Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

Radio FM 974 Melbourne Lebanon: Từ Beirut Tới Sydney – Chuyến Bay Đổi Đời Của Một Đứa Trẻ Vô Tổ Quốc.FM974 Melbourne :

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 07/10/2019

    Suốt hai mươi tám năm đầu đời Fadi Chalouhy là một người không có tổ quốc. Anh ta sinh ra tại Lebanon năm 1990 trong một gia đình có me, người đạo Thiên chúa và cha, người Hồi giáo Syrian. Ở thời buổi này, chuyện như vậy không có gì là bất bình thường, theo lời của Chalouhy, gia đình anh đang sống trong vùng đất quân Syrian chiếm đóng, nơi có không biết bao nhiêu là xáo trộn, hổn loạn xảy ra, đặc biệt là sự đối nghịch giữa bên Hồi giáo Syrian và cộng đồng Thiên chúa giáo Lebanese. 
    Cha mẹ Chalouhy ly dị sau ngày anh vừa sinh ra được sáu tháng, cha anh bỏ nhà đi, không ghi tên trong sổ bộ hôn thú hay khai sinh Chalouhy là con, ở Lebanon đàn bà không được phép làm khai sinh cho con cái, chỉ có đàn ông mới có quyền này, các giấy tờ có liên quan tới đứa bé như giấy khai sinh, giấy xác nhận lý lịch, mọi thứ phải có mặt người cha ký tên trên đó, vì cha anh không có nên mẹ anh không thể làm gì khác hơn được, vì vậy Chalouhy sinh ra là đứa nhỏ không có tổ quốc, không có giấy tờ, hay bất cứ một sự công nhận nào hay tư cách luật pháp gì tại Lebanon, điều nàycó nghĩa là Chalouhy không phải là người có quốc tịch Lebanese, và trong thực tế, anh không là công dân của bất cứ một quốc gia nào.
    Rốt cuộc không một quốc gia nào trên trái đất này nhận anh là công dân của họ, xem ra anh ta là người từ Hỏa tinh tới, kết quả là, anh bị khốn khổ không ít vì sự kỳ thị mọi nơi, người ta đối xử với anh tệ hơn là với một con vật. 
    Mẹ của Chalouhy là người phụ lễ tại một trường học Thiên Chúa giáo ở Lebanon, bà gặp các bà sơ và được họ bằng lòng để anh vào học nhưng với một điều kiện rất nghiêm khắc là, mỗi lần có thanh tra gia giáo dục xuống trường thì anh ta phải ở nhà ngày đó, lý do là vì trên giấy tờ lớp học chỉ có 20 em, anh là đứa thứ 21, vậy là bất hợp pháp. Cứ tưởng được đi học là vui nhưng không phải vậy, ở trường này, Chalouhy đã  bị đám trẻ khác ăn hiếp thường xuyên, vì nguồn gốc người Syrian của anh, bọn nó chỉ chỏ xua đuổi “đi về chỗ mày từ đó đến đây đi, mầy là dân Syrian”. Mặc dù một tòa án Thiên chúa giáo ở Lebanon phán rằng, Chalouhy được quyền tiếp tục việc học và nhờ đó anh cố gắng học lên và có bằng cao học nhưng những điều này vẫn không giải quyết được tình trạng vô tổ quốc của mình. 
    Trong bằng cấp cấp cao học và chứng chỉ tốt nghiệp trung học, tên anh chỉ có một chữ là Fadi, họ vô danh, tên cha vô danh, ngày sinh không biết, các chi tiết mù mờ này đã gây cho anh không biết bao nhiêu là trở ngại. rắc rối cho mọi chuyện, trong thời điểm này, tình hình đất nước Lebanon không ổn lắm, nếu không nói là nạn sứ quân giáo phái, chốt canh, trạm kiểm soát của quân đội, cảnh sát dựng lên khắp nơi, chận đường xét hỏi, là chuyện bình thường, Chalouhy đã bị chận xét nhiều lần, hai ba bốn lần trong một tuần, chỉ vì cảnh sát không biết phải tính làm sao với thứ giấy tờ của anh ta, theo lời Chalouhy, không có một người sĩ quan hay cảnh sát nào tại chốt kiểm soát có đủ trình độ hay khả năng phán xét căn cứ vào đâu để giải quyết tư cách của một người vô tổ quốc, bởi hì chính họ cũng không biết một người vô tổ quốc là người như thế nào. Khi mẹ của anh mất năm 2016, Chalouhy mặc dù sinh ra ở Lebanon nhưng anh không muốn chết ở Lebanon, cho nên anh quyết định, bằng mọi giá và bằng mọi cách có thể được, phải rời khỏi Lebanon.
    Chalouhy liên lạc, tìm gặp bất cứ ai, từ dân biểu nghị sĩ, tới những người tranh đấu cho nhân quyền, các tổ chức “Phi chánh phủ NGO” tại Lebanon để giúp anh có được quốc tịch nước này nhưng không được gì cả, cuối cùng Chalouhy xoay qua tìm kiếm sự trơ giúp từ các nơi khác bên ngoài Lebanon. Chalouhy bắt đầu liên lạc với tố chức Phi chánh phủ NGO quốc tế và các những nhóm người ái mộ tài tử, nghệ sĩ nổi tiếng qua các trang mạng điện tử của họ kể cả cô Angelina Jolie, đại sứ của LHQ, tiếc rằng anh không nhận được một hồi âm nào của cô này, Chalouhy cười chua chát nói với ngưới ký giả phỏng vấn anh, “tôi vẫn còn chờ”. 
    Vấn đề ở đây là tư cách của Chalouhy không nằm đúng trong trường hợp nào cả, anh không phải là một người tỵ nạn vì không chạy lánh nạn khỏi quốc gia mình, anh mạnh khỏe, có việc làm và có nhà ở. Cũng may, trong tuyệt vọng anh lại liên lạc được với một tổ chức Phi chánh phủ khác có tên là Talent Beyond Boundaries sau khi gởi tới họ một cái điện thư. Theo lời Chalouhy, thông thường thì, khi anh liên lạc với tổ chức Phi chánh phủ ở Lebanon họ hỏi anh, có cần giúp đở tiền bạc, y tế sức khỏe gì không, có nhà ở chưa, có cần thực phẩm không, theo anh có lẽ chỉ vì anh là người vô tổ quốc, nhưng anh đâu phải cần các thứ mà họ hỏi đó. Chalouhy chỉ cần một quốc tịch, một quốc tịch của bất cứ nước nào hay một giải pháp cụ thể kết cuộc giải quyết trở ngại của mình. Tổ chức Talent Beyond Boundaries hỏi anh, vài câu hỏi bất thường, là anh nghĩ anh sẽ đóng góp được gì với họ, tổ chức này liên kết các người tỵ nạn có tài năng với giới chủ nhân quốc tế, họ đồng ý giúp anh và sau đó, họ liên lạc giới thiệu anh cho một cơ sở ở Sydney, Úc châu – văn phòng tư vấn Accenture. 
    Việc quan trọng hơn hết, nếu không vượt qua được thì không có gì hết, là làm thế nào để Chalouhy rời khỏi Lebanon một cách hợp pháp, lên máy bay từ Beirut tới Sydney, Úc châu, một khi anh không có giấy tờ căn cước gì cả. Thế rồi, Chalouhy đã rời khỏi đó với tờ giấy thông hành, “chiếu khán nhập cảnh tạm thời cho người có kỷ năng cao”, và Chalouhy là người đầu tiên có được, những người không có tổ quốc như Chalouhy thường được đi định cư do chương trình định cư của LHQ hay hoặc là vượt biên giới bất hợp pháp. Qua nhiều buổi hỏi đáp, cuối cùng văn phòng Accenture và tổ chức Talent Beyond Boundaries làm cách nào đó, xin được cho một thứ giấy, tạm gọi là “giấy đi đường”, là một thứ giấy phép du lịch của chính quyền Lebanon, cho phép anh được rời khỏi nước. 
    Tờ giấy này cho phép Chalouhy có đủ quyền lợi xuất cảnh như sổ thông hành chính thức nhưng không nhìn nhận Chalouhy có quốc tịch Lebanon. Đó là diễn tiến sự việc làm thế nào Chalouhy bay từ thủ dô Beirut của Lebanon tới thành phố Sydney của Úc châu, nhưng vì loại tờ giấy này quá mới mẻ và khác thường nên khi đưa vé máy bay cho nhân viên hàng không ở Beirut, có tới ba bốn người trong họ, phải trao đổi ý kiến làm sao để cho tên anh vào hồ sơ lưu trử. 
    Anh Chalouhy hiện đang sống và làm việc ở Úc qua loại chiếu khán như đã nói trên, có nghĩa anh không còn là người vô tổ quốc nữa nhưng với tư cách tạm trú nhân, hàng ngày anh cầu nguyện với Chúa, cho anh một ngày nào đó, rất gần anh sẽ được công nhận là một người công dân của một nước, người công dân Úc nhưng việc trước mắt kế tiếp của Chahouly là, được sự chấp thuận tư cách thường trú  và sau đó, xin vào quốc tịch, ước mơ đời người của anh chỉ có ngần ấy thôi
Thuyên Huy
Thứ Hai 07.10.2019 

1 nhận xét:

ĐỜI ĐÁ VÀNG ,TIẾC MÀU TRĂNG CŨ - Thơ Ngọc Ánh

ĐỜI ĐÁ VÀNG Em đếm thời gian trên ngón tay Thêm mùa Thu nữa đã tàn phai Thôi đừng nhắc lại câu vàng đá Làn tóc mây trời theo gió bay Anh hiể...