Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

28/09/1994: Tàu Estonia bị chìm, 852 người thiệt mạng (Nghiên Cứu Quốc Tế )

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng


Vào ngày này năm 1994, 852 người đã thiệt mạng trong một trong những thảm họa hàng hải tồi tệ nhất thế kỷ khi Estonia, một tàu chuyên chở xe hơi và hành khách, chìm ở Biển Baltic.
Con tàu do Đức chế tạo đang trên hành trình qua đêm từ Tallinn, thủ đô của Estonia, đến Stockholm, Thụy Điển, thì bị chìm ngoài khơi Phần Lan. Estonia, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ giành được độc lập vào năm 1991 (lính Nga cuối cùng rời khỏi nước này vào năm 1994), là điểm đến du lịch phổ biến với giá cả phải chăng cho người Thụy Điển. Estonia thuộc loại phà “ro-ro” – thường xuyên tổ chức tiệc buffet Smörgåsbord, nhạc sống, khiêu vũ và rượu, ngoài ra còn cho phép hành khách điều khiển xe của mình chạy dọc con tàu (đi vào ở một đầu và đi ra ở đầu kia.)
Sau khi gặp phải thời tiết bão tố, với những con sóng ước tính cao từ 4,5m đến 6m, Estonia đã chìm giữa màn đêm. Nhiều hành khách bị mắc kẹt bên trong con tàu, trong khi những người khác, kể cả những người lên được xuồng cứu sinh, bị chết đuối trong làn nước lạnh lẽo hoặc chết vì mất nhiệt. Máy bay trực thăng đã được sử dụng để giải cứu hầu hết trong số 137 người sống sót.
Sau thảm kịch, một ủy ban liên chính phủ Thụy Điển-Phần Lan-Estonia đã kết luận vụ việc là một tai nạn và nói rằng bão khiến nước tràn qua một cánh cửa mở vào khoang chứa xe hơi của Estonia, làm mất ổn định con tàu và khiến nó lật úp trong vòng chưa đến một giờ. Tuy nhiên, có những người khác, gồm một số gia đình và bạn bè của các nạn nhân trên tàu Estonia, tin rằng vụ chìm tàu là kết quả của một lỗ hổng tồn tại từ trước do va chạm hoặc cháy nổ.
Hai năm sau khi tàu Estonia chìm, Bukoba, một tàu hơi nước chở khách, cũng chìm tại Hồ Victoria gần Tanzania vào tháng 05/1996, khiến khoảng 1.000 người thiệt mạng. Tháng 09/2002, chiếc phà chở khách của Senegal, Joola, đã chìm ngoài khơi Gambia, với con số thương vong vào khoảng 1.800 người. Hãy thử so sánh, khi tàu Titanic bị chìm vì va phải một tảng băng trôi ở Newfoundland trong chuyến đi đầu tiên vào tháng 12/1912, khoảng 1.500 người đã thiệt mạng.

THƠ XƯỚNG HỌA - NHÓM VƯỜN THƠ MỚI ( kỳ 27)

Kính chào quý bạn,
Minh Tâm xin gửi đến quý thi hữu một bài thơ cảm tác từ bài thơ cổ điển khá nổi tiếng của Thôi Hộ: 
ĐỀ ĐÔ THÀNH NAM TRANG
題都城南莊
去年今日此門中,
人面桃花相映紅。
人面不知何處去?
桃花依舊笑春風。
Phiên âm:
Đề đô thành nam trang
Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu xuân phong.
Dịch nghĩa:
Năm trước ngày này ngay cửa này,
Mặt người, hoa đào ánh hồng lẫn nhau.
Mặt người chẳng biết đã đi đâu,
Vẫn hoa đào năm ngoái đang cười giỡn với gió xuân.
     Theo Tình sử của Phùng Mộng Long, Thôi Hộ nhân tiết thanh minh một mình đi chơi về phía nam đô thành, thấy một ấp trại chung quanh đầy hoa đào. Thôi Hộ gõ cửa xin nước uống, một người con gái mở cổng, hỏi tên họ rồi bưng nước đến, người con gái sắc đẹp đậm đà, duyên dáng, tình ý, dịu dàng kín đáo. Năm sau, cũng vào tiết thanh minh, Thôi Hộ lại đến tìm người cũ thì cửa đóng then cài, nhân đó mới đề lên cánh cửa bên trái bài thơ này. Người con gái xem thơ, nhớ thương rồi ốm chết. Chợt Thôi Hộ đến, nghe tiếng khóc bèn chạy vào ôm thây mà khóc. Người con gái bỗng hồi tỉnh rồi sống lại. Ông bố bèn đem cô gái gả cho Thôi Hộ. Cũng từ điển này, người ta thường ví mặt người con gái đẹp với hoa đào.  Trích saimonthidan.com –Mục Đường thi Trung quốc.
Bản dịch của huynh Chu Hà:
Năm xưa ngày ấy vườn này
Đào hoa khoe sắc cùng người bên song
Năm nay đào vẫn thắm hồng
Gió đông phe phẩy nhưng không thấy người!
Chu Hà

