mặc ai cậy ngoại cứ lên đài .
Trần Như Tùng

 * Bài Họa của Thanh Hòa
Dẫu mấy mặn mà cũng lúc phai
Tàn mau,trổ sớm, kẻ anh tài
Bên đường nhụy hé,người qua lại
Giữa bãi hoa cười,khách vãng lai
Hoang dã hồn nhiên thừa sắc thái
Nhà quê chất phác thiếu sơn mài
Ai thương cứ ngắm, nhìn em mãi
Lam lũ không che vẻ các đài...

Thanh Hoà. 

* SẮC PHAI
                 (Kính họa vận: “Hoa Dại”
                      Nhà thơ: Như Thị Lê Đăng Mành)
Đã biết thời gian hương sắc phai,
Dẫu cho mỹ nữ bậc danh tài.
Trụ thành, hoại diệt xoay vần mãi,
Sinh hóa, hóa sinh chuyển tái lai.
Tích đức duyên theo còn gặp lại,
Tu thân nghiệp đổi phải dồi mài.
Vô thường vạn pháp không tồn tại,
Vọng tiếng chuông ngân tỉnh mộng đài.
    March-02-2019
         Phùng Trần – Trần Quế Sơn

* MỘNG DƯỚI HOA

Thuyền tình sóng trỗi mộng nào phai
Thắm nở niềm yêu cảnh thiện tài
Suối nhạc nồng nàn khơi biển ái  
Vườn hồng rộn rã trổ xuân lai
Thân ngà sắc nổi bông mềm mại
Lá ngọc hương dâng dáng miệt mài
Ong bướm đùa vui cùng cỏ dại
Hồn ta bổng nhớ cánh hoa đài…

Đức Hạnh - 05 03 2019 

 * LOÀI HOA DẠI
Hương sắc nồng thơm vẫn phải phai,
Nhân sinh cũng thế dẫu anh tài.
Thanh xuân hai chữ đâu còn mãi,
Danh giá một đời khó tái lai.
Hà huống loài hoa sanh vụng dại,
Cho nên ong bướm kém dùi mài.
Thì thôi một kiếp dù quan tái…
Cũng trở về không há các đài ?!
   
    Liêu Xuyên

CHUÔNG GIÓ - Chuyện Ngắn của Trần thị NgH (TC.Da Màu )


Sau khi đánh đổi tiếng hát pha lê để lấy đôi chân trườn lên bờ, mỹ nhân ngư nhấc từng bước đau đớn như bị viêm khớp gối đi lang thang tìm hoàng tử của lòng mình. Bị tước dây thanh quản nên làm sao thốt lên được tiếng nói của con tim trong khi hoàng tử thì đứng sờ sờ ra đó? Chỉ còn mỗi ánh mắt để biểu cảm, đành thầm yêu trộm nhớ thao thức trăn trở băn khoăn chờ đợi. Nhưng mò ra được cơ dinh của chàng là quá hay. Sống dưới nước chứ có phải thổ địa đâu, vậy mà chỉ mới loay hoay tí xíu đã tìm ra địa chỉ. Công nhận tinh nhậy còn hơn biệt đội dân phòng săn bắt trộm. Dạy con gái trong nhà đừng bao giờ mớm cho nó thứ tình yêu quỵ lụy xin xỏ như vậy. Cũng đừng kể cho nó nghe chuyện cổ tích loại Tấm Cám, cô bé Lọ Lem, Công Chúa Bạch Tuyết, Người Đẹp Ngủ Trong Rừng. Ngoài việc ăn cắp bản quyền lẫn nhau, còn thì nội dung chỉ thuần một mô-típ: kẻ ác bị trừng phạt chết thảm, người tốt lấy hoàng tử hạnh-phúc-mãi-về-sau. Muốn dạy con đạo đức bảo nó cứ việc ngó mẹ mày đây nè. Bà nội mày ác thấu trời còn hoàng tử của mẹ mày, tức là cha của mày đó, mắc đi nhậu nhẹt hút chích đánh bạc đá gà, đâu có hưỡn dìu mẹ mày mặc áo xoa-rê bước uyển chuyển trên con đường trải đầy hoa hồng. Lướt thướt xiêm y với chàng, ai xúc cám cho heo ăn? Ai cho con bú? Ai giặt giũ nấu nướng phục vụ cả nhà chồng? Lúc tuyệt vọng hết đường thoát, muốn đánh đổi đôi chân lấy lại giọng hát pha lê, trầm mình xuống thủy cung để kết thúc cuộc hôn nhân với hoàng tử e rằng đã muộn vì đã bị thoát vị đĩa đệm sau từng ấy năm truân chuyên gồng gánh.
Ấy, chớ có rao giảng cho bọn trẻ tuyệt phẩm văn học của cụ Nguyễn. Toàn lễ nghĩa Tàu, nhân vật Tàu, địa danh Tàu, điển cố Tàu, ngôn ngữ Tàu. Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn, thông-minh-vốn-sẵn-tư-trời nhưng hà cớ gì nàng cứ đi ra đi vô lầu xanh như đi Walmart? Thay vì tìm cách thay đổi số phận vùng lên tranh đấu đòi nữ quyền, mỹ nhân chấp nhận làm dâu cho cả một xã hội phong kiến, trôi nổi từ bậc sĩ phu này sang đấng nam nhi nọ, từ người nho nhã đến kẻ giảo hoạt, từ sở khanh đến hảo hán. Để trầm mình tuẫn tiết, do trước đây đã có hẹn với Đạm Tiên trong mộng, nàng đã phải lặn lội đến sông Tiền Đường ở tỉnh Chiết Giang tận bên Tàu mới có nước sạch, quyết chết chìm thay vì bám trụ địa phương quyên sinh trên cạn bằng thuốc diệt cỏ Paraquat, cắt gân tay với lưỡi lam Gillette super thin siêu bền, hoặc tìm dây dù made in USA treo cổ từ cánh quạt trần Vinawind made in Vietnam.
Phải cẩn thận trong giao tiếp, đặc biệt với cán bộ phường xã, nơi vận mệnh mỗi người dân nằm trong tay các vị làm chủ con dấu và chữ ký. Đau cột sống thắt lưng không thể khom người khúm núm tốt hơn nên tránh dính líu đến cửa công. Đừng mua bán hay sửa sang nhà cửa nếu không kiếm đâu ra cho đủ hơn 30 loại chứng từ trước khi nộp đơn xin giấy phép chuyển nhượng, xây dựng hoặc hoàn công. Đã lỡ lấy ai xin mãi mãi thủy chung, chớ có bày đặt nhõng nhẽo ly dị vì sẽ phải sao lục cập nhật gia hạn giấy ly hôn để chứng minh tình trạng độc thân mỗi sáu tháng khi cần giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản, thừa kế, hay đơn giản chỉ để kẹp vào hồ sơ xin visa du lịch với tư cách một thiếu phụ không chồng theo yêu cầu của nước sở tại. Lúc ấy mới biết thế nào là hậu quả từ cái sự nhì nhằng ràng buộc pháp lý của đời sống lứa đôi.
Liên hệ thân bằng quyến thuộc lại càng nên cảnh giác. Chỉ cần ta hơi sung túc, nếu không ganh tị dèm pha, họ sẽ tíu tít như ruồi nhặng cầu xin giúp đỡ: vợ em đau đẻ, con em nằm viện, em cần chút vốn làm ăn không thôi thì vài trăm ngàn cũng được, kẹt lắm với năm chục ngàn em sẽ mua vé số hoặc đánh đề, quyết thua me gỡ bài cào hy vọng đổi đời. Coi chừng đó, vừa đâm lén sau lưng vừa nói cười mát mẻ trước mặt là thuộc tính của loài homo sapiens sapiens hậu duệ của loài homo sapiens idaltu. Có tiền nên giấu như mèo giấu cứt, xin cứ hãy mặc quần áo sida, xài đồ Trung Quốc hoặc hàng nhái nội địa dán nhãn Coco Chanel-Yves Saint Laurent-Burberry-Reebok-Prada-Rado-Rolex-Gucci-Guess-Gap-Hermes, ngồi quán cóc ăn mì gõ. Khoe của chỉ thêm mang họa vào thân, thách thức bọn giật dọc, tự nâng giá trị ảo khiến bạn bè tâng bốc để lợi dụng, con cháu xa gần đâm ra ỷ lại. Nhớ đấy, vinh hoa chỉ là bã.
Vùi đầu xuống cát như đà điểu để đối phó với những hiểm nguy xung quanh – theo diễn dịch của người La Mã – là cách ứng xử mà con-người-tinh-khôn rất nên học tập nơi loài struthio camelus tuy có thể bị cho là ngu ngốc nhưng cao cơ và an toàn.
Mãi đến ba mươi hai tuổi tôi mới biết nghĩ như những giáo điều nêu trên và sống đúng cái kiểu vùi đầu xuống cát của loài chim có cánh mà không thể bay.



