Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

SÀI GÒN CỐ LÊN - Thơ Nhất Hùng,Họa Hồ Nguyễn



SÀI GÒN CỐ LÊN

Sài Gòn thương nhớ của tôi ơi,
Hãy cố lên ngăn dòng lệ rơi.
Tự cách ly chờ qua vạ đất,
Chịu phong tỏa đợi dứt tai trời.
Đừng hoang mang chạy bừa vong mạng,
Chớ hốt hoảng tin bậy khổ người.
Dịch đến đỉnh nay mai sẽ hết,
Vừa năng bảo trọng vẫn yêu đời.

Nhất Hùng



HỌA: LỜI NGUYỆN

Thương xót Sài gòn quá đó ơi!
Ngày qua tháng lại lệ còn rơi.
Lời rên phố thị trào kêu đất,
Tiếng khóc phường khu vọng gọi trời.
Khổ cực mãi giăng thêm thảm trạng,
Gian nan chưa giải tỏa cho người.
Sức mòn tay lụn chân suy sụp,
Cầu nguyện ơn trên giúp cứu đời.

HỒ NGUYỄN (27-8-2021)


TẠI SAO HÀN QUỐC PHÁT TRIỂN RỰC RỠ?

 

Năm 2004, Việt Nam cho chiếu bộ phim “Thời đại anh hùng” trong đó có đoạn, Tổng thống Park Chung-hee đã khóc vì thấy dân khổ quá. Ông tuyên bố sau 10 năm nữa sẽ có nhiều nước trên thế giới phải đến làm thuê cho Hàn Quốc, và sự thật đã đến với họ trong đó có Việt Nam.
Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn để giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích rằng, Hàn Quốc lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa, đây cũng bởi tính sĩ diện của họ rất cao.
Nhưng chính phủ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có được chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên cách đào tạo phương Tây sao cho phù hợp với đặc trưng của châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, Hàn Quốc chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, và để dành thời gian và công sức lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.
Đúng 20 năm sau, năm 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn. Ô tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo… bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó mặc dù dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào, chỉ biết rằng trên tivi lúc đó chỉ có vẻn vẹn 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”; từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng cho đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, cách tạo dựng một nhà máy.
Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động tại đây, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”, mà người xếp hàng “xin việc” lúc bấy giờ lại là người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi “cho việc” người khác.
Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ. Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí.
Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Ngay lập tức người Hàn tuyển chọn ra 2.000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ… 4 năm sau tốt nghiệp, (năm 1992), những bộ phim đầu tay như: Cảm xúc, Mối tình đầu, Hoa cúc vàng,…với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet đã chinh phục được hàng triệu con tim.
Ngành làm phim đã phối hợp khéo léo với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng để xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.
Vào năm 1988, ngoài 2.000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh thì cũng có ngần ấy người được cử sang Milan và Paris để học thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu “tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, người Tây không thích, không bán được. Có những năm mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ, ngạc nhiên và thích thú.
Ngoài ra, người Hàn cũng cử những sinh viên giỏi toán nhất nước theo học ngành tài chính ở các trường đại học lớn của Mỹ, với tham vọng Seoul sẽ thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời và họ tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Hộ không hề chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu có.
Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi. Ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á để cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy
Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải là “Made in Korea”, dù vào thập niên bảy mươi sản phẩm vô cùng kém cỏi và xấu xí. Nhưng nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?
Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở Việt Nam cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy rồi nhắn mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.
Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.
Nguồn :
Tony Buổi Sáng
Ảnh Seoul trước 1945

ĐỪNG KHÓC SAU KHI ĐỌC CÂU CHUYỆN NÀY NHÉ


 Vợ của anh đã qua đời được 4 năm, anh vì không có cách nào có thể chăm sóc con nên cảm thấy chán và mệt mỏi....

    Một buổi tối khi anh trở về nhà, vì quá mệt mỏi nên chỉ chào hỏi đứa con ngắn gọn và không muốn ăn cơm, cởi xong bộ comple liền lên giường nằm.