Bài xướng (cảm tác):
HOA ĐÀO NĂM TRƯỚC
Năm xưa, giữa cảnh vật mênh mông
Người đẹp kề hoa lấp lánh hồng
Mềm mại, nắng tô màu ngọc sáng
Thẹn thùng, đào hé nhụy hương nồng
Cổng nay vẫn thế lung linh sắc
Nàng đã đâu rồi lạnh lẽo song?
Bỡ ngỡ niềm riêng tim thổn thức
Gió còn trêu cợt đớn đau lòng.
Minh Tâm
Họa 1:
VƯỜN CŨ NĂM XƯA
Vườn trống còn đây đứng quạnh mông
Bùi ngùi trong dạ nhớ môi hồng
Dáng xưa mờ ảo màu hoa thắm
Hình cũ sáng trong mối cảm nồng
Má phấn hây hây đùa vạt nắng
Quần hồng tha thướt khuất ngoài song
Bàng hoàng tỉnh mộng tìm đâu thấy
Chỉ thấy trong tim khắc khoải lòng!
Nguyễn Cang (23/9/2019)
Họa 2:
TÌNH SỬ THÔI HỘ
Hoa Đào chuyện cũ vẫn mông mông 
Thiếu nữ vườn xuân má ửng hồng
Nhân diện mỹ miều gom sắc thắm 
Dáng kiều tha thướt quyện hương nồng
Ngẩn ngơ quân tử thơ đề ngõ
Say đắm đài trang vượt chấn song
Bao kẻ yêu nhau đời hậu thế
Sử tình Thôi Hộ khắc ghi lòng
Phương Hoa - Sep 23rd 2019
Họa 3:
DƯ ÂM TÌNH VỌNG
Độc hành trở lại chốn đồng mông
Đào nở thêm yêu giấc mộng hồng
Nhớ bóng hương kiều khoe sắc thắm
Thương màu trinh nữ kết tơ nồng
Cỗng xưa còn đó nghinh phong thuỷ
Người ấy tìm đâu quạnh lối song
Ngơ ngác bồi hồi tim rạn vỡ
Dư âm tình vọng xót xa lòng.
Kim Trân
Họa 4:
NGƯỜI BUỒN CẢNH CÓ VUI ĐÂU
Ai về đứng lặng giữa mênh mông
Nào thấy đào hoa chạm má hồng
Vườn cũ khói sương nhòe cánh mỏng
Nhà xưa mây gió nhạt hương nồng
Quạnh hiu cổng khép oằn tơ nhện
Hoang vắng then cài trĩu chấn song
Chim vịt kêu chiều thương lữ thứ
Thềm rêu vàng võ tái tê lòng.
  NGUYÊN TRIÊU DƯƠNG
Xem :Thơ Xướng Hoa: Nhóm Vườn Thơ Mới kỳ 26 - Chủ đề :Chiều Tưởng Nhớ


Định nhờ bạn giữ hộ tiền, doanh nhân dùng 1 phép thử và vài hôm sau, sững sờ trước kết quả

Ngày xưa, ở một thành phố nọ có một doanh nhân kinh doanh thành công nên rất giàu có. Có một vị khách quen hàng ngày đều ghé thăm cửa hàng của ông, rồi lâu dần họ trở thành những người bạn vô cùng thân thiết, có vui buồn gì cũng chia sẻ cùng nhau.
Một ngày nọ, người doanh nhân có việc cần phải đi khỏi thành phố cùng gia đình. Ông ta rất lo lắng về số tiền mình để ở trong nhà. Ông đã nói chuyện này với gia đình, và họ khuyên ông nên nhờ bạn mình giúp đỡ.
 Vị doanh nhân đưa chìa khóa hòm tiền của mình cho người bạn giữ hộ trong lúc đi vắng. (Ảnh minh họa: Internet)
Người doanh nhân nghĩ ông và người bạn đã chơi với nhau khá lâu, nhưng lại chưa có cơ hội nào để thử lòng anh ta, nên ngần ngại không biết có nên giao toàn bộ số tiền mà ông đã tích góp cả đời cho anh ta trông giữ hộ không.
Thế nhưng, người doanh nhân vẫn gọi cho bạn mình, nói rõ vấn đề và lấy chìa khóa két giao cho người bạn trông giữ hộ rồi cùng gia đình rời khỏi thành phố.
Vài ngày sau, người doanh nhân trở về. Hôm sau, ông ta gọi cho người bạn, mời anh ta tới nhà. Nhưng ngay khi bước vào nhà vị doanh nhân, người bạn đã cao giọng phàn nàn: "Anh không tin tôi hay sao? Tại sao anh lại cho đá vào trong két? Và nếu anh không cho tiền vào bên trong thì còn đưa chìa khóa két cho tôi làm gì?"
Mọi người trong nhà ai cũng ngạc nhiên trước những lời nói của anh ta. Hóa ra, thay vì để tiền vào trong két, vị doanh nhân giàu có và thông minh đã cho đá vào trong và để tiền ở chỗ khác. Đến lúc này, ông mới mỉm cười, "Làm sao anh biết trong két có gì? Hẳn là anh đã mở nó ra trong khi tôi đi vắng".
 Người bạn cứng họng không nói được gì. Vị doanh nhân lại tiếp tục: "Tôi đã để đá ở bên trong két vì muốn thử lòng của anh mà thôi". Sau đó, ông yêu cầu người bạn rời khỏi nhà mình ngay lập tức, không bao giờ muốn gặp lại anh ta nữa.
Lời bàn: Trong cuộc sống, tình bạn là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý và cần được trân trọng, nhưng nhất định, đó phải là những người XỨNG ĐÁNG.
Niềm tin phải được trao gửi đúng người, nếu không, kết cục bạn nhận được chỉ là sự thất vọng mà thôi. Chính vì thế, nhất định không được mù quáng tin tưởng người khác, để tránh tự hại mình.
Câu chuyện thứ 2: Lời hứa của người bạn
Ngày xưa, ở Ấn Độ, dưới thời trị vì của vua Akbar, có 1 tể tướng tên là Birbal, nổi tiếng là người thông minh, học rộng hiểu nhiều. Một hôm, Birbal cùng một người bạn đi có việc, giữa đường họ phải vượt qua một con sông.
Với 1 hành động được cho là kỳ lạ, Birbal đã dạy người bạn bài học về tình bạn chân chính. (Ảnh minh họa: Internet)
Họ cùng đi qua cây cầu hẹp bắc qua sông, mỗi lần chỉ đủ chỗ cho một người đi. Khi đã sang đến bờ bên kia, Birbal quay lại thì thấy bạn mình đang chới với, rồi chẳng mấy chốc mất thăng bằng, rơi thẳng xuống dòng nước bên dưới.
Ngay lập tức, Birbal nghiêng người, cố hết sức giơ tay ra cho người bạn nắm lấy để kéo anh ta lên. Người bạn cảm động quá, rối rít hứa rằng khi về đến nhà sẽ tặng cho Birbal một số tiền lớn thay lời cảm ơn.
Chẳng ngờ, vừa mới nghe thấy người bạn nói như vậy, Birbal chỉ lạnh lùng đáp: "Cảm ơn", rồi lập tức buông tay, khiến người bạn lại rơi tõm xuống sông, nhưng lúc này, anh ta đã ở gần bờ và sau một lúc, đã có thể tự trèo lên.
Người bạn rất sốc trước hành động này, liền hỏi Birbal: "Sao anh lại buông tay chứ?"
Birbal mỉm cười và trả lời: "Để tôi còn lấy tay nhận phần thưởng".
"Nhưng anh có thể đợi tôi lên trên bờ an toàn rồi nhận cũng được mà…", người bạn thắc mắc.
"Đúng, nhưng chẳng phải anh cũng hãy đợi cho đến khi lên trên bờ rồi hãy nói hay sao?", Birbal hỏi lại.
Người bạn của Birbal lúc này mới hiểu ra ngụ ý, rằng anh ta đã quá vội vàng khi đưa ra lời hứa và đã sai khi dùng vật chất như một cách trao đổi, vì những người bạn chân chính sẽ không giúp nhau vì chút lợi ích đó.
Người bạn này cũng đã xin lỗi Birbal, nhận ra mình đã có một người bạn tốt đến thế nào và thật lòng cảm ơn anh.
Lời bàn: Tình bạn dựa trên những lời hứa về vật chất thì sớm muộn cũng sẽ có ngày tan vỡ. Một người ở bên cạnh bạn vì thứ lợi ích nào đó, thì rồi cuối cùng, khi bạn không còn có khả năng cho họ thứ mà họ cần, họ nhất định sẽ ra đi.
Theo Moral Stories

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

VẤN VƯƠNG, .ATTAPEU * - Thơ NGUYỄN QUỐC NAM


VẤN VƯƠNG...
Đưa em qua bến tâm hồn
Thuyền con ở lại bên cồn quạnh hiu
Con sông gợn sóng thương nhiều...
Lòng ai trĩu nặng những chiều tha hương..!
Tự nhủ lòng thôi đừng buồn...
Cớ sao cứ mãi vấn vương muôn trùng..!
NGUYỄN QUỐC NAM


ATTAPEU *
( Thân tặng nhạc sĩ Trương Quang Lộc và kỹ sư Hà Văn Mẫn )
Tôi đứng bên cầu Sekong
Nhìn về phía núi rừng trùng điệp
Những xóm làng thưa thớt
Yên tĩnh và hiền hòa
Trải dài từ Phouvong đến Xaysetha
Tôi đứng bên cầu Xedong
Ngôi chợ nhỏ và dòng sông bình lặng
Không xôn xao xáo động tiếng ồn
Mua và bán như tâm tình trao đổi
Thật hiền lành...Ôi ATTAPEU.
Tôi đứng bên chùa VAT SA KHU
Mái cong... trầm mặc
Những tháp mộ vây quanh
Nhiều màu sắc
Giữa trưa hè oi ả
Tiếng ve sầu thanh thoát ngân vang ...
Tôi đã đi qua Samakkhixay
Sanamxay và Sanxay
Tên những huyện lần đầu tiên mới biết
Rừng núi chập chùng, huyền thoại vây quanh...
Tôi đứng bên cầu Sekaman, Paksong...
Và Sesou làng quê bé nhỏ
Những đường đèo uốn khúc quanh co
Rừng và Núi- Núi Rừng và Núi...
Xa nhau rồi ...Ta nhớ ATTAPEU...
NGUYỄN QUỐC NAM
* Còn gọi ATTOPEU tên một tỉnh của đất nước Lào.
Trong hình ảnh có thể có: Quoc Nam Nguyen, đang đứng, bầu trời, cầu, cây, ngoài trời, nước và thiên nhiên

Việt Nam sản xuất thành công túi nilon tự phân hủy từ nhựa phế thải, thành dinh dưỡng cho cây trồng

Túi nilon tự phân hủy sau khi bị chôn xuống đất sẽ chuyển hóa thành nước và khí CO2, dễ dàng thẩm thấu vào đất, đem lại dinh dưỡng cho cây trồng. Thời gian phân hủy hoàn toàn chưa đến 3 năm.
Sau thành công trong việc chế tạo hạt nhựa có khả năng phân hủy sinh học, năm 2018, nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tiếp tục tạo ra túi nilon từ nhựa phế thải HDPE có khả năng phân hủy và đã được thử nghiệm thành công. Đây là thành quả nỗ lực sau gần 2 năm nghiên cứu.

