Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2021

FM974 Úc Châu : Chuyên Muc Blog :Trung Cộng: Đảng Cho Tôn Giáo Sống Lại Theo Ý Đảng

 Đảng CS Trung cộng đang cử hành lễ kỷ niệm lần thứ 100 ngày thành lập năm 1921. Suốt gần hết mấy thập niên qua, đảng đã hạn chế hay ngăn cấm mọi việc hành đạo của các tôn giáo truyền thống, thứ đạo mà họ cho là của bọn phong kiến xưa. Nhưng từ sau những năm 1970, đảng CS từ từ cho phép hồi phục lại một số đạo giáo mà họ có thể tạm chấp nhận theo chính sách của đảng. Gần đây nhất, Xi Jinping, chủ tịch nhà nước và đảng trưởng đã chuẩn nhận tiếp tục chính sách khoan hồng hay cởi mở tôn giáo coi như để thích ứng với sự phát triển nhanh chóng kinh tế của Trung cộng. Tuy nhiên, sự dễ dãi hay cởi mở này có kèm theo một điều kiện phải có là, lãnh tụ các đạo giáo này phải ủng hộ Đảng CS.

    Vô thần vẫn duy trì trong tư tưởng chính thức của Đảng, đảng viên bị cấm đoán triệt để việc theo và hành đạo, những cố gắng bức chế các tôn giáo và các phương thức hành đạo lên tới cao điểm là thời gian một thập niên hổn loạn của cuộc Cách mạng Văn hóa từ 1966 tới 1976, tất cả chùa chiềng, nhà thờ, đền miếu đều bị đóng cửa hay phá sập, mọi hình thức hành đạo bị cấm ngặt trong lúc cho tuyên truyền cổ động một thứ đạo giáo mới “Mao Trạch Đông đạo”, được xem đóng vai trò chính trong việc chánh thức chế tài, ngăn cấm tôn giáo.

    Như là một phần của chính sách cải cách và giảm thiểu việc kiểm soát xã hội, được ban hành khởi đầu từ những năm 1970, Đảng đã chấp nhận một cách chậm chạp một số tác phong và tập tục truyền thống cần thiết của tôn giáo hoặc cho phép các nơi hành đạo mở cửa. Phật giáo, Lảo giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo và Tin lành, năm tôn giáo được chính thức công nhận đã dần dần hồi phục trở lại, truyền đạo, hành đạo, xem ra có vẻ thành công nhiều mặt. Số đền miếu địa phương, khu đạo, hội đoàn, hành hương và lễ hội tăng nhiều đáng kể, số nhà tu, mục sư, linh mục cũng có nhiều thêm. Nhiều cơ sở tôn giáo mở cửa cho tư nhân và cộng đồng tín đồ thờ phượng, cúng bái, như tập tục trong đời sống đã có thường ngày. Các chính quyền địa phương cũng rất hoan hỉ với việc cho phép tôn giáo hoạt động trở lại, phần lớn là vì để thu hút người du lịch và phát triển kinh tế địa phương.

    Do vậy, nhiều thành phố lớn chính như Thượng Hải, đã trở thành nơi đua nở của các cơ sở tôn giáo, nhỏ cũng như lớn, chính thức hay không chính thức từ các miếu thờ địa phương đến các ngôi chùa Phật giáo, đền thờ Lảo giáo, nhà thờ, các hoạt động tập “thiền” hay “yoga” cũng có mặt tại nhiều thành phố nội địa. Xem ra người dân hân hoan chào đón sự dễ dãi mới này, một cuộc khảo sát thăm dò ý kiến của trung tâm nghiên cứu Pew, tìm thấy khoảng 48.2% dân số đã có theo vài hình thức hoạt động tôn giáo, cách này hay cách khác.

   Theo truyền thống xa xưa, hầu hết người dân Trung hoa không theo một tín ngưỡng cá biệt hay xác nhận mình là tín đồ của một đạo nào đó đơn thuần, mà họ tham dự vào nhiều niềm tin và hành đạo đa dạng, khuôn mẫu của những thế kỷ vua chúa phong kiến ngày xưa. Với các tôn giáo được xem là phổ thông quần chúng như Phật, Lảo, Khổng giáo, sự nới rộng của nhà nước bao gồm nhiều hoạt động thông thường từ thăm viếng chùa chiềng, tham dự hành hương và xem lễ hội, cầu nguyện, cúng vái nhang đèn, thờ cúng ông bà, đồng thời cũng chấp nhận cho hình thức hoạt động của nhóm “feng sui”, cách thức tôn thờ thần thánh hay xem quẻ xin xâm.

