Thứ Hai, 8 tháng 5, 2023

Bàn về Phở Sài Gòn – Ký ức về món ăn “quốc hồn quốc túy” trong từng câu văn ngày ấy (1)

Sài Gòn từ rất lâu đã trở thành một thành phố được mọi người biết đến với nền ẩm thực đa dạng.
Vốn là nơi được biết đến với rất nhiều các món ăn như hủ tiếu, bánh mì, cơm sườn, bánh ướt,… bên cạnh đó còn nổi tiếng với Phở.
Đúng vậy, ở Sài Gòn không hề khó để tìm được một quán phở ngon. Có lẽ Phở đã dung hòa và trở thành một chiêu bài của mảnh đất Sài Gòn. Và càng đặc biệt hơn khi chỉ có Phở là món ăn được nhiều nhà văn bàn luận.
Nhắc về Phở Sài Gòn, nhà văn Hà Đỗ đã viết:
“Sau đó ít lâu mới tìm được tri kỷ. Đó là tiệm phở Tàu Bay ở đường Lý Thái Tổ. Phở Tàu Bay nổi tiếng quá đến nỗi có nhiều người đến xin làm đại lý, chi nhánh in hệt như chi nhánh của mấy ngân hàng vậy. Chi nhánh phở Tàu Bay đường Võ Tánh (Hoàng Văn Thụ) chiếm độc quyền cả một vùng Phú Nhuận” (Phở Hà Nội – Phở Sài Gòn).
Nói về phở Tàu Bay xin nhắc về hồi ký Cát bụi chân ai. Trong hồi ký này, Nhà văn Tô Hoài có nhắc đến gánh phở Tàu Bay lúc ở Hà Nội của ông Phạm Đăng Nhàn, chính là quán phở Tàu Bay ở Sài Gòn này chứ không phải quán Tàu Bay của gia đình nhạc sĩ Đỗ Thế Liệt trong bài thơ:
“Những ai quá phố Hậu Hiền. Hễ có đồng tiền đến phở Tàu Bay. Giá tuy đắt đắng đắt cay. Ngon chẳng đâu tày, nức tiếng gần xa”.
Ông Hà Đỗ lạ lùng cho cái tiệm phở Tàu Bay này:
“Trước hết tôi muốn nói nhỏ với với ông chủ tiệm phở Tàu Bay một câu: Từ 18 năm nay, tiệm ông thường xuyên gạt ra không hết khách, khách vào tiệm ông phải chen nhau như trên cầu Thị Nghè dạo nào, phát tài là vậy mà sao ông nỡ duy trì cái tính cách xập xệ của ngôi hàng cho đến tận ngày hôm nay…”.
( Sưu tầm và còn tiếp )
Thân mến
TQĐ

1 nhận xét: