Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

THÌ CỨ HỒN NHIÊN VUI VỚI THƠ - Thơ Trần Quốc Bảo


Thì cứ hồn nhiên vui với Thơ,
Lênh đênh biển mộng chiếc thuyền mơ
Mặc đời gió bụi, trời giông bão
Chính trực ung dung, sẽ tới bờ.

Thì cứ trọn đời vương vấn Thơ,
Bận lòng chi, những chuyện bâng quơ
Chỉ Thơ mới thật là tâm huyết
Thế sự phù vân, quá hững hờ.


Thì cứ thả hồn du với Thơ,
Thong dong vào vũ trụ xanh lơ
Trăng, Sao, Non-Nước, cùng Hoa, Bướm
Và trái Tim Tình, rất mộng mơ.
 
Thì cứ miệt mài say với Thơ,
Để hồn phiêu lãng lướt cung tơ
Để lòng thanh thản, không vương lụy
Ấy mộng Thiên Thai vẫn đợi chờ!
 
Vào cuộc nhân sinh, tựa giấc mơ,
Tình đời vốn dĩ đã thờ ơ
Nàng Thơ kết hợp như duyên nợ
Thì cứ hồn nhiên vui với Thơ…!   
    
Trần Quốc Bảo
      Richmond, Virginia.
Địa chỉ điện thư của Tác Giả:

Thơ Xướng Họa : THƠ VỀ Như Thị Và Các Thi Hửu


THƠ VỀ
Loay hoay trộn vận đến bơ phờ
Đủng đỉnh bươi từ kết ước mơ
Khắc khoải mò niêm hồn lẩn thẩn
Trầm ngâm buộc luật mắt lờ đờ
Đôi khi ngớ ngẩn đầu khờ khạo
Lắm lúc bần thần trí ngất ngơ
Luôn dặn nuôi vần ăn đạm bạc
Ý dừng ứa chữ sẽ thành thơ
Như Thị

 Họa 1 :LÀM THƠ.
Đi kiếm ý thơ đến mệt phờ,​
Mùa thu lá rụng đẹp như mơ.​
Mà lòng khô cạn nên buông thả,​
Vì trí suy cùn chỉ đẫn đờ.​
Luật đúng vần siêu đâu phải dễ,​
Lời thanh tứ nhã chớ ngu ngơ.​
Thi văn hay dở do tâm động,​
Đành mặc con tim cảm tác thơ.​
Nguyễn Thị Mỹ Ngọc.​
Oct. 24/2019.​

HỌA 2 : THƠ BUỒN TUỔI HẠC
Tui hc thân đơ tóc bc ph,
Còn đi đâu na đ mà mơ!
Sáng ngày ra ngóng vườn tay vói,
Đêm ti vào thăm máy mt đ.
Thi t xướng trao trơ trí lc,
Cung âm to nhp tt hn ngơ.
Tim còn vươn chút tình lưu du,
Cũng đng đôi dòng kết cu thơ.
HỒ NGUYỄN (24-10-2019)

Họa 3 :LÀM THƠ ĐƯỜNG LUẬT
Bứt tóc vò tai, dáng phạc phờ
Ôm đầu nhắm mắt, trí lơ mơ
Cơm khê... chống chế ; " tôi sơ hở"
Con nũng... thở than : " bố đẫn đờ' 
Lạc ý thất niêm, lo tở mở
Sai từ bí vận, nghĩ ngu ngơ
Loay hoay trọn buổi còn dang dở
Ngắc ngứ cả ngày cứ thẩn thơ.
Sông Thu
  
Họa 5 : LAO ĐỘNG THƠ
           (Tự răn)
Nửa chữ đặt yên đã đủ phờ,
Huống gì cấu tứ mới màng mơ.
Túi vơi,...vót vét lo... phờ phạc,
Vốn cạn,...loay hoay ngẫm...đẫn đờ.
Nghèo ý,...chắt gằn càng khô khốc,
Bí vần,...trầy trật vẫn lơ ngơ.
Tài không thiên bẩm, đành khiêm hạ,
Học hỏi anh em tập tẹ thơ.
                              24-10-2019
                        Nguyễn Huy Khôi


10 động vật huyền thoại có thể có thật


Nhiều loài động vật bị coi là đã tuyệt chủng hoặc dấu vết không rõ ràng song vẫn tồn tại dai dẳng trong nhiều nền văn hóa khác nhau.
Dưới đây là danh sách 10 loài động vật trong huyền thoại mà nhiều người vẫn tin rằng chúng tồn tại:

10. Người biển Ilkai

Ilkai là tên do các bộ lạc ở Papua New Guinea dùng để chỉ một loài sinh vật biển hình người
Ilkai là tên do các bộ lạc ở Papua New Guinea dùng để chỉ một loài sinh vật biển hình người.
Ilkai là tên do các bộ lạc ở Papua New Guinea dùng để chỉ một loài sinh vật biển hình người giống như các nàng tiên cá hay được nói đến ở phương Tây. Mặc dù sự tồn tại của loài sinh vật này có thể phi lý theo quan điểm tiến hóa song vẫn có rất nhiều bài viết và lời đồn ghi lại từ những người dân địa phương.
Năm 1983, nhà động vật học Richard Greenwell và nhà nhân chủng học Roy Wagner, từ Mỹ tổ chức thám hiểm một khu vực “hay nhìn thấy những người Ilkai”, hy vọng khám phá được những bí ẩn của người biển kể trong truyền thuyết. Đầu tiên họ cho rằng các sinh vật đó là bò biển (dugong), hải cẩu, cá heo, mà người địa phương nhìn nhầm.
Tuy nhiên, sau khi chứng kiến tận mắt những sinh vật bí ẩn này rượt đuổi các loài cá nhỏ trong một vịnh, Greenwell và Wagner đi đến kết luận rằng Ilkai thực sự là một loài chưa biết, và các thổ dân biết cách phân biệt rất rõ giữa người biển này và các loài động vật biển có vú khác. Thật không may, sự xa xôi của khu vực và thiếu kinh phí nên đoàn đã phải kết thúc đột ngột cuộc thám hiểm, và những người biển của Papua New Guinnea vẫn là một bí ẩn cho đến ngày nay.

9. Người Almas

Người Almas có vóc dáng thấp bé, cơ bắp mạnh mẽ, mình đầy lông và chưa có ngôn ngữ.
Người Almas có vóc dáng thấp bé, cơ bắp mạnh mẽ, mình đầy lông và chưa có ngôn ngữ.
Almas là một “người – thú” hoang dã sống trên dãy núi của Kazakhstan và Mông Cổ. Theo mô tả, họ phần nào tương tự như người thời tiền sử: vóc dáng thấp bé, cơ bắp mạnh mẽ, mình đầy lông và chưa có ngôn ngữ. Lời đồn về người Almas lưu truyền vài trăm năm nay và người dân địa phương coi họ là một tộc người sống ở vùng đất này.
Năm 1925, một đơn vị kỵ binh thuộc Hồng quân do Tướng Mikhail Stephanovitch Topilski chỉ huy đã đi qua một hang động tại đây. Sau khi quân đội bắn nhiều đợt vào hang vì nghi địch đang lẩn trốn ở đó thì thấy một động vật giống như người trần truồng chạy ra la hét, một lúc sau chết vì những vết thương do đạn bắn. Topilski ghi lại chi tiết, mô tả thân hình lông lá, cơ bắp mạnh mẽ và nét mặt giống với khỉ của người này.
Một trường hợp có thể tin được là Zana, một phụ nữ tộc người Almas bị một người thợ săn trong ngôi làng xa xôi ở vùng núi Zadan của Gruzia bắt sống. Zana đã được thuần hóa, sống với người thợ săn nọ và sinh được ba người con trai, đều có sức mạnh phi thường. Zana qua đời vào năm 1880 các con cũng chết từ lâu không để lại hậu duệ. Mộ của con trai út đã được khai quật và các nhà khoa học Liên Xô đã phân tích ADN của người này, thấy có nhiều điểm khác lạ so với bộ gene người.

8. Người Agogve

Nhiều người tin rằng người Agogve là dấu tích sót còn lại của chủng tộc Australopithecus.
Nhiều người tin rằng người Agogve là dấu tích sót còn lại của chủng tộc Australopithecus.
Người Agogve ở Kenya và Uganda có một số điểm tương đồng với người Almas, nhưng tầm vóc nhỏ hơn và thường được mô tả như những con khỉ bonobo đi thẳng đứng có một số nét giống con người như tay dài, thân thanh mảnh. Nhà thám hiểm kiêm nhà săn bắn người Anh J. Cottnay đã cố gắng để săn lùng những người Agogve, nhưng các cư dân bản địa kiên quyết từ chối giúp ông ta, không chỉ chỗ, không dẫn đường, không tiết lộ các thông tin mà họ biết.
Điều tương tự cũng đã xảy ra vào năm 1983, khi một nhóm các nhà động vật học Anh đã bị dân địa phương ngăn cản, không cho bắt giữ một người dân trong làng có hình dạng kỳ quái được dân gọi là “cụ tổ của những người đàn ông”. Nhiều người tin rằng người Agogve là dấu tích sót còn lại của chủng tộc Australopithecus, sống ở Châu Phi khoảng 4 triệu năm trước đây.

7. Người Yeren (dã nhân)

Người Yeren có một bộ lông màu da cam sẫm.
Người Yeren có một bộ lông màu da cam sẫm.
Bạn không cần phải hình dung thế nào là một Người Tuyết (Yeti và Bigfoot). Trung Quốc, cũng có phiên bản riêng của một sinh vật, khó nắm bắt, tựa như đười ươi, to quá khổ lẩn trốn trong rừng sâu và các dãy núi từ xa mà người ta gọi là Yeren (dã nhân).
Không giống như người Bigfoot ở Bắc Mỹ, người Yeren có một bộ lông màu da cam sẫm. Theo lời kể của người địa phương, người Yeren không e ấp như người anh em Bắc Mỹ của họ. Trong một báo cáo từ năm 1942, khi xảy ra cuộc chiến tranh Trung - Nhật Bản, ông Liu Jikuan, lúc đó còn nhỏ, đã chứng kiến một trung đoàn quân đội đi qua ngôi làng của mình đã bắt hai người yeren, xích và kéo lê trên đường. Hiện nay thỉnh thoảng lại có người kể rằng đã nhìn thấy người yeren trong vùng sâu vùng xa của Trung Quốc.

6. Con Megalania Prisca

Dù tuyệt chủng từ lâu, nhưng thường xuyên vẫn có người thông báo với chính quyền nhìn thấy loài thằn lằn khổng lồ này.
Dù tuyệt chủng từ lâu, nhưng thường xuyên vẫn có người thông báo với chính quyền nhìn thấy loài thằn lằn khổng lồ này.
Loài thằn lằn khổng lồ Megalania Prisca, trước đây gọi là Varanus Priscus, là một loài thằn lằn tiền sử, to hơn rồng Komodo của Indonesia nhiều lần, thường lang thang ở những vùng xa xôi hẻo lánh của Australia, khủng bố các loài động vật bản địa. Mặc dù biết Megalania đã tuyệt chủng từ lâu, nhưng thường xuyên vẫn có người thông báo với chính quyền nhìn thấy loài thằn lằn khổng lồ này (Australia gọi là goanna) có kích thước tương tự một con cá sấu nước mặn.
Ví dụ năm 1939, một đoàn tàu đi qua New South Wales đã phải dừng lại giữa đường vì nhận thấy một đám đông rất lớn tụ tập trên đường ray. Người ta được biết đám đông đang cùng nhau tìm kiếm một con thằn lằn khổng lồ ước tính dài khoảng 8 mét.
Gần đây hơn, vào năm 1979, một bác sĩ người Australia Frank Gordon chạm trán với một con thằn lằn khổng lồ chạy phía trước chiếc xe jeep của ông với tốc độ rất lớn trong khi ông đang đi du lịch một mình ở vùng núi phía bắc New South Wales.

5. Con Kongamato

Kongamato
Kongamato là một vật bí hiểm sống trong các đầm lầy sâu và rừng nhiệt đới châu Phi xich đạo.
Kongamato là một vật bí hiểm sống trong các đầm lầy sâu và rừng nhiệt đới châu Phi xich đạo, một khu vực đặc biệt mà các nhà nghiên cứu động vật bí ẩn (cryptozoolog) rất quan tâm do thường xuyên nhận được thông báo về sự xuất hiện các con vật lạ. Con Kongamato giống như với loài chim tiền sử (pterodactyl) có sải cánh dài khoảng 2m và được xem là một con vật đặc hữu của vùng này. Nó rất khoẻ, hàm răng sắc nhọn, không thể là một loài chim xác định nhầm mà là một loài chim chưa biết tới.
Năm 1932, nhà thám hiểm nổi tiếng Ivan Sanderson đã tổ chức một cuộc thám hiểm vào vùng sâu vùng xa của Cameroon. Một ngày nọ, ông và nhóm của ông đã bắn rơi một con vật khác thường bay ngang đầu họ. Theo mô tả nó tựa như một sự pha trộn giữa hình dạng của dơi, chim và bò sát. Ngay sau đó, con vật lạ đã tấn công các nhà thám hiểm, khiến họ phải bỏ chạy tan tác.
Các bộ tộc địa phương cho biết họ phải sống trong sự khủng bố của những con kongamato, mà họ coi như sứ giả của thần chết, nguy hiểm hơn nhiều so với sư tử, báo, hoặc rắn mamba đen, cực độc. Những khảo sát tại hiện trường là rất khó khăn và các dữ liệu thu thập được về loài vật tựa khủng long này được trình bày trong Tạp chí khoa học của châu Phi xích đạo.

4. Đười ươi Pendek

Pendek
Sinh vật này vừa giống khỉ vừa giống người (thân hình nhỏ bé, sức mạnh phi thường), nó nhút nhát, tránh tiếp xúc với người.
Con vật sống ở Sumatra mà dân địa phương gọi đười ươi Pendek (Orang Pendek) phần nào giống như một người Tuyết, có điều nó không to lớn lắm. Sống rất sâu trong những khu rừng nguyên thuỷ của đảo Sumatra nó vừa giống khỉ vừa giống người (thân hình nhỏ bé, sức mạnh phi thường), nó nhút nhát, tránh tiếp xúc với người. Những người thực dân Hà Lan cai trị ở đây hồi đầu thế kỷ mô tả đó là sinh vật lông ngắn, không giống đười ươi hay vượn nhưng khá giống người và có khả năng đi thẳng đứng.

3. Các Yowie

Yowie
Yowia được nhiều người coi là một Người Tuyết phiên bản Úc.
Yowia được nhiều người coi là một Người Tuyết phiên bản Úc, nghĩa là một “anh em họ” với con vật huyền thoại được cả thế giới biết đến nhưng sống tại châu lục khác. Lý do là môi trường tại Australia dường như không thích hợp để loài linh trưởng to lớn ăn tạp này tồn tại.
Tuy nhiên, những tin đồn về sự xuất hiện của con vật ấy đôi lúc lại rộ lên. Một trong những lần làm dư luận xôn xao hơn cả là lần thông báo của Thượng nghị sĩ Bill O’Chee, Đảng quốc gia bang Queensland của Australia.
Năm 1977, khi ông O'Chee còn đi học, trong một chuyến tham quan hai ngày gần Springbook, ông và các bạn đã từng bị quấy rối bởi một sinh vật cao tới 3m, nét mặt giống như khỉ gorilla, nhổ cây từ dưới đất một cách dễ dàng đáng kinh ngạc. Nhóm của ông đã nhìn thấy con vật đó nhiều lần trong suốt hai ngày và O'Chee vẫn nhớ như in những gì ông đã chứng kiến.
Với ông và với nhiều người Australia khác đã nhìn thấy con vật này, thì con Yowie thần thoại là có thật và hiện nay vẫn sống tại vùng sâu vùng xa của khu vực Gold Coast của Australia.

2. Mèo rừng khổng lồ Nunda

Mèo rừng Nunda
Con Nunda được cho là một giống mèo khổng lồ, lẩn trốn trong các khu rừng ở Tanzania.
Con Nunda được cho là một giống mèo khổng lồ, lẩn trốn trong các khu rừng ở Tanzania, tầm vóc và sức mạnh lớn hơn nhiều so với bất kỳ con sư tử nào. Điều đáng chú ý là các mẫu lông của nó mà người ta thu thập được khẳng định rằng, nó thực sự là một loài thú ăn thịt hoàn toàn mới.
Năm 1922, William Hichens, thẩm phản quê gốc ở Lindi lần đầu tiên đã làm các hãng thông tấn ở châu Âu chú ý đến con vật này dựa trên thông tin của một số người quen của ông, nói họ đã bị nó tấn công. Năm 1920, một thợ săn người Scotland là Patrick Bowen đã cố gắng săn lùng con nunda những không gặp. Tuy nhiên, ông đã nhận ra dấu chân con vật và mẫu lông của nó, thuộc về một loài mà khoa học chưa hề biết đến. Tuy đã xảy ra nhiều vụ con nunda tấn công người ở vùng này, từ đó có nhiều đoàn đi săn tìm đến nhưng chưa ai thành công .

1. Người bộ tộc Acurinis

Người bộ tộc Acurinis
Đây bộ lạc bí ẩn hoàn toàn khác với những người gốc châu Âu cao lớn, tóc vàng ở giữa khu rừng rậm của rừng mưa nhiệt đới.
Sự tồn tại của những bộ lạc bí ẩn hoàn toàn khác với những người gốc châu Âu cao lớn, tóc vàng ở giữa khu rừng rậm của rừng mưa nhiệt đới, nơi chưa hề có một người nào của thế giới văn minh đặt chân đến đã làm cho người acurinis xứng đáng bổ sung vào danh sách “tộc người bí ẩn”. Mãi đến năm 1977 mới có những cuộc tiếp xúc đầu tiên với bộ lạc chưa ai tiếp cận này gần các suối nước của sông Araguaya, là nơi mà mà đoàn thám hiểm Anglo-Brazil thấy mình bị bao quanh bởi những thổ dân cao lớn, tóc vàng, trần truồng nói một thứ thổ ngữ không giống bất cứ bộ lạc da đỏ nào. Năm 1979, có một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi khác với người acurinis, những thành viên của đoàn thám hiểm thứ hai cũng bị sốc bởi tầm vóc và màu da của những thành viên của bộ lạc.
Người ta có thể đặt câu hỏi: Tại sao những dữ liệu về các bộ lạc này lại ít đến thế? Một câu trả lời có thể là: Chính phủ Brazil đang cố gắng che giấu sự tồn tại của họ để tiếp tục thu hồi đất của những người Anh-điêng mà thế giới không chú ý đến.
Khoahoc.tv

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Góc Đường Thi : Tảo Thu Sơn Cư ( Ôn Đình Quân )

1. Nguyên bàn chữ Nho của bài thơ :



       早秋山居        TẢO THU SƠN CƯ
      山近覺寒早,   Sơn cận giác hàn tảo,
      草堂霜氣晴。   Thảo đường sương khí tình.
      樹凋窗有日,   Thụ điêu song hữu nhật,
      池滿水無聲。   Trì mãn thuỷ vô thanh.
      果落見猿過,   Qủa lạc kiến viên quá,
      葉幹聞鹿行。   Diệp can văn lộc hành.
      素琴機慮靜,   Tố cầm cơ lự tịnh,
      空伴夜泉清。   Không bạn dạ tuyền thanh.
            溫庭筠                      Ôn Đình Quân

      

2. Chú Thích :
    - THẢO ĐƯỜNG 草堂 : ĐƯỜNG là Hall trong tiếng Anh, là cái phòng rộng lớn. Nhưng THẢO ĐƯỜNG ở đây là căn nhà cỏ, nhà tranh của những văn nhân thi sĩ ngày xưa khi ở ẩn. Gọi là Thảo Đường cho có vẻ cao nhã thanh thoát mà thôi.
    - TÌNH 晴 : là Tạnh, là Nắng ráo. Sương Khí Tình là chỉ Hơi sương đã tan.
    - THỤ ĐIÊU 樹凋 : là Cây héo. Ở đây chỉ Lá cây vàng rụng nên cành lá thưa thớt. LINH là Điêu Linh là lưa thưa héo úa. 
    - TỐ CẦM 素琴 : là Cây đàn chay. Có nghĩa Cây đàn không có trang trí thêm hoa văn gì cho đẹp cả.

3. Nghĩa bài thơ : 
                                THU SỚM TRONG VÙNG NÚI

       Vì ở gần với núi non nên có cảm giác là cái lạnh của mùa thu đến sớm hơn. Trong gian nhà cỏ đã tạnh hơi sương, ta nhìn qua song cửa thấy ánh nắng đã le lói qua các cành cây lưa thưa lá úa, và một ao nước thu đầy lạnh lẽo trong veo trong yên tĩnh. Trái cây cũng vàng rụng nên thấp thoáng bóng của các con vượn thoáng qua. Bên tai lại nghe tiếng xạc xào của các con nai đạp trên lá vàng khô. Ta gãy chiếc đàn mộc mạc mà lòng lâng lâng yên tịnh, đến khi đêm xuống thì chỉ còn nghe có tiếng suối trong thanh thoát hòa lẫn với tiếng đàn mà thôi.

     Câu thứ tư trong bài "池滿水無聲 Trì mãn thuỷ vô thanh" làm cho ta nhớ đến Tam nguyên Yên Đỗ với ...

                    Ao thu lạnh lẽo nước trong veo !

    và... câu thứ sáu "葉幹聞鹿行 Diệp can văn lộc hành" trong bài, lại làm cho ta liên tưởng đến thi sĩ Lưu Trọng Lư với ...

                    Con nai vàng ngơ ngác...
                    Đạp trên lá vàng khô !

    Quả là một bài thơ đẹp cho cảnh mùa thu đến sớm với những người ẩn cư tại các vùng núi non xa xôi hẻo lánh : Yên tịnh, thanh thoát và cao nhã !

4. Diễn Nôm :

             SỚM THU TRONG NÚI

               Hắt hiu núi gần lạnh sớm,
            Nhà tranh vừa tạnh sương mù.
            Cây rụng lưa thưa song nắng.
            Nước đầy trong trẻo ao thu.
            Bóng vượn chập chờn trái rụng,
            Tiếng nai xào xạc lá khô.
            Thanh thoát tiếng đàn mộc mạc,
            lẫn trong tiếng suối như thơ.
 Lục bát :
            Hắt hiu xóm núi lạnh tràn,
            Hơi thu nhà cỏ một gian sương mờ.
            Nắng xuyên song cửa lơ thơ,
            Cây cành thưa lá ao hồ nước dâng.
            Vượn buồn trái rụng bâng khuâng,
            Xạc xào nai đạp lá rừng vàng khô.
            Đàn tranh mộc mạc lửng lơ,
            Hoà cùng tiếng suối như mơ đêm trường.

                                       Đỗ Chiêu Đức


--Bản dịch của Mai Lộc-- 

Thu Sớm Trong Núi 
 (1)
Trong rừng núi , đã nghe lạnh sớm , 
Mái tranh nghèo , thu chớm , mờ sương . 
Ngoài song lá úa nắng vương , 
Ao đầy vắng lạnh , khói dường như mây. 
Hoa trái rụng trên cây vượn hú 
Đạp lá vàng một lũ hươu nai . 
Gảy đàn thanh thoát lòng ai , 
Bạn cùng suối nước đêm nay riêng mình . 
(2) 
Trong núi lạnh heo may , 
Mái nghèo sương khói bay . 
Song ngoài nắng lá úa , 
Ao vắng nước tràn đầy . 
Qủa rụng , vượn đâu đến , 
Lá vàng vẳng hươu nai . 
Gảy đàn lòng tĩnh lặng , 
Suối nước bạn đêm nay .


Phương Hà phỏng dịch 
THU SỚM TRONG NÚI

Cái lạnh mùa thu đến sớm hơn
Nhà tranh tĩnh lặng vắng hơi sương
Lưa thưa lá úa trên cành nắng
Lạnh lẽo hồ trong tựa mặt gương
Thấp thoáng vượn tìm hoa quả rụng
Xạc xào nai đạp  lá vàng vương
Gẩy cây đàn mộc ngân cùng suối
Thanh thản lòng ta nhẹ lạ thường.

Phương Hà

 Xem lại :Về Tống Từ : VỌNG GIANG NAM - SIÊU NHIÊN ĐÀI TÁC của Tô Đông Pha (Đỗ Chiêu Đức,PKT,,Quên Đi,Mai Xuân Thanh



Những nghịch lý cuộc sống khi không tiền và khi có tiền.