    Đảng cộng sản đồng thời cũng ngưng chỉ trích lời dạy của Khổng Tử, nhà triết học danh tiếng và một nhà giáo dục trong thế kỷ thứ năm, thứ sáu. Gần như trong suốt thế kỷ 20, lời giảng dạy của Khổng Tử bị loại bỏ, coi đó là lời lẽ của thời phong kiến quá khứ nhưng đã thay đổi trong những thập niên vừa qua khi Đảng cho là, chính Đảng mới là người bảo vệ, gìn giữ giá trị truyền thống Trung hoa. Nhưng bây giờ Đảng cũng tìm thấy lời giảng dạy của Khổng Tử có lợi ích và phù hợp với chủ trương của nhà nước như trung thành chính quyền và kính trọng lãnh tụ. Theo chiều hướng này, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã hỗ trợ cho việc tái thiết lập các đền thờ và viện Khổng Tử học, Đảng cũng đở đầu cho các buổi hội thảo về tư tưởng Khổng giáo và  ngay cả việc tổ chức giảng dạy về Khổng Tử cho viên chức của Đảng.

    Thụ đắc thái độ và phương thức đã có từ tiền lệ của chiều dài lịch sử các triều đại vua chúa, nhà cầm quyền cộng sản Trung cộng cho mình đứng ở vị trí có đủ quyền năng và phán xét, xếp loại tôn giáo, chính thống hay không, hình thức theo đạo, hành đạo nào đúng, sai, các người lảnh đạo tôn giáo phải ủng hộ Đảng và tuân theo những quy tắc, luật lệ do nhà nước đề ra. Nhà nước giữ chặt việc kiểm soát tất cả các hình thức bày tỏ tư tưởng và tổ chức tôn giáo, họ sẽ trừng phạt nếu cần.



    Năm 2015, nhà cầm quyền Trung cộng đã tháo bỏ khoàng 1,200 cây thánh giá từ các nhà thờ khắp tỉnh Zhejiang, năm 2016 một tòa án ở Zhejiang xử một linh mục Tin lành 14 năm tù vì chống lại lệnh tháo bỏ thánh giá của nhà thờ xứ đạo ông ta. Năm 2018, nhà nước đã giựt sập, san bằng nhà thờ Golden Lampstand tại tỉnh Shanxi.

Để đáp trả việc này, hầu hết các nhóm tôn giáo buộc phải cẩn thận, kỹ lưỡng hơn chịu tự kiểm duyệt các bài giảng, hình thức sinh hoạt tại nhà thờ hay chùa chiềng, đền miếu, ký giả phương Tây đã tận mắt quan sát được qua các chuyến thăm viếng cho phép của nhà nước. Gọi là cởi mở nhưng trong thực tế, Trung cộng vẫn xem tôn giáo là một sự đe dọa đáng ngại đối với quyền lực nhà nước, cho nên thường xuyên ban hành quy lệnh một cách nghiêm khắc, đặc biệt khi nhà nước nghi ngờ tôn giáo nào đó có liên kết với tổ chức ngoại quốc hay có khuynh hướng ly khai. Trong nhiều thập niên, Trung cộng đã kiểm soát những người theo Phật giáo ở Tây Tạng một cách gắt gao với chủ đích áp dụng chính sách áp chế văn hóa và bản gốc quốc gia dân tộc này, điều này ngược hẳn thái độ, giảm thiểu, cởi mở của Đảng đối với sự hành đạo của đa số người Hán sống ở Tây Tạng.

    Đảng cũng đã lên tiếng giải thích chiến dịch không khoan nhượng gần đây trong việc áp chế thiểu số người Hồi giáo Uighurs sống ở Xinjiang, một vùng được xem là tự trị miền tây bắc Trung cộng, là để chống lại quân khủng bố và ly khai. Theo những tài liệu tiết lộ ra, từ năm 2014 đã có khoảng một triệu người Uighurs bị cưỡng bức vào các trại tập trung “cải tạo”, nhằm buộc người Uighurs phải bị đồng hóa, hội nhập vào văn hóa người Hán, với cái giá là, họ, những người sắc tộc này sẽ mất đi tôn giáo và gốc gác dân tộc mình. Ở thời điểm cử hành kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, Đảng cộng sản Trung cộng muốn tô vẽ lên cho mình, hình ảnh của một quốc gia đoàn kết có đủ sức mạnh thống trị kinh tế và chính trị toàn cầu.

    Nhưng hiện tại, tại nước nhà, Trung cộng đang đối mặt với nhiều vấn nạn và tìm ra một hành động quân bình: đoan chắc hai vai trò phải có, là một người bảo vệ, bảo tồn văn hóa và tôn giáo Trung Hoa nhưng qua chính sách khuyến khích nó, tôn giáo, chứ không thể đế nó làm mai một suy giảm sức mạnh và quyền hành của nhà nước Bắc Kinh.

Thuyên Huy

🌾🌾🌾🌾🌾🌾🌾

Mời  Xem :

FM 974 Úc Châu-Chuyên Mục Blog :Syria: Mặc Quần Áo Đẹp Cho Con Đem Chôn Xem :

1 nhận xét:

KÝ ỨC : Thơ Phượng Hồng Và 19 Bài Họa Cuả Các Thi Hửu

KÝ ỨC Ký ức bùng lên đẹp giấc mơ Xua đi đêm trắng ngỡ phai mờ Chùm phim óng ả hồng nhung lụa Vàng gấm tơ ,lòng dạ ngẩn ngơ Rót xuống trần gi...