Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

FM974 Melbourne Miến Điện: Khi Quân Đội Wa Muốn Gì Được Nấy

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 23/09/2019
Tiệm buôn hàng quán, khách sạn, nhà hàng tại Pangshang, một thành phố đông bắc Miến Điện, được gọi là thủ đô bán chính thức của lực lượng có tên “quân đội quốc gia thống nhất Wa (UWSA), chỗ nào bảng hiệu, quảng cáo cũng viết bằng ba thứ tiếng, Wa, Tàu và Bamar, nhưng trong khi Wa, Tàu và một số tiếng sắc tộc thiểu số khác được dùng rộng rãi ở đây thì có ít người nói hay đọc được tiếng Bamar.
Bên cạnh người Wa nói tiếng Wa, có nhiều người nói tiếng Tàu, trong vùng này đồng “nhân dân tệ Tàu”, không phải là đồng “kyat” của Miến được xài khá phổ thông qua mua bán, đổi chác, điện thoại di động và mạng điện tử nối từ Trung cộng không dùng hệ thống của chính quyền Miến. Được biết, lãnh thổ Wa bắt đầu có từ năm 1989, trong những năm 1970 và 1980, trước đây vùng này do quân của đảng cộng sản Miến kiểm soát nhưng đến năm 1989 các bộ lạc người Wa nổi dậy cầm súng chống lại và thắng trận, chiếm cứ, đám lãnh tụ đảng cộng sản Miến thua trận phải chạy lưu vong qua bên Trung cộng, người quốc gia Wa lập nên nơi gọi là quốc gia của họ kể từ ngày đó.
Lực lượng UWSA và đảng chính trị của nó “đảng Wa thống nhất” (UWSP) hiện có những gì mà các nhóm quân võ trang sắc tộc khác không có được, quyền tự trị, một vùng hoàn toàn không có sự can thiệp của chính quyền Miến, quân đội trang bị đầy đủ các thứ vũ khí tốt và hơn hết là, thỏa hiệp ngưng bắn với quân đội Miến, hết sức ổn định từ hơn ba thập niên qua. Tuy nhiên hiện giờ đảng Wa thống nhất đang bị áp lực, phải ký một thỏa thuận mới “thỏa thuận ngưng bắn quốc gia (NCA), một thỏa thuận được chính quyền quân đội trước đây đưa ra và chính quyền hiện tại xem đó là điều kiện tiên quyết cho việc thương thảo chính trị về tương lai của Miến như là một quốc gia thống nhất hay một mô thức liên bang. Zhao Guoan, một ủy viên trung ương của đảng UWSP, kiêm nhiệm phụ trách việc đối ngoại cho biết, chính quyền Miến muốn họ buông súng nhưng người Wa chỉ có thể làm điều đó khi có được một sự thỏa thuận chính trị, có hòa bình hoàn toàn trên quốc gia, kinh nghiệm trong ba mươi năm qua cho họ nhận ra rằng nếu không có vũ khí trong tay, thì họ không có cái gì cả.
Người Wa có lẽ đã có được ba mươi năm hòa bình với quân đội Miến, Tatmadaw, nhưng cũng là đồng minh gần gũi với các nhóm sắc tộc võ trang khác vẫn còn cầm súng chống chính quyền Miến, bao gồm nhóm quân đội Arakan, quân đội quốc gia giải phóng Ta’ang, quân đội độc lập Kachin, quân đội Bắc Shan, nhóm quân địa phương bắc Kokang ở phía bắc đồi Wa và nhóm có ký ngưng bắn với chính quyền Miến trên dãy núi đồi bắc Kengtung. Tất cả các nhóm này hợp chung thành một ủy ban thương thuyết và tham khảo chính trị (FPNCC) do người Wa đứng đầu, chịu trách nhiệm phối hợp cho hơn 80% các quân lính sắc tộc đang chiến đấu trên đất Miến. Nhiều nhóm sắc tộc võ trang muốn có điều khoản thiết lập một liên bang dân chủ trong thỏa thuận và chính quyền Miến phải rút quân ra khỏi các vùng tranh chấp. Cũng theo lời ông Zhao, việc quân đội Wa trang bị vũ khí tối tân chỉ nhằm vào mục đích tự vệ và giữ gìn an ninh tại các vùng mà UWSA kiểm soát, quân đội Wa không bao giờ khai hỏa trước và sẽ không bao giờ khiêu khích quân đội Miến để họ có thể tấn công lại. Được hỏi chuyện gì sẽ xảy ra cho quân đội UWSA và toàn bộ vũ khí của mình nếu và khi có thỏa thuận hòa bình chung cuộc ký kết, ông Zhao cười mĩm, nhúng vai, trả lời đó là câu hỏi cho tương lai và họ có thể không biết câu trả lời trong suốt phần đời còn lại của người Wa.