Cùng đọc và suy ngẫm những nghịch lý cuộc sống khi không tiền và khi có tiền dưới đây, chắc chắn chúng sẽ khiến bạn bật cười và gật đầu đồng ý.

1. Khi không tiền, ăn rau dại tại nhà. Khi có tiền, ăn cùng loại rau dại trong nhà hàng sang trọng.
1. Khi không tiền, ăn rau dại                        tại nhà. Khi có tiền, ăn cùng loại rau dại trong                        nhà hàng sang trọng.,nghịch lý cuộc sống,khi                        không tiền,khi có tiền,suy ngẫm,câu nói hài,câu                        nói troll

2. Khi không tiền, đạp xe đạp. Khi có tiền, cũng đạp xe tương tự trên chiếc máy tập thể dục.

2. Khi không tiền, đạp xe đạp.                          Khi có tiền, cũng đạp xe tương tự trên chiếc                          máy tập thể dục.,nghịch lý cuộc sống,khi không                          tiền,khi có tiền,suy ngẫm,câu nói hài,câu nói                          troll

3. Khi không tiền phải đi kiếm thức ăn. Khi có tiền phải đi để đốt cháy chất béo.

3. Khi không tiền phải đi kiếm thức ăn.                          Khi có tiền phải đi để đốt cháy chất                          béo.,nghịch lý cuộc sống,khi không tiền,khi có                          tiền,suy ngẫm,câu nói hài,câu nói troll

4. Khi không tiền, muốn kết hôn. Khi có tiền, muốn ly hôn.


4. Khi không tiền, muốn                        kết hôn. Khi có tiền, muốn ly hôn.,nghịch lý                        cuộc sống,khi không tiền,khi có tiền,suy                        ngẫm,câu nói hài,câu nói troll
Con người không bao giờ thất bại trong việc tự lừa dối chính mình!

5. Khi không tiền, vợ trở thành thư ký. Khi có tiền, thư ký trở thành vợ.


5. Khi                        không tiền, vợ trở thành thư ký. Khi có tiền,                        thư ký trở thành vợ.,nghịch lý cuộc sống,khi                        không tiền,khi có tiền,suy ngẫm,câu nói hài,câu                        nói troll

6. Khi không tiền, cư xử như người giàu có. Khi có tiền, cư xử như người nghèo khó.


6. Khi không tiền, cư xử như người giàu có.                        Khi có tiền, cư xử như người nghèo khó.,nghịch                        lý cuộc sống,khi không tiền,khi có tiền,suy                        ngẫm,câu nói hài,câu nói troll

7. Nói thị trường cổ phiếu tệ, nhưng vẫn tiếp tục đầu cơ. Nói tiền bạc là thứ xấu xa, nhưng vẫn tiếp tục tích lũy.


7. Nói thị                        trường cổ phiếu tệ, nhưng vẫn tiếp tục đầu cơ.                        Nói tiền bạc là thứ xấu xa, nhưng vẫn tiếp tục                        tích lũy.,nghịch lý cuộc sống,khi không tiền,khi                        có tiền,suy ngẫm,câu nói hài,câu nói troll
Con người không bao giờ nói ra sự thật đơn giản!

8. Nói địa vị cao thì cô đơn, nhưng vẫn tiếp tục mong muốn. Nói cờ bạc và rượu chè là xấu, nhưng vẫn tiếp tục phóng túng.

8.                          Nói địa vị cao thì cô đơn, nhưng vẫn tiếp tục                          mong muốn. Nói cờ bạc và rượu chè là xấu,                          nhưng vẫn tiếp tục phóng túng.,nghịch lý cuộc                          sống,khi không tiền,khi có tiền,suy ngẫm,câu                          nói hài,câu nói troll
Con người không bao giờ muốn những gì họ nói và không bao giờ nói những gì họ muốn!

Nguồn : UsefulGen / Dịch giả : Ngọc Hà

Hoa Huỳnh chuyển 
 

Tâm Sự Từ Nguyên Và Bài "MẮT NHÒA QUÊ MẸ "

 Cùng quý thân hữu, Tình mẹ con vốn bất diệt và không có thơ nhạc nào đủ sức ca tụng. Trong khi người ta lao đầu vào các cuộc chiến bất tận,...