Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

FM974 Melbourne:Nga Sô: Vladivostok – Nơi Người Bắc Hàn Vẫn Làm Việc Dù Có Lệnh LHQ Cấm Vận

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 20/05/2019

   Những dãy chung cư cũ loang lỡ của thời liên bang sô viết trước đây, những con đường bùn lầy nước đọng chạy dài theo các thung lủng nhỏ hẹp, cây cối chằng chịt nằm ẩn mình xa xa bên ngoài thành phố cảng Vladivostok  được xem không phải là cái nơi mà người ta mơ ước được tới đó làm việc nhưng ngược lại, ở đây dọc theo bờ biển Thái Bình dương băng giá này, có hàng ngàn công nhân Bắc Hàn đang làm việc cho các khu xây cất, trong khi số người khác thì cắm đầu ra sức lao động tại những hảng xưởng địa phương với số lương rẽ mạt.    
Công nhân Bắc Hàn được xem là người siêng năng, chịu khó và không nề hà năng nhọc trong mọi hoàn cảnh làm việc, vì thế không lạ gì khi thấy giới chủ nhận Nga thường ưa chuộng, tuy nhiên vào cuối năm nay họ, công nhân Bắc Hàn sẽ phải trở về nước nếu Nga thi hành lệnh cấm vận của hội đồng bảo an LHQ theo quyết định  2397 một cách triệt để. Quyết định 2397 được thông qua ngày 22 tháng 12 năm 2017, vì Bắc Hàn đã cho thử nghiệm hỏa tiển liên lục địa mấy tháng trước đó, lệnh cấm vận và chế tài này yêu cầu “tất cả công dân Bắc Hàn đang làm việc có lợi tức ở ngoại quốc phải hồi hương trong vòng 24 tháng”có nghĩa là hạn chót là ngày 22 tháng 12 năm nay. Mục đích mà lệnh cấm  vận này nhắm tới là bắt buộc Bắc Hàn phải chịu từ bỏ chương trình chế tạo vũ khí hạch nhân, cái mà Bắc Hàn tuyên bố rõ ràng là sẽ không bao giờ nếu LHQ không chịu hủy bỏ lệnh cấm vận. Hoa kỳ, Nhật và Khối cộng đồng Âu châu tuyệt đối ủng hộ việc này nhưng Nga và Trung cộng miễn cưỡng đồng ý, không hứng thú gì với chuyện chế độ Bắc Hàn sụp đổ.
   Tại Nga, không thấy có dấu hiệu gì cụ thể lắm trong việc áp dụng biện pháp chống Bắc Hàn, hôm 12 tháng Giêng, tờ báo Moscow Times, bằng tiếng Anh của Nga tường thuật, giới chính trị gia Nga đã đệ thỉnh nguyện thư để cho công nhân Bắc Hàn được ở lại làm việc dù có lệnh cấm vận. Giới kinh doanh hợp tác với Bắc Hàn đồng thời cũng ra mặt giúp đở các công ty quốc doanh Bắc Hàn giấu nhẹm gốc gác, đổi tên mới để qua mặt LHQ, hôm 22 tháng Ba các nước trên khắp thế giới được yêu cầu báo cáo với LHQ con số công ty Bắc Hàn và công nhân đang có mặt trên đất họ, theo lệnh cấm vận chế tài, những hoạt động này phải chấm dứt trước ngày 22 tháng 12 năm nay. Trong một bản văn phổ biến hôm 26 tháng 3 của chính quyền Nga, nói rằng, họ đã đưa về Bắc Hàn gần 2/3 của con số hơn 30 ngàn công nhân trong năm 2018, nếu là sự thật, vẫn còn khoảng 10 ngàn ở Nga, phần lớn làm cho các công ty ở Vladivostok và một số thành phố miền viễn đông gần biên giới Bắc Hàn.
   Trước khi có lệnh cấm vận, Hoa Thịnh Đốn ước lượng Bắc Hàn thu vào được hơn 500 triệu đô la mỗi năm từ các công ty làm ăn ở ngoại quốc trong đó bao gồm cả con số xuất khẩu lao động và buôn bán bởi các dịch vụ kinh doanh của nhà nước. Nga hay liên bang sô viết là nơi làm việc lâu đời nhất của người Bắc Hàn, họ bắt đầu đến đây từ những năm 1967 khi cấp lãnh đạo hai bên ký thỏa thuận cho phép Bắc Hàn đưa người đến những vùng hẽo lánh thưa người ở miệt phía đông nước Nga. Ở thời điểm đó, công nhân Bắc Hàn làm việc tại các vùng khai thác gỗ hoang vu xa xôi, tổ chức nhân quyền thế giới cho biết số tiền lương thường giao cho các công ty quốc doanh Bắc Hàn  và công nhân chỉ nhận được một con số rất nhỏ, theo một bản tường trình khác, công nhân Bắc Hàn ở Nga trong thực tế, cũng tiết kiệm được chút ít gởi về nhà cho gia đình. Điều đáng nói ở đây là, nhiều người trong số công nhân này đã phải hối lộ tiền cho viên chức có thẩm quyền để được đi làm lao động ở ngoại quốc, nhờ đó ngoài kiếm chút tiền, họ còn có thể mua vật dụng mới mẻ xài trong nhà, những thứ mà Bình Nhưỡng chưa có. Nói chung, điều kiện ăn ở và làm việc được biết là rất khắc nghiệt, nặng nề mà người dân địa phương Nga không chịu làm.
   Nga không phải chỉ là nơi duy nhất mà công nhân Bắc Hàn đang kiếm được tiền cho nhà cầm quyền Bình Nhưỡng, theo người ta ước lượng tổng số công nhân Bắc Hàn đang làm việc ở ngoại quốc khoảng 100 ngàn người. Trung cộng là một địa điểm lớn khác mà công nhân Bắc Hàn có mặt, khác với Nga, vì chủ trương của nhà nước, không có gì minh bạch trong việc qua lại với Bắc Hàn cho nên rất khó có những tin tức hay hình ảnh nào khả dỉ có thể cho người ta biết đôi chút về họ. Theo giới quan sát thời cuộc, có 10 ngàn người Bắc Hàn đang làm việc bất hợp pháp ở Trung cộng, những người này, hầu hết làm tại các vùng gần biên giới của Trung cộng nơi đó có người Bắc Hàn sinh sống, họ cũng gởi tiền kiếm được về cho gia đình như những người làm ở Nga.
   Những năm dài cấm vận đã biến một số viên chức cao cấp của nhà nước Bắc Hàn thành những người kinh doanh, lòn lách điều hành các công ty thương mại mang nhiều tên mù mờ, giả hiệu để tìm ra tiền, công ty Korea Rungrado General Trading, một trong những thí dụ, là công ty trá hình của ủy ban nhân dân Bình Nhưỡng của đảng cầm quyền Đảng Công nhân Triều Tiên. Công ty này đã làm cho các nhà phân tích thời sự phương Tây chú ý không ít vì nó đã đưa công nhân đến Nga, Trung cộng và nhiều quốc gia khác. Hoa Kỳ và Âu châu đã ra biện pháp chế tài Rungrado tháng 12 năm 2016 vì đã cung cấp tiền cho các chương trình sản xuất vũ khí hạch nhân của Bình Nhưởng nhưng kể từ đó công ty này lại đăng bộ bằng nhiều chi nhánh nhỏ như là công ty địa phương của Nga. LHQ cũng có ra một quyết định khác số 2321, giới hạn con số trương mục ngân hàng của các nhân viên ngoại giao Bắc Hàn có thể có, cần dùng cho chi phí ngoại giao và công việc hành chánh của tòa đại sứ.
   Bất chấp bị LHQ cấm vận, lãnh sự quán Bắc Hàn tại Vladivostok đã cho hơn 12 công ty có chủ là người Bắc Hàn lấy địa chỉ này đăng bộ, trong số đó có vài công ty mang tên không dính líu gì tới việc làm của ngoại giao như công ty “Engineering Classes” chẳng hạn. Trước việc bị thế giới phong tỏa chuyện giao dịch ngân hàng, Bắc Hàn đã tìm đủ mọi cách khác để kiếm cho ra tiền, tháng 11 năm 2018, một người dân có quốc tịch Bắc Hàn đã bị bắt tại phi trường Vladivostok khi ông ta lên máy bay của hảng hàng không quốc gia Bắc Hàn, Air Koryo trở về Bình Nhưỡng vì giấu số tiền 192,300 đô la trong một cái hộp đựng giày. Một tháng trước đó, một người Bắc Hàn khác cũng bị bắt với số tiền mặt 180,000 đô la khi vừa ra khỏi một chiếc tàu chở hàng hóa.
   Theo trang mạng điện tử Pyongyangpappers, chuyên thu thập dữ kiện về các hoạt động thương mại của Bắc Hàn, hai vụ mang tiền lậu bị bắt bởi nhân viên an ninh Nga, cho thấy sự việc này xãy ra chỉ là mảnh vở nhỏ của những tảng băng chuyển lậu tiền bạc xuyên qua biên giới Nga và Bắc Hàn. Trang mạng này cũng đã nói chuyện với một anh công nhân người Bắc Hàn ở phi trường Vladivostok, anh cho biết vấn đề kiểm soát an ninh trên các chuyến bay tại Bắc Hàn hết sức lỏng lẻo và gần như không có gì đối với các chuyến bay của Air Koryo từ thành phố này tới thành phố khác. Không có được tiền từ công nhân và công ty hoạt động ở ngoại quốc, Bắc Hàn sẽ có thể phải lâm vào tình trạng khủng hoảng, giống như cái khủng hoảng tàn khốc tại đây vào giữa những năm 1990.
   Dĩ nhiên điều này có thể tránh được, nếu Bắc Hàn đồng ý trước áp lực của LHQ, hay của thế giới, ngưng không tiếp tục chương trình vũ khí hạch nhân nhưng đây là chuyện mà Bắc Hàn nhất định bác bỏ và nhất là nếu Nga có thực tâm chấp hành lệnh cấm vận của LHQ một cách nghiêm chỉnh, cho tất cả công nhân cũng như cơ sở làm ăn buôn bán của Bắc Hàn rời khỏi đất Nga. Có nghĩa là, trong bối cảnh hiện nay, công nhân Bắc Hàn và các công ty tiền phương của họ vẫn sẽ tiếp tục làm ăn tại Vladivostok và các nơi khác ở Nga sau ngày hạn chót 22 tháng 12, phớt lờ lệnh cấm vận của LHQ Nga tiếp tục gián tiếp giúp chế độ Bắc Hàn có đủ số tiền mà họ cần, để tiếp tục việc sản xuất vũ khí hạch nhân như họ đang làm.
   
Thuyên Huy
Mon 20.05.19
Xem   :Tây Hồi: Asia Bibi, Một Tín Đồ Tin Lành Thoát Tay Tử Thần Sau Những Năm Sống Cũng Như Chết


1 nhận xét:

HỒN XUÂN MUỘN - Thơ Tranh Ngọc Ánh