Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

Thơ Mời Họa :. Mùa Hoa Phượng (Khôi Nguyên,Hồ Nguyễn,Mai Xuân Thanh )


Mùa Hoa Phượng

Phượng đỏ về đây nhắc nhở ai
Sạm da bắt nắng chỉ nay mai
Đi câu giăng lưới nhiều tôm cá
Đặt bẫy xua rừng lắm thỏ nai
Chọn bạn hè nay chung sánh bước
Lựa người thu tới sẽ kề vai
Tinh thần học hỏi cùng chung tiến

Hy vọng không nghe tiếng thở dài

Khôi Nguyên


HỌA: NHỚ MÙA PHƯỢNG CŨ
Hè sang phượng đỏ nhớ về ai,
Một thuở trường xưa dưới nắng mai.
Áo trắng thắm xinh em dạo cảnh,
Tay mang cặp sách mắt ngơ nai.
Thập thò bên suối anh say đắm,
Mơ ước song đường ta sánh vai.
Mỗi độ phượng hồng buông cánh trổ,
Bỗng như trổi dậy bóng nhung dài.


HỒ NGUYỄN (23-5-19)

Họa : Nghỉ Hè - Mai Xuân Thanh

Đêm mơ phượng vỹ nhớ thương ai...
Nắng hạ như thiêu buổi sớm mai
Nước cạn mò tôm cua chẳng cá
Rừng khô rụng lá rẫy không nai
Đôi ta lên dốc nương cùng bước
Hai đứa xuống đồi tựa sánh vai
Ba tháng về quê, tăng sức khỏe
Những ngày cắm trại, vượt sông dài...

Mai Xuân Thanh
Ngày 28/05/2019

Những Bức Ảnh Cực Hiếm Về Cuộc Đời Vua Bảo Đại


Bảo Đại là vị Vua cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta. Cai trị đất nước giữa thời kỳ “bản lề”, lại thấm nhuần văn hóa Pháp từ bé, những hình ảnh đáng nhớ về ông thường gắn với đời sống quý tộc phong lưu, “Âu hóa” hơn là chuyện vận mệnh đất nước. 


Auto Draft
Bảo Đại tiếp xúc với nền văn hóa Pháp từ rất sớm. Bức ảnh trên chụp khi ông còn đang là Hoàng tử Vĩnh Thụy, trong chuyến thăm tới Pháp năm 1922 cùng Vua cha Khải Định (Ảnh: T. Do Khac)
Auto Draft
Cũng trong năm 1922, Hoàng tử Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung Kỳ Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và bắt đầu quá trình học tập theo chương trình giáo dục Pháp. Đến năm 1932, ông theo học tại Trường Khoa học Chính trị Pháp (Ảnh: Bettmann)
Auto Draft
Do tiếp xúc, sống và học tập cùng văn hóa phương Tây từ nhỏ, Bảo Đại trưởng thành giống với một cậu trai pháp bảnh bao hơn là một vị Vua của một nước phong kiến châu Á (Ảnh: Bettmann/CORBIS)
Auto Draft
Vị Vua cuối cùng của Việt Nam có vóc dáng cao lớn (1m82), gương mặt điển trai, lối sống phóng khoáng, phong độ, vì vậy mà có đời sống tình cảm khá phực tạp, chịu điều tiếng là mê ăn chơi, hưởng lạc. Bức ảnh này được chụp Bảo Đại trong trang phục dạ hội tại Pháp vào năm 1932 (Ảnh: Agence Mondial)
Auto Draft
Bảo Đại được biết đến là một người cưỡi ngựa điêu luyện như một kỵ sỹ. Ông cũng yêu thích và hâm mộ nhiều môn thể thao thời thượng, quý tộc thời đó như golf, tennis, bơi thuyền. (Ảnh: Raymond Reuter/Sygma/Corbis)
Auto Draft
Bảo Đại đặc biệt thích chơi Tennis. Vì vậy sau khi về nước ông đã cho xây dựng một sân quần vợt “tiêu chuẩn quốc tế” ngay tại kinh thành Huế, khiến nhiều du khách hiện nay tới thăm di tích Cố đô Huế vẫn nghĩ đó là một công trình hiện đại được xây sau này!
Auto Draft
Một bức ảnh hiếm hoi Bảo Đại chụp cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không rõ ngày tháng của bức ảnh nhưng nhiều khả năng là giai đoạn sau khi ông thoái vị và tham gia Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Ảnh: T. Do Khac)
Auto Draft
Vào tháng 3/1946, trên tư cách cố vấn tham dự phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh, Trung Quốc, Bảo Đại đã không về nước mà đến Côn Minh rồi qua Hồng Kông, chấp nhận sống cuộc đời lưu vong. Bức ảnh trên nằm trong loạt ảnh được tạp chí Time của Mỹ thực hiện vào tháng 6/1948, tại căn hộ riêng của ông ở Hồng Kông (Ảnh: Life)
Auto Draft
Vị cựu Hoàng lưu vong tiếp phóng viên trong bộ vest sáng màu chải chuốt, tay châm thuốc lá như một tay chơi sành điệu. Tại Hồng Kông, để tiện ăn chơi mà không bị chú ý, Bảo Đại đổi tên thành Wang Kunney tiên sinh, tuy nhiên danh phận Đế vương của ông không thể che mắt được người thường. Dân thượng lưu Hồng Kông đồn rằng muốn xem mặt Bảo Đại chỉ cần tìm ở 14 tiệm nhảy, nếu không thấy thì tìm ở các sòng bạc (Ảnh: Life)
Auto Draft
Bảo Đại hướng dẫn chú cún cưng của mình thực hiện động tác bắt tay (Ảnh: Life)
Auto Draft
Bức ảnh chụp trong một chuyến công tác tới Pháp năm 1948 tại khách sạn Ritz, trung tâm Paris (Ảnh: Bettmann/CORBIS)
Auto Draft
Sau thời gian dài lưu vong ở Hồng Kông rồi Pháp, Bảo Đại về nước vào tháng 3/1949 để 4 tháng sau đó lên làm Quốc trưởng Chính phủ Lâm thời Quốc gia Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên. Trong hình ông đang đứng nói chuyện với viên sỹ quan Pháp khi vừa đáp xuống sân bay Gia Lâm, Hà Nội vào tháng 3/1954, vẫn trong bộ âu phục chải chuốt quen thuộc cùng cặp kính râm lịch lãm (Ảnh: Life)
Auto Draft
Bảo Đại làm Quốc trưởng đến tháng 10/1955 thì bị Ngô Đình Diệm phế truất. Ông sau đó sang Pháp sống lưu vong tại Paris cho đến cuối đời (Ảnh: Life)
Auto Draft
Một bức ảnh kháp chụp trong cùng chuyến đi Hà Nội năm đó (Ảnh: Stringer/AFP)
Auto Draft
Bảo Đại chụp cùng Tướng Pháp Đờ-lát Đờ Tát-xi-nhi trong chuyến thăm đồng bào thiểu số Tây Nguyên tại Buôn Mê Thuột vào tháng 5/1950 (Ảnh: Stringer/AFP)
Auto Draft
Vua Bảo Đại trên trang bìa tạp chí Pháp Paris Match, số ra tháng 9/1953, vẫn với điếu thuốc lá trên tay – thứ gần như gắn liền với “thương hiệu” Bảo Đại (Ảnh: (Ảnh: Walter Carone/Paris Match)
Auto Draft
Một bức ảnh “chất lừ” khác cũng trong số tạp chí đó (Ảnh: Walter Carone/Paris Match)
Auto Draft
Bảo Đại cùng con gái, Công chúa Phương Mai hào hứng theo dõi cuộc đua Công thức một từ hàng ghế V.I.P tại đường đua Monza huyền thoại của Ý năm 1955. Có lẽ ông cũng là một trong những người Việt đầu tiên có cơ hội xem trực tiếp môn thể thao vốn dành cho giới nhà giàu này (Ảnh: Mario De Biasi/Mondadori Portfolio)
Auto Draft
Bảo Đại chụp cùng người vợ Pháp của mình, bà Monique Baudot vào năm 1992, 5 năm trước khi ông qua đời vào năm 1997 (Ảnh: Raymond Reuter/Sygma/Corbis

(Từ Cảnh chuyển )

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH 30 : BÌNH (Đỗ Chiêu Đức Diển Giãi )

                                                       BÌNH
BÌNH là Bằng, Bình là Bèo, Bình là Bình Phong, Bình là Cái Bình ...Trong Văn 
học cổ và Thành ngữ, ta phải xem chữ theo sau của BÌNH là chữ gì, thì mới 
biết chính xác nghĩa của chữ BÌNH, như ...
BÌNH AN 平安: Bình là Bằng, là ngang nhau, là không có gì đặc biệt; còn AN 
là Yên, là Ổn, là không có gì xảy ra. nên BÌNH AN là chỉ cuộc sống yên ổn bình 
thường, không có biến động, không có tai nạn bệnh tật ... Như câu chúc mà ta 
thường nghe là : Chúc cho Cuộc sống Bình An, Thượng lộ Bình An ... và như
 câu thường nghe của các tín đồ Công Giáo, Tin Lành :
Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình An dưới thế cho người thiện tâm !
Bình là Bèo, thì ta có câu thành ngữ thường dùng là BÌNH THỦY TƯƠNG 
PHÙNG 萍水相逢. Ta nói là "Bèo nước gặp nhau". Tất cả các loại bèo đều nổi
 trôi trên mặt nước, nên Bèo Nước gặp nhau chỉ sự gặp gỡ hời hợt giữa 
đường, sự gặp gỡ tình cờ không có ý định và sắp xếp trước, sự gặp gỡ tự 
nhiên chẳng hẹn hò ... Đây là một trong những câu nổi tiếng nhất của Vương
 Bột 王勃, một trong Tứ Kiệt của buổi sơ Đường đã viết trong bài Đằng Vương 
Các Tự 滕王閣序, nguyên văn như sau :

關山難越,誰悲失路之人; Quan sơn nan việt, thùy bi thất lộ chi nhân;
萍水相逢,盡是他鄉之客。 BÌNH THỦY TƯƠNG PHÙNG, tận thị tha hương chi
hách.
Có nghĩa :
Núi non khó vượt, ai thương người lỡ bước sa chân;
Bèo Nước Gặp Nhau, đều là kẻ tha hương đất khách.


Truyện Nôm Hoa Tiên và Bèo Nước Gặp Nhau
Trong truyện Nôm Hoa Tiên Ký của Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Thiện, diễn tả 
mối tình tay ba giữa Lương Sinh (Lương Phương Châu)
và Dương Dao Tiên với Lưu Ngọc Khanh cũng có câu :
May đâu Bèo Nước Gặp Nhau,
Thôi thì Hợp Phố cho Châu lại về.
Bình là cái Bình Phong 屏風, dùng để che chắn phía trước phòng khách, nên 
có thường có vẽ hoa văn phong cảnh với các mây
màu ngũ sắc cho đẹp, vì thế còn được gọi là VÂN BÌNH 雲屏, như trong bài thơ 
VỊ HỮU 為有 nổi tiếng của
Lý Thương Ẩn 李商隱 đời Đường như sau :

Vị hữu VÂN BÌNH vô hạn kiều, 爲有雲屏無限嬌,
Phụng thành hàn tận phạ xuân tiêu. 鳳城寒盡怕春宵.
Vô đoan giá đắc kim qui tế , 無端嫁得金亀婿,
Cô phụ hương khâm sự tảo triều. 辜負香衾事早朝 .


Có nghĩa :

Vì có Bình Phong đẹp lắm mầu
Kinh thành hết lạnh, sợ canh thâu
Khéo xui lấy được ngài quan lớn
Phụ bạc gối chăn, sớm phải chầu !
Lục Bát :
Bình phong đẹp đẽ yêu kiều
Phụng thành đông hết, xuân tiêu đêm dài
Vô duyên lấy phải quan ngài
Gối chăn bỏ hết mặc ai … đi chầu !

Bình 瓶 là Cái Bình, cái chai lọ dễ vỡ, nên ta thường nghe câu THỦ KHẨU 
NHƯ BÌNH 守口如瓶
. Có nghĩa : Giữ mồm giữ miệng như giữ cái bình


dễ vỡ. Ý nói là đừng phát ngôn bừa bãi hay là phải giữ kín một chuyện gì đó, 
theo như một câu nói trong Minh Tâm Bửu Giám :

守口如瓶, Thủ khẩu như bình,
防意如城。 Phòng ý như thành.

Có nghĩa :
Giữ miệng như giữ miệng bình được nhét kín,
Đề phòng mọi việc như tướng giữ thành đề phòng quân địch.

Câu nói trên có xuất xứ từ đời Tống, tập hạ của "Quý Tân Tạp Thức Biệt Tập"
 cuả Chu Mật : " Phú Trịnh Công có câu nói :

Thủ khẩu như bình, phòng ý như thành" 宋·周密《癸辛杂识别集》下:
“富郑公有‘守口如瓶,防意如城’之语。” Trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, 
khi Thúy Kiều khuyên Thúc Sinh về thăm vợ cả là Hoạn Thư đã dặn Thúc rằng :"Đôi ta chút nghĩa 
đèo bồng, đến nhà trước liệu nói sòng cho minh !". Nhưng khi "Chàng về xem
 ý tứ nhà, Sự mình cũng rắp lân la tỏ bày. Mấy phen cười nói tỉnh say, Tóc tơ
 chẳng động mảy may sự tình". Nên Thúc mới :

Nghĩ đà Bưng Kín Miệng Bình,
Nào ai có khảo mà mình lại xưng?
守口如瓶 Thủ khẩu như bình
Nhưng, thường thì BÌNH 平 là BẰNG, như Bình Địa 平地 là Đất Bằng, là cuộc
 đất bằng phẵng, yên ổn, không lồi lõm, không biến động, khác với thành ngữ
 mà ta hay gặp phải trong văn học cổ là BÌNH ĐỊA BA ĐÀO 平地波濤. BA 波 là
 những gợn sóng nhỏ; ĐÀO 濤 là những đợt sóng lớn. Nên Bình Địa Ba Đào t
a nói là ĐẤT BẰNG NỔI SÓNG ! Chỉ đang sống yên ổn bỗng đột nhiên xảy ra 
những tai nạn hoặc nguy hiễm không thể lường trước được. Như gia đình của
 Vương Viên Ngoại đang sống yên ổn, bỗng bị thằng bán tơ đổ oan cho phải 
tội, đến nỗi Thúy Kiều phải bán mình chuộc tội cho cha mới nhờ Thúy Vân 
thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng, để đến khi đoàn tụ, lúc " Tàng tàng chén 
cúc dỡ say" 
thì Thúy Vân lại kể lể :
Gặp cơn Bình Địa Ba Đào,
Lại đem duyên chị buộc vào duyên em.
... và khi Thúc Sinh đã chuộc Thúy Kiều từ lầu xanh về, đang sống hạnh phúc
 bên nhau, bỗng Thúc Ông về đến " Phong lôi nổi trận bời bời, nặng lòng e ấp
 tính bài phân chia" Thúc Sinh không chịu, cho nên " Sốt gan ông mới cáo 
quỳ cửa công ", để đến nổi :
Đất Bằng Nổi Sóng đùng đùng,
Phủ đường sai lá phiếu hồng thôi tra .
BÌNH còn là BÌNH KHANG 平康, không phải là Bình An Khang Thái (bình yên 
mạnh khỏe) mà là tên của một phường trong thành Trường An đời Đường. 
Bình Khang thuộc phường thứ 5, nằm từ bắc sang nam, đông giáp Đông Thị,
 bắc giáp phường Sùng Nhân, nam giáp phường Tuyên Dương, đều là những 
phường ăn chơi náo nhiệt, nằm quanh khu Thượng Thư Quan Thự, nơi 
chuyên tiếp các sứ thần, quan lại, sĩ tử ... về kinh ứng thí hoặc công vụ, nên
 rất nhộn nhịp. Căn cứ ghi chép của "Khai Nguyên Thiên Bảo Di Sự" quyển 2 :
 Trường An có phường Bình Khang là nơi ở của các kỹ nữ và các chàng du 
hiệp đều tụ tập nơi đây ... Người đương thời gọi đó là Phường Phong Lưu
 trác táng. Cho nên gọi phường Bình Khang là Khu Lồng Đèn Đỏ. 
(据《开元天宝遗事》卷二载:“长安有平康坊者,妓女所居之地,京都侠少,
萃集于此。……时人谓此坊为风流薮泽。”所以说平康坊是红灯区).

Trong Truyện Kiều, khi Thúc Sinh muốn chuộc Thúy Kiều về làm vợ, Kiều biết
 thân biết phận của mình nên đã nói với Thúc Sinh rằng :
Bình Khang nấn ná bấy lâu,
Yêu hoa yêu được một mầu điểm trang.
Rồi ra nhạt phấn phai hương,
Lòng kia giữ được thường thường mãi chằng ?!
BÌNH THÀNH 平成 là Địa bình Thiên thành 地平天成, theo sách Thượng Thư 
Đại Vũ Mạc《尚书·大禹谟》:Điạ bình thiên thành, lục phủ tam sự doãn trị, 
vạn thế vĩnh lại, thời nãi công “地平天成,六府三事允治,万世永赖,时乃功。
Có nghĩa : " Khiến cho đất được bình trị, trời được lập thành, sáu phủ ba việc 
đều được ổn định, muôn đời sau đều nhờ vào đó, đó chính là công của nhà 
ngươi đó !". Vốn chỉ công lao của vua Hạ Vũ trị thủy thành công, làm cho vạn 
vật được ổn định mà sanh sôi nẩy nở. Sau thường dùng để chỉ chế độ vua 
chúa nào đó có công lao làm cho đất nước được thịnh trị, dân chúng có 
được đời sống yên ổn, an cư lạc nghiệp.

Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã dùng tích nầy để cho Thúy Kiều lấy cớ 
mà khuyên Từ Hải về với triều đình đừng làm một loạn tướng nữa :
Rằng: “ Ơn Thánh đế dồi dào,
Tưới ra đã khắp thấm vào đã sâu.
BÌNH THÀNH công đức bấy lâu,
Ai ai cũng đội trên đầu xiết ba
Vua Vũ trị thủy Kiều khuyên Từ Hải quy hàng

Bình Nguyên 平原 là Đồng Bằng, nhưng Bình Nguyên Quân 平原君 là một
 nhân vật nổi tiếng thời Xuân Thu Chiến Quốc ...

BÌNH NGUYÊN QUÂN 平原君 (?-251 TCN) Họ Triệu tên Thắng, con trai của 
Triệu Võ Linh Vương, em trai của Triệu Huệ Văn Vương, làm tể tướng của hai 
đời vua Triệu Huệ văn Vương và Triệu Hiếu Thành Vương, là một chính trị gia 
nổi tiếng của thời Chiến Quốc, rất hào hiệp và biết trọng kẻ sĩ, trong nhà luôn
 luôn nuôi ba ngàn thực khách, cùng nổi tiếng ngang hàng với Mạnh Thường Quân Điền 
Văn của nước Tề, Tín Lăng Quân Ngụy Vô Kỵ của nước Ngụy và Xuân Thân 
Quân Hoàng Yết của nước Sở. Bốn người được hợp xưng là Chiến Quốc Tứ
 Công Tử. Đứng đầu Tứ Công Tử là Mạnh Thường Quân hay cứu khổn phò 
nguy, cứu giúp người trong cơn nguy biến, nên ba chữ MẠNH THƯỜNG QUÂN
 còn được sử dụng cho đến hiện nay để chỉ những người nhiệt tâm hay làm
 từ thiện. Còn Bình Nguyên Quân là người luôn biết lắng nghe người khác và 
hiểu được năng lực tài trí của đối phương. Trong một bài thơ Thất Ngôn cổ
 phong của nhà thơ Cao Thích đời Đường có câu :

未知肝膽向誰是, Vị tri can đãm hướng thùy thị,
令人卻憶平原君. Lệnh nhân khước ức Bình Nguyên Quân.

Có nghĩa :
Chưa biết phải đem gan ruột gởi gắm cùng ai đây, nên...
Khiến cho người ta lại nhớ đến Bình Nguyên Quân.
( Nỗi lòng biết tỏ cùng ai,
Bình Nguyên Quân khiến cho người nhớ xưa )
Khi Kiều gặp Từ Hải với tướng mạo uy vũ hiên ngang đã đoán rằng " Tấn 
Dương được thấy mây rồng có phen " ( Ý nói Từ có thể làm nên nghiệp đế ),
 thì cụ Nguyễn Du nhà ta cũng đã mượn ý hai câu thơ của Cao Thích nêu trên
 để cho Từ Hải tỏ lòng tri kỷ với Thúy Kiều là :
Từ rằng : "Lời nói hữu tình,
Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân.
Lại đây xem lại cho gần,
Phỏng tin được một vài phần hay không ?"

Chiến Quốc Tứ Công Tử Thúy Kiều gặp Từ Hải

Cuối cùng, xin mời cùng đọc một giai thoại văn chương có liên quan đến chữ 
BÌNH của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến, như sau :

Tương truyền, có một anh nhà quê dốt đặc, nhưng nhờ đi lính cho Tây, có 
công trấn áp các lực lượng yêu nước người Việt, nên được Tây đề nghị triều 
đình sắc phong cho hàm cửu phẩm. Phú qúy về làng, vênh váo với bà con
 chòm xóm, đãi tiệc ăn mừng. Có rất nhiều người a dua chúc tụng, có một 
anh mang lễ vật đến nhờ cụ Tam Nguyên làm cho một câu đối để mừng. Được dịp cụ Tam Nguyên bèn viết câu đối chữ như sau :

兵平西於斯赦賜, Binh bình tê ư tư sắc tứ,

歸貴喝嗚呼懸弧。 Quy qúy hát ô hô huyền hồ.

Có nghĩa :
- Vế đầu : Loạn binh đã được bình định, Thằng Tây vì việc nầy mà ban cho
 sắc phong, (Chữ TÊ là đọc trại đi của chữ TÂY 西, Ư TƯ 於斯 là Ở đây, là 
Vì việc nầy, SẮC 赦 là Sắc phong, TỨ 賜 là Ban cho).
- Vế sau : Trở về được phú qúy, nhưng than ôi như cây cung bị treo lên ( vì 
hết công dụng rồi!). HÁT 喝 là Tiếng hét, Ô HÔ 嗚呼 là tiếng than, HUYỀN 懸 là 
treo, HỒ 弧 là Cây cung.

Câu đối thâm ở chỗ nhạo anh nhà quê kia nhờ đàn áp đồng bào ruột thịt mà
 được Tây đề nghị sắc phong, và bây giờ thì đã hết công dụng rồi bị treo lên 
như là cây cung khi đã hết chim vậy; câu đối còn hay ở chỗ cười nhạo anh ta
i lõm bõm học đánh vần chữ Quốc Ngữ, thứ chữ mà lúc bấy giờ mọi người 
đều căm ghét vì cho là chữ ngoại lai của quân xâm lược.
Phần trên đây là kể theo " Giai thoại văn chương Việt Nam" của Thái Bạch do
 Nhà xuất bản SÀI GÒN xuất bản năm 1957. Nhưng ...

Theo "thoduongdatviet.com › Tin tức › Vui với Đường thi" trên web. thì câu 
đối trên đây là của cụ Bùi Bằng Đoàn, lúc đó đang làm Tri phủ Thái Bình, mà 
ở Thái Bình có một tay lính đi Tây về sau khi có dự phần vào Thế Chiến Thứ 
Nhất (1914-1918), được vua ban hàm Bát phẩm, tay ấy liền mở tiệc để ăn khao. Bà con khách khứa tới dự rất đông, có người đến nhờ cụ Bùi Bằng Đoàn làm câu đối để mừng. Cụ đã viết câu đối như thế nầy :

Tiếp tiệp hoan hoàn, tê ư tư sắc tứ; 接捷歡還,西於斯赦賜;
Binh bình thoái thoại, hát ô hô huyền hồ. 兵平退話,喝嗚呼懸弧。
Có nghĩa :
TIẾP 接 là Tiếp theo, TIỆP 捷 là Thắng trận, HOAN 歡 là Vui, HOÀN 還 là Về, 
nên ...
- Vế đầu : Tiếp theo sự thắng trận vui vẻ về quê, Thằng Tây vì việc nầy mới 
ban cho sắc phong;
BINH BÌNH 兵平 là Việc binh đã được bình định, THOÁI 退 là Lui về, THOẠI 話 
là Nói năng (ở đây có nghĩa là Khoe Khoang), nên ...
- Vế sau : Việc binh đã yên nên lui về để khoe khoang, (đâu biết rằng) Hỡi ôi,
 mình như cây cung đã bị treo lên rồi !
 
GTVCVN Thái Bạch Cụ Bùi Bằng Đoàn

Truyện kể thì theo các tư liệu nêu trên, nhưng phần chú thích giải nghĩa là 
của Đỗ Chiêu Đức chịu trách nhiệm.
Hẹn bài viết tới !

Đỗ Chiêu Đức

Xem : MẠNH GIAO 孟郊 (751-814) - Đỗ Chiêu Đức




























Thời đại đồ sắt và nghề luyện sắt của tổ tiên người Việt ( NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ )


Tác giả: Trần Gia Ninh
Lời giới thiệu của Tia Sáng: Cho đến nay, các nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử cho thấy người Việt cổ luyện kim thành thạo từ sớm, với những dấu vết của luyện kim đồng thau ngay từ giai đoạn kết thúc của văn hóa Phùng Nguyên (niên đại 4000-3500 năm cách ngày nay). Đối với đồ sắt, các phát hiện khảo cổ học gần đây cũng cho thấy dấu hiệu của nghề luyện sắt từ thế kỷ 2-3 trước Công nguyên với những vết tích lò luyện sắt, hòn quặng sắt, xỉ sắt hình giọt nước tại di chỉ Đồng Mỏm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Các hiện vật sắt, gỉ sắt không rõ hình dạng, chức năng cũng được phát hiện tại di chỉ Đường Mây, Cổ Loa, Hà Nội. Các nhà khảo cổ học, lịch sử vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những minh chứng mới về nghề luyện sắt của người Việt cổ. Bài viết dưới đây của tác giả Trần Gia Ninh, tập hợp từ những tài liệu thành văn, bước đầu đưa ra một góc nhìn về lịch sử nghề luyện sắt của người Việt cũng như vị trí của nó trong bối cảnh khu vực.
Lịch sử văn minh nhân loại khởi đầu từ thời đồ đá, chuyển lên đồ đồng và tiếp nối là đồ sắt cho đến tận ngày nay, chưa có thêm thời đại nào mới nữa. Điều đó cho thấy kim loại sắt và các biến thể của nó quan trọng tới mức nào đối với văn minh nhân loại.
Sơ lược lịch sử phát triển đồ sắt

Hình 1: Cảnh luyện sắt ở vùng Nam Âu.

Hình 2: Cấu trúc lò Bloomery ở Nam Âu

Hình 2: Cấu trúc lò Bloomery ở Nam Âu
Thời đại đồ sắt bắt đầu vào thế kỷ 12 trước Công nguyên (TCN) tại Trung Đông cổ đại, Ấn Độ cổ đại  và Hy Lạp cổ đại. Vào thế kỷ 8 TCN tại Trung Âu và vào thế kỷ 6 TCN tại Bắc Âu thì thời đại đồ sắt mới bắt đầu xuất hiện. Việc sử dụng sắt, để nấu chảy và rèn thành các công cụ, đã xuất hiện tại nền văn minh Nok ở Tây Phi vào khoảng năm 1200 TCN. Theo cổ sử Trung Hoa thì có lẽ từ đầu đời Chu (TK 10 TCN) ở Trung Hoa bắt đầu có nghề luyện sắt. Không có những bằng chứng khảo cổ chắc chắn, nhưng những gì còn thu thập được người ta dự đoán rằng người cổ đại sử dụng công nghệ lò bloomery (tạm dịch: lò nở xỉ) để luyện sắt. Lò này là một hốc rỗng hay một kiểu ống khói, tường được đắp bằng đất sét chịu lửa. Phía dưới có một cửa xuất liệu và một hay nhiều tuy-e để thổi gió vào (Hình 1,2,3). Nhập liệu từ phía trên xuống gồm quặng sắt nghiền nhỏ, trộn với than gỗ, có thể không có hoặc có cho thêm vôi tôi hoặc các chất trợ dung… Hỗn hợp này sẽ bị nung chảy ở khoảng 1250oC thấp hơn nhiều so với nhiệt độ nóng chảy của sắt (1558oC). Kết quả sẽ thu được một chất lỏng gồm sắt và xỉ (cái tên Bloomery-nở ra xỉ là bắt nguồn từ đó) và đóng rắn thành cục sắt-xỉ ở dạng xốp tại đáy lò. Từ sắt xỉ xốp gia công cơ nhiệt thành ra sắt rèn (Wrought Iron) hoặc sắt (gang) luyện (pig iron-Sinh thiết)… (ví dụ sắt rèn là sắt xây tháp Effel, cầu Long Biên…). Kể từ thế kỷ 18 khi có lò cao Bessemer, lò Martin… thì kỹ thuật này không phổ biến nữa, (nhưng hiện lại có xu hướng quay lại công nghệ cổ xưa này với tên gọi là DRI (Direct Reduction Iron) chế tạo ra sắt xốp).
Kỹ thuật lò Bloomery có thể là công nghệ luyện sắt cổ xưa nhất, và ở các vùng trên thế giới ngày xưa không khác nhau là mấy, chỉ hơn nhau ở chất lượng quặng, chất lượng than gỗ và kỹ thuật thổi gió. Có nhiều kiểu kết cấu bễ thổi gió, dạng ống thụt (piston- Hình 5) hoăc dạng quả bóng ép bằng da thú (Hình 4). Lúc đầu thì đều dùng sức người, về sau dùng sức nước (hình 7). Thời cận hiện đại thì dùng máy hơi nước, điện… Bức tranh khắc đá tìm thấy trên vách các mộ cổ ở Sơn Đông Trung Quốc cho ta thấy hình ảnh luyện sắt và chế tác sắt ở Trung Hoa dùng bễ thổi khí kiểu quả bóng ép, khoảng thế kỷ 2 thứ 3 TCN (Hình 6). Ngày nay chúng ta vẫn còn thấy cách chế tác sắt thủ công dùng bễ ống thụt của người Hmông ở miền núi phía Bắc nước ta.
Tổ tiên người Việt có biết nghề luyện và chế tác sắt?
Hiện nay nhiều người cho rằng tổ tiên nước ta không biết nghề luyện sắt và sản phẩm này là do văn minh Trung Hoa trong quá trình ngàn năm Bắc thuộc truyền sang.
Theo truyền thuyết Thánh Gióng thì tổ tiên ta đã biết dùng sắt rèn ngựa cho Thánh Gióng đánh giặc Ân (khoảng 1000 năm TCN). Truyền thuyết thì khó tin. Lịch sử thành văn của nước ta thì lúc đó chưa có. Nhưng có thể là nghề luyện sắt của ta có từ trước thời Bắc thuộc. Thời đó dân ta chưa biết dùng chữ Hán. Trong chữ Hán sắt gọi là thiết , thép gọi là cương , nếu sắt thép là do người Trung Hoa truyền vào sau thời Bắc thuộc thì tất nhiên dân ta phải gọi như là chữ Hán là Thiết, Cương 鐵鋼. Nhưng người Việt lại gọi là sắt thép. Sắt là một chữ thuần Việt, 𨫊 đọc là sắt theo chữ nôm, chữ này ngay từ điển Khang Hy cũng không có, mặc dù chữ Hán cũng có chữ đọc là sắt nhưng để chỉ cây đàn sắt có 50 dây (Mang tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ – Truyện Kiều Nguyễn Du). Thép cũng là một từ thuần Việt, chữ nôm viết 𨨧 đọc là thép, chữ này hoàn toàn không có âm và chữ tương tự trong Hán ngữ. Như vậy, người Việt phải biết đến kỹ thuật sắt thép (và có thể các kỹ thuật luyện kim khác, như vàng, bạc, chì kẽm) trước thời Bắc thuộc và vẫn tiếp nối phát triển, nên mới có tên gọi riêng của mình như vậy.
Có ý kiến dựa trên Sử ký của Tư Mã Thiên, Nam Việt liệt truyện 南越列傳, có chép “… 與長沙接境, 高后時, 有司請禁南越關市鐵器[Nam Việt] giáp giới với quận Trường Sa ,Thời Cao Hậu [Lã Hậu 241 TCN – 180 TCN], quan đương sự xin cấm không cho người Nam Việt vào mua đồ sắt.” để nói rằng Nam Việt không tự chế được sắt1. Thời Cao Hậu Nam Việt vương Triệu Đà mới chỉ chiếm được Phiên Ngung (vùng Quảng Đông). Sau khi Cao Hậu chết (180 TCN) mới chiếm được Mân Việt và Tây Âu Lạc nên không có sắt là tất nhiên, điều đó không chứng minh là Âu Lạc không luyện được sắt. Có người lấy lý do không tìm thấy di tích khảo cổ về sắt trên đất nước ta để kết luận rằng cha ông ta không biết chế tạo sắt thép. Nên nhớ rằng, khác với đồ đá và đồ đồng, đồ sắt để lại rất ít trong các di tích khảo cổ trên thế giới. May chăng còn có cột sắt ngàn năm ở gần Dehli Ấn Độ là còn tồn tại đến ngày nay, mà các nhà khoa học hiện đại cũng chưa giải mã được bí mật. Bởi chưng kim loại sắt bị oxy hóa mạnh, dù có bị chôn vùi dưới bao lớp đất cũng bị hủy hoại.
Ngay cả ở nước ta, Đại Việt sử ký toàn thư chép Ngô Quyền (và Trần Hưng Đạo sau đó) đóng cọc gỗ nhọn bịt sắt cắm xuống sông Bạch Đằng thì các cọc đó ngày nay phát hiện được cũng không thấy có sắt nữa. Sử sách của nước ta bị quân Minh cướp và đốt hết từ năm 1407 nên không có cơ sở nào biết được trước đó có chép gì không. Nhưng sau khi quân Minh chiếm nước ta, lập thành quận huyện của Trung Hoa thì người Minh đã có ghi chép nhiều chi tiết về tổ chức kinh tế, xã hội, địa chí, sản vật của Giao Chỉ. Trong quyển An Nam Chí Nguyên (Hình 8) 安南志原 của Cao Hùng Trưng 高熊徵 đời Minh đã ghi chép khá tỉ mỉ như Nhà Minh đã lập ra 6 Cục Kim Trường 金場局 để lo về việc luyên kim ở Giao chỉ. Về sắt sách này chép “安府 : 礦山在土黃縣‮٢#‬… 鐵山在東城縣‮٢#‬ Phủ Nghệ An, tại huyện Thổ Hoàng[tỉnh Hà Tĩnh ngày nay] có núi Quặng (Khoáng Sơn) là nơi sản xuất sắt… tại huyện Đông Thành [có lẽ là vùng Núi Thiên Nhận-Hồng Lĩnh ven sông Lam ngày nay] có núi Sắt (thiết sơn) cũng là nơi sản xuất sắt3. Những ghi chép này cho ta thấy, ít nhất từ thời Trần nghề luyện sắt của người Việt đã khá phát triển. Chẳng những là luyện sắt, mà việc chế tác sắt (làm vũ khí) thời bấy giờ đã đạt được trình độ cao, có thể vượt cả kỹ thuật của phương Bắc.

Hình 4: Bễ thổi khí bằng quả bóng da;

Hình 5: Lò chế tác sắt dùng bễ ống thụt của người Hmông.
Trong bộ Chính sử Trung Hoa, như Minh Sử (Lịch sử Triều Minh)chép: “明史·兵志四):明成祖平交趾,得神机炮法. 特置神机。制用生熟赤。建最, 西次之。大小不等。 大者。 次及小者用架,用, 用托。 大利于守, 小利于。 随宜而用 要器 , quyển 92, Binh Chí Tứ chép: Minh Thành Tổ đánh Giao Chỉ, lấy được phép Thần Cơ Thương Pháo, đặt riêng Thần Cơ Doanh luyện tập. Chế tạo cần dùng đồng đỏ nguyên chất, cần nhất sắt dẻo, thứ cần nữa là sắt Tây Vực. To nhỏ các loại, loại to dùng xe, nhỏ dùng giá, dùng cọc, tay nâng. Lợi lớn khi giữ, lợi nhỏ khi đánh, tùy mà dùng như vũ khí quan trọng khi cầm quân”.
Chuyện cướp công nghệ luyện và chế tác sắt làm vũ khí của nhà Minh còn được ghi chép trong Minh Thực Lục, lúc cha con Hồ Quý Ly bị điệu về Yên Kinh thì Vĩnh Lạc đã tống giam ngay cha con Quý Ly- Hán Thương nhưng lại ra lệnh thả ngay tại chỗ Tả tướng Hồ Nguyên Trừng, vì nhà Minh đã do thám biết Trừng là nhà kỹ thuật đại tài của nước Việt. Sách chép: Vào năm Vĩnh Lạc năm thứ 5, ngày 5 tháng 9 (tức 5 tháng 10/1407):
Hoàng đế cùng bá quan văn võ nhận lễ hiến tù tại cửa Phụng Thiên. Binh bộ thị lang Phương Tân tuyên đọc bản hạch tội […]. Sau khi Tân đọc xong […] Hoàng đế ra lệnh đem Quí Ly, con y là Hồ Hán Thương, tướng giặc Hồ Đỗ cùng tất cả đồng bọn tống giam vào đại lao. Lệnh thả ngay cho con trai của y là Trừng cùng bọn cháu là Nhuế và ban cho họ lương thực và y phục4.
Ngay sau đó thì Trừng được bổ nhiệm chủ sự Binh Trượng Cục, chuyên chế tác Thần cơ thương pháo và các loại súng. Về sau Trừng làm đến Thượng thư Bộ Công (Hàm như Bộ trưởng ngày nay). Sách “Dã Ký: 今凡祭兵器並祭澄也 [Quân Minh] nay phàm khi tế súng thì phải tế Trừng”5. Thực ra thì những tuyệt kỹ chế hỏa súng nòng dài (về sau nhà Minh gọi là Thần cơ thương pháo) đã có từ đời Trần, Hồ Nguyên Trừng thời Hồ Quý Ly-Hồ Hán Thương là phát triển tiếp mà thôi. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư tả trận đánh năm Canh Ngọ 1390 đời Trần: “Trần Khát Chân liền ra lệnh các Hỏa súng nhất tề nhả đạn, bắn trúng thuyền Chế Bồng Nga, xuyên suốt ván thuyền, Bồng Nga chết”. 
Những địa điểm luyện sắt như trong Nam Việt Chí Nguyên đã chép ở trên tập trung chủ yếu ở vùng Hà Tĩnh6. Đặc biệt là vùng thung lũng sông Ngàn Sâu thuộc Huyện Thổ Hoàng ngày xưa vốn nổi tiếng với nghề luyện sắt ít nhất từ đời Trần và cho đến trước khi có kỹ thuật phương Tây, như sách “同 慶 地 輿 志 Đồng Khánh địa dư chí”7 (Hình 9) (1886 – 1887) đã viết rõ, rằng sản vật đặc sắc của Hương Khêlà Sắt: “周禮總 之周禮,春 隴, 福 祿總之都 溪, 福 澤, 河 東 等 社 山 分 多 有 生 鐵, 但 鐵 質 剛 脆, 惟河 東社隴山鐵 質 堅軟 爲勝 Ở sơn phận các xã Chu Lễ, Xuân Lũng tổng Chu Lễ, Đô Khê, Phúc Trạch, Hà Đông tổng Phúc Lộc nhiều nơi có sắt luyên (sinh thiết). Nhưng chất sắt giòn cứng. Riêng sắt ở núi Lũng xã Hà Đông là thứ sắt cứng mà dẻo (nhuyễn)”. Như vậy là hai quyển sách cách nhau hơn năm trăm năm, một của Trung Hoa, một của Đại Việt, đều chép giống nhau về cùng một địa danh chuyên về luyện sắt (và là sắt chất lượng cao, cứng mà dẻo) là vùng Hương Khê, Hà Tĩnh. Chẳng những vậy mà thực sự lịch sử cận đại của nước Việt có sự kiện trong cuộc khởi nghĩa Cần Vương của Phan Đình Phùng, tại cứ điểm trong vùng rừng núi Hương Khê bị quân Pháp bao vây tứ bề mà Tướng Cao Thắng năm 1895 vẫn tự luyện được sắt, đúc súng trường tinh xảo không thua kém gì súng của Pháp khiến các kỹ sư Pháp kinh ngạc. Một viên võ quan Pháp, Đại úy Ch.Gosselin, từng tham gia đánh dẹp tại Nghệ Tĩnh, viết cuốn sách có giá trị tựa đề là Nước Nam [Empire d’Annam]9 trang 313, có đoạn nói về súng của Cao Thắng như sau:

Hình 6: Tranh đá ở mộ cổ Sơn Đông, Trung Quốc, vẽ cảnh luyện sắt.

Hình 7: Thổi khí bằng sức nước.
Tôi có đem nhiều khẩu súng đó về tận bên Pháp; xem nó giống đủ mọi vẻ như súng của các xưởng binh khí nước ta chế tạo, đến nỗi tôi đưa cho các quan binh pháo thủ ta xem, các ông phải sửng sốt lạ lùng, […] những súng đó đã từng bắn chết ít nhiều lính Khố Xanh, Cai đội Pháp, lính tập…
Thay lời kết
Tuy bằng chứng còn ít ỏi, nhưng từ truyền thuyết, đến ngôn ngữ, sử sách Đông Tây và của cha ông ta, đã cho thấy rằng không còn nghi ngờ gì nữa, quả thật là tổ tiên, ông cha dân Việt chúng ta đã đồng hành cùng nhân loại trong lịch sử thời đại đồ sắt, biết chế tạo, chế tác sắt thép từ ngàn xưa với chất lượng cao. Cũng không phải là ngẫu nhiên mà sử sách lại ghi chép vùng Nghệ Tĩnh là cái nôi của nghề luyện sắt và chế tác sắt thép của người Việt từ thuở xưa đến nay. Mỏ sắt Thạch Khê Hà Tĩnh hiện là mỏ sắt có trữ lượng 550 triệu tấn trong nhóm những mỏ lớn trên thế giới. Quặng sắt Thạch Khê nằm sâu dưới mực nước biển khó khai thác và chất lượng còn có vấn đề. Nhưng phía tây mỏ Thạch khê quặng lại trồi lên cùng vùng núi cao ở huyện Hương Khê thì chất lượng tốt và dễ khai thác, đó là vùng Thổ Hoàng xưa, chính là nơi sử sách ghi chép có nghề luyện sắt.
Ngày nay mỏ sắt Vụ Quang là nơi có quặng sắt chất lượng rất cao mà Hà Tĩnh dành quyền khai thác riêng cho địa phương, không cho bán ra ngoài. Nhưng tiếc thay nhà máy tuyển quặng sắt Vũ Quang được xây dựng từ 2008 với bao kỳ vọng luyện sắt thép chất lượng cao do Công ty TNHH MTV Sắt Vũ Quang (thuộc Công ty cổ phần Gang thép Hà Tĩnh) làm chủ đầu tư thì nay cả mẹ lẫn con đều đã tan tác, dừng hoạt động10. Nhà máy thép Vạn Lợi Hà Tĩnh11 của người Việt đầu tư hàng ngàn tỷ nay cũng bán thành sắt vụn.
Hình 8: Sách An Nam Chí Nguyên ghi các địa chỉ luyện sắt ở Nghệ Tĩnh.

Hình 9.

Hình 10
Nhưng Hà Tĩnh đã và vẫn trở thành cái nôi của sắt thép trên đất Việt chúng ta, oái oăm thay, nó lại nằm trong tay nước ngoài, đó là khu liên hợp gang thép của Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, chẳng những là lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á mà là một trong những nơi luyện Gang Thép có số má trên thế giới! Người Việt tài năng từ ngàn xưa đâu rồi? Vài trăm năm sau, giới khảo cổ và viết sử Việt sẽ không khó khăn như bây giờ để có thể phát hiện ra chứng tích lừng lẫy thời đại đồ sắt của người Việt ở mảnh đất Hà Tĩnh, và vẫn có quyền tự hào chứ sao không !!!
——-
Chú thích:
1 https://ctext.org/shiji/nan-yue-lie-zhuan/zh
2 Huyện Thổ Hoàng xưa là vùng đất rừng núi và thung lũng từ bến Tam Soa, tả ngạn Ngàn Phố trở về nam gồm toàn bộ lưu vực sông Ngàn sâu. Nay là huyện Hương Khê, một phần Hương Sơn và miền thượng Đức Thọ.
3 An Nam Chí Nguyên安南志原;Hoa Bằng dịch chú, in Roneo 1961 lưu hành nội bô. NXB Đại Học Sư phạm xuất bản 2017, trang 470-471.
4 Nguyên văn trong Minh Thực Lục, Minh Thái Tông , Quyển 71 ,mục 5: 实录太宗实录 -> 太宗文皇帝实录卷七十一 :上御奉天受之文武群臣皆侍兵部侍郎方宾读露布至弑王؟y国僭号元等 上使父子曰此人臣之道乎季父子不能对宾读毕诏以季父子及其将相胡柱等悉付而赦其子澄芮等命有司衣食.
5 ‮٣‬٪‮٠‬O Chúc Duẩn Minh (1460-1526) ‮/‬،‮$٩)‬ڑ quyển 2, mục 45.
6 Nghệ An từ đời Lý là tên vùng đất Nghệ-Tĩnh ngày nay. Mãi cho đến năm 1831 Minh Mệnh mới tách một phần phía nam ra khỏi Nghệ An, đặt tên là tỉnh Hà Tĩnh.
7 Đồng Khánh Địa Dư Chí, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2003 (trang 1304). Bản dịch này dịch nhầm chữ ٪ح‭ ‬إK sinh thiết nghĩa là sắt luyện thành ra “quặng sắt”.
8 Xưa thuộc huyện Thổ Hoàng, tên Hương Khê mới đặt từ cuối đời vua Tự Đức (1868).
9 Capitaine Ch. GOSSELIN -L’EMPIRE D’ANNAM ,PARIS ,LIBRAIRIE ACADÉMIQUE DIDIER ,PERRIN ET Cie, LIBRAIRES-ÉDITEURS ,35, QUAI DES GRANDS-AUGUSTINS, 35 ,1904.
10 https://dantri.com.vn/xa-hoi/thu-hoi-giay-phep-du-an-hon-9-nam-lam-kho-dan-20170813162540794.htm
11 https://baomoi.com/sieu-du-an-thep-van-loi-ha-tinh-mua-ba-van-ban-ba-dong/c/30294518.epi

Thơ Xướng Họa : NIỀM RIÊNG -: Trần Văn Dật & Hoàng Đằng

  Niềm Riêng - Trần Văn Dật & Thơ họa: Niềm Riêng - Hoàng Đằng   Niềm Riêng Quê hương nhìn lại ngái xa rồi Từ giã ra đi lúc thiế...