Sau vài tháng tòn teng với Kha, một hôm thật bất ngờ, tôi được anh nhỏ nhẹ định bệnh: em mắc chứng tự kỷ.


Theo sách vở, tự kỷ không phải là bệnh. Người tự kỷ bị khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, không có tương tác xã hội do đó phát triển tâm lý, giao tiếp ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ và sở thích cá nhân đều bị hạn chế. Có những thói quen và cách tư duy cố định cùng một số hành vi được lập đi lập lại. Triệu chứng dần lộ rõ khoảng 6 tháng tuổi, phát triển theo độ tuổi, có xu hướng tiếp diễn qua giai đoạn trưởng thành mặc dù thường ở dạng bị kìm hãm. Thống kê gần nhất của WHO – Tổ Chức Y Tế Thế Giới – cho biết toàn cầu hiện có 70 triệu người bị hội chứng ASD (Autism Spectrum Disorder) – hội chứng rối loạn phổ tự kỷ, nam nhiều gấp bốn lần nữ.

Vì sao ba mươi hai tuổi mới mắc chứng tự kỷ? Không nghe cha mẹ nói gì, không thấy chi đặc biệt trong cách đối xử của những người xung quanh ngoại trừ thái độ có phần e dè từ cả hai phía, trong đó một phía đã là tôi. Hay là mầm tự kỷ từng bị kìm hãm, bám lắt lẻo đâu đó chờ đến lúc vật chủ độc lập tự do va đập tơi bời với đồng loại mới bò bừa như dây leo tầm gửi? Nhưng có chăng việc người tự kỷ đủ nhận thức để tự phân tích và tự chẩn đoán? Người say có biết mình say không? Nhớ ông già khi xưa mỗi lần bí tỉ thường ngâm Vịnh sầu tình của Nguyễn Công Trứ…dục phá sầu thành tu dụng tửu, túy tự túy đảo sầu tự sầu. Say cứ say, sầu cứ sầu. Rõ ràng là đệ tử Lưu Linh thừa biết mình quắc cần câu chứ còn gì nữa! Vậy lý do gì phải chờ đến lúc gặp Kha – hừ, kẻ rung chuông – tôi mới bắt đầu lanh canh leng keng tự phân tích và tự chẩn đoán?
Căn cứ vào các tài liệu tham khảo về chứng tự kỷ, có vẻ như tôi không khác chi mấy so với mô tả: khiếm khuyết về quan hệ nhân sinh, ngôn ngữ giao tiếp hạn chế, thiếu sáng tạo trong hành vi, bám riết một thời dụng biểu bất di bất dịch đã nhiều năm tính từ niên thiếu đến trưởng thành: luôn luôn tỉnh giấc đúng phóc 5.30 mỗi sáng không cần chỉnh đồng hồ báo thức dù ở bất cứ múi giờ nào trên trái đất; mười lăm phút để đi vệ sinh đánh răng rửa mặt dù lúc đó là 5.30 chiều San Antonio, 8.30 sáng Melbourne hay gần nửa đêm Paris; bước ra khỏi nhà tắm chỉnh lại ngay ngắn tấm thảm chùi chân sao cho khớp với lằn nối giữa các miếng gạch lát sàn; trở lại phòng ngủ vuốt thẳng khăn trải giường, xếp chăn gối đúng vị trí, mở hết các cửa sổ 9 giờ sáng hai ngày cuối tuần cho nắng ùa vào chính xác tám mươi phân tính từ ngạch cửa; khư khư một lộ trình cố định từ nhà đến trường hoặc nơi làm việc bất kể trở ngại sức khỏe, thời tiết hay ngoại cảnh; bảo thủ cách phục sức duy nhất cho mọi tình huống với ba màu đen, trắng, xám; luôn trở lại chính hàng/quán đã một lần đến; đọc tất cả tác phẩm của vài tác giả ưa thích; nghe đi nghe lại thuần một loại nhạc; bật chương trình truyền hình đúng 8 giờ tối và đi ngủ lúc 10.30. Không thích ăn ngoài, ghét tán gẫu, ngại dự đám cưới đám tang hoặc tụ tập liên hoan họp mặt, khó kết bạn, hạn chế mọi giao tiếp, hoàn toàn không có nhu cầu chia sẻ dù thời gian hay không gian; sợ phải thay đổi thói quen, nhịp sống và môi trường sống; tránh tối đa các cơ chế hành chính cũng như những thủ tục pháp lý; bất bình, hằn học, lắm lúc hung hăng trước thói õng ẹo, vô đạo đức hoặc giả trá; thu người lại để tự xóa nhòa, thậm chí triệt tiêu, nhưng phê phán gay gắt hành vi sát sinh hoặc tự tử.
Đó là tôi, một con đà điểu với hội chứng rối loạn phổ tự kỷ ở dạng bị kìm hãm.
Thường cúi xuống châm bẩm chơi vọc mấy ngón tay mỗi khi ngồi đối diện hay bên cạnh Kha, đến độ nếu có ai cắc cớ bảo tả lại đôi mắt người yêu, tôi xin chịu chết. Chẳng biết mí lót hay mí đôi, ánh nhìn sâu hay cạn, đắm đuối hay dửng dưng. Chậc, người bị mù hay đục thủy tinh thể thì họ yêu ra làm sao? Tôi chưa bao giờ ngó thẳng vào mắt ai, không thích va chạm dù qua tia nhìn.
Lúc chia tay tôi cũng chỉ cúi xuống bấu lấy mười ngón xương xẩu làm điểm tựa, tưởng tượng mình đang quơ quào đá đạp chống trả kịch liệt một cú rơi tự do. Kha thường nói em là cái chuông anh biết cách rung, nhưng rung mãi những âm thanh lục bục như nước sôi nồi đất riết cũng phát chán nên sau một lần cà-phê theo nghi thức cuối tuần, anh ân cần đưa tôi về, thái độ dứt khoát như cách người ta bứng bỏ một cây non chưa kịp bung đủ cành lá, nói chi đến chuyện đơm hoa kết quả.
Vậy chứ tám tháng trước đó Kha thấy tôi đặc biệt. Em thường khi cúi xuống nhưng không phải em bẽn lẽn, em kiệm lời nhưng không phải em thiếu điều để nói, em hiếm khi phát biểu nhận định nhưng không phải em đui điếc, em nghèo tưởng tượng trong hành vi nhưng những gì em làm có thể lung lay lòng tự mãn của kẻ giàu sáng tạo. Tôi đã gom tất cả những câu nói rời rạc trên đây của Kha làm thành một bài điếu văn để đọc tới đọc lui mỗi lần giỗ chạp cho cuộc tình ngắn ngủi.