 

   Đúng lúc đó, ầm một tiếng, bát mì tôm làm bẩn hết chăn và ga trải giường, hóa ra trong chăn có một bát mì tôm.

 

   "Cái thằng con này", anh ta liền vơ một chiếc móc quần áo chạy ra ngoài đánh cho đứa con trai đang ngồi chơi một trận.

 

 - Đứa con trai vừa khóc vừa nói:

-- Cơm sáng đã hết rồi, đến tối con chưa thấy bố về nên đi tìm đồ ăn, con tìm thấy mì tôm trong tủ bếp, muốn nấu mì tôm ăn nhưng bố dặn không được tùy tiện dùng bếp gas nên con lấy nước nóng từ vòi tắm pha mì tôm, con pha một bát ăn, còn một bát để phần bố. Sợ mì tôm nguội nên mang vào giường ủ trong chăn đợi bố về ăn cho nóng. Con mải chơi đồ chơi mới mượn được của bạn nên khi bố về đã quên không nói với bố.

 

 - Anh không muốn đứa con thấy mình khóc nên vội vã chạy vào nhà vệ sinh, mở vòi nước và khóc.

 

   Khi đã ổn định tinh thần, anh mở cửa phòng con trai và nhìn thấy con trai trong bộ quần áo ngủ, nước mắt giàn giụa và tay đang cầm bức hình của mẹ nó.

 

   Từ đó trở đi, anh chăm sóc con trai tận tâm hơn, khi con trai mới vào học cấp 1, anh đánh con một trận nữa.

 

   Hôm đó thầy giáo gọi điện về nhà báo con anh không đi học, anh lập tức xin nghỉ về nhà, chạy đi tìm con khắp nơi, sau vài tiếng đồng hồ anh đi tìm anh đến cửa hàng bán văn phòng phẩm nhìn thấy đứa con đang đứng trước một đồ chơi điện tử, thế là anh tức giận đánh con, đứa con không một lời giải thích, chỉ nói "Con xin lỗi".

 

   Một năm sau, anh nhận được điện thoại từ bưu điện, nói con trai anh đã bỏ một loạt các bức thư không viết địa chỉ vào hòm thư, cuối năm là lúc bưu điện bận rộn nhất nên điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho họ.

 

   Anh lập tức đến bưu điện, mang những bức thư đó về ném trước mặt con trai nói:

-- Sao mày làm những trò tai quái thế này hả?

 

 - Thằng bé vừa khóc vừa trả lời:

-- Đây là những bức thư con gửi cho mẹ.

 

 - Mắt bố cay cay hỏi con:

-- Thế sao một lúc gửi nhiều thư vậy?

 

 - Đứa con nói:

   Trước đây con còn thấp nên không bỏ thư vào hòm thư được nên con mang gửi hết những bức thư con viết từ trước đến giờ.

 

   Ông bố nghe xong, tâm trạng rối bời không biết nói gì với con.

 

 - Một lát sau ông bố nói:

-- Mẹ con giờ ở trên thiên đàng, sau này con viết thư xong, hãy đốt nó đi thì có thể gửi thư cho mẹ được đấy.

 

   Đợi đứa con ngủ, anh mở những bức thư đó xem đứa con muốn nói gì với mẹ, trong đó có một bức thư khiến anh vô cùng xúc động.

 

  "Mẹ thân yêu của con: Con nhớ mẹ lắm! Mẹ ơi, hôm nay ở trường con có một tiết mục mẹ cùng con biểu diễn, nhưng vì con không có mẹ nên con không tham gia, con cũng không cho bố biết vì sợ bố sẽ nhớ mẹ.

 

   Thế là bố đi khắp nơi tìm con, nhưng con muốn bố nhìn thấy con giống như đang đi chơi nên con đã cố ý đứng trước một đồ chơi điện tử.

 

   Tuy bố đã mắng con nhưng con đã kiên quyết không nói cho bố biết vì sao. Mẹ ơi, con ngày nào cũng thấy bố đứng trước ảnh mẹ ngắm rất lâu, con nghĩ bố cũng như con rất nhớ mẹ đấy!

 

   Mẹ ơi con sắp quên giọng nói mẹ rồi, con xin mẹ trong giấc mơ của con hãy để con được gặp mẹ một lần được không, để con nhìn thấy khuôn mặt của mẹ, nghe thấy giọng nói của mẹ, được không mẹ?

 

   Con nghe mọi người bảo nếu ôm bức ảnh của người mình nhớ vào lòng rồi đi ngủ thì sẽ mơ thấy người đó, nhưng mà mẹ ơi, vì sao con tối nào cũng làm như thế mà trong giấc mơ của con vẫn không gặp được mẹ?"

 

   Đọc xong bức thư ông bố òa khóc. Anh không ngừng tự trách mình: phải làm sao mà lấp được khoảng trống người vợ để lại đây.

 

   Chúng ta là những ông bố bà mẹ khi đã mang cuộc sống của đứa con đến với thế giới này có nghĩa là gánh trên vai trách nhiệm vô cùng to lớn.

 

   Khi đã là một người mẹ, không nên tăng ca quá nhiều, khi đã là một người bố, không nên uống quá nhiều rượu, đừng nên hút nhiều thuốc, phải chăm sóc tốt cho bản thân mới có thể yêu thương con hết lòng, tuyệt đối đừng nên vì muốn kiếm nhiều tiền mà hủy hoại sức khỏe của mình, không có sức khỏe thì những danh lợi kia có nghĩa lý gì.

 

   Và cũng đừng nghĩ rằng đợi đến khi bố mẹ có nhiều tiền thì sẽ như thế này như thế kia, nào ai biết sau này chuyện gì sẽ xảy ra, có thể sau một giây mọi chuyện đã khác.

 

Phạm Minh Luân SƯU TẦM

 

(Từ  NGUYỄN VÂN TÙNG <tonytv1@msn.com>;)

THẤY CHUYỆN NGƯỜI, CẢM KHÁI VIỆC CỦA MÌNH - Nguyễn Sơn Hùng

QUAN TRỌNG CỦA KẾT HỢP VĂN & VÕ ‒

Nguyễn Sơn Hùng



Sau khi ở Nhật Bản nhiều năm người viết thường lấy làm lạ tại sao người Nhật Bản thường muốn đạt được hạng nhất của thế giới! Trong khi chúng ta có thể cho đó là “hiếu thắng”, “hiếu chiến” với ý nghĩa xấu!

Khuynh hướng nói trên không những có trong giới thể thao mà cả trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, nghệ thuật. Tuy nhiên trong giới thể thao là rõ ràng và dễ hiểu nhất vì các đài truyền hình Nhật Bản thường trực tiếp phỏng vấn các tuyển thủ thể thao, ai cũng đều cho biết mục tiêu của họ là đứng đầu thế giới, hình như chưa bao giờ nghe mục tiêu của họ là thứ hai hoặc thứ ba. Ngay cả trẻ em cũng thế, khi hỏi các em muốn trở thành người thế nào trong tương lai. Và nhiều người Nhật Bản đạt được mục tiêu này, đôi khi làm cho người viết cảm thấy việc được hạng nhất trên thế giới không phải là khó nếu trì chí cố gắng tập luyện không ngừng!

Người viết có hứng thú và quan tâm tìm hiểu tại sao người Nhật Bản có khuynh hướng này và có phải đây là một trong những yếu tố đã giúp dân tộc họ thành công?

Hơn một tháng gần đây người viết đọc sách và tìm hiểu tinh thần võ sĩ đạo của Nhật Bản và có cảm tưởng tinh thần võ sĩ đạo của họ là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khuynh hướng muốn đạt được đỉnh cao trong ngành nghề của mình.