Việt Nam sản xuất thành công túi nilon tự phân hủy từ nhựa phế thải, thành dinh dưỡng cho cây trồng
Túi tự phân hủy đang được sản xuất tại nhà máy (ảnh: NVCC).

Các nhà khoa học đã làm như thế nào? Đầu tiên, họ phân tích kỹ lưỡng đặc tính của nhựa HDPE – loại nhựa phổ biến ở Việt Nam sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm như chai nhựa, ống nhựa, gỗ nhựa, túi nilon, phụ tùng ô tô, … Loại nhựa này sau khi thải ra không đúng cách sẽ gây hàng loạt tác hại lâu dài đối với sức khỏe con người và môi trường.

Sau khi được thu gom và xử lý, nhựa HDPE sẽ được trộn đều với chất độn và các chất phụ gia xúc tiến oxy hóa (bao gồm muối và hợp chất kim loại) nhằm phá vỡ cấu trúc ban đầu của nhựa phế thải, khiến các liên kết carbon bị yếu đi. 

Tiếp đến là áp dụng công nghệ ép, kéo, đùn thổi,… để tạo thành túi đựng. Sau khi sử dụng và thải ra môi trường, loại túi này có thể tự phân hủy.

Dù có khả năng phân hủy, nhưng so với các loại túi nilon trên thị trường hiện nay, loại túi này còn bền chắc và có độ co giãn cao hơn 5,06%. 

Để thử nghiệm độ phân hủy, mẫu túi đã được nhóm nghiên cứu chôn xuống một vườn đất ở Phú Thọ. Sau 12 tháng kiểm tra lại thì túi đã phân hủy 70 -100% khối lượng. Thời gian túi phân hủy ước tính chưa đến 3 năm, ngoài ra còn tùy thuộc vào độ dày của túi.

Trao đổi với VnExpress, TS Nguyễn Trung Đức, trưởng nhóm nghiên cứu cho hay, khác với các loại túi nhựa khác, loại túi này không phân hủy thành những mảnh nhỏ mà sẽ chuyển hóa thành nước và khí cacbonic (CO2), dễ dàng thẩm thấu vào đất, mang đến dinh dưỡng cho cây trồng. Khi được ngâm trong môi trường phân trộn và bùn hoạt tính, thời gian phân hủy của túi sẽ rút ngắn xuống còn 7-8 tháng.

Việt Nam sản xuất thành công túi nilon tự phân hủy từ nhựa phế thải, thành dinh dưỡng cho cây trồng
Túi Nilon tự phân hủy còn có thể biến thành dinh dưỡng cho cây trồng (ảnh: Immago).

Hiện nhóm nghiên cứu đã kết hợp với Công ty TNHH Công nghệ và Dịch vụ thương mại Lạc Trung (Hà Nội) để áp dụng và sản xuất đồng bộ với công suất 30kg/giờ.

Do áp dụng công nghệ tiên tiến, nên các sản phẩm túi tự phân hủy được sản xuất có độ dày khác nhau, có thể đựng đồ thô, nặng và phục vụ sinh hoạt hàng ngày, rất tiện lợi. Tuy vậy, túi phân hủy hiện đang có giá thành cao hơn so với túi nilon thông thường.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu cải tiến phương pháp sản xuất để giá hợp lý”, TS Nguyễn Trung Đức cho biết nhóm còn dự định nghiên cứu màng phủ nông nghiệp và bầu ươm cây tự hủy từ nhựa PE phế thải để ứng dụng trong nông nghiệp.

Năm 2018, Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp Giấy chứng nhận túi nilon thân thiện với môi trường cho sản phẩm túi nhựa tự hủy.

Minh Tâm (daikynguyen.com)

Xướng Họa :TÀN TRO - Thơ Minh Thúy và Bài Họa Của Các Thi Hửu


TÀN TRO

Xếp li t nay phút hn hò, 

Buông dòng nước cun nhng âu lo.

Quay lưng git đng li khuyên nh

Ngonh mt lòng đau tiếng dn dò.  

Mng m tràn nghiêng b cát bin, 

Cơn mê nng trĩu bóng con đò.  