Kha thừa biết tôi chân thành và sẽ chung tình, bởi vì cố định và lập lại là đặc tính của người tự kỷ. Nhưng anh là gió.

Vợ mang cơm đến cho chồng làm bảo vệ trong đêm ở Sài Gòn

Hai vợ chồng lặng lẽ ngồi trên vỉa hè. Cô hướng ánh nhìn yêu thương về người chồng đang ăn cơm mình nấu ngon lành. Chỉ đơn giản thế thôi cũng đủ làm mọi người cảm thấy ấm áp.

Hạnh phúc là gì, đối với một vài người đó là có thật nhiều tiền để đi du lịch, mua sắm, ăn ngon mặc đẹp, sống cuộc sống thật xa hoa. Còn với một số người khác họ lại có định nghĩa rất riêng về hai từ hạnh phúc. Chẳng cần quá giàu có, chỉ cần được ở bên những người mình yêu thương là đủ.
Mới đây, một khoảnh khắc đẹp đã được nhiếp ảnh Trần Quốc Tín chia sẻ trên trang 1 phút Sài Gòn khiến nhiều người cảm thấy vô cùng ấm áp. Nhìn bức ảnh chắc hẳn cô chú là hai vợ chồng, người chồng trong trang phục bảo vệ đang ăn ngon lành hộp cơm, cạnh đó là người vợ đang nhìn chồng mình đầy yêu thương trìu mến.
Có lẽ chú trực ca đêm không kịp thời gian về nhà ăn nên cô đã chuẩn bị sẵn một phần cơm cho chú. Bình thường, nhiều người có thể sẽ phải ăn cơm hộp hoặc cơm quán thế nên được vợ chuẩn bị chu đáo thế này chắc hẳn chú đã rất hạnh phúc.
Trong đêm mưa gió hơi se lạnh, ngoài đường không một bóng người, hai vợ chồng chỉ ngồi bên nhau lặng lẽ như thế cũng đủ khiến người khác cảm thấy hạnh phúc và ấm áp lây. Dù công việc làm đêm có đôi phần vất vả và mệt nhọc nhưng có cô san sẻ cùng có lẽ là điều may mắn nhất mà chú có.
Vo mang com den cho chong lam bao ve trong dem o Sai Gon
Khoảnh khắc ấm áp của hai vợ chồng. Ảnh: 1 phút Sài Gòn 
Bức ảnh sau khi đăng tải đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ mọi người. Dưới phần bình luận, ai ai cũng cảm thấy ấm áp, khen Sài Gòn lúc này thật dễ thương và không kìm được cảm xúc khi nhớ đến hình ảnh ông bà, bố mẹ mình.
“Tiền nhiều để làm gì mà không được ở bên người mình thương yêu nhất? Cuộc sống có vất vả, có mệt nhọc hay khó khăn, chỉ cần khi trở về nhà được người thân an ủi là mọi khổ cực dường như tan biến. Chỉ cần được quây quần bên nhau như thế thôi cũng đủ hạnh phúc rồi”, G.N bình luận.
“Nhìn hình ảnh cô chú con lại nhớ đến ba mẹ mình. Ba con cũng làm bảo vệ chuyên phải làm ca đêm, sáng về mới được ngủ. Mẹ ngày nào cũng chuẩn bị cơm đầy đủ mang đến cho ba. Làm ca đêm hại sức khoẻ lắm, công việc này nhìn tưởng đơn giản nhưng cũng vất vả lắm, làm đêm một thời gian mà sức khoẻ ba sút hẳn. Nhưng ba vẫn cố gắng, ba bảo được mẹ chăm sóc tận tình như thế, còn có các con nữa nên việc gì ba cũng làm được”, N.M rơi nước mắt khi kể lại.
Hạnh phúc đôi khi chỉ cần đơn giản như thế, mỗi lần được nhìn được nghe những câu chuyện như thế này để thấy cuộc sống ngoài kia dẫu còn vất vả nhưng lúc nào cũng tràn đầy ấm áp, yêu thương.
Theo Hà My/Saostar