Một đặc điểm rõ ràng nhất của võ sĩ đạo là “cả văn lẫn võ (1), một đặc điểm rất khác biệt với tinh thần kẻ sĩ hoặc của các nho gia ở Việt Nam (2), Trung Quốc (3) và Triều Tiên thời xưa. Nên lưu ý rằng trong thời kỳ Edo (1603~1868) nước Nhật hòa bình nên có nhiều võ sĩ Nhật Bản đã thay từ “võ sĩ đạo” bằng “sĩ đạo”. Nhưng trong sĩ đạo, họ cũng vẫn chủ trương “cả văn lẫn võ” vì họ nhận thức rằng có lúc nào đó võ sẽ cần tới và chủ trương ngay lúc thời bình cũng không được quên chuẩn bị khi có chiến tranh.

Điểm khác biệt lớn giữa văn và võ là võ lúc nào cũng đối mặt, trực diện với nguy hiểm gồm cả mất mạng sống của mình. Do đó, người viết cho rằng trong việc tập luyện võ thuật hoặc thể thao giúp cho con người có tinh thần thực tế, thực dụng và mài giũa càng ngày càng nhọn bén qua tập luyện.

Nếu có dịp tìm hiểu về võ sĩ đạo thật sự của Nhật Bản sẽ thấy rằng mục tiêu của người võ sĩ Nhật Bản là chiến thắng. Đặc biệt trong thời chiến, chiến bại có nghĩa mất tất cả, không những sinh mạng của bản thân mà cả gia đình, thân thuộc, xứ sở của mình. Có nghĩ như vậy thì sẽ hiểu dễ dàng chiến thắng đối với người võ sĩ Nhật Bản quan trọng như thế nào!

Làm thế nào để có xác suất chiến thắng cao? Lúc chưa gặp phía địch cần phải chiến thắng các đồng bạn của mình. Còn thua kém đồng bạn có nghĩa là xác suất thua địch thủ còn cao, muốn nâng cao xác suất chiến thắng không gì ngoài đạt đến cực điểm trong lĩnh vực sở trường của mình.

Một điều rất quan trọng để đạt được cực điểm là phải tập luyện và mài giũa phải đúng cách, có khoa học. Do đó không những võ mà cần phải có văn. Văn ở đây là lý thuyết hay triết lý nền tảng của thao tác võ thuật.

Muốn đạt tới cực điểm của một việc gì là không ngừng tập luyện trau dồi, mài giũa và muốn được như vậy phải chiến thắng bản thân để khắc phục những cám dỗ khác hầu có thể đem hết tâm sức và thời giờ cho việc đạt được mục tiêu. Do đó, đối với người võ sĩ Nhật Bản để có chiến thắng cuối cùng họ phải chiến thắng bản thân, chiến thắng đồng bạn. Tuy nhiên ở đây nên chú ý cạnh tranh để hơn đồng bạn với tinh thần thượng võ chớ không phải hèn hạ hãm hại hoặc ganh ghét. Trong thời Chiến Quốc của Nhật Bản (1467~1590) các đối thủ vẫn khen ngợi và học hỏi các điểm hay của đối thủ.


Trong tục ngữ của nước ta có câu nhập từ Trung Quốc: nhất nghệ tinh nhất thân vinh. Người Nhật cũng có câu gần giống, tạm dịch: “Nghề gì cũng được, hãy giỏi hơn người!” Theo người viết điểm khác biệt của 2 câu này ở 2 điểm sau:

‒ Câu sau không đề cập đến việc “vinh thân” mà nói rõ cụ thể mục tiêu “giỏi hơn người”.

‒ Câu đầu chỉ nói đến việc “vinh thân” mà không đề cập gì đến mục tiêu cụ thể cần phải đạt được chỉ nói là “tinh”. Thế nào là tinh? Nếu không khách quan, nhiều lúc chưa thật tinh mà đã sớm tự mãn!

Chỉ qua so sánh 2 câu trên cũng có thể cho thấy được ưu khuyết giữa người và ta! Nếu không biết tu sửa thì e rằng không bao giờ bằng người được!

Ngoài ra, người Nhật Bản còn quan niệm rằng một khi đã đạt được cực điểm của một lĩnh vực chuyên môn thì những gì họ đã giác ngộ hiểu ra trong lĩnh vực đó có thể dùng để thông hiểu các lĩnh vực khác.

Tóm lại theo thiển nghĩ của người viết lấy “đạt được hạng nhất của thế giới” để làm mục tiêu cụ thể khách quan để phấn đấu nhằm đạt được “đạo”, cực điểm trong lĩnh vực, ngành nghề chuyên môn là việc tốt đáng quý, có hiếu thắng, hiếu chiến hay không là do tư tưởng của con người đó. Lời nói của vị võ tướng nổi tiếng kiếm pháp Yagyu Munenori (Liễu Sinh Tông Củ, 1571 ~1646) “Tôi không biết đạo thắng người, tôi chỉ biết được đạo thắng bản thân (4). Tinh thần võ sĩ đạo của Nhật Bản có nhiều điểm để chúng ta học tập.

Viết ngày 30/7/2021 vào dịp Olympics 2020 tại Nhật Bản

Nguyễn Sơn Hùng



Ghi chú


(1) Thí dụ, Miyamoto Musashi (1645): Ngũ Luân Thư (tiếng Nhật)

    Yamaga Sokô (1663): Sơn Lộc Ngữ Loại (tiếng Nhật)

(2) Thí dụ, Nguyễn Trường Tộ (1868): Di thảo số 27 Tám việc cần làm gấp (Tế cấp bát điều) được biên soạn trong sách sau:

    Trương Bá Cần (2000): Nguyễn Trường Tộ-Con người và di thảo, nxb TP. Hồ Chí Minh.

    https://www.quansuvn.net/index.php/topic,13703.110.html

(3) Thí dụ, Ôkuma Shigenobu (1915): Luận về dân tộc tính của Nhật Bản và Trung Quốc (tiếng Nhật).

(4) Yamamoto Jyôchyô (1716): Diệp Ẩn (tiếng Nhật).



Mời Xem Tranh Của TT.Cười


Căn nhà xây độc đáo (ảnh trên net )

 

Tin vui: Ƥһát һіệп kһáпɡ tһể dễ dàпɡ ⱱô һіệᴜ һóа 6 Ьіếп tһể ՏΑՏ-ϹoƲ-2

 Nɡһіêп сứᴜ mớі сһo tһấу một kһáпɡ tһể mớі dễ dàпɡ ⱱô һіệᴜ һóа tất сả 6 Ьіếп сһủпɡ ՏΑՏ-ϹoƲ-2 tһаm ɡіа tһử пɡһіệm, kể сả Ɗeɩtа.

Tһeo tờ Hіпdᴜѕtап Tіmeѕ, сáс пһà kһoа һọс ⱱừа рһát һіệп kһáпɡ tһể mапɡ têп ՏΑՏ2-38 сó tһể dễ dàпɡ ⱱô һіệᴜ һóа 6 Ьіếп сһủпɡ ՏΑՏ-ϹoƲ-2 tһаm ɡіа tһử пɡһіệm.

Ϲáс пһà пɡһіêп сứᴜ tạі tгườпɡ у tһᴜộс Đạі һọс Wаѕһіпɡtoп ở Տt. Loᴜіѕ (Ьапɡ Mіѕѕoᴜгі, Mỹ) сһo Ьіết һọ đã xáс địпһ đượс kһáпɡ tһể пàу ⱱớі kһả пăпɡ Ьảo ⱱệ саo tгướс пһіềᴜ Ьіếп сһủпɡ сủа ⱱігᴜѕ ɡâу Ϲoⱱіd-19, kһі đượс ѕử dụпɡ ở ɩіềᴜ tһấр.Tгoпɡ tһí пɡһіệm, һọ сһủпɡ пɡừа сһᴜột ⱱớі ⱱùпɡ ɡắп tһụ tһể (ƁƊ) сủа ргoteіп ɡаі.

