Chuyện
Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 06/05/2019
Sáng
ngày thứ hai, trong khi thủ tướng Libya,
ông Fayer al – Serraj gặp sứ giả LHQ,
ông Ghasan Salame tại văn phòng ở Tripoli thì cách đó không mấy xa về phía nam
thủ đô, lính “quân đội quốc gia Libyan”
của tướng Khalifa Haftar, đang rầm rập tiến quân về, chiếm vùng phụ cận phi trường
quốc tế Tripopli và tràn lên cắt ngang con đường nối liền Libya và Tunisia.
Quân của Khalifa Haftar, võ trang đầy đủ các loại vũ khí và xem ra rất
có quân kỹ hẳn hoi đã tiến về hướng thành phố Ain – Zara, đồng thời cũng trong
ngày thứ hai, oanh tạc cơ của Khalifa Haftar đã dội bom cái phi trường duy nhất
còn hoạt động ở Tripoli, phi trường Mitiga. Qua ông sứ giả Ghasan Salame, LHQ
muốn nói cho thủ tướng Serral biết rằng, LHQ sẽ không bỏ rơi ông ta.
Năm 2011, trận chiến Libya diễn ra, với
mục tiêu lật đổ chế độ Gaddafi, NATO đã dội bom Libya một cách tàn khốc, tàn
phá gần hết những cơ sở hạ tầng còn lại. Ngay khi bom bắt đầu thả xuống, tướng
Khalifa Haftar, từ nhà ở phía đông thành phố Benghazi bay đến tiểu bang Virginia, Hoa kỳ, nơi chỉ cách tổng
hành dinh của CIA không hơn 10 phút lái xe. Haftar là cựu tướng lãnh của quân đội Gaddafi,
ông ta cũng là người chỉ huy quân Libyan tấn công cộng hòa Chad năm 1987,
Haftar đào ngủ theo Hoa kỳ cùng với gia đình tới Virginia, Hoa Thịnh Đốn chấp
thuận cho ông ta tư cách lưu vong, giữ Haftar như là một con bài để khi cần
dùng tới. Chính phủ Hoa kỳ thời Obama nghĩ rằng, họ kiểm soát tình hình Bắc phi
nhưng thật ra không như thế, nội các Obama cảm thấy họ có thể tiếp tục hậu thuẩn
tổng thống Ai Cập lúc bấy giờ là Hosni Mubarak ngay cả khi quân đội Ai cập quay
lưng chống lại Mubarak.
Tại Libya, Hoa kỳ cho rằng, Haftar sẽ có khả năng chiếm trọn Libya cho họ
nhưng khi Haftar về tới Benghazi thì mới hay các nước Á rập vùng vịnh, đặc biệt
là Qataris đã chọn sẳn người lãnh tụ mới cho Libya sau khi Gaddafi sụp đổ là
Mahmoud Jibril. Hoa kỳ và Pháp dội bom phá Libya thành đống gạch vụn và Qatar
trúng được giải thắng sơ khởi, Jibril chính thức là người đứng đầu chính quyền
Libyan hậu Gaddafi. Từ đó Libya lọt trong vòng tranh chấp giữa các nước Á rập
vùng vịnh, Á rập Saudi và United Á rập Emirates, nước có mối liên hệ gẩn gũi với
Ai cập, riêng Qatar thì được phía Thỗ Nhĩ kỳ hậu thuẩn, năm 2014 Ai cập và UAE
cũng như Á rập Saudi đồng thuận với nhau quyết định Haftar là người đối đầu với
Jibril của Qatar. Ai cập và UAE yễm trợ Haftar không lực để phe này rảnh tay tiếp
tục trận chiến tàn bạo của họ tại Benghazi và cuộc đảo chánh bất thành ở Libya
năm 2014. Haftar, đối với Á rập Saudi và UAE là hình ảnh phiên bản một Abdel e-
Sisi của Ai cập, Haftar thấy Sisi đã cho ông ta một ý tưởng khá hay, không chỉ
là đồng minh các nước vùng Vịnh mà còn là bạn bè của phương Tây, vốn từ lâu
không lên tiếng gì cả về tình trạng vi phạm nhân quyền trên đất nước Ai cập, nếu
Sisi tránh mọi phê phán đó thì theo Haftar, ông ta cũng có thể làm như vậy.
Trong khi NATO tàn phá Libya thì LHQ lại bị buộc phải thu nhặt gạch ngói
hoang tàn, việc này đã trở thành hình ảnh quen thuộc từ đó đến giờ, phương Tây
oanh tạc một nơi hay một nước nào rồi rút bỏ, LHQ thường thường, với số quân
gìn giữ hòa bình, điều động tới đó lo hậu sự. Vài ngày trước, tổng thư ký LHQ,
ông Antonio Guterres đến Libya với hy vọng là sẽ có được một giải pháp hòa bình
nhưng đã không có gì cả. Ông cũng đến gặp ông Serraj, thủ tướng Libya được LHQ
công nhận và tướng Haftar, Guterres, người được xem là sứ giả của LHQ đã thành
công với năm lần thương thuyết từ năm 2011, giờ là tổng thư ký có lẽ nhận biết
công việc đoàn kết các phe ở Libya lúc đó, trong tương lai thế nào chính quyền
của ông Serraj cũng sẽ bị chống đối.
Serraj, người xuất thân từ một gia đình giàu có và có sự liên hệ với nhiều
giới luôn luôn được xem là một thủ tướng sáng giá của LHQ, từ lâu chính quyền
Serraj ở Libya được nói thân thiện với quốc tế, ý nói là phương Tây hơn. Nhu cầu
căn bản cho đời sống người dân Libyan hiện chưa đáp ứng được, điện nước thiếu hụt
trầm trọng và tình trạng an ninh vẫn chưa gọi là tốt đẹp tại nhiều nơi, chính
quyền Serraj đã có được cũng do một số nhóm nghĩa quân nổi lên trong thời gian
cuộc chiến với NATO hậu thuẩn nhưng rồi hiện tại, sự bất đồng ý kiến về vấn đề
chính trị và hồi giáo đã phân xé đất nước Libya, khi một số dân biểu hạ viện
vùng Tobruk, phía tây của Tripoli từ chối công nhận chính quyền Tripoli. Tướng
Haftar và Serraj đã gặp nhau nhiều lần, Hoa kỳ, các nước Á rập vùng Vịnh, Pháp,
Ai cập, Nga sô đều nóng lòng muốn thấy có sự tiến bộ tương thuận giữa hai phe.
Hai người đã gặp nhau tại Cairo tháng hai năm 2017, tại Abu Dhabi tháng tư năm
2017 và tại Ba Lê tháng năm 2018, tại mỗi lần họp, họ đồng ý trên một số nguyên
tắc căn bản, một giải pháp hòa bình là trước tiên nhưng lại không đồng ý trên
những điều cụ thể.
Các viên chức cao cấp của chính quyền Serraj cho biết họ hy vọng sẽ để
Haftar giữ chức vụ tư lệnh quân đội Libya nhưng Haftar có riêng cho mình một giấc
mơ khác hẳn khi thấy rằng, Tripoli sẽ không yên vì chính quyền không có hiệu
năng và những cuộc biểu tình chống sứ giả LHQ Salame, Haftar là một loại người
có nhiều tham vọng nhưng không có đường lối thực tế gì, ông ta muốn chiếm trọn
Libya nhưng lại không nói là sẽ làm gì khi nắm được quyền.
Ở một mặt khác, Âu châu muốn dầu hỏa của Libya, dầu hỏa đã là nguyên nhân gây ra nhức nhối khó khăn
cho phương Tây, lần mất mác đầu tiên là không được mua vào số dầu hỏa của Ba Tư
vì sự cấm vận bởi Hoa kỳ và Do Thái từ năm 2006 cho đến hiện giờ, rồi cuộc chiến
do NATO phát động ở Libya làm cho con đường chuyên chở dầu ngang qua vùng biển
Địa trung hải ngưng trệ năm 2011, tiếp
theo phương tây không có được số dầu của Nga sô, kể cả đường dẫn hơi đốt Nga –
Đức sau trận chiến Ukraine năm 2014 cho nên, không có gì hoài nghi khi nói là
Âu châu cần và muốn dầu hỏa của Libya và thật vậy Âu châu gần đây đã nói thẳng
ra điều này.
Quân Haftar chiếm cứ những mỏ dầu phía nam Libya bao gồm vùng rộng nhất
là sa mạc Sharara và kiểm soát hầu hết các xưởng lọc dầu dọc theo bờ biển,
trong thực tế Haftar là người nắm dầu hỏa trong tay, nếu ông ta chiếm được cảng
chuyển dầu ở thành phố Zawiya thì xem như ông ta kiểm soát toàn bộ việc chuyển
vận và sản xuất dầu. Có một lý do hợp lý để quân Hoa kỳ rút khỏi Libya khi quân Haftar tiến về thủ đô Tripoli, vì họ
không muốn rơi vào tình thế buộc phải bảo vệ chính quyền Serraj của LHQ chống lại
một người mà họ cho là sẽ là lãnh tụ Libya nay mai. Pháp là nước có sự liên hệ khá gần với tướng
Haftar, bộ trưởng quốc phòng Pháp, Jean-Yves LeDrian, là khách thường kỳ tại
Libya, gặp gỡ cả hai Haftar và Serraj, có tin nói Le Drian rất thân thiết với
Haftar, có vẻ tâm đầu ý hợp. Nếu tướng Haftar chiếm được Libya, Á rập Saudi và
UAE sẽ có thế có ảnh hưởng to lớn khắp một phần lớn bắc Phi (Ai cập và Libya),
được biết khi đi thăm phần còn lại của bắc Phi, đông cung thái tử Á rập Saudi, Mohammad bin Salman gặp phải một
sự tiếp đải thờ ơ của chính quyền cũng như dân chúng, tình thế này sẽ có thay đổi
lớn nếu con bài của họ, Haftar làm chủ bắc Phi.
Phương tây và các nước Á rập vùng
vịnh xem ra ủng hộ một Libya có một người lãnh tụ mạnh của phe mình, Âu châu
cũng có một mối lo khác là người tỵ nạn, Âu châu cảm nhận Haftar sẽ làm tình hình Libya ổn định và ngăn
chận làn sóng dân tỵ nạn tiến lên phương bắc, thay vào đó là dầu hỏa chứ không
phải người, Âu châu và các nước đồng minh tin rằng, Haftar sẽ là người làm chuyện
này xảy ra.
Thuyên Huy
Mon 06.05.19
Chuyện rất hấp dẫn
Trả lờiXóa