Tri xanh lp ph nim vô vng, 

Ht cuc tình tàn đt bi tro. 

Minh Thúy (5/2018)


HỌA: NIỆM THỨC

Dù c quên đi hn vi hò,

Vn không thoát khi mi su lo.

Đnh tri cao thp thường khôn đoán,

Rn b nông sâu vn khó dò.

Diu vượt  nương dây đành gượm gió,

Sông qua ly sóng phi theo đò...

Ngoài thân,vn vt đu vô nghĩa,

Tr cõi thiên thu lim xác  tro.

Nguyễn Huy Khôi (29-9-2019)


HỌA: Khơi Lại Dòng Xưa

Tưởng mãi ngày xưa hn vi hò,

Thu v man mác nhng chiu lo.

Gió qua cun ph ru mòn nng,

Lá rng theo ai bước mi dò.

Sóng nh dt dào lay lc bin,

Dòng thương nghiêng ng nhp nhô đò.

Mi tình say đm gi đâu nh,

Chng l thi gian đt hóa tro.

Trầm Vân


HỌA: TRỞ VỀ BẾN CŨ

Quen thuc đâu đây mt ging hò,

Th phào nh nhõm hết su lo.

Bn năm ly bit khôn lường biết,

Ngàn dm chia xa khó hiu dò.

Li đúng người xưa trên sóng nước,

Vn là cô y vi con đò.

Nim vui tái ng tràn lên mt,

Đt ni bun tung gió cun tro...

Sông Thu


HỌA: TÌNH TỒN NỖI LO

1- Còn chi dấu ấn bến sông hò,

Hai đứa nay tồn chỉ nỗi lo.

Giọt đắng cố quên luôn ẩn hiện,

Niềm đau muốn xóa biết đâu dò.

Ngày xưa mộng mị yêu say đắm,

Nay khóc sầu vươn dáng bóng đò.

Ai thấu nỗi đau ai có thấu?

Tình tan tình đốt trụi thành tro!


2- Ngày y bên nhau hn vi hò,

Nay còn chăng ch mi âu lo.

Bên nhau chan cha nim ân ái,

Xa cách đâu đây bóng khó dò.

Thanh thãn thu bên nhau bui hn,

Su đau gi nh bến sông đò.

Tình yêu khó đoán ngày tan mng,

Mt khi hương nng đã hóa tro.

                      *

Tình tn li khi âu lo!...!

HỒ NGUYỄN (27-9-2019)


HỌA: MẦU CÔ QUẠNH 

Từ cuối sông quen một giọng hò,

Lại như khắc khoải nỗi buồn lo.
Thương xưa tuổi mộng còn say đắm,

Nhớ buổi hồn mơ thích hỏi dò.

Xem thử lòng anh mong đổi bến, 

Hay chừng sóng nước phải thay đò. 
Lênh đênh những tưởng mầu cô quạnh, 

Sương khói trời mây nhuốm sắc tro...

Hawthorne  27 - 9 - 2019

CAO MỴ NHÂN 


HỌA: TƯƠNG TƯ NGÀY ẤY
Tương tư giọng hát lẫn câu hò, 
Đã khiến thân nầy lắm nỗi lo.
Một dáng bơ phờ hay ngóng đợi,
Ba thu mòn mỏi cứ thăm dò. 
Tim sầu khắc khoải vì xa bến,
Sông lạnh buồn thiu bởi vắng đò. 
Xứ lạ mong người say hạnh phúc, 
Bùi ngùi ảnh tặng biến thành tro! 
Như Thu
27/9/19


HỌA: AN PHẬN

Ngày nao nhớ mãi hẹn cùng hò,

Ấy thế ! Lời thề đã hoá tro.

Thăm biển,thăm sông thường dễ đoán,

Đo lòng,đo dạ khó lường dò.

Cứ ngờ thuyền cũ đà thay bến,

Nào biết người xưa đã đổi đò.