Mối liên hệ giữa quân đội UWSA với Trung cộng là xương sống của quyền tự trị của người Wa, nhưng trong khi lảnh thổ Wa rất gần bên biên giới Trung cộng, cũng có thể nói là rất gần với cơ quan an ninh tình báo của Bắc kinh nhưng sẽ sai nếu cho rằng quân đội Wa là một con rối bù nhìn của Trung cộng. Zhao phủ nhận chuyện này mặc dù nhìn nhận có sự liên hệ gần gũi vì vị trí địa dư và những lý do về lịch sử. Trung cộng có nhiều ích lợi chiến lược trong việc duy trì một chỗ đứng bên trong Miến thông qua lãnh thổ Wa nhưng đồng thời cũng đạt nhiều lợi ích kinh tế qua việc khai thác các quặng khoáng sản trên vùng đất Wa, để xuất cảng qua biên giới. Dù Zhao không nhấn mạnh, nhưng con số từ 20 ngàn tới 30 ngàn quân lính, bao gồm cả hỏa tiển địa không MANPAD, súng đại bác và xe bọc thép chiến đấu, tất cả có nguồn gốc từ Trung cộng, không phải dễ như thứ đồ chơi bỏ vừa trong khoan xe vận tải nhỏ.
Việc quân đội UWSA được trang bị đầy đủ mọi thứ , không đánh nhau với quân chính quyền Miến là cái ưu thế chiến lược của Trung cộng, vì nó đã cho Bắc kinh nâng cao mức độ thương thuyết về thương mại, đầu tư và mở ngỏ thông thương với Ấn Độ Dương qua các chương trình phát triển hải cảng. Ở mặt khác, theo Zhao sự đòi hỏi có tính cách chính trị của UWSA rất rõ ràng, người Wa không muốn tách ra khỏi Miến nhưng nhấn mạnh trên vị thế tự trị chính họ như một quốc gia chứ không chỉ là một đặc khu nằm bên trong quốc gia Shan. Zhao và các người lãnh tụ Wa cũng nói rằng, tương lai của quốc gia Wa sẽ bao gồm cả vùng phía Bắc, vốn là đất của đảng cộng sản Miến kiểm soát trước đây, tiếp giáp với Trung cộng cũng như vùng phía Nam dọc theo biên giới Thái Lan. Vùng địa bàn phía nam được người Wa thành lập vào đầu những năm 1990 khi quân UWSA đưa hàng ngàn người Wa xuống biên giới Thái Lan, đây là một hành động bằng sức mạnh, nơi mà dân cư trước đó ở, phần lớn là người sắc tộc Shan, phải bỏ chạy sang Thía Lan lánh nạn.
Vùng này trước tiên do quân đội Miến giao cho quân UWSA khi UWSA và quân Mong Tai của vua thuốc phiện Khun Sa đánh nhau, Khun Sa đã chết, sau khi Khun Sa đầu hàng chính quyền Miến tháng Giêng năm 1996, quân đội Miến yêu cầu quân Wa trở về lãnh thổ của họ ở phía bắc nhưng Wa bác bỏ lời yêu cầu này và tiếp tục đưa người sâu xuống phía nam. Cả hai, chính quyền Miến cũng như quân Shan đều không muốn để cho người Wa kiểm soát luôn hai vùng, một phía bắc một phía nam, cách ngăn bởi một vùng rộng từ 150 tới 200 cây số vuông mà quân đội chính quyền Miến đang trấn đóng.
Việc chính quyền đòi hỏi, các nhóm võ trang sắc tộc ký vào thỏa thuận ngưng bắn quốc gia NCA, xem ra không dễ gì đạt được một khi yêu cầu họ giải giới mà không có sự bảo đảm cho một giải pháp chính trị. Hiện nay, sau nhiều năm bàn thảo, đánh nhau dữ dội, hiện trạng dường như dậm chân tại chỗ, nhất là lúc này Trung cộng đứng về phía các quốc gia phương Tây và được xem là đóng vai trò khá quan trọng trong diễn tiến thỏa hiệp hòa bình của Miến. Zhao tỏ vẻ bực mình khi cho biết, chỉ đích danh bà cố vấn quốc gia Aung San Suu Kyi, trong những ngày vận động tranh cử đã thúc giục các nhóm võ trang sắc tộc suy nghĩ cặn kẽ trước khi ký thỏa thuận NCA nhưng sau khi thắng cử, bà nhanh chóng đổi giọng, tái lập lại bản thỏa thuận mà chính quyền quân đội Miến trước đã thất bại, theo ông, khó mà biết chuyện gì họ sẽ tin. Có một điều rõ ràng là, không có sự tin tưởng giữa các phía và chính quyền Miến vẫn bám víu vào cái thỏa thuận lổi thời NCA, cho nên dù ít hay nhiều gì thì, chiến trận vẫn còn tiếp diễn trên đất Miến. Nhìn vào vai trò khá quan trọng đáng kể của nhóm quân đội Wa đối với liên minh Ủy Ban thương thuyết và tham khảo chính trị (FPNCC) và sự liện hệ gần gũi với Trung cộng, quân đội Wa xem ra ở trong vị thế, có thể nói là họ muốn gì thì được nấy.
Vì vậy, có nhiều lý do khả tin để giới quan sát thời cuộc cho rằng, quân đội UWSA không còn bị xem là một tổ chức buôn bán thuốc phiện ma túy, mà trong thực tế, họ, nhóm sắc tộc Wa với những thành công có được trong việc tự trị lãnh thổ của mình mà người ta thấy thì, UWSA đang ở trong vị thế chính yếu giữa chiến tranh và hòa bình của Miến Điện.


Thuyên Huy -Thứ Hai 23.09.2019 

Xem Laị : CCTG 16/9/2019 

2 nhận xét:

KÝ ỨC : Thơ Phượng Hồng Và 19 Bài Họa Cuả Các Thi Hửu

KÝ ỨC Ký ức bùng lên đẹp giấc mơ Xua đi đêm trắng ngỡ phai mờ Chùm phim óng ả hồng nhung lụa Vàng gấm tơ ,lòng dạ ngẩn ngơ Rót xuống trần gi...