Mời Xem :
TRƯỜNG NÔNG LÂM BẾN CÁT ( 1917)
Từ bài viết về trường Nông Lâm Bến Cát,trong trang Những Người Ban Sư Pham Saigon , cô Phạm thị Hòa Gs NLS tây Ninh , có chia sẻ trên trang của tôi và hỏi có rỏ trường này không ? Thực sự trường này tôi cũng chỉ nghe tên, nhưng may mắn tôi được quen biết 2 người đã từng học ở trường này
1/ Kỹ sư Lương văn Sáu làm trưởng ty Canh Nông ở Đà lạt từ 1955 đến 1975.
2/ Ông Nguyễn văn Tài Quản đốc trung tâm nghiên cứu Lâm Nghiệp Lan Hanh tỉnh Lâm Đồng trước 1975
Nay xin đăng lại một bài viết nói về ông Lương văn Sáu, kèm theo bức thư của ông trong đó có nói vài điều về trường Nông Lâm Bến Cát
*************
Tửơng Nhớ
-------------------------------------------------------------------------------- Bùi Tho
Tôi chắc là có rất nhiều anh chị em biết và từng gặp người này, nhất là các anh chị học Ban Canh Nông có lịch thực tập tại Đà lạt, là một một trửơng ty Nông Nghiệp làm việc từ thời Ngô Đình Diệm , người Nam bộ dáng dong dỏng cao (tôi chỉ thấy qua hình ảnh chứ chưa một lần hội ngộ) .Tôi biết đến ông qua tạp chí Hoa Cảnh từ những bài viết về cây hoa có tính chuyên môn cao khi nói đến cây Chuông vàng ,Vông Kê , Đậu Tía và nhiều loài cây khác, ông là người đã di thực cây Jarcaranda về trồng tại Đà Lạt mà bây giờ người ta quen gọi là Phượng Tím..
Tôi mong mỏi có dịp gặp mặt, và rât tiếc khi đến nơi tìm vào nhà thì ông đã thành người thiên cổ.Trước đó chúng tôi có dịp trao đổi qua lại bằng thư và những bức thư ấy trở thành kỷ vật riêng tôi về một con người tài ba ,suốt đời tận tụy với sự nghiệp.
Nay trước hương linh ông,tôi xin phép được đăng tải một trong những bức thư của ông để bày tỏ lòng ngưỡng mộ trân trọng cùng tưởng niệm đến một bậc thầy trong ngành học có lẽ cùng thời với GS Lê văn Ký, Bùi Xuân Thanh, Đồng Phú Hộ, Nguyễn viết Trực….
BÙI THO
Thư của Bác Lương văn Sáu
Dalat 16-6-2003
Mến gửi cậu
Hổm rày nhận được thư cậu, mà đến nay mới hồi âm.
Từ ngày được thư tin của cậu nhờ cháu Nhung đem đến nhà , mới nhớ lại chuyện xưa, nghĩa cũ của vùng Blao,nói tóm lại là vùng cao nguyên Đồng Nai Thượng, Nay thì nghe cậu về Bảo Lộc để hưu trí cũng vui vui. Như Bác đây quê tận Tịnh Biên Châu Đốc, An Giang, rồi số phần lên tới tận Langbiang này mà sống đến nay, cũng vì theo Cái Nghiệp Nông Lâm phải không cậu?
Đúng vậy, Từ 1942 Bác tốt nghiệp trường Nông Lâm Bến Cát cùng trường với ông Nguyễn văn Tài là Ba cháu Hồng Nhung,lúc mới ra trường tập sự với Giáo Sư Nanta được cử lên Blao học về ngành Phytosanitaire lúc đó.
Đến 1945, Nhật đảo chánh, Bác bỏ ngành về Tổng nha Lâm Nghiệp Đông Dương với Chollet, lúc đó còn Pháp đang cai trị, nên học Bến Cát cùng giáo sư Bouillere, với Caty, nhờ vậy mới ra trường ở Bến Cát ( Lúc đó Pháp không mở trường Cao đẳng ở Miền Nam nên mới lập trường Trung Cấp Canh Nông Bến Cát ) thì Pháp mới cho làm việc.
Vốn thích nghề trồng hoa lúc làm việc ở Blao, Djiring, Lang hanh rồi lên Đà Lạt Langbiang, về Sinh học thực vật rất qui mô, khí khậu á nhiệt đới ( Subtropical) nên ở cao độ, thì ôi thôi đa dạng cây cảnh, bông hoa nổi tiếng. Bác thấy ở ta chưa có môn học về Hoa nên tiếp qua Pháp học E.N.H ( E1cole Nationale d’ Horticulture) Pháp chỉ có một trường Quốc Gia Horticulture này mà thôi. Các nước Bỉ ,Holland, Espagne, Đức,,,đều phải qua Pháp học nghề này ,nhờ vậy sau này bác có bạn quen cùng lớp dẩn về nhà chơi ở nghỉ hè, nghỉ tết làm quen phong cảnh các nước Châu Âu kể trên.
Trường này cũng là một cơ sở của ChaTeau Versailles lập ra ( Nằm phía sau chateau luôn ) nên các thầy dạy ( Gs Hardy ) coi luôn nhà trường đem sinh viên qua làm vườn, chăm sóc vườn của Chateau luôn , được một công hai chuyện.
Đi học đã đời nghề này tại các nước ,mới thấy nước ta có rất nhiều cây cảnh rừng (essences forestieres) không thua gì các nơi, bông hoa thì đa dạng
.Nên khi trở về Việt Nam gặp thời trào ông Diệm bắt lên Đà lạt năm 1963 coi luôn 3 vườn : Bourgery, Dinh 2 , Dinh Bảo Đại còn thêm một vườn của ông bà Nhu mới ngán sợ. Đồng thời còn mệt hơn là làm Trưởng Ty Nông Nghiệp qua mấy trào cho đến ngày 30-4-1975 như cậu đã biết. Rời khỏi ty được quản chế 2 năm ,về ở địa chỉ 4 F Bùi thị Xuân cho đến nay xuống cấp trầm trọng, khi bị đại phảu câm** luôn từ 1989.
Nay nghe cậu về ở luôn, hưu trí tại Bảo Lộc là nơi sinh quán cũng hay đó, ráng tiếp tục mà phát triển làm ăn, đường đi còn dài, còn sức , đừng lo. Còn bác thì còn lo nợ đời ( 82 tuổi bác gái còn bác thì 83 ) già neo đơn vì không con nên không còn sức dời đi đâu mà sống nữa. Thôi đành chịu lạnh!
Năm 1975, còn khoẻ nên có viết tiếp báo Khoa Học do ông Lâm văn Vãng chủ biên, sau đó có người quen bảo viết cho Tạp Chí Hoa Cảnh , cho đến nay. Đầu năm 2003, bác không viết được bài nào hế , nhà không có ai ,bác gái bệnh già, bác phải lo trong lo ngoài còn thêm bệnh Câm nữa nên không còn rãnh để viết bài cho tạp chí, chờ xem cậu có sản xuất được cây Hoa Chuông Vàng bằng gieo hạt ở ngoài gửi về , rồi có gửi lên cho bác (được một ít hạt đây) vậy là tốt rồi ,khi nào có dịp bán được thì bác sẽ giới thiệu. Tiếc là từ khi dời về tại 4f đường Bùi thị Xuân phường 2 là căn nhà trước kia chủ nhà cất phía sau cho Sinh Viên Thuê (3,8x8m) Không có sân, đất hẹp nên bác không có chỗ gieo trồng gì nữa. Như tết rồi cháu Hồng Nhung có ghé nhà rồi, bác có giao cho cháu Nhung cây Chanh Ngọt còn sót lại mà bác gái bảo giao cho cháu Nhung đem về giữ giống kỷ niệm.
Chứ sau 1975 bác ra khỏi ty với tay không, đất đai, nhà của, xe cộ, tiền ở ngân hàng cũng bị trắng tay. Nay xuống cấp rồi.
Vài hàng thăm gia đình cậu bình an.
Lương văn Sáu
Dau Phan Minh
Trong lịch sử Trường NLS Huế có nhắc đến trường này.
Năm 1902 người Pháp mở trường Canh Nông (nay là trường NLS - Đại học Nông Lâm Huế). Năm 1945 dời vào Nam kỳ (có lẽ đó là Trường Bến Cát). Trước khi có khóa 1 NLM Bảo Lộc ra trường thì hầu hết Trưởng ty Nông Lâm đều xuất thân từ trường này.
Ở Tây Ninh có bác Đức Trưởng ty Thủy Lâm, là giảng viên khóa 1 NLS Tây Ninh
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa