Sau thành tựu năm 2014 của các nhà khoa học Hàn Quốc, các nhà nghiên cứu Thụy sĩ giờ đây đã tiếp tục phát triển da nhân tạo lên một tầm mới.
Giống như các giác quan của chúng ta về thính giác và thị giác, xúc giác (cảm nhận khi chạm) đóng vai trò quan trọng trong cách để con người nhận thức và tương tác với thế giới xung quanh.
Y học từng nỗ lực trong việc chế tạo các loại da
nhân tạo phục vụ cho quá trình phục hồi các phần cơ thể bị mất của các
nạn nhân chiến tranh hoặc tai nạn. Tuy nhiên, phần da nhân tạo vẫn chưa
thể mang tới cảm giác tự nhiên, nhiều công dụng như da thật ở người.
Năm 2014, các nhà
khoa học Hàn Quốc đã có thành tựu sáng chế ra loại da nhân tạo có khả
năng mô phỏng xúc giác của con người. Với phát minh này, da nhân tạo sẽ
giúp các bệnh nhân có thể cảm nhiệt và cảm nhận bề mặt của một vật thể
chạm vào.
Tuy nhiên mới đây nhất, các nhà khoa học Thụy Sĩ còn đạt một bước tiến hơn nữa trong lĩnh vực này.
Loại da mới còn tối ưu hơn loại da nhân tạo năm 2014 của các nhà khoa học Hàn Quốc.
Vẫn
thuộc lĩnh vực nghiên cứu về phản hồi xúc giác, các nhà nghiên cứu
thuộc 2 trường đại học tại Thụy Sĩ đã cùng hợp tác để phát triển một
loại da nhân tạo có độ mềm dẻo linh hoạt và tạo cảm giác chạm chân thực
nhất từ trước tới nay. Sáng chế này có thể ứng dụng đáng kể cho lĩnh vực
y tế và lĩnh vực thực tể ảo.
Bộ dẫn động mềm và hệ
thống cảm biến là hai bước tiến mới trong công trình nghiên cứu lần này
của các nhà khoa học Thụy Sĩ. Được làm từ loại vật liệu haptics kẹp giữa
các lớp silicone, loại da mới có thể được kéo dài gấp bốn lần chiều dài
ban đầu. Kết hợp với bộ dẫn động mềm, nó có thể dễ dàng trùm bọc chính
xác vào các vật thể có kích cỡ khác nhau.
Bên cạnh đó, hệ
thống cảm biến sẽ liên tục đo lường độ biến dạng của da, đưa ra điều
chỉnh phản hồi xúc giác trong thời gian ngắn nhằm tạo nên cảm giác chạm
chân thực nhất có thể.
Da
nhân tạo chứa các bộ truyền động khí nén tạo thành một lớp màng được
bơm căng bằng không khí. Các bộ truyền động có thể được điều chỉnh theo
các áp suất và tần số khác nhau (lên đến 100 Hz hoặc 100 xung mỗi giây).
Phần da sẽ rung lên do cơ chế phồng lên và xì hơi nhanh chóng của lớp
màng này.
Một lớp cảm biến nằm trên cùng lớp màng sẽ chứa
các điện cực mềm làm từ hỗn hợp gallium thể rắn-lỏng. Các điện cực này
liên tục đo biến dạng của da và gửi dữ liệu đến các vi điều khiển, sử
dụng chính phản hồi đó để điều chỉnh cảm giác trước khi truyền đến não
bộ nhận thức của người đeo.
Mức độ cảm nhận của loại da lần này đã gần đạt tới mức nhạy cảm như da thật ở người.
Hiện
tại, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm loại da nhân tạo mới trên
ngón tay của con người. Công nghệ này sẽ còn được cải tiến thêm trong
thời gian tới theo trưởng dự án nghiên cứu:
"Bước
tiếp theo sẽ là phát triển một nguyên mẫu có thể được ứng dụng hoàn toàn
cho việc phục hồi chức năng y học và thực tế ảo. Nguyên mẫu cũng sẽ
được thử nghiệm trong các nghiên cứu khoa học thần kinh, nơi nó có thể
được sử dụng để kích thích những phản ứng nơi cơ thể con người".
theo TRÍ THỨC TRẺ
Phát minh này rất hữu ích
Trả lờiXóa