Thứ Hai, 16 tháng 8, 2021

Rau trồng tại nghĩa địa có ăn được không? (Zing.News

Rau trồng tại nghĩa địa có ăn được không?

Theo PGS Trần Hồng Côn, việc ăn rau trồng tại nghĩa địa có thể không nguy hại song những người trực tiếp canh tác hoặc sống gần khu vực này sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe.

Thời gian gần đây, tại một số khu vực ngoại thành Hà Nội, như nghĩa địa xóm Quỳnh Đô - xã Vĩnh Quỳnh - huyện Thanh Trì, hay ngõ 145, đường Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã trở thành nơi trồng rau. Tại các nơi này, rau được trồng xen kẽ quanh các ngôi mộ, thậm chí trên mộ và xung quanh những ngôi mộ mới được chôn cất. Rau mọc xanh tốt.

Ăn rau trồng nghĩa địa có nguy hiểm hay không?

Trả lời Zing.vn, PGS Trần Hồng Côn, giảng viên khoa Hóa học Đại học Tự nhiên Hà Nội, khẳng định: “Về cơ bản rau trồng ở nghĩa địa không có hại, ngoại trừ yếu tố tâm linh”.

Theo đó, tại các khu nghĩa trang, hài cốt thường được chôn sâu ít nhất là 1,5 m nên khả năng các chất độc thẩm thấu ngược lên rất khó bởi theo nguyên tắc, nước thẩm thấu từ trên xuống.

Rau được trồng tại khu nghĩa địa  đường Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) . Ảnh: Lê Hiếu.
rau trong tai nghia dia anh 1
Rau được trồng tại khu nghĩa địa  

đường Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

 . Ảnh: Lê Hiếu.

Riêng về vấn đề nhiễm kim loại nặng tại khu vực nghĩa địa, PGS Côn khẳng định, chúng không thể từ hài cốt chuyển lên. “Tất cả chất độc từ con người, nếu có cũng không thể thẩm thấu trở lên do liều lượng thấp, khả năng gây ô nhiễm khó. Trong trường hợp có mầm bệnh, do chôn sâu trong điều kiện yếm khí, kể cả chúng có thoát ra theo một kẽ nứt nào đó song khi ra ngoài gặp ánh nắng, gió, nhiệt độ, chúng sẽ bị tiêu diệt. Do đó, khả năng sác xuất chúng đi vào nhiễm trong rau, gây bệnh cho con người rất hiếm”, PGS Côn khẳng định.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, cũng cho rằng việc trồng rau ở nghĩa địa không phổ biến. Người dân chỉ tận dụng để trồng rau phục vụ chăn nuôi. Hơn nữa, đất ở nghĩa địa không khác đất ở các khu vực khác, nên nguy cơ về vi sinh vật, kim loại là như nhau.

Còn ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho rằng, bất kể người dân trồng rau ở khu vực nào cũng cần đảm bảo nguyên tắc về nguồn nước tưới, đất và thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, việc người dân phun thuốc trực tiếp cho rau là bình thường và được phép, nhưng cần phun các loại thuốc trong danh mục, không vượt ngưỡng, không pha trộn nhiều loại thuốc, cách ly đủ thời gian quy định mới thu hoạch.

Người trồng rau dễ trúng độc

Vẫn theo PGS Trần Hồng Côn, việc ăn rau trồng tại nghĩa địa có thể không nguy hại song những người trực tiếp canh tác hoặc sống gần khu vực này sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe do mầm bệnh của người chết.

Đặc biệt, các khu mộ mới chôn cất thông thường từ 3-5 tháng sau, chúng sẽ bắt đầu phân hủy làm thoát ra khí photphin (PH3 - dân gian hay gọi là ma trơi), làm cho con người bị choáng váng, tan hồng cầu nếu hít phải nguồn khí lớn. Phản ứng tức thời là đau đầu, nôn mửa, ốm yếu. Tuy nhiên, khí độc này sẽ không tích tụ lại trong thực vật.

Chuyên gia khuyến cáo, người dân nên tránh trồng rau xung quanh các mồ mả, chọn nơi canh tác có nguồn nước sạch. Khi ăn, người dân nên rửa rau sạch, hạn chế ăn rau sống nếu không biết nguồn tin cậy.

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...