Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2019

Nhân viên Hàn Quốc giảm stress ở công sở thế nào?



Phải làm việc tại quốc gia với số giờ nhiều nhất thế giới, nhiều người Hàn Quốc say sưa trang trí bàn làm việc của mình để mang lại một chút màu sắc cho cuộc sống của họ.
Là chuyên viên cao cấp ngân hàng, Lee Ju-hee, 35 tuổi, yêu quý chiếc bàn làm việc nhỏ được trang trí rất vui mắt của mình. Trên đó có nhiều thứ màu hồng, kể cả máy giữ độ ẩm mini, quạt mini, máy lọc không khí nhỏ và cốc khử trùng. Màu hồng là màu cố yêu thích; thậm chí cô có cả bàn phím màu hồng.
"Tôi đã làm việc ở đây được khoảng 6 năm và đã trang trí bàn làm việc kể từ khi vào công ty này. Trung bình tôi chi 30.000 đến 40.000 won (25 đến 33 đô la) mỗi tháng, nhưng nó có thể lên tới 150.000 won (125 đô la) nếu thấy có sản phẩm nào mới. Tiền là không nhiều, và chỉ cần nhìn vào những món đồ đáng yêu này là tôi đã thấy rất thích thú rồi," Lee nói.
Việc trưng bày này là điều bạn không thể nghĩ sẽ thấy ở văn phòng của một nhân viên cao cấp ngân hàng. Nhưng bàn làm việc của Lee là trong số ngày càng tăng của không gian làm việc được cá nhân hóa cao độ trong một môi trường chuyên nghiệp, thường được gọi là 'nội thất bàn'. Đó là một phong trào để làm cho văn phòng trông như nhà ở trong một đất nước có thời gian làm việc dài nhất trong những nước phát triển.
Mặc dù chính phủ Hàn Quốc đã cắt giảm thời gian làm việc tối đa từ 68 giờ xuống 52 giờ mỗi tuần vào năm 2018 với mong muốn tăng năng suất và khuyến khích cân bằng cuộc sống với công việc, nhưng nhiều người trong lớp trẻ Hàn Quốc vẫn thường muốn thấy mình trên bàn làm việc.
"Tôi dành rất nhiều thời gian ở văn phòng ngoài việc tôi ngủ," Lee nói. "Bạn thường nghĩ văn phòng như một nơi ảm đạm hoặc khắc nghiệt. Tuy nhiên, bàn làm việc màu hồng mang lại cho tôi một động lực mới vì nó là một môi trường làm việc vui tươi. Tôi cảm thấy thoải mái và thư giãn với những thứ màu hồng này.

Nội thất + bàn làm việc = 'nội thất bàn'

'Nội thất bàn' là từ ghép 'nội thất' và 'bàn làm việc', là việc trang trí một bàn làm việc văn phòng với những món đồ ưa thích và đáng yêu. Thuật ngữ này ngày càng trở nên phổ biến trên truyền thông xã hội Hàn Quốc, đặc biệt trong giới nhân viên trẻ.
Trong một cuộc thăm dò năm 2017 với 788 nhân viên được thực hiện bởi công ty tìm kiếm việc làm Job Korea thì 44% phụ nữ và 29,7% nam giới nghĩ mình là 'người nội thất bàn'. Xu hướng này đặc biệt phổ biến ở lớp người trẻ: 44,6% người ở độ tuổi 20, và 36,5% người ở độ tuổi 30 được xác định là theo xu hướng này, so với chỉ 26,9% ở độ tuổi 40.
Cô Rha Hye-young, một giám đốc bán hàng 30 tuổi ở Seoul, trang trí bàn làm việc của mình với các nhân vật hành động trong phim Hollywood. "Bất kỳ khi nào tôi có được các nhân vật hành động mới là tôi mang chúng đến văn phòng thay vì trưng bày ở nhà vì tôi ở văn phòng nhiều hơn."
Cô nói nội thất bàn không chỉ là có một không gian làm việc đẹp. Nó cũng giúp cô làm việc hiệu quả hơn.
"Tôi có cảm giác như có một phòng riêng ở văn phòng. Công việc của tôi là tìm kiếm ra các sản phẩm mới và giới thiệu chúng cho khách hàng, vì vậy tôi cần phải sáng tạo. Một chiếc bàn được trang trí đa sắc màu theo sở thích của tôi sẽ truyền cảm hứng cho tôi suy nghĩ một cách sáng tạo.


