Thứ Ba, 7 tháng 5, 2019

Chữ Vạn của nhà Phật: Biểu tượng phổ biến trong các nền văn minh tiền sử

TTVN

Không chỉ phổ biến trong một số tín ngưỡng phương Đông, chữ Vạn cũng từng là biểu tượng phổ biến trong văn hóa phương Tây. Hơn nữa, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra chữ Vạn đã từng là biểu tượng của các tín ngưỡng trong một số nền văn minh tiền sử đã bị hủy diệt.
Chữ Vạn

Đồ hình chữ Vạn

Đồ hình chữ Vạn, tiếng Phạn gọi là Swastika, là biểu tượng chữ thập ngoặc 卍 được sử dụng rất phổ biến trong nhiều trường phái tôn giáo và tín ngưỡng. Đồ hình chữ Vạn được hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là “phúc lộc, an khang, thành công, thịnh vượng”.
Chữ Vạn đã bị Hitler biến tấu để làm biểu tượng của Đức Quốc xã, tuy nhiên trong biểu tượng của Phát-xít, ký hiệu có màu đen và hướng đầu nhọn lên trên, mang ý nghĩa là 2 chữ S đan vào nhau, tượng trưng cho “socialism” của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa. Còn đồ hình chữ Vạn đã có từ hàng ngàn năm trước.

Chữ Vạn trong văn minh Hy Lạp cổ (ảnh qua minghui.org)
Đồ hình chữ Vạn được cho là lấy ý tưởng từ việc quan sát vũ trụ, hệ Mặt Trời, nó thể hiện nơi phát sinh ra nguồn sống vô tận, và sự vĩnh hằng. Trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo, chữ Vạn được đồng hóa với thần Vishnu và được liên kết với thần Shiva và việc thờ rắn thần Nagar. Trong Phật giáo, người ta coi chữ Vạn là một trong những tướng tốt của Phật, tượng trưng cho trí tuệ quang minh và lòng từ bi vô hạn của Đức Phật.

Chữ Vạn
Đồ hình chữ Vạn trên ngực tượng Phật tại Đại Dữ Sơn, Hồng Kông (ảnh: Internet)

Đồ hình chữ Vạn là một biểu tượng phổ biến trong các nền văn hóa

Không chỉ xuất hiện trên các bức tượng và các công trình, vật dụng của các tôn giáo, tín ngưỡng phương Đông như Phật giáo và Ấn Độ giáo, các biểu tượng chữ Vạn được tìm thấy phổ biến tại khắp nơi trên thế giới, trong các nền văn minh 5.000 năm trở lại đây.

Tại châu Mỹ, người ta tìm thấy biểu tượng chữ Vạn xuất hiện rất nhiều trên những ngọn đồi, trên nhà cửa, quần áo và đồ trang sức của người Aztec và người Maya.

do-hinh-chu-van-aztec
Biểu tượng chữ Vạn xuất hiện trên các vật dụng của người Aztec và Maya (ảnh: decacs-inc.com)
Người Anasazi, tồn tại đến khoảng 1250 SCN tại phía Tây Nam nước Mỹ ngày nay, cũng có rất nhiều các công trình và vật dụng có biểu tượng chữ Vạn.

Chữ Vạn
Biểu tượng trên chữ Vạn xuất hiện trong văn hóa người Anasazi, châu Mỹ (ảnh: decacs-inc.com)
Tại Châu Âu, biểu tượng chữ Vạn là một hình tượng khá phổ biến và thường được đúc trên các đồng tiền cổ.

do-hinh-chu-van-tien-co
Biểu tượng chữ Vạn trong các đồng tiền cổ của châu Âu (ảnh: decacs-inc.com)
Biểu tượng chữ Vạn cũng có thể thấy trong các nhà thờ, các hầm mộ La Mã và các ngôi mộ.
Hình tượng chữ Vạn trong nhà thờ Saint Georges của Éthiopia (Bet Giyorgis (Lalibela)), xây dựng vào thế kỷ XII. Liệu Thiên chúa giáo và Phật Giáo có mối quan hệ gì không? (ảnh: epochtimes.fr)

chu-van-19
Biểu tượng chữ Vạn xuất hiện trên một bức tượng đồng cổ tại Châu Âu (ảnh: epochtimes.fr)
chu-van-2
Chữ Vạn được tìm thấy trong một đồ trang trí La Mã cổ đại thế kỷ thứ 2. (ảnh: epochtimes.fr)

Sự xuất hiện của đồ hình chữ Vạn từ trong các nền văn minh tiền sử

Tại khu vực Samarra nằm cách thủ đô Baghdad, Iraq 125km về phía Bắc, người ta tìm thấy biểu tượng chữ Vạn được tạo bởi hình tượng của 4 người phụ nữ, có niên đại 5.000 năm TCN.

do-hinh-chu-van-sumerian
Hai biểu tượng chữ Vạn được tìm thấy ở Samarra, Iraq, có tuổi đời 7.000 năm tuổi (ảnh: decacs-inc.com)
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Ukraine tại thủ đô Kiev có trưng bày một bức tượng nhỏ hình một chú chim, bức tượng được làm từ ngà voi ma-mút. Trên bức tượng này, người ta phát hiện ra một hình mẫu hoa văn có biểu tượng là một chữ Vạn. Sử dụng phương pháp xác định độ tuổi bằng đồng vị phóng xạ carbon, các nhà khoa học đã phát hiện rằng bức tượng này có tuổi thọ khoảng 12.000 năm.

cabcc-swastikabird
Biểu tượng chữ Vạn được tìm thấy trên bức tượng hình chú chim tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Ukraine (ảnh: decacs-inc.com)
Có lẽ chữ Vạn cổ xưa nhất được phát hiện cho đến nay là đồ hình xuất hiện trong những văn tự của những người thuộc nền văn minh Naacal – nền văn minh phát triển rất cao được cho là có từ hơn 50.000 năm trước – đã chìm ở dưới Thái Bình Dương bởi động đất và sóng thần hơn 12.000 năm trước. Những văn tự này được James Churchward (1851-1936) – một nhà văn, nhà phát minh, nhà thám hiểm người Anh – thu nhận được từ 2 nguồn: các bản ghi bằng đất sét của người Naacal ở Ấn Độ, ghi chép lại bằng các ký hiệu và ngôn ngữ Naga và hơn 2.500 bản ghi bằng đá, khắc bằng ngôn ngữ Duy Ngô Nhĩ tìm được tại Mexico bởi nhà khảo cổ học William Niven (1850-1937).
Trong tác phẩm “Mu, lục địa bị biến mất” của mình, James Churchward đã công bố hình chụp bản ghi đánh số 1231 trong hơn 2.500 bản ghi do William Niven tìm được. Hình chụp là một biểu tượng chữ vạn quay sang phải. James Churdward tin rằng biểu tượng này thể hiện 4 điều linh thiêng của đấng sáng tạo tạo nên nền văn minh Mu.
do-hinh-chu-van-3Chụp hình chữ Vạn trên một tấm ghi bằng đá mang mã số 1231, trình bày trong cuốn sách “Mu, lục địa bị biến mất” của James Churdward. (ảnh: trích trong sách Mu, lục địa bị biến mất)
Trong một tác phẩm khác có tên “Những ký hiệu linh thiêng của Mu”, James Churdward cũng cho biết các biểu tượng chữ thập ngoặc hay là chữ Vạn xuất hiện rất nhiều lần trên các bản ghi tại cả Ấn Độ và Mexico.
Các biểu tượng chữ Vạn xuất hiện rất nhiều trong các bản ghi của lục địa Mu tại cả Ấn Độ và Mexico, thể hiện sự linh thiêng của đấng sáng tạo (ảnh: trích trong sách Những ký hiệu linh thiêng của Mu)
Ngay đầu cuốn sách “Những ký hiệu linh thiêng của Mu”, James Churdward đã công bố bức ảnh chụp một vị thần có dáng vẻ Phật có 2 đầu 4 tay. Bức tượng được xác định là được tạo ra khoảng 18.000 đến hơn 20.000 năm trước. Nó được P. K. Kosloff – nhà thám hiểm, sĩ quan người Nga – tìm thấy ở thủ đô của đất nước người Duy Ngô Nhĩ (Uighur) cổ đại, tại Khara Khota, xa mạc Gobi, nay thuộc về Mông Cổ và Trung Quốc. Những dấu tích khảo cổ này đã chứng minh rằng, từ hàng chục ngàn năm trước, đã xuất hiện các nền văn minh từng tồn tại trên thế giới và họ cũng tín ngưỡng các vị thần, trong đó có cả các vị Phật. Khi đó, biểu tượng chữ Vạn cũng là biểu tượng phổ biến của các nền văn minh này.
Bức ảnh chụp tượng một vị thần mang dáng vẻ Phật có 2 đầu và 4 tay trong tác phẩm “Những ký hiệu linh thiêng của Mu” (ảnh: sacred-texts.com)
Cần lưu ý rằng theo thuyết tiến hóa của Darwin, hơn 10.000 năm trước, con người chúng ta vẫn chưa có nền văn minh, chỉ sống trong hang bằng săn bắt và hái lượm. Tuy vậy, những di tích khảo cổ có niên đại hàng chục nghìn năm có biểu hiện chữ Vạn đã thể hiện rằng thuyết tiến hóa là sai lầm.
Ngày nay, càng ngày càng có nhiều phát hiện hơn nữa về sự tồn tại và hủy diệt bất ngờ của các nền văn minh tiền sử vốn có trình độ phát triển rất cao trong quá khứ. Sự hủy diệt của các nền văn minh này đều được cho là liên quan đến việc đạo đức nhân loại đã trở nên bại hoại, tín ngưỡng, tôn giáo cũng không giúp duy trì được đạo đức xã hội nữa, nên các nền văn minh đã gặp phải hủy diệt. Thiết nghĩ đây cũng là điều đáng suy ngẫm cho con người chúng ta trong nền văn minh đương đại.

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...