Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

A Phú Hản: Trong Tay Quân Taliban– Đường Phố Không Đàn Bà Và Nổi Lòng Người Con Gái Kabul

FM974 - CM Blog 

Một ngày sau khi quân Taliban làm chủ thành phố Kabul, đường phố không  một bóng người đàn bà nào trong lúc, họ chạy xe, những chiếc xe mà quân chính phủ A Phú Hản bỏ lại, thúc giục cửa hàng tiệm quán mở cửa buôn bán và kêu gọi nhân viên công chức trở lại làm việc. Nhưng những người dân Kabul còn lại, cảm thấy không còn hy vọng chạy thoát ra ngoại quốc, tự cân đo quyết định hoặc lẫn trốn hay vẻ ra hình mẫu cho cuộc đời mới, một cuộc đổi đời, cam chịu sống dưới các thứ luật lệ hà khắc của chế độ Taliban.

    Sự đổi đời này đã thấy tận mắt ngay ngày đầu quân Taliban vào thành phố, trước tiên là trên màn ảnh truyền hình, các chương trình tin tức và ca nhạc phim ảnh từ Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã tắt lịm, thay vào đó là những lời tuyên truyền, bài giảng tôn giáo giờ này qua giờ khác của Taliban. Hầu hết các dịch vụ thương mại buôn bán đều cửa đóng then gài cho dù quân Taliban đi khắp nơi thúc giục kêu họ làm ăn, sinh hoạt bình thường nhưng con số tiệm làm bánh mì, bán trái cây và quán ăn, e dè mở cửa đếm chỉ bằng đầu ngón tay. Tuy nhiên, các người lãnh đạo Taliban tỏ ra hăng hái tô vẻ bộ mặt của một chính quyền đang chấp chánh bằng cách đi thăm công ty điện quốc gia và bệnh viện nơi này, họ nói rằng, nữ bác sĩ, nữ y tá và nhân viên y tế nên ở lại chỗ làm, làm việc như thường.

    Phát ngôn nhân của quân Taliban, Suhail Shaheen, kêu gọi người dân A Phú Hản ở lại với họ, đất nước này cần các người, đây là đất nước của các người, một đất nước của tất cả và ông ta nói thêm, Taliban, hứa sẽ không có đe dọa, hư hại gì tới đời sống người dân, không có chiếm giữ tài sản cá nhân…, nhưng đa số người dân A Phú Hản cảm thấy khó tin vào những gì Taliban nói, những người mà mới trong vài tuần gần đây, trước khi tiến quân vào chiếm giữ Kabul, đã bị cáo buộc có hành động giết người và bạo động khác nhất là vụ tàn sát tập thể một nhóm quân nhân chính phủ đã buộng súng đầu hàng.

    Phụ nữ buộc phải ở trong nhà trong nổi lo sợ bị đánh đập nếu không phủ che kín người từ đầu xuống chân hay đi ra ngoài mà không có đàn ông kèm theo, tại nhiều chỗ mà quân Taliban vừa chiếm trong vài tuần vứa qua, phụ nữ đã bị bắt phải kết hôn với lính Taliban. Anh Hayat, 24 tuổi, đi vòng đường phố xem sự tình ra sao, cho biết đường phố không có lấy một bóng đàn bà con gái nhưng có người ngồi trong xe hơi, mang khẩu trang che miệng và giấu tóc trong khăn phủ đầu. Có một sự thay đổi rõ rệt là, không có đèn lưu thông nhưng anh ta không cảm thấy an toàn và trong đầu nhớ lại ngày cũ, cố nghĩ là họ có thể sẽ bắn anh chết mà không cần lý do.


   Mặc dù nhóm lãnh đạo Taliban không đề ra luật lệ mới áp dụng cho người dân của thành phố Kabul nhưng, quân Taliban đã dùng loa phát thanh của một nhà thờ Hồi giáo ở phía tây Kabul loan báo, phụ nữ đàn bà nên mặc áo thụng dài che kín mặt mài và lính Taliban đã bắt đầu áp dụng quy luật hà khắc này tại nhiều nơi khác trong thành phố. Một bà lớn tuổi đi mua thức ăn cho gia đình thấy một người có sung đẩy mấy người đàn bà trở vô nhà vì không che đầu phủ người, bà cũng thấy lính Taliban kéo lôi nhiều cô gái trẻ dẩn đi, hầu hết phụ nữ chỉ làm một điều hết sức đơn giản là ở trong nhà. Nhiều người đàn bà, con gái, dân Kabul không có mua áo thụng choàn dài, che kín chỉ nhìn ra được qua miếng mạng lưới vải lớn như song sắt trước mắt, loại áo mà quân Taliban bắt buộc phụ nữ phải mặc trong quá khứ giờ đành phải vội vã tìm mua trong sợ hãi. Theo cô Negin, cũng người dân Kabul, thì loại áo thụng này luôn được cô xem là biểu tượng của nô lệ, giống như con chim bị nhốt trong lồng, chưa bao giờ cô tưởng tượng ra mình sẽ mặc nó nhưng, hôm nay nếu muốn sống còn, giữ mạng thì cô nghĩ là phải cần nó mà không có sự lựa chọn nào khác.

