Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Chùm ảnh: Cuộc sống ở Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1904


Tắm ngựa ở rạch Tàu Hủ, đám tang trên đại lộ Charner, nhà thờ Huyện Sĩ khi đang xây dựng… là loạt ảnh tư liệu đặc sắc về Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1904 do người Pháp thực hiện.
Ảnh: Aavh.org.

Linh mục thổi kèn để quy tụ giáo dân tại một xóm đạo bên kênh rạch ở Sài Gòn năm 1904.

Một nhà thờ Công giáo ở Sài Gòn.

Nhà thờ Huyện Sĩ đang xây dựng. Xung quanh nhà thờ lúc này là ruộng đồng và vườn tược bạt ngàn.

Một hội quán của người Hoa ở Chợ Lớn năm 1904.

Hội quán Hà Chương ở Chợ Lớn.

Phước Thiện Nghĩa Từ bên trong bệnh viện Phước Kiến xưa, nay là bệnh viện Nguyễn Trãi ở quận 5 TP HCM.

Góc nhìn khác về Phước Thiện Nghĩa Từ.

Bên trong một hội quán người Hoa ở Chợ Lớn.

Ngôi nhà lá nằm cạnh một khu mộ ở ngoại vi Sài Gòn.

Một chiếc xe phân phối nước sinh hoạt.

Xe ngựa kéo và quầy hàng rong phía trước bệnh viện Quân đội Pháp, nay là Bệnh viện Nhi Đồng 2, góc Nguyễn Du – Hai Bà Trưng ngày nay.

Khu chợ ở vùng nông thôn của Sài Gòn.
Đám tang trên đại lộ Charner, nay là đường Nguyễn Huệ. Bên trái là tòa nhà Sở thuế quan.

Cuộc sống trên kênh rạch Sài Gòn.

Những ngôi nhà tạm bên bờ sông.

Đường phố treo cờ trang hoàng ngày Quốc khánh Pháp 14/7/1904.

Cảnh tắm ngựa trên kênh Tàu Hủ, bên cầu Xóm Chỉ.

Trong một tiệm thuốc phiện ở Sài Gòn – Chợ Lớn.

Lò gạch gần Sài Gòn.

Đoạn đường sắt chạy bên bờ sông của truyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho.

Xe bò kéo đi ngang qua đường ray xe lửa bên ngoài một nhà ga.

Đoạn đường sắt xuyên rừng trên tuyến đường sắt Sài Gòn – Hà Nội.

Công nhân sửa chữa đường ray.

Đoạn đường sắt bên bở sông.

Đường sắt chạy qua một khu dân cư.

Một chiếc đầu máy tiến vào ga.

Một điểm giao cắt đường bộ và đường sắt. Dọc theo tuyến đường sắt là các cột điện báo.

Lắp đặt cột điện báo dọc theo tuyến đường sắt ngoại vi Sài Gòn.

Một nhóm công nhân dựng cột điện báo bằng dây tời ở Sài Gòn – Chợ Lớn.

Đi ngầm đường dây cáp điện tín.

Nhân công người Việt làm việc cho ngành điện báo.
Theo KIẾN THỨC

(Dam Ho chuyển)

1 nhận xét:

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...