Thứ Năm, 23 tháng 12, 2021

FM974 CM.Blog : Miến Điện: Quân Đội Miến Tay Nắm Tay Với Loạn Quân Ấn Độ Giết Dân Mình (19/12/2021)

 Khi loạn quân ly khai mở trân phục kích đẩm máu tại vùng đông bắc tiểu bang Manipur hôm 13 tháng 11, cái bóng kinh hoàng này đã làm cho mối liên hệ giữa Ấn Độ và Miến trở nên một tình thế mới. Sáu người chết, gồm viên chỉ huy của lực lượng bán quân sự Ấn, bà vợ, đứa com trai sáu tuổi và bốn người dân vệ khác lúc đoàn xe của họ trên đường về bị quân từ “Quân đội nhân dân giải phóng – PLA” và “Mặt trận kháng chiến người Manipur Naga – MNPF” tấn công.

    Cả hai nhóm loạn quân này được biết có cứ điểm an toàn ẩn náu vùng cận biên giữa Miến và Ấn Độ, do đó họ dễ dàng di chuển băng ngang bên này bên kia, sau khi phục kích. Ấn cò cùng chung đường biên giới dài hơn 1600 cây số với Miến, phần lớn là núi rừng trùng điệp, được xem là quá dễ cho loạn quân qua lại không bị hai bên chính quyền phát hiện. Loạn quân Sắc tộc người Naga, Manipur và Assamese từ vùng đông bắc Ấn, từ nhiều năm qua đã tạo dựng địa bàn hậu cứ trong vùng Sagaing của Miến, từ đó họ thường tung ra các cuộc tấn công quân đội Ấn và biến mất lại bên này Miến.  Những căn cứ an toàn đó đã là cái gai nhọn gây nhức đầu cho cả hai phía Ấn Miến nhưng chính sách phớt lờ của Miến từ lâu đã chuyển qua tình thế mới khi quân đội Miến, Tatmadaw, chiếm nhiều căn cứ chính của loạn quân vào tháng Giêng năm 2019.

    Kết quả trận tấn công này, tống loạn quân rút khỏi tổng hành dinh của họ ở Taga, bắc Sagaing, đánh dấu sự cải thiện mối liên hệ quân sự giữa Ấn Miến một cách đáng kể. Mối liên hệ này và thỏa thuận vũ khí vừa rồi, cho người ta thấy tại sao Ấn không lên tiếng chỉ trích cuộc đảo chánh ngày 1 tháng Hai trước đây. Hiện tại, dường như quân đội Miến không chỉ khoan nhượng, làm ngơ sự hiện diện của nhóm loạn quân trong vùng biên giới của Miến mà cũng dùng họ như là lưc lượng ủy nhiệm, chống lại nhóm kháng chiến chống Tatmadaw “Lực lượng nhân nhân chống cự – PDF”, đang trải dài hoạt động khắp nước từ sau cuộc đảo chánh.

    Loạn quân đa số người ở Meitel, Manipur được biết đã tấn công một số căn cứ của quân PDF tại vùng Tamu miền Sagaing, đối diện thị trấn Moreh trong vùng Manipur của Ấn, như một đồng ý bất thành văn, họ được cho phép giữ cứ điểm an toàn bên phía biên giới Miến. Một nhóm khác, it lộ diện hơn, “Quân đội cách mạng Zoim”, là nhóm sắc tộc Chin hay tương tự gọi Mizo, cũng đã tấn công một căn cứ của quân chống đảo cháng PDF trong vùng Tedim, thuộc lãnh địa Chin hồi cuối tháng 9. Quân PLA, lực lượng võ trang của “Mặt trận Nhân dân Cách mạng – RPF” đã hoạt động trong hàng ngủ dân Meitel từ những năm 1970, những người sáng lập mặt trận gốc được Trung cộng huấn luyện tại một trại quân sự gần thủ phủ Lhasa của Tây Tạng.

    Quân PLA đã tung ra nhiều cuộc tấn công tại thung lủng Imphal, một vùng không người ở của Manipur trước khi chia tách ra nhiều nhóm khác nhau và hoạt động trải dài khắp biên giới Miến. Bên cạnh hai lực lượng RPF/PLA còn có nhiều nhóm nhỏ loạn quân Meitei khác, trong đó phải kể, nhóm PREPAK “Đảng nhân dân cách mạng Kangleipak, Mặt trận Đoàn quốc gia giải phóng, đảng Cộng sản Kangeipak, tất cả các nhóm này có khuynh hường tả khuynh, đòi hỏi vùng Manipuri độc lập, khỏi tay Ấn. Nhóm MNPF là nhóm nhỏ người sắc tộc Naga, hoạt động riêng rẽ từ lực lượng mẹ chính “Hội đồng quốc gia xã hội chủ nghĩa Nagaland” hay còn gọi là Nagalim, những nhóm này từ lâu đã an hưởng hậu cứ an toàn trên phần đất biên giới Miến. Loạn quân Naga, từ bên Ấn có căn cứ trên đồi Naga trên đất Miến từ khi họ bị quân đội Ấn đuổi họ qua bên kia biên giới những năm 1970, các nhóm này được sự hỗ trợ vũ khí từ Trung cộng cho tới khi chính sách ủng hộ loạn quân Naga của Bắc Kinh thay đổi vào những năm 1980.

    Từ khi có cuộc đảo chánh, Miến bị cô lập và có vài đồng minh ngoại quốc, Nga sô là một trong số đó, nhưng động lực chính chỉ là việc thương mại vì Miến là nước mua vũ khí của Nga nhiều nhất. Ngay sau khi có cuộc đảo chánh, tư lệnh quân đội Ấn, Manoj Naravane nói rằng, một chuỗi hợp tác hành động quân sự giữa Ấn và Tatmadaw Miến, đã cho thấy sự phối họp lớn rộng hơn giữa bộ binh hai nước trên trận địa một cách hợp lý. Đáng nói hơn, Ấn là một trong số tám nước đã gởi tùy viên Quân sự đại diện tới Miến dự lễ diễn binh của Quân đội Miến tại thủ đô mới Naypyitaw ngày 27 tháng Ba, các nước khác là Trung cộng, Nga, Tây Hồi, Đông Hồi, Việt Nam, Lào và Thái Lan.

    Những gì còn lại thấy được sau khi có trận phục kích ở Maniour sẽ cho thấy tương lai liên hệ giữa Ấn và Miến. Trong khi Ấn vẫn còn phải nghĩ lại ý tưởng nghi ngờ của những năm 2019, nhưng giới phân tích thời cuộc nói rằng, Ấn sẽ đối mặt với khó khăn khi bỏ qua sự liên kết đồng minh mới vừa rồi, giữa loạn quân miền đông bắc và quân đội Miến Tatmadaw. Hơn nữa, giới có thẩm quyền an ninh của Ấn, cũng nhận biết sự hiện diện của các nhóm loạn quân vẫn còn ở bên kia đất Trung cộng, họ không chắc có nhận bất cứ hỗ trợ trực tiếp từ đại diện an ninh Trung cộng hay không, nhưng các nhóm như PLA, PREPAK và Mặt trận đoàn kết giải phóng Asom – ULFA có người đại diện thường trực ở Ruili và một số thị trấn khác tại vùng tây tỉnh Yunnan của Trung cộng.

    Tung ra trận phục kích vừa rồi, loạn quân vùng đông bắc Ấn dường như muốn khuấy động một tình thế mới, biểu dương sự có mặt của họ cho cả hai phía Ấn Miến thấy. Nhưng với quân đội Miến Tatmadaw, việc giữ an ninh nội địa bằng cách hợp tác với các nhóm loạn quân Ấn, đổi lại để rảnh tay chống lại quân PDF, tình trạng biên giới Ấn Miến có vẻ trở lại những ngày tháng “bình thường cũ” giữa hai nước mặc dù với những phương cách nguy hiểm mới.

   Lần đầu tiên, quân đội Miến Tatmadaw công khai bắt tay hợp tác với loạn quân đông bắc Ấn, được xem là làm dấy lên toàn bộ mô hình an ninh mới dọc theo biên giới hai nước mà trong quá khứ, nó là vùng tuyến đầu sôi bỏng bất an.

Thuyên Huy

1 nhận xét:

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...