Ƥгoteіп пàу đượс ՏΑՏ-ϹoƲ-2 dùпɡ để Ьám ⱱào đườпɡ һô һấр ⱱà xâm пһậр tế Ьào.Տаᴜ đó, пһóm пɡһіêп сứᴜ tһᴜ һoạсһ сáс tế Ьào ѕảп xᴜất kһáпɡ tһể ⱱà tһᴜ đượс 43 kһáпɡ tһể пһậп dіệп ƁƊ. Ϲáс kһáпɡ tһể пàу ѕаᴜ đó đượс tһeo dõі kһả пăпɡ рһòпɡ пɡừа сһủпɡ ՏΑՏ-ϹoƲ-2 Ьап đầᴜ tгoпɡ сáс tế Ьào đặt tгêп một đĩа tһí пɡһіệm.Տoпɡ ѕoпɡ đó, 9 kһáпɡ tһể mạпһ пһất đượс tһử пɡһіệm tгêп сһᴜột để tһeo dõі kһả пăпɡ Ьảo ⱱệ сһúпɡ kһỏі сһủпɡ ՏΑՏ-ϹoƲ-2 Ьап đầᴜ.

Theo cάƈ nhà nghiên ƈứυ, nhiều kháng thể đã vượt qua bài thử với mức độ hiệu quả kɦάƈ nhau, trong đó có 2 kháng thể hiệu quả nhất được chọn để thử nghiệm trên nhiều Ьіếп сһủпɡ.
Các Ьіếп сһủпɡ trong thử nghiệm gồm 4 Ьіếп сһủпɡ ɡâγ lo ɴgα̣i là Alpha, Beta, Gamma và Delta, cũng như 2 Ьіếп сһủпɡ đáng qᴜαɴ ᴛâм là Kappa và Iota.

Kết quả cho thấy một kháng thể được đặt tên là SARS2-38 đã dễ dàng vô hiệu hóa tất cả 6 Ьіếп сһủпɡ trên. Theo họ, trong số cάƈ Ьіếп сһủпɡ trên, Ьіếп сһủпɡ Beta nổi tiếng về khả năng ƈhốɴg kháng thể.

Theo giáo sư Michael Diamond tham gia nhóm nghiên ƈứυ, cάƈ kháng thể hiện có thể ƈhốɴg lại một số Ьіếп сһủпɡ chứ khô‌пg phải tất cả. “Do vігᴜѕ có khả năng đột biến tiếp tục, việc có cάƈ kháng thể có khả năng vô hiệu hóa phổ rộng hoạt ᵭộпɡ độc lập sẽ có thể ngăn chặn bất cứ sự đề kháng nào của vігᴜѕ”, theo ông Diamond.

https://thanhnien.vn/the-gioi/phat-hien-khang-the-de-dang-vo-hieu-hoa-6-bien-the-sars-cov-2-1434942.html

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021

101 Truyện Thiền: 33 - Bàn Tay Của Mokusen

33. Bàn Tay Của Mokusen

Học trò Mokusen
Phàn nàn về người vợ
Vướng phải một tính xấu
Là hà tiện quá cỡ.

Thiền sư gặp chị ta
Đưa nắm tay trước mặt
Năm ngón tay xếp lại
Thành một nắm thật chặt.

Chị ta ngạc nhiên hỏI:
“Thầy có ý gì vậy?”
Thiền sư hỏi lại rằng:
“Như nắm tay tôi đây
Cứ nắm chặt thế này
Không bao giờ buông mở
Thì gọi là gì vậy?”

Chị ta trả lời rằng:
“Nếu cứ nắm thật chặt
Chẳng khi nào thả ra
Thì gọi là có tật."

Thiền sư xòe bàn tay
Hỏi rằng: “Cứ thế này
Không bao giờ nắm lại
Thì gọi là gì vậy?”

Chị ta lại nói rằng:
“Nếu luôn xòe bàn tay
Không bao giờ nắm lại
Cũng là có tật vậy.”

Rồi từ đó về sau
Người vợ của thiền sinh
Chi tiêu hay dành dụm
Rất hợp lý hợp tình.

              oOo

Hoang phí quá không tốt
Hà tiện quá cũng không
Biết khi giữ của cải
Biết khi cần phải dùng.

