Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

Radio FM 974 – Melbourne :Đông Hồi: Nạn Buôn Trẻ Em Ở Làng Tỵ Nạn Kutapalong Tại Vùng Cox’s Bazar

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 09/09/2019


Gữa một đêm mưa dầm tại cái thị trấn nhỏ phía đông nam Đông Hồi (Bangladesh ), người ta tìm thấy một em bé trai bị cột tay và bịt mắt, bỏ ngồi trong góc cái chợ nghèo hoang vắng, người em ốm còi và xanh nhợt nhạt nhưng em vẫn còn sống và sau gần bốn tháng, tính từ ngày em mất tích, đối với cha mẹ em đã quá đủ khổ đau khôn xiết.
 

Một ngày tháng Tư, Mohammad Faisal biến mất khỏi làng tỵ nạn Kutapalong ở Cox’s Bazar, nơi em đang sống với gia đình, cha mẹ lo sợ, con trai của mình, Faisal, 13 tuổi đã bị bắt cóc đem bán cho các chiếc tàu đánh cá hay chỗ khác ghê gớm hơn. Việc buôn bán trẻ em đã trở nên khá phổ thông tại làng tỵ nạn ở Cox’s Bazar, là một cái làng tỵ nạn được gọi là nhà của hàng trăm ngàn người dân hồi giáo Rohingya, sau khi trốn chạy vụ bạo động khủng khiếp năm 2017 khỏi đất Miến Điện làm chết hàng ngàn người Rohingya. Con gái bị bán sẽ nhập đời thành gái điếm, con trai thì bị cưỡng bức làm lao động khổ sai, rất nhiều em đã bị đưa qua tới Ấn Độ nhưng câu chuyện của em trai Faisal lạ lùng hơn thế đó.


Cũng tháng Tư, bà Khurshida Begum, mẹ của Faisal kể lại rằng, con gái của người láng giềng, một người Đông Hồi và chồng cô ta đến nhà thăm bà, một cái chòi dựng bằng cây tre và mấy tấm ni lông rách, anh chồng tên Kamal Hosan, bị tố cáo là đề nghị dẫn Faisal đi ra chợ chơi, bà Begum đồng ý vì tin vào người chòm xóm, vã lại bà cũng muốn Faisal có dịp ra khỏi trại tỵ nạn vui chơi cho biết, thay vì ra chợ thì sau đó Faisal biến mất không để lại dấu tích gì cả. Bà Begum nói thêm, sau khi Faisal mất tích không bao lâu, bà nhận một cú điện thoại, người bên kia đầu giây cho biết, họ sẽ trả con lại cho bà nhưng phải trả cho họ số tiền 1,000 taka (tiền Đông Hồi khoảng 12 Mỹ kim), đòi hỏi này xem ra quá dễ nhưng trong hoàn cảnh của bà, tìm đâu ra số tiền đó, để có được, gia đình phải đem bán số phần gạo cho ba tháng ăn của mình, bà đưa tiền cho họ theo lời họ sắp xếp nhưng không trả lại con trai bà như đã hứa hay cho biết địa điểm nào có thể tìm thấy nó.


Bà Begum đành phải nhờ người địa phương bên ngoài giúp, nhưng đó là một việc không dễ gì đối với phận người tỵ nạn Rohingya nơi đây, người tỵ nạn Rohingya cần phải được giấy phép rời khỏi vùng Cox’s Bazar bởi vì trong hiện trạng, họ là những người vô tổ quốc, không có gì bảo đảm là cảnh sát Đông Hồi sẽ nhận báo cáo của họ. Tháng Bảy người của tổ chức Kulczyk Foundation, một tổ chức phi chính phủ chuyên trợ giúp phụ nữ kém may mắn và ký giả ngoại quốc đến làng tỵ nạn ở Cox’s Bazar làm phóng sự tường thuật câu chuyện của gia đình bà Begum, họ đã cùng bà đi tìm con, phỏng vấn nhân chứng nhân viên chính quyền Đông Hồi và ghi lại những hoạt động của những người tranh đấu nhân quyền trong việc giúp đở bà Begum. Bà Begum nói lại đầu đuôi câu chuyện cho nhóm Hòa Bình Và Nhân Quyền Arakan Rohingya khi họ vào trại gặp, cô Wahida Idris, giám đốc văn phòng hiệp hội nữ luật sư quốc gia Đông Hồi đứng ra nhận tranh cải cho trường hợp này vào tháng Sáu.


Sau khi thu thập một số chi tiết từ lời khai của bà Begum, cô Idris theo bà trở lại nhà, đối mặt với vợ của người bị tình nghi có dính líu tới việc Faisal mất tích, nhưng cô Idris nói rằng, cô này không có thêm tin tức gì khác mặc dù thấy rõ nổi đau đớn mất con của bà Begum. Cô này chỉ nói là chồng cô đang làm việc trên một chiếc tàu cào cá biển nhưng không biết tàu này đang ở đâu, cô cũng lo sợ người ta có thể sẽ giết cô, cảnh sát có thể bắt cô bỏ tù nhưng cô không thể giúp được gì hơn. Cảnh sát đã lập hồ sơ vụ này nhưng chưa có tin gì chắc chắn dẫn đến kết luận, xem ra chuyện em Faisal trở về là chuyện chưa ai dám quả quyết bao giờ và khi nào. Khi nhóm phóng viên ngoại quốc rời Cox’s Bazar vào đầu tháng Bảy, Faisal vẫn biệt tâm rồi hôm 21 tháng Tám, suốt bao nhiêu tháng cầu nguyện của bà Begum đã có kết quả, chồng bà, ông Laal Miah nhận một cú điện thoại mà Faisal đang ở trên đầu giây khác, một người đàn ông lạ cho biết đã tìm thấy em Faisal tại một khu chợ và đang săn sóc em, buổi sáng hôm sau đó, trên quảng đường dài, lầy lội, nhỏ hẹp, đi đến làng tỵ nạn, người đàn ông này đã lái xe chở Faisal về nhà, Faisal đã đoàn tụ với gia đình, có vài dấu trầy trụa trên cổ tay và quanh mắt nhưng thân thể không có gì thương tích.


Faisal về lại nhà rồi, không thương tích gì cả nhưng không ai biết một chút tin tức gì về chuyện đã xảy ra cho Faisal trong những ngày mất tích đó, Faisal nói với báo chí là, Hosan dẫn em vào trong một căn phòng, cột em lại bỏ em ở đó hơn ba tháng, em cũng không gặp lại anh Hasan này nữa, có một thằng con trai nhỏ, thỉnh thoảng mang thức ăn tới và Faisal cũng không chắc là tai sao nó được thả ra, theo lời cô Idris, trường hợp của Faisal khá lạ, em may mắn hơn là còn sống, hầu hết các vụ bắt cóc, bọn buôn người hoặc là đem bán hay là giết nạn nhân. Báo chí Đông Hồi đăng tường thuật, Hosan được cảnh sát nhận diện là thành viên của một nhóm băng đảng hải tặc, đã bị bắn chết khi dùng súng chống lại cảnh sát ngày 20 tháng Tám, vợ Hosan ở trong trại tỵ nạn xác nhận chồng cô ta đã chết với báo chí ngoại quốc, nhưng người ta muốn thấy tờ giấy khai tử. Với bà Begum, chuyện đó là chuyện nhỏ, khi vòng tay ôm cứng thằng Faisal mà nước mắt biết ơn sự giúp đở của mọi người, lưng tròng, bà không có lời nào nói cho trọn nghĩa nhưng bà sẽ luôn luôn cầu nguyện cho tất cả được nhiều bình an hạnh phúc.