    Sáng sớm ngày Chủ nhật, một cô sinh viên sắp sửa tốt nghiệp đại học, trên đường đi học, vừa đến trường lúc một nhóm nữ sinh viên khác chạy ùa ra từ các phòng trọ, cô chạy tới hỏi chuyện gì xảy ra, họ cho biết cảnh sát đang di tản khỏi trường ngay vì quân Taliban sắp vào Kabul, sẽ bị họ đánh đập ai không mặc áo choàng thụng. Tất cả sau đó chỉ muốn về nhà nhưng không thể lên xe buýt, những người lái xe khác không cho họ lên vì không muốn chịu vướng vào tội chở đàn bà con gái. Tội hơn cho những cô nội trú, nhà ở xa thành phố Kabul, sợ hãi không biết phải nên đi đâu bây giờ. Đồng thời, đám thanh niên đứng quanh bên ngoài lên tiếng chọc ghẹo, cười khoái chí khi thấy họ hớt hơ hớt hãi, “về mặc áo thụng choàng đi”, một anh trong đám đó la lên “hôm nay là ngày cuối cùng mà các cô được ra ngoài đường”, người khác thêm vào “tôi sẽ kết hôn với bốn cô trong số này một ngày gần đây”.


    Cô gần như sắp xong hai chương trình cử nhân từ hai trong các trường đại học có tiếng ở A Phú Hản, khoảng tháng Mười Một từ trường đại học American A Phú Hản và Kabul, nhưng sang hôm nay tất cả đều tan biết trong mắt. Cô đã học ngày này qua ngày kia, thức khuya từng đêm để có được những gì hôm nay và sang này khi cô trở về nhà, chuyện đầu tiên cô và người chị làm là đem giấu căn cước, chứng chỉ bằng cấp việc học, đó là điều hết sức đau đớn, tại sao họ phải làm như vậy, giấu đi những gì mà họ nên hảnh diện vì nó, tại A Phú Hản giờ đây họ là những người không được phép được biết tới là những người mà họ đã là ai. Cô nói thêm, là một người đàn bà cô cảm thấy mình là nạn nhân của một cuộc chiến chính trị do đàn ông khởi xướng, cảm thấy cô không còn có thể cười to tiếng, không nghe những bản nhạc mình ưa thích, không còn có thể gặp gỡ bạn bè ở quán cà phê hay mặc những chiếc áo màu vàng thu hay dung kem thoa son môi và không còn có thể giữ việc làm và tốt nghiệp đại học, cái mà cô đã dày công qua nhiều năm mới đạt được.

    Tất cả những gì cô trông thấy là sự sợ hãi và ngơ ngác trên mặt của các người đàn bà và con gái và bộ mặt đăm đăm thù ghét của đám đàn ông trên đường, họ không muốn phụ nữ học hành, cô nhìn mà khinh khi họ, đáng lẽ họ phải đứng về phía người phụ nữ A Phú Hản, thay vì vậy họ chạy theo, tiếp tay cho quân Taliban thêm quyền lực hơn. Phụ nữ A Phú Hản hy sinh quá nhiều cho cái tự do nhỏ nhoi mà họ đã có, là một đứa trẻ mồ côi, cô đã làm công việc dệt thảm để chỉ có tiền đi học, cô đã trải qua những khó khan về tiền bạc nhưng cô có nhiều kế hoạch cho tương lai mình. Cô không nghĩ mọi việc lại chấm dứt như thế này.

    Giờ thì xem ra cô phải đem đốt đi tất cả những gì mình đã đạt được trong 24 năm của đời mình, có bất cứ giấy tờ căn cước lý lịch hay bằng khen thưởng từ trường đại học American A Phú Hản lúc này là mang họa vào thân ngay cả nếu có giữ nó cũng không còn dịp nào dung tới nữa, không có việc làm gì cho những người phụ nữ đất nước này nữa rồi. Cô không nghĩ rằng họ, người phụ nữ A Phú Hản còn có được những cái quyền căn bản cho họ và cô nữa và phải quay trở lại những gì của cái quá khứ 20 năm trước đây, 20 năm mà họ đã tranh đấu cho tự do và những thứ đó, giờ chỉ còn nước chạy đi tìm áo thụng choàng che kín đầu tóc mặt mũi và giấu nhẹm lý lịch của mình. Cô không thể nào ngăn được nước mắt khi nghe chuyện của nhiều người quanh mình, một gia đình có người con trai tử trận và không có đồng bạc nào để trả tiền xe taxi đến Kabul, họ đành giao cô con dâu cho người, đổi lấy tiền lộ phí, giá trị của một người con gái chỉ bằng số tiền đi xe vậy sao?.

   Hôm nay, khi nghe quân Taliban đã vào tới Kabul, cô cảm thấy mình sẽ là một người nô lệ, quân Taliban có quyền dùng cuộc đời cô như là một trò chơi dưới bất cứ hình thức nào họ muốn. Cô cũng là cô giáo tại một trung tâm Anh ngữ, cô không thể chịu đựng nổi đau khi không còn có thể đứng trước mặt đám học trò vô tư thơ ngây, dạy chúng hát theo vần ABC, mỗi lần nhớ tới những cô bé nhỏ nhắn dễ thương không còn cắp sách đến trường như hôm qua, giấu kín  đời trong nhà, nước mắt cô tuôn dài, bật khóc.

Thuyên Huy

Mời Xem CM blog 

FM974 Úc Châu : Chuyên Muc Blog :Trung Cộng: Đảng Cho Tôn Giáo Sống Lại Theo Ý Đảng

1 nhận xét:

Mời Nghe và Xem Thơ,Nhạc : HỬNG HỜ : Thy Lệ Trang,LHN Và Các Thi Hửu

Kính mời quí anh , chị nghe bài hát mới có tên Hững Hờ . Nhạc được trích từ một nhạc phẩm không lời tên Indifference . Lờ...