Bản quyền hình ảnhJUHEE LEE
Image captionTrung bình, nhân viên cao cấp ngân hàng Juhee Lee, 35 tuổi, chi 30.000 đến 40.000 won (25 đến 33 đô la) mỗi tháng, nhưng có thể chi tới 150.000 won (125 đô la)

Biểu hiện cá tính

Khi sự quan tâm đến nội thất bàn tăng thì một thị trường mới các đồ kỳ lạ văn phòng cũng xuất hiện: có bàn phím không dây, giá đỡ laptop, thảm dưới bàn sặc sỡ, đệm ngồi, đèn tâm trạng, hình nhân vật hành động, bảo vệ cổ tay, cây nhỏ và máy làm mát. Bạn thậm chí có thể tìm thấy máy lọc nước mini và máy hút bụi nhỏ cho bàn làm việc. Nhiều thứ dễ thương để thu hút giới trẻ Hàn Quốc.
Trong khảo sát của hãng Job Korea, 68,8% nhân viên văn phòng cho biết họ quan tâm đến việc trang trí bàn làm việc. Nó cho thấyhơn 5.000 bài đăng trên Instagram của Hàn Quốc có địa chỉ #deskterior khoe ảnh về những không gian độc đáo. Việc quảng cáo cho các hàng hóa đặc biệt trong văn phòng cũng xuất hiện khi tìm kiếm, nhắm vào các đối tượng thích nội thất bàn.
Các hàng màu hồng là cho Lee, nhưng các mẫu hàng khác là tùy thuộc sở thích khác. "Tôi nghĩ rằng nội thất bàn là để thể hiện mình là ai trong môi trường làm việc bình thường hàng ngày.

Tìm thấy một chút hạnh phúc

Ở Hàn Quốc sự chăm chỉ là một đức tính quý giá. Người Hàn Quốc làm việc trung bình 2.024 giờ mỗi năm - dài hơn 278 giờ so với mức trung bình của thành viên tổ chức OECD là 1.746 giờ.
Lee Hyang-eun, giáo sư kỹ thuật thiết kế tại Đại học Sungshin Women ở Seoul, nói rằng hiện tượng 'nội thất bàn' không chỉ là một cách để giảm căng thẳng và làm cho văn phòng thoải mái hơn; mà nó còn là biểu tượng của sự chuyển đổi về cách thức con người tiếp cận với công việc, đặc biệt đối với những người trẻ tuổi.
"Hàn Quốc hiện đang trải qua một sự thay đổi đáng kể về môi trường làm việc. Khi sự cân bằng giữa cuộc sống với công việc trở thành một vấn đề xã hội lớn thì ngày càng có nhiều người đặt ưu tiên hạnh phúc cá nhân ngang bằng hiệu suất làm việc," bà nói. "Tôi nghĩ 'nội thất bàn' là xuất phát từ xu hướng tìm kiếm một không gian cá nhân thoải mái giữa công việc sôi động hàng ngày."
Và nội thất bàn đã thể hiện rõ ràng rằng thế hệ trẻ ngày càng sẵn sàng muốn làm thử và muốn sửa đổi không gian làm việc khi mà người Hàn Quốc lao vào sự thay đổi này.
Tuy nhiên, không phải thế hệ nào cũng hiểu xu hướng này. Ở văn phòng của Lee Ju-hee, các ông sếp của cô ở độ tuổi 50 cho rằng nội thất bàn của cô là "hơi quá đáng" so với lĩnh vực tài chính có tính bảo thủ. Nhưng những đồng nghiệp trẻ còn lại thì thích sự lựa chọn của Lee - và điều đó là tốt, vì nội thất bàn màu hồng của cô sẽ không sớm mất đi.

1 nhận xét:

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...