Gia đình bà Begum may mắn hơn rất nhiều người Rohingya khác trong làng tỵ nạn, hiện có hàng trăm gia đình vẫn còn chịu khổ đau khi mòn mỏi đợi chờ tin mừng như bà Begum có, theo nhân viên quản trị người tỵ nạn thì, họ có danh sách hơn 400 người mất tích, phần lớn liên hệ tới nạn buôn người, bà Fawzia Fizore, chủ tịch của tổ chức hổ trợ luật pháp cho phụ nữ Rohingya (BNWLA) nói rằng một tuần lễ trước khi biết chuyện Faisal, tố chức này đã cùng với nhân viên an ninh Đông Hồi giải cứu được bảy cô gái Rohingya khỏi tay bọn buôn người ở biên giới Ấn Độ. Cô Idris thì nói, mỗi tháng nhóm của cô nhận ít nhất 60 vụ là nạn nhân của bọn buôn người, được đưa về lại Đông Hồi từ Ấn Độ, trong đó có người Rohignya và người Đông Hồi.


Dân số tại làng tỵ nạn ở Cox’s Bazar hiện là 912,000 người, lớn hơn tổng số dân của nội ô thành phố San Francisco, Hoa Kỳ, và ông ủy viên trưởng tỵ nạn Đông Hồi, Kalam nói rằng, có khoảng chừng 100 đứa bé sinh ra mỗi ngày. Trong hai năm qua, Đông Hồi, Miến Điện và các cơ quan chính quyền quốc tế khác đã bàn bạc, xem xét cho vấn đề liệu người tỵ nạn Rohingya có nên hồi hương không, tháng này 3,450 người Rohingya đã có tên trên danh sách đề nghị trở về Miến Điện, tuy nhiên nhưng chưa chắc và chưa rõ là sẽ có bao nhiêu người trong số đó chịu đồng ý, vì đối với người sắc tộc hồi giáo Rohingya, họ thật sự sợ rằng, việc trở về Miên Điện mà không có quốc tịch Miến hẳn hoi hay phương thức an ninh nào có thể sẽ làm cho họ trở thành đối tương bị tấn công như đã xãy ra hai năm về trước.


Chủ nhật 28 tháng Năm, hàng ngàn người tỵ nạn Rohingya ở làng tỵ nạn Cox’s Bazar tụ họp nhau để tưởng nhớ lần thứ hai ngày bị quân đội Miến Điện tấn công họ, người Rohingya hồi giáo ở tỉnh Rakhine, chính quyền Miến Điện từ lâu vẫn cho rằng, việc làm đó chỉ nhắm vào bọn khủng bố. Những người sống sót lần đó nói quân lính Miến Điện đã nổi lửa thiêu đốt toàn bộ các ngôi làng, hiếp dâm đàn bà con gái và chém giết đàn ông, một bản điều tra của LHQ kết luận đòi hỏi những người chỉ huy cao cấp của quân đội, gồm cả tổng tư lệnh phải bị điều tra và phán xử tội phạm chiến tranh và diệt chủng.


Những người tụ họp trong buổi tưởng nhớ mặc toàn màu trắng, ngân nga cầu nguyện nhớ tới người thân, bà con và người láng giềng đã mất, đó cũng là lúc họ bàn nhau chuyện gì sẽ tới về việc trở về Miến, ở lại Đông Hồi hay tìm một chỗ gọi là nhà ở nơi nào khác nhưng bây giờ, bên trong cái nhà nhỏ xiêu vẹo, khuất hút đâu đó trong trại tỵ nạn Kutapalong, Khurshida Gegum và gia đình bà, kể cả đứa con trai tên Fai sal, không thể và không biết làm gì hơn là chỉ có thể mĩm cười, cái mĩm cười may mắn.



Thuyên Huy
Mon 09.09.2019


Xem Bài
CCTG ngày 2/9/2019:Syria: “Nhật Ký Raqqa” – Những Năm Tháng Trong Tay Quân Khủng Bố ISIS

1 nhận xét:

KÝ ỨC : Thơ Phượng Hồng Và 19 Bài Họa Cuả Các Thi Hửu

KÝ ỨC Ký ức bùng lên đẹp giấc mơ Xua đi đêm trắng ngỡ phai mờ Chùm phim óng ả hồng nhung lụa Vàng gấm tơ ,lòng dạ ngẩn ngơ Rót xuống trần gi...