Phải biết nắm biết mở
Phải biết giữ biết buông
Cứ khư khư một lẽ
Là làm chuyện bất thường.

Bùi Phạm Thành
(Ngày 23 tháng 6, 2019)


Mokusen Hiki sống trong một ngôi chùa ở tỉnh Tamba. Một trong những thiền sinh của Mokusen phàn nàn về tính hà tiện của vợ anh ta.


Mokusen đến gặp bà vợ và đưa nắm tay ra trước mặt chị.

Chị ta ngạc nhiên hỏi “Thầy có ‎ý gì vậy?” 

Mokusen đáp “Giả sử nắm tay tôi cứ như thế này hoài. Chị gọi nó là gì?”

Chị ta trả lời “Bị tật.”

Rồi thiền sư xoè bàn tay trước mặt chị và hỏi: “Nếu nó cứ như thế này hoài. Thì sao?”

Chị ta nói “Cũng là bị tật."

“Nếu chị hiểu được bao nhiêu đó,” Mokusen kết luận, “chị là một người vợ tốt.” Rồi thiền sư ra về.

Sau lần viếng thăm của thiền sư, chị vợ thay đổi tâm tính và giúp chồng phân phát cũng như dành dụm.



Mokusen’s Hand

Mokusen Hiki was living in a temple in the province of Tamba. One of his adherents complained of the stinginess of his wife.

Mokusen visited the adherent’s wife and showed her his clenched fist before her face.

“What do you mean by that?” asked the surprised woman.

“Suppose my fist were always like that. What would you call it?” he asked.

“Deformed,” replied the woman.

Then he opened his hand flat in her face and asked: “Suppose it were always like that. What then?”

“Another kind of deformity,” said the wife.

“If you understand that much,” finished Mokusen, “you are a good wife.” Then he left.

After his visit, this wife helped her husband to distribute as well as to save.

 

THẾ GIỚI SẼ VỀ ĐÂU...! - Nguyễn Quốc Nam

 

THẾ GIỚI SẼ VỀ ĐÂU...!

Những đồng tiền xuyên biên giới
Xuyên quốc gia, xuyên lục địa
Tạo dựng những quyền lực mềm
Bẻ cong những quyền lực cứng
Đừng bán sức người nông dân
Đừng bán sức người công nhân
Để tóm thâu những lợi ích
Đừng bán đứng những tài nguyên
Vun vén cho những cá nhân
Phục vụ cho nhóm lợi ích
Tóm thâu thêm nhiều quyền lực...
Trên thế giới có nhiều điều nghịch lý
Người làm ruộng lại thiếu gạo ăn
Người đào vàng lại nghèo tơi tả
Người cật lực khai thác quặng mỏ
Suốt đời chui vào hầm tối
Gom góp tài nguyên cho thế lực cường quyền
Ngồi trên nhà hàng năm sao tính toán
Mặc cả trong sân gôn như một cuộc chơi..!
Ôi thế giới điêu linh
Những lâu đài nguy nga tráng lệ
Không thể đập ra chia cho người đói lã
Khi chiến tranh, dịch bệnh hoành hành
Những khối vàng trong ngân hàng kho bạc
Có khi không thể biến thành nước
Để con người giải khát
Mà biến thành vũ khí
Có nghịch lý lắm không...!?
Những điều tưởng không trở thành không tưởng
Lòng từ bi, lương tâm, bác ái
Bị xem thường bêu riếu rẻ rúng
Thế giới sẽ về đâu
Khi lòng tham vô tận...!

NGUYỄN QUỐC NAM
Ảnh từ Google,người dân thiếu nước,ô nhiễm môi trường.....

ThaiLy: ĐỘ (T.Vấn và Bạn Hửu )

                                             Trước Cơn Giông – Tranh (sơn dầu): MAI TÂM Đó là tên nhân vật của truyện! Tên một thằng bé...