Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

AO BÀ OM (Trà Vinh )

                                            AO BÀ OM
       Ao Bà Om, hay Ao Vuông, là một thắng cảnh độc đáo và nổi tiếng ở tỉnh Trà Vinh, miền Nam Việt Nam, thuộc địa thế của khóm 3, phường 8 thành phố Trà Vinh (trước đây là ấp Tà Cụ, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành), cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 7 km dọc theo quốc lộ 53 về phía Tây Nam. Ao có hình chữ nhật, rộng 300 m, dài 500 m (vì gần với hình vuông nên còn được gọi là Ao Vuông). Mặt nước ao trong xanh và phẳng lặng được phủ bởi hoa sen, hoa súng. Ao được bao bọc xung quanh bởi các gò cát mấp mô với các hàng cây sao, cây dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi có rễ nổi lên khỏi mặt đất tạo nên những hình thù hấp dẫn, kỳ lạ.


                    


      Vị thế của Ao Bà Om trong việc thu hút khách du lịch là ao không nằm tách biệt riêng lẽ mà bên cạnh ao còn có ngôi chùa Khmer cổ nhất Trà Vinh, được gọi là chùa Âng, đây là ngôi chùa Khmer cổ nhất Việt Nam. Theo truyền thuyết chùa được xây dựng vào năm 990 tức cuối thế kỷ 10, hình thể độc đáo và hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên. Tại đây, cũng như hàng trăm ngôi chùa Khmer khác ở Trà Vinh, người ta hành lễ vào tháng 8 Âm lịch theo ba bước.
     - Bước thứ nhất gọi là Kan-banh, bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 14. Bà con đem đồ cúng vào chùa để các nhà sư làm nghi thức lễ hội. Ngày cuối cùng của Kan-banh, mỗi gia đình đều gói bánh tét, bánh chuối, bánh ít để cúng chùa, cúng ông bà và tặng những người thân thích.
     - Bước thứ hai, đúng vào ngày Rằm tháng 8 Âm lịch, gọi là Phchubanh. Người ta chuẩn bị rất chu đáo các lễ vật đem lên chùa. Đến trưa, sau khi dâng cơm sư sãi, họ làm lễ rước vong hồn linh thiêng của ông bà, cha mẹ về nhà để gần gũi con cháu.
     - Bước thứ ba là lễ cúng đưa. Bà con dọn cơm cúng, khấn vái xong, để thức ăn đồ uống vào chiếc xuồng làm bằng bẹ chuối thả xuống mương rạch gần nhà để ông bà đem theo. Sau đó, mọi người tiếp tục vui chơi. Ngoài ra, Bảo tàng Văn hóa Khmer cũng được đặt tại đây.
       Quần thể bộ ba Ao Bà Om, chùa Âng, Bảo tàng Văn hóa Khơ me được xác định là địa điểm du lịch hàng đầu trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Trà Vinh trong thời  gian tới.

                  Hình ảnh Ao Bà Om Trà Vinh - Trà Vinh


      Theo truyền thuyết, để có hồ nước ngọt dùng trong mùa khô, dân làng người Khmer tổ chức cuộc thi đào ao giữa hai nhóm phái nam và nữ đồng thời cũng để quyết định phái nào thua sẽ phải đi cưới hỏi phái kia. Bên phái nam ỷ sức mạnh, vừa làm vừa chơi. Bên phái nữ dưới sự lãnh đạo của người phụ nữ tên Om, dùng nhiều mưu mẹo để trì hoãn nhóm nam. Khi đào gần xong, họ còn cho thả đèn lồng ở phía đông làm cho nhóm nam tưởng là sao Mai đã mọc nên nghỉ sớm. Sau cuộc thi, nhóm nam thua cuộc và ao của họ hiện vẫn còn dấu tích tuy đã cạn nước. Ao của nhóm nữ được đặt tên theo tên của bà Om.
      Ngày nay Ao Bà Om thường được các học sinh sinh viên chọn làm nơi cắm trại vào những dịp lễ hay lúc nghỉ hè. Đây cũng là nơi hẹn hò của nhưng đôi nam nữ cũng như là nơi các cặp vợ chồng mới cưới đưa nhau ra chụp hình quay phim lưu niệm.
      Gần ao có chùa Âng (Chùa Angkorajaborey) là ngôi chùa Khmer cổ nhất Việt Nam theo truyền thuyết được xây dựng vào năm 990 tức cuối thế kỷ 10, độc đáo và hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên.

      Cảm giác đầu tiên khi tới thăm Ao Bà Om là sự mát mẻ trước cảnh trời nước xanh biếc một màu. Hai hàng cây phía ngoài và sát cạnh ao cách nhau một khoảng rộng, tạo thành con đường rợp bóng. Cây lá dưới nước xanh rờn như đua sắc với trời thu. Ao có hình chữ nhật, rộng 300m, dài 500m (vì gần với hình vuông nên còn được gọi là Ao Vuông). Mặt nước ao trong xanh và phẳng lặng được phủ bởi hoa sen, hoa súng. Ao được bao bọc xung quanh bởi các gò cát mấp mô với các hàng cây sao, cây dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi có rễ nổi lên khỏi mặt đất tạo nên những hình thù kì lạ. Người  đời  sau  đã  đưa  ra  nhiều giả  thuyết  để  giải  thích  về  tên  gọi của địa danh này.
      Cũng giải thích cho tên gọi Ao Bà Om  còn  có một  câu  chuyện truyền đời khác là:  - Xưa kia, có một vị hoàng tử rất độc ác trấn nhậm vùng đất Trà Vinh, bắt dân chúng phải dâng gái đẹp cho ông ta, ai bất tuân sẽ bị trừng trị nặng. Vị  hoàng tử này buộc phụ nữ phải đem lễ vật đi cưới đàn ông. Một  hôm, có một  cô  gái  xinh  đẹp đến gặp hoàng tử để bày tỏ sự phản đối về tập tục bất hợp lý này. Vì bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp của cô gái nên hoàng tử muốn làm vừa lòng người đẹp, vừa muốn xóa bỏ tập tục mình đặt ra bằng cách cho mở một cuộc thi đào ao. Sau đó mọi chuyện diễn ra như chuyện kể trên. Người con gái xinh đẹp đó có tên là Om. Và từ đó, địa danh ao nầy được lấy tên Ao Bà Om.
                                Thơ:
                                                            AO BÀ OM
                                 Kỳ quan d tho mc tng ngòm,
                                               Rung cy đàn cò rĩa cá tôm.
                                               Cnh bt êm đm ngày nng m,
                                               Thiu quang giá lnh cnh chiu hôm.
                                               Đìu hiu lng l hương thôn vng,
                                               Đng nước lang thang cá há mm.
                                               Ngh mát nhàn cư du ngon xứ,
                                               Nơi đây thng cnh đp Bà Om! 
                                                                                        Xi Cà Que
                                         HỌA: AO BÀ OM
                                   Dạ thảo kỳ quan chiếu sáng ngòm,
                                              Bóng cò thơi thả kiếm tìm tôm.
                                              Lưng trời mây trắng lung linh sáng,
                                              Sóng thẹn ao vèo gợn bóng hôm.
                                              Lặng lẽ bờ ao chim đứng đợi,
                                              Buồn hiu gốc trúc thỏ nhe mm.
                                              Trà Vinh mơ tưởng min quê Vit,
                                              Nhớ quá ao nhà nhớ tiếng “Om”!
                                                                        
HỒ NGUYỄN (12-02-19)


Hồ Xưa sưu tầm tư Wikipedia_______________________________________

Xem Thêm : THÁNH THẤT ĐA PHƯỚC (ĐÀ LẠT)

1 nhận xét:

Quần Đảo KERGUELEN

  Hòn đảo xa xôi này là nơi sinh sống của một cộng đồng nhỏ, tạm thời gồm khoảng 45 đến 100 người, chủ yếu là các nhà khoa học, quân nhân và...