Thơ Xướng Họa : HỌA MI TRONG LỒNG (Hửu Thanh,Hồ Nguyễn, Xi Cà Que ,Trần Anh )


HỌA Mi TRONG LỒNG
Ho mi ai v nên mi?
Trông mi my đ
p, hót thì mi hay!
Ai đ
ưa mi đến chn này?
N
ướchong go trng mi ngày ăn chơi.
L
ng son ca đ thnh thơi,
Mi bay, mi nh
y, sướng đi nhà mi!
Nghĩ cho mi cũng g
p thì!
R
ng xanh mi có nh gì na không?
(Hữu Thanh)
HỌA Ý: THÂN HỌA MI
Trong lng tiếng hót ha mi bay,
Lanh lãnh âm vang vút trãi dài.
Ai đã đem mi v nht gi,
Sao mi chng đi ging chua cay?
Lng son ca đ xinh xinh chn,
Ging lã lơi vàng khiến khiến say!
Nay  trong lng song ph kín,
Rng xanh mi có nh tình cây?
HỒ NGUYỄN (18-02-2019
HỌA: TÙ TẠI GIA
Thong th ngoài tri mi Ha bay,
Nay đây mai đó tháng ngày dài.
Đâu ngờ o bế trong lòng kín,
C tưởng ăn no chng đng cay.
Thm thía tù đài không thoi mái,
Lâu ngày biến đi ging cung say.
Lng son nghit ngã chim bun ti,
Khóa cửa hàng rào bởi lớp cây.
Xi Cà Que
HỌA 2: HỌA MI LỒNG VÀNG
Tiếng  hót t lng lnh lót bay,
Ho mi bun thm tiếng ngân dài...
Lng vàng lng ly, người giam hãm,
Tiếng hót ho mi đm đng cay!...
Phn bc, lng vàng đy chán ngy,
Mơ màng rng núi đp mê say!
T do bay nhy chim hng mun,
Bát ngát tri xanh, mát bóng cây...
          TRẦN ANH
(Thử hoạ thơ người) 

Chuyện Thật Ngắn


1/ Con gái kết hôn mà không được sự đồng ý của cha, sau đó lại ly hôn. Hai cha con vì vậy mà không nhìn mặt nhau. Con gái nghèo khó chật vật nuôi một đứa con nhỏ. Mẹ thương con gái, khuyên con nhân lúc cha đi bộ thì dắt cháu đến nhà ăn bữa cơm. Vậy là con gái nhân lúc cha đi vắng, thường xuyên dẫn con về nhà mẹ ăn cơm.
Cho đến một hôm trời mưa, hai cha con vô tình gặp nhau ở trong sân. Tránh cũng không được, người cha bối rối nói: “Lần sau về nhà ăn cơm con không cần phải lén lén lút lút nữa, gặp phải lúc mưa to cha không phải đi ra ngoài!”.
Cha lúc nào cũng âm thầm yêu thương con, cho dù con làm sai điều gì, cha đều tha thứ vô điều kiện.

2/ Có một anh chàng lúc học phổ thông suốt ngày chìm đắm trong Internet, nửa đêm thường vượt tường trốn ra khỏi trường để lên mạng. Một hôm như thường lệ anh ta lại trèo tường ra ngoài, nhưng mới trèo được một nửa thì vội vã rút chân lại, sắc mặt rất kì lạ, không nói không rằng. Về sau anh ta chăm chỉ học hành, không lên mạng nữa, các bạn học còn tưởng rằng hôm đó anh ta gặp ma.

Sau này anh thi đỗ vào một trường nổi tiếng, nhân dịp này bạn bè mới hỏi chuyện trước kia, anh ta trầm ngâm hồi lâu rồi mới nói: “Hôm đó cha tôi đến trường đưa tiền sinh hoạt, nhưng không nỡ ở khách sạn, nên ngồi ở chân tường cả một đêm”.
Có tình thân, chúng ta sẽ có động lực để cố gắng tiến lên phía trước. Tất cả những gì chúng ta làm, đều là vì thân nhân của mình, hi vọng tất cả những đứa con đều thấu hiểu được sự vất vả của cha mẹ.

3/ Hôm nay thấy cha tự nhuộm tóc ở nhà. Tôi liền hỏi: “Cha, cha sắp 60 tuổi rồi còn nhuộm tóc làm gì? Hay là vẫn muốn thử vận đào hoa?”

Cha nói: “Lần nào trước khi về quê cha đều nhuộm tóc đen, như vậy bà nội của con thấy sẽ nghĩ rằng cha còn trẻ và bà vẫn chưa già”.

Quan tâm con cái, chăm sóc cháu chắt là lẽ đương nhiên, nhưng cũng đừng quên những người cha mẹ già của chúng ta.

4/. Trong họ có một tiền bối cùng thế hệ với ông nội, đã 70 mấy tuổi rồi, vậy mà lại cùng một đứa trẻ khoảng năm sáu tuổi ngồi chơi bắn bi trên mặt đất, lại còn hò hét ầm ĩ.

Kết quả là đến tai bà cụ, cụ mang cả nạng ra định đánh ông, ông vùng dậy té chạy. Cuối cùng cũng bị bà cụ bắt kịp, ngoan ngoãn khép nép chịu đòn.

Sau đó ông mới cười nói: “Nếu không phải sợ mẹ ông bị ngã, thì còn lâu bà ấy mới bắt kịp ông được nhé…”

Cho dù là bao nhiêu tuổi, mẹ luôn là sự hiện diện ấm áp nhất, là người đáng để chúng ta dùng cả đời chăm sóc.


5/ Cha: “Con trai, con thấy cha khoẻ không?”
Con: “Khoẻ”
Cha: “Con thấy Kungfu Thiếu Lâm lợi hại không?”
Con trai: “Rất lợi hại”

Cha: “Nếu như cha cạo đầu, luyện Kungfu Thiếu Lâm có được không?”
Con trai vỗ tay: “Rất tốt ạ!”

Ngày thứ hai, con trai thấy cha cạo trọc đầu, vui vẻ nói: “Cha cố lên, nhất định sẽ luyện thành cao thủ”.

Hôm đó, đúng là trước khi cha bắt đầu chế độ hoá trị một ngày…

Có nhiều khi, đằng sau một câu chuyện cười là một lời nói dối vô hại, chúng ta không nên chỉ nhìn bề ngoài, mà phải nhìn vào bản chất của sự việc.

Không biết sau khi xem xong năm câu chuyện nhỏ này, liệu có khiến trái tim các bạn rung động? Thực ra, tất cả cha mẹ trên thế gian đều giống nhau, hi sinh vì con vô điều kiện!

Hãy nhớ đối xử thật tốt với cha mẹ của mình, giống như giờ khắc này họ luôn nghĩ cho chúng ta vậy, là con cái cũng phải đặt mình vào vị trí của cha mẹ để cảm thông chia sẻ với họ.


(Từ Cảnh chuyển)

Thơ Xướng Họa : NIỀM RIÊNG -: Trần Văn Dật & Hoàng Đằng

  Niềm Riêng - Trần Văn Dật & Thơ họa: Niềm Riêng - Hoàng Đằng   Niềm Riêng Quê hương nhìn lại ngái xa rồi Từ giã ra đi lúc thiế...