Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2021

Việt Nam phê duyệt thử nghiệm ‘thuốc trị’ COVID-19 tự bào chế từ thảo dược (VOA/TV )

 


Việt Nam đang tích cực tìm kiếm vaccine và thuốc điều trị để đối phó với tình trạng bùng phát dịch COVID-19 trên nhiều tỉnh thành.

Việt Nam vừa phê duyệt cho phép thử nghiệm lâm sàng loại “dược phẩm” đầu tiên tự bào chế từ dược thảo để chữa trị cho bệnh nhân COVID-19, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết trong cuộc họp báo trực tuyến ngày 10/8.

Trang tin chính thức của chính phủ Việt Nam dẫn lời PGS.TS. Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, cho biết “thuốc điều trị COVID-19" được điều chế từ thảo dược là kết quả của đề tài nghiên cứu do PGS.TS. Lê Quang Huấn và cộng sự tại Viện Công nghệ sinh học thực hiện, với mục tiêu tìm ra thuốc ức chế virus SARS-CoV-2 (loại virus gây ra đại dịch COVID-19).

Nghiên cứu này kế thừa các nghiên cứu của Viện Hàn lâm, các tài liệu y văn kết hợp với công nghệ hiện đại tin sinh học là phần mềm AutoDock. Hiện nhóm nghiên cứu đã tạo ra được sản phẩm viên nang cứng và “đặt tên thuốc là VIPDERVIR”.

“Thuốc VIPDERVIR” được đánh giá là sản phẩm an toàn và có tác dụng ức chế sự phát triển của virus H5N1 và SARS-CoV-2, tăng cường miễn dịch trên các mô hình nghiên cứu thực nghiệm.

Tin cho hay “dược phẩm” được bào chế hoàn toàn từ các dược liệu tại Việt Nam để đảm bảo cho việc sản xuất đại trà nhằm phục vụ kịp thời cho việc đối phó với bùng phát dịch.

Đây là “thuốc điều trị Covid-19" đầu tiên được Việt Nam cấp phép thử nghiệm lâm sàng trước khi đưa ra sử dụng đại trà nếu đạt hiệu quả.

Được biết, trước đó Viện Hóa học (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) cũng đã nghiên cứu thành công phương pháp mới trong việc tổng hợp thuốc Favipiravir trong phòng thí nghiệm. Đây là loại thuốc có cơ chế hoạt động tương tự như Remdesivir nhưng được sử dụng ở đường uống. Favipiravir lần đầu tiên được sử dụng để chống COVID-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc, sau đó nó được chấp thuận sử dụng ở Italia, Nhật Bản, Nga và một số nước khác.

Sau khi thông tin về việc phê duyệt được công bố, chiều 11/8, báo Đầu Tư đăng bài trích dẫn ý kiến 3 người có chuyên môn y dược đề nghị chưa gọi VIPDERVIR là thuốc vì hiện tại chế phẩm này vẫn chỉ trong giai đoạn nghiên cứu, có thể phải chờ thêm 4-6 tháng mới xác định nó có tác dụng điều trị COVID-19 hay không.

DungHoKhanh chuyển

Xem Thêm :

Lý Thông cướp công các nhà khoa học, trục lợi trên sự khốn khổ vì dịch bệnh của người dân
🛑Trong khi dịch bệnh đang phủ một màu tang tóc lên TP.HCM với số t.ử vong có ngày đã lên đến hàng trăm; các địa phương khác cũng đã rất nghiêm trọng, các nhà khoa học của Việt Nam đang tức tốc chạy đua với dịch bệnh để cho ra đời thuốc điều trị cô vít, thì:
Một doanh nghiệp dược phẩm là vinh gia, đã lập lờ đánh lận con đen, đã tung ra một sản phẩm, có tên giống y chang, chỉ thêm một chữ phía sau. Mẫu mã cũng chẳng khác.
Đây là hành vi "Lý Thông" nhằm cướp công các nhà khoa học. Và trục lợi trên nỗi khốn khổ của người dân.
----------------
🛑Cách đây ít lâu, tin vui từ Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam, là chúng ta đang trong giai đoạn tiền lâm sàng thuốc điều trị cô vít có tên Vipdervir, điều trị triệu chứng nhẹ và vừa. Và ngày 10/8 đã công bố thành công kết quả tiền lâm sàng.
Ngay lúc đó, trên thị trường cũng xuất hiện một loại thuốc có tên Vipdervir C (thêm chữ C phía sau), của vinh gia, nhưng là một dạng thực phẩm chức năng bảo vệ sức khoẻ.
Và được ghi rầm rộ "Phòng cách bệnh do vi rút" và "hỗ trợ các bệnh do vi rút". Rất khôn ngoan đến mức x.ảo quyệt là không nhắc chữ "cô vít" trong những dòng quảng cáo trên nhãn, nhưng nêu các triệu chứng thì bất cứ một người bình thường nào đọc cũng có thể suy đoán: Ừ, đang phòng và hỗ trợ bệnh giống cô vít đấy!
Đã vậy, thật l.ươn lẹo, khi ghi rằng "giúp giảm nhẹ", "giảm nguy cơ biến chứng". Thế chẳng phải nếu gia đình nào đang không may có những người nghi nhiễm, chẳng phải tức tốc đi mua cái mớ của vinh gia này về dùng rồi còn gì?
Vậy hành vi này, có phải là lập lờ, gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng rằng sản phẩm này cũng tương tự sản phẩm điều trị cô vít mà Viện Hàn lâm đang nghiên cứu, và đi tắt đón đầu để trục lợi trên cái khốn khổ của người dân không?
(Mà, b.án ba trăm ngàn mỗi hộp ba mươi viên - theo báo Tiền Phong)
--------------------
🛑Bà chủ của vinh gia trả lời truyền thông về vụ này mới gọi là siêu tr.ơ tr.ẽn.
Vẫn là những câu quen thuộc "là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh" (Dĩ nhiên, ai cấp phép cho nhà bà sản xuất "thuốc chữa bệnh"? - nên mới lấy cái này ra mà lập lờ)
"Sản phẩm của chúng tôi chưa truyền thông, quảng cáo", vậy những bài trên báo chắc báo chí tự bịa ra? Nên nhớ những gì liên quan đến sản phẩm, các ông bà không trả tiền còn lâu họ mới đăng, chứ ngồi đó mà nói năng kiểu đó.
Vừa qua, từ một đống sản phẩm không hiểu bằng cách nào được lọt vào danh sách "chữa cô vít" thần thánh từ cái công văn tai tiếng của Bộ Y tế chưa kịp nguội, liên quan đến một lô một lốc sản phẩm của các con buôn trục lợi,
thì nay, thêm một con buôn trục lợi làm Lý Thông, tính cướp không nghiên cứu của các nhà khoa học bằng cái tên đầy đạo nhái và lập lờ mọi thứ.
Nghe ra sự bất chấp mọi thủ đ.oạn để làm giàu của các loại con buôn, không từ bất cứ hoàn cảnh nào, là điều luôn hiện hữu nhỉ?
Đồng bào khốn khổ trong dịch bệnh là niềm vui, là sự béo bở của quý vị sao?
Hoàng Nguyên Vũ.

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...