Duyên kiếp cũng đành...cho mạng số,

Dặn mình an phận chớ buồn lo...!

songquang 

9/2019
BÊN DẤU TRO
Trở lại nơi này tìm dấu tro,
Khi ăn khoai nướng để qua đò.
Con đường khúc khuỷu con đường tới,
Mỗi bước gian nan mỗi bước dò.
Lòng đã chọn lòng đâu thể nản,
Ý đà thuận ý có chi lo.
Hôm nay có bánh mì nem chả,
Đời chúng ta vui ngọt giọng hò..
Trần Như Tùng

Hoạ :BẾN CŨ           -/-
Chỉ còn trăng nước với câu hò
Bến cũ xa rồi phút lắng lo
Cô lái thời xưa không thấy lại

Bóng hình thuở ấy, biết đâu dò
Ngậm ngùi lữ khách đang hoài cảnh
Hiu quạnh dòng sông mãi nhớ đò
Thừa Phủ đưa hồn về quá khứ
Cố đô dĩ vãng tựa màn tro
           Thanh Trương

HỌA: THẢ TRO THEO GIÓ,

Xa xôi giọng hát với câu hò...

Buông bỏ từ nay vạn mối lo.

Quên hết gian truân,đầu sóng vượt,

Nhớ chi vất vả,đáy sông dò.

Cõi hư,ngụp lặn hoài cùng nước,

Chốn ảo,quay cuồng mãi với đò.

Bến khổ là do thân tạo nghiệp,

Chuyên thiền,tâm tĩnh, thẩy thành tro...

Thanh Hòa


HỌA: MỌI SỰ KHÔNG TRƯỜNG CỬU

Hồi nhớ thuở xưa nhộn nhịp hò,

Giờ đây buông thỏng có chi lo.

Rộn ràng sắc mộng lòng thôi nghĩ,

Lắng đọng màu mơ ý chẳng dò.

Nửa giấc nên thơ đành xếp vận,

Một dòng lờ lững thả trôi đò.

Phú, quyền, danh, lợi chăng gì cả,

Không có có không ẩm hoá tro.

Đặng Xuân Linh

 Họa MỘNG VỠ


Về đây lắng lại những câu hò
Bão tố xa rồi những sầu lo
Cách biệt bao thu nào đoán được
Chia xa mấy hạ khó lường dò
Thương mơ lắm ngóng tình trăng nước
Nhớ tưởng nhiều mong nghĩa bến đò
Cứ ngỡ vuông tròn xây hạnh phúc
Nào chừ vỡ mộng hóa tàn tro

HƯƠNG THỀM MÂY
tháng 9.2019

  

Họa   : ĐUỐI CẠN

Đuối cạn bể tình,...đắm giọng hò
Hai vai chất nặng gánh sầu lo (?)...
Lạt phai nụ thắm môi khô héo
Rạn nứt tim son máu rỉ dò (!)
Lối cũ còn đây mờ gót ngọc
Bến xưa vẫn đó vẳng thoi đò?
Hoàng hôn xuống bóng lòa sương phủ
Ảm đạm chân mây xám sắc tro !

                           29-9-2019
                      Nguyễn Huy Khôi

 
 Họa  : 
1 : Hò Khoan - Khoan Hò...

Hò khoan vang tiếng nhặt khoan hò...

Lo lắng âu sầu dạ lắng lo
Nhủ nhắn cố nhân nên nhắn nhủ...
Dò theo dấu vết  phải theo dò...
Cá còn bể Bắc không còn cá
Đò vắng trời Nam cũng vắng đò
Lại vọng âm thanh kêu vọng lại
Tro tàn lửa đốt bụi tàn tro...
 2 : Nàng Đành Bỏ Tôi
Nhớ người yêu cũ hát hay hò
Quen biết nhau mà cứ sợ lo
Sắc nước hương trời... luôn đón rước
Phận mình chân đất... vẫn theo dò...(!)
Qua sông đắc khách nên chờ bến
Vượt sóng đông người phải lụy đò
Tham phú, phụ bần nàng bỏ bạn
Thơ tình đốt hết hóa ra tro...(!)

Mai Xuân Thanh
09/2019

Tâm Sự Từ Nguyên Và Bài "MẮT NHÒA QUÊ MẸ "

 Cùng quý thân hữu, Tình mẹ con vốn bất diệt và không có thơ nhạc nào đủ sức ca tụng. Trong khi người ta lao đầu vào các cuộc chiến bất tận,...