Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019

Ngắm vẻ đẹp siêu tưởng về Vũ trụ thu nhỏ trong tranh Mạn Đà La Thangka Tây Tạng

Hoa Vân ( Bình Luận Án )


Mạn Đà La hay còn gọi là Mandala, là hình vẽ biểu thị vũ trụ - trong cái nhìn của một bậc giác ngộ. Hiểu đơn giản là một phật tử đã ngộ đạo, hiểu biết về Vũ trụ. Trong tiếng Sanskrit, mandala có nghĩa là một trung tâm (la) đã được tách riêng ra hay được trang điểm (mand). Có thể coi mỗi bức tranh mandala là một hình vũ trụ thu nhỏ. Trong khi các tín đồ Ấn giáo, Phật giáo, sử dụng Mandala như một pháp khí hình thiêng, thì đối với các tín đồ Đại thừa, Kim cương thừa - Mandala là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo, trong đó có các vị thần ngự trị.

<< Đây chính là một Vũ trụ thu nhỏ dưới cái nhìn của một bậc giác ngộ. Trái đất ở đâu trong Vũ trụ? 




(Ghi chú: Mạn đà la còn là tên gọi của loài hoa Trà, không liên quan đến bài viết này)

Có hai dạng của Mandala: Thai tạng giới và Kim cương giới.
- Thai tạng giới mandala: là yếu tố thụ động, mô tả vũ trụ về mặt tĩnh, mặt lý tính. Như thai của người mẹ chứa đựng con. Thai tạng có ý nghĩa thể hiện công đức, đại bi tâm của Phật.

- Kim cương giới mandala: là yếu tố tác động, biểu hiện cho trí tuệ viên mãn, sở chứng của Phật. Ngũ Trí Như Lai là trọng tâm của mandala này. 
Phần lớn các bức tranh Mandala Phật giáo được vẽ, in hoặc thêu, với những mẫu hoa văn kỷ hà. Nhưng cũng có những dạng mandala được vẽ hay tạo dựng trên cát. Ngoài ra, ở Tây Tạng (Trung Quốc) còn có các mandala ba chiều, giống như một cung điện.

Trong nhiều đền chùa ở Trung Quốc và Nhật Bản, các bức tượng chư thần cũng được sắp xếp theo bố cục của mandala. 
Mandala lớn nhất thế giới hiện nay là những khoảng sân đồng tâm của các stupa ở Borobudur, Java, Indonesia, có niên đại từ thế kỷ VIII - cách nay khoảng 1200 năm.

Trong Mandala, màu sắc có tính tượng trưng và quy ước cao. Mỗi phương được biểu thị bằng một màu riêng: xanh lục là phương bắc, trắnglà phương đông, vàng cho phương nam và đỏ là phương tây.

Tranh Mạn đà la có nhiều loại, như sau:
Đại Mạn đà la: vòng tròn hội tụ các Đức Phật và Bồ Tát, biểu tượng cho tự thân của Phật và mối quan hệ giữa tự thân Phật với toàn thể vũ trụ. 

Tam muội gia Mạn đà la: vòng tròn hội chúng với những pháp khí trong tay tùy theo bản nguyện của mỗi vị.

Pháp Mạn đà la: là văn tự lý giải chân lý (Còn gọi là mạn đà la của các Biểu tượng).

Yết ma Mạn đà la: là Mạn đà la bằng điêu khắc chạm trổ biểu hiện các động tác, các hành trạng của Phật và Bồ Tát (còn gọi là mạn đà la của Hành nghiệp).
.....
Dưới đây là một số bức tranh Mạn Đà La tuyệt đẹp, màu sắc trầm ấm, lung linh - gọi là tranh Mạn đà la Thangka Tây Tạng. Một loại tranh Phật giáo.

Xin được nhắc lại: mỗi bức tranh Mạn đà la chính là một Vũ trụ thu nhỏ, trong cái nhìn của một bậc giác ngộ.





































1 nhận xét:

CỎ NỘI HOA ĐỒNG - Thơ Thái Huy Và 12 Bài Họa Của Các Thi Hửu

                                                       Tranh của Hugues Merle (1823-1881) - Người Pháp Bài Xướng : CỎ NỘI HOA ĐỒNG Thân em ...