Người Việt từ xưa đến nay để
trang hoàng nhà cửa và thưởng xuân vẫn giữ phong tục trẹo “câu đối đỏ”
ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng)
trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào nên thường được gọi chung là câu
đối đỏ.
Người xưa đặt ra thể loại văn đối rất
độc đáo, ít chữ nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa. Gọi là câu đối đỏ vì theo
quan niệm dân gian, màu đỏ là biểu tượng của sự sống mãnh liệt, của sự
may mắn. Nó vừa nổi bật vừa hài hòa với màu xanh của bánh chưng, màu
vàng của hoa mai, làm tươi sáng không khí Tết, tạo cảm giác ấm áp.
Trong dân gian, mỗi dịp xuân về, người ta thường truyền tụng câu:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ.
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.
Fat meat, pickled onions, red parallel sentences.
New Year pole, strings of firecrackers, green banh Chung.
Dù chỉ gồm có 2 câu song thất với 14
chữ, 6 danh từ mà đã gói gọn và phản ánh được rất nhiều phương diện, rất
nhiều nét đẹp của cái Tết cổ truyền Việt Nam. Trước hết nó cho ta biết
những món ăn rất đặc trưng của người Việt trong dịp Tết, ấy là ba món
thịt, dưa hành, bánh chưng xanh.
Tết cố truyền của người Việt còn có câu
đối đỏ, cây nêu, tràng pháo. Người xưa Trung Hoa và cha ông chúng ta tin
vào quỷ thần: thần thì ban phúc còn quỷ thì làm hại. Màu đỏ và âm thanh
của tiếng pháo cũng nhằm mục đích để xua đuổi tà ma.
Chúng ta cùng tham khảo thêm câu đối tiếng Anh dưới đây:
Eat well sleep well have fun day by day
Study hard word hard make money more and moreĂn khỏe, ngủ khỏe, vui tươi ngày này sang ngày khác.
Học giỏi, siêng năng, tiền bạc nhiều rồi lại nhiều thêm.
Thiện Nhân
Theo dõi kênh YouTube ĐKN: https://goo.gl/2GhYTZ
Tải ứng dụng DKN.TV: http://onelink.to/dknapp
Tải ứng dụng DKN.TV: http://onelink.to/dknapp
Thấy bánh trưng là thấy xuân rồi
Trả lờiXóa