Nhà bác học Albert Einstein từng khẳng định: Nếu để loài ong tuyệt chủng, con người cũng sẽ "bốc hơi" nhanh chóng chỉ sau 4 năm.
Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng khoa học xác đáng để chứng minh câu nói của Einstein là chính xác 100%.
Dẫu
vậy, nguy cơ biến mất khỏi hệ sinh thái của loài ong hoàn toàn có khả
năng xảy ra. Từ năm 2007 - 2016, số lượng ong trên toàn thế giới đã sụt
giảm tới 89% do các tác nhân như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.
Không
chỉ ong, con người đã, đang và sẽ đẩy nhiều sinh vật tới bờ vực diệt
vong. Nhưng câu hỏi đặt ra là, vì sao ong lại liên quan đến sự tồn vong
của loài người?
Cụ
thể, ong đóng vai trò to lớn trong chuỗi cung cấp thực phẩm trên toàn
thế giới - hầu hết thực vật trong thế giới tự nhiên (80%) cần ong để thụ
phấn. Thiếu ong có nghĩa là nhiều triệu nông dân trên thế giới sẽ bó
tay trong việc sản xuất rau củ.
Ít
ai biết rằng, cứ 3 loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày, lại có 1 thứ
liên quan mật thiết đến ong. Trên thực tế, đàn ong trong một tổ có thể
thụ phấn cho hàng triệu bông hoa mỗi ngày.
Theo F.C, mùa đông năm 2018 chính là cuộc "đại khủng hoảng" của loài ong: Khoảng 40% số đàn ong ở Mỹ đã chết.
Ở
Anh, con số đó nghiêm trọng hơn, lên tới 50%. Nhiều quốc gia châu Âu
cũng báo cáo về số lượng đàn ong chết như ngả rạ, đặc biệt là sau Thế
Chiến II.
Dù
hiểu được tầm quan trọng của ong, con người và quá trình công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đã xâm lấn môi trường sống tự nhiên của chúng. Bên
cạnh đó, việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón cùng những dịch hại biến
hóa khôn lường đã khiến sự tồn vong của ong bị đe dọa.
Nghiên
cứu vào đầu năm 2019 cho thấy: Không chỉ ong, số lượng côn trùng trên
toàn thế giới đang sụt giảm khoảng 2,5%/năm. Nếu điều này tiếp diễn và
tăng dần đều, đến năm 2119 sẽ không còn bất kỳ loài côn trùng nào trên
địa cầu nữa.
Nếu
tất cả ong trên trái đất đột ngột biến mất - con người chưa chắc đã
tuyệt chủng theo ngay. Tuy nhiên, hàng tỷ người sẽ gặp rắc rối vì sự
thiếu vắng của chúng: Tốc độ sản xuất thực phẩm sụt giảm, đồng nghĩa với
hàng loạt nạn đói nghiêm trọng.
Những
hoa thơm trái ngọt quen thuộc như bơ, táo, dâu tây, bưởi, dưa chuột và
nhiều loại đậu sẽ sụt giảm nghiêm trọng, dần dần biến mất vì không có
ong thụ phấn.
Bên
cạnh đó, nhiều loại gia súc, gia cầm lấy nguồn thực vật thụ phấn làm
thức ăn chính - đồng nghĩa với việc con người cũng dần dần chẳng có thịt
mà ăn nữa.
Ý thức được tầm quan trọng của ong, nhiều quốc gia đã cấm sử dụng thuốc trừ sâu gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến ong.
Nhiều
start-up toàn cầu đã tham gia hành động cứu ong và đang làm một số việc
rất thú vị, chẳng hạn như: "Bee Lab" có trụ sở tại California đã phát
triển một loại thức ăn cho ong có tên "BioPatties", rất giàu men vi sinh
giúp tăng cường hệ miễn dịch của ong, công ty "Bee Hero" của Israel đã
phát minh ra một cảm biến theo dõi sức khỏe của ong.
Bảo vệ ong, cũng chính là bảo vệ loài người
.( Khanh Dung Ho chuyển)
Cần giữ môi trường thuận lợi cho các loài ong phát triển